Dạy kỹ năng sống cho trẻ theo từng độ tuổi, hãy để trẻ học cách tự chăm sóc bản thân mình. Cha mẹ có thể dạy điều đó cho con 3 tuổi của mình bằng cách cho bé tự xúc ăn, để con lựa chọn quần áo và tự mặc, con có thể tự vệ sinh cá nhân, tự dọn đồ chơi... Thông qua những việc đó, trẻ có thể học được các kỹ năng sống để tự lập.
Tuy nhiên, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thì cha mẹ cũng cần kiên nhẫn và yêu thương con. Có thể con vẫn còn vụng về, đồ ăn đưa vào miệng bị vương vãi, hay vệ sinh cá nhân không sạch... Từ tốn chỉ bảo và hướng dẫn con, điều đó sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và lần sau sẽ ít vi phạm lại.
Đây là kỹ năng quan trọng cần hình thành sớm từ mỗi trẻ, từ lúc các bé biết nói bập bẹ là chúng ta nên hướng dẫn bé cách giao tiếp rồi. Giao tiếp với người lớn, với bạn bè, mỗi đối tượng sẽ cần có cách nói chuyện khác nhau.
Cha mẹ cần dạy con cách dùng từ giao tiếp với mỗi người cho phù hợp. Con biết cách xưng hô, thể hiện được sự lễ phép chuẩn mực. Việc dạy con giao tiếp sẽ giúp trẻ tự tin hơn, dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh.
Sách là nguồn tri thức vô giá để trẻ tìm tòi và học hỏi những điều mới lạ. Thông qua sách, con có thể phát triển trí tuệ, mở rộng kiến thức, vốn sống. Vốn từ của con cũng được cải thiện.
Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp con rèn được nhiều đức tính tốt, ví dụ như tính kiên nhẫn, điềm đạm. Cha mẹ không nên gò bó con học trong sách giáo khoa, cũng đừng quá nghiêm khắc ép trẻ không được đọc những sách, truyện thiếu nhi. Hãy để con được đọc những gì con thích. Việc của cha mẹ chỉ là người giới thiệu sách đến con mà thôi.
Bố mẹ khôn ngoan là những người biết dạy những kỹ năng sống cho trẻ qua hành động biết cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ. Trẻ làm sai, cần phải học cách xin lỗi với thái độ thành khẩn.
Khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, bày tỏ sự cảm ơn là điều con trẻ nên thể hiện. Bên cạnh đó, học tha thứ và xin được tha thứ là dấu hiệu của lòng dũng cảm mà con cần được rèn luyện. Hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng thái độ này ngay từ khi còn nhỏ.
Dạy con cách tôn trọng và biết giúp đỡ người khác là 1 kỹ năng sống cần thiết. Nó giúp con người xích lại gần nhau và khiến cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Hãy dạy trẻ thể hiện lòng tốt của mình từ việc nhỏ nhất. Đó có thể là giúp một bà cụ qua đường, trao cho người tàn tật một chiếc bánh... Dạy trẻ những điều này, bố mẹ sẽ giúp con mình nhận ra giá trị của tình yêu thương.
Việc dạy con cách cư xử văn minh, lịch sự ngay từ nhỏ sẽ giúp các bé hình thành những phẩm chất đạo đức tốt, hứa hẹn trở thành những công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ có thể dạy con những việc đơn giản như chào hỏi khi gặp người khác, biết nói cảm ơn - xin lỗi, không chen ngang vào cuộc nói chuyện, cư xử ngoan ngoãn - nhẹ nhàng khi ở nơi công cộng, tôn trọng nghề nghiệp của người khác, biết xếp hàng khi mua đồ... Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải làm gương cho bé. Có như vậy con mới có thể hình thành 1 nhân cách tốt.
Bất cứ lúc nào, trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm. Điều cần thiết lúc này là hãy dạy cho trẻ cách nhận biết, đối đầu và phản ứng lanh lẹ khi rơi vào những tình huống thiếu an toàn. Đó là các kỹ năng như khi gặp người lạ, con sẽ phải ứng xử ra sao, bố mẹ vắng nhà có người lạ đến thì làm thế nào, ở trường hoặc bất cứ nơi đâu có tình huống cấp bách con phải xử lý thế nào.
Cha mẹ nên để con học thuộc lòng số điện thoại của cha mẹ, số nhà và số các cuộc gọi khẩn cấp,... Tuy nhiên, hãy nói với con rằng, con chỉ nên cung cấp thông tin cá nhân với đối tượng bé tin tưởng. Đừng cung cấp cho quá nhiều người, đặc biệt là người lạ. Khi bị đi lạc hoặc làm sao đó, con hãy chạy nhanh nhất đến nơi an toàn, hoặc tìm người giúp đỡ. Những người con có thể tin tưởng đó là cảnh sát giao thông, công an...
Thói quen chi tiêu bắt đầu hình thành từ khi còn rất nhỏ. Vì vậy cha mẹ cần dạy trẻ học cách tiêu tiền khôn ngoan càng sớm càng tốt. Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể học được các bài học cơ bản về giá trị của đồng tiền. Cha mẹ có thể dạy con làm quen với giá trị đồng tiền bằng việc cho bé trả tiền khi đi siêu thị, bỏ tiền vào lợn rồi sẽ mua 1 thứ gì đó giá trị với bé, hoặc chơi các trò chơi về tiền như bán hàng...
Ngoài ra, cha mẹ nên trao đổi thẳng thắn với con về giá trị của tiền bạc, khuyến khích trẻ trì hoãn mua những thứ muốn nhất thời. Dạy con cách tự tiết kiệm tiền để mua kẹo, đồ dùng học tập, và cho trẻ cơ hội thực hành về tiền...
Bố mẹ nên tạo kỹ năng sống cho trẻ chăm sóc cây cỏ, không vứt rác thải lung tung và yêu thương động vật. Hãy dạy chúng cách tiết kiệm nước, tắt điện khi không dùng đến. Những việc làm đó tuy nhỏ nhưng giúp trẻ có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường sống.
Ở một số trẻ em suy nghĩ về quan điểm của người khác sẽ không tự nhiên được hình thành, nhưng nó có thể được phát triển. Thông qua những câu chuyện về cuộc sống, truyện cổ tích..., bạn dẫn dắt bé cùng nhau thảo luận về cảm xúc của các nhân vật, khả năng quan sát người khác đang cảm thấy như thế nào và giúp bé tăng khả năng nói lên suy nghĩ của bản thân, suy nghĩ cho người khác.