Uzbekistan là quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết. Nước này có chung biên giới với Kazakhstan ở phía Tây và phía Bắc, Kyrgyzstan và Tajikistan ở phía Đông và Afghanistan cùng Turkmenistan ở phía Nam.
Uzbekistan là quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á.
Dân số của Uzbekistan là 32.364.996 người, tổng diện tích lên tới 447.400 km2 với thủ đô chính có tên Tashkent – nơi tồn tại rất nhiều bảo tàng cũng như kiến trúc từ thời Liên Xô cũ.
Không chỉ nổi tiếng với các lăng tẩm, đền đài nằm dọc theo con đường tơ lụa - tuyến đường thương mại cổ xưa nối Trung Quốc với Địa Trung Hải, ngày nay, đất nước Uzbekista còn khiến nhiều du khách phải nao lòng nhờ 10 địa điểm tuyệt đẹp do tạp chí du lịch trực tuyến Atlas Obscura công bố.
1. Thị trấn Mo‘ynoq, Cộng hòa tự trị Karakalpakstan
Thị trấn Mo‘ynoq, Cộng hòa tự trị Karakalpakstan.
Nằm ở khu vực phía Tây của Uzbekistan, thị trấn Mo‘ynoq được bao bọc giữa bốn bề sa mạc. Nơi này tưởng chừng cũng giống như nhiều khu vực đô thị khác, lâm vào cảnh sa sút sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ.
Nhưng nếu nhìn kĩ hơn, bạn có thể chứng kiến hình ảnh các loài cá xuất hiện trên vài bức tranh tường, biển cổ động, hay thậm chí là cả tấm biển thông báo đặt ở nơi tiến vào thị trấn - dù đa phần chúng đều trở nên bạc màu theo năm tháng.
Một tượng đài thuyền đánh cá được đặt ngay trên quảng trường trước tòa nhà thị chính, và đâu đó quanh Mo‘ynoq là khu nhà xưởng sản xuất cá chế biến sẵn trong tình trạng hoang phế.
Xung quanh thị trấn Mo‘ynoq không tồn tại bất kỳ nguồn nước lớn nào, tất cả đều là sa mạc.
Thị trấn Mo‘ynoq từng đóng vai trò như một khu cảng cá quan trọng nằm bên Biển Aral – nơi vào đầu thế kỷ 20 vẫn được công nhận là hồ nước mặn lớn thứ tư thế giới với nguồn nước lấy từ hai con sông Amu Darya và Syr Darya.
Tuy nhiên, vì lợi ích phát triển nông nghiệp cũng như công nghiệp tại khu vực này, Liên Xô đã quyết định dẫn dòng hai con sông nhằm phục vụ sản xuất, tưới tiêu khiến Biển Aral dần biến mất do thiếu hụt nguồn nước bổ sung.
Hiện nó chỉ còn lại khoảng 10% so với thời kỳ đầu những năm 1960.
Thảm họa này cũng đem tới cho Mo‘ynoq một khung cảnh "hậu tận thế" vô cùng thú vị.
Đây được coi là một trong những thảm họa môi trường nặng nề nhất do con người gây ra trong lịch sử, và Mo‘ynoq cũng trở thành nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi thị trấn này đã nằm cách mép Biển Aral tới hơn 150km.
Do mất nguồn thủy sản - vốn là mạch máu chính của cả nền kinh tế, toàn khu vực bỗng trở nên hoang phế khi người dân lần lượt rời đi.
Song chính khung cảnh "hậu tận thế" với nhà cửa trống rỗng, hay từng đàn lạc đà chậm rãi di chuyển dọc theo đội thuyền đánh cá rỉ sét giữa sa mạc đầy gió và cát lại khiến nhiều du khách ưa khám phá muốn một lần trải nghiệm.
2. Quần thể lăng mộ Shah-i-Zinda, thành phố Samarkand
Quần thể lăng mộ Shah-i-Zinda là nơi yên nghỉ của rất nhiều nhân vật nổi tiếng và cả người dân vô danh.
Samarkand được công nhận là một trong những đô thị tồn tại lâu đời nhất tại vùng Trung Á, từng là trung tâm giao thương, văn hóa cũng như tôn giáo của cả khu vực do nằm ngay trên Con đường Tơ lụa nối liền Trung Quốc với Địa Trung Hải.
Khoảng 1.000 trước, Shah-i-Zinda bắt đầu chỉ với một tượng đài mang tính tôn giáo duy nhất được dựng lên ở Samarkand.
Nhưng qua thời gian dài phát triển - đặc biệt là trong khoảng thế kỷ 9 tới thế kỷ 14, cũng như suốt thế kỷ 19 thì đền đài, lăng tẩm và nhiều công trình khác đã nhanh chóng xuất hiện, tạo thành một quần thể kiến trúc mang tính tổng hợp có giá trị lịch sử bậc nhất trên thế giới.
Nơi lịch sử đan hòa vào nhau qua từng bậc thang, mái vòm và con đường phủ đầy bụi.
Chỉ cần bước thật nhẹ qua từng khu vực trong quần thể lăng mộ Shah-i-Zinda, du khách có thể chứng kiến sự phát triển của nhiều phong cách kiến trúc, công nghệ xây dựng hoặc tác phẩm trang trí có niên đại lên tới 1.000 năm – giống như đã băng qua hai thế kỷ, hai thời đại hoàn toàn khác nhau vậy!
Đồng thời, theo truyền thuyết, cái tên Shah-i-Zinda, hay "Vị vua của sự sống" bắt nguồn từ việc người họ hàng Kusam ibn Abbas của nhà tiên trị Muhammad được chôn cất tại đây.
3. Đài thiên văn Gurkhani Zij, thành phố Samarkand
Đài thiên văn Gurkhani Zij.
Vì quá đam mê với khoa học mà lơ là trong quản lý chính quyền, Hoàng thân Ulugh của Đế chế Timurid Beg đã cho xây dựng Gurkhani Zij - đài thiên văn lớn to lớn và hiện đại bậc nhất trên thế giới vào khoảng những năm 1420.
Sau cái chết của ông này, nó gần như bị phá hủy hoàn toàn, tuy nhiên kính lục phân Fakhrī vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn cho tới tận ngày nay.
Trước khi bị phá hủy, Gurkhani Zij từng được coi là một trong những đài thiên văn hiện đại nhất thế giới trong suốt gần ba thập kỷ.
Do không sở hữu công nghệ tạo ra thấu kính quang học, Hoàng thân Ulugh Beg quyết định tạo nên một kính lục phân khổng lồ với bán kính lên tới 36m - ngày nay còn được biết tới như kính lục phân Fakhrī.
Nhờ vào công trình này, ông cùng nhiều nhà thiên văn học khác đã gặt hái các thành tựu quan trọng - bao gồm việc xác định thời gian chính xác của một năm chỉ lệch 25 giây so với tính toàn hiện đại, tính góc nghiêng trục tự quay của Trái Đất, hay cho tổng hợp cuốn Tinh đồ Zij-i-Sultani với vị trí của 994 ngôi sao trên bầu trời.
Song vì quá lơ là trong vấn đề quản lý chính quyền, Hoàng thân Ulugh Beg bị chính con trai cả của mình truất ngôi, nhận hình phạt phải hành hương tới Thánh địa Mecca rồi bị ám sát ngay bên ngoài Samarkand.
Hoàng thân Ulugh Beg cho xây dựng đài thiên văn Gurkhani Zij để quan sát sự chuyển động của các vì sao.
4. Tháp Kalyan, thành phố Bukhara
Tháp Kalyan bằng gach nung cao tới 48m.
Bukhara được coi là một "thành phố bảo tàng" khi sở hữu tới hơn 140 công trình kiến trúc mang tính lịch sử, với khu vực trung tâm được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Dẫu vậy, tòa tháp Kalyan bằng gạch nung cao tới 48m, được xây dựng vào năm 1127 dưới chỉ lệnh của Quốc vương Mohammad Arslan Khan thuộc Vương triều Qarakhanid vẫn là một trong những công trình tiêu biểu nhất của thành phố mà du khách không thể bỏ qua.
Ngoài việc để chính quyền nhắc nhở người Hồi giáo cầu nguyện năm lần mỗi ngày, nơi này được sử dụng như một đài quan sát thiên văn, hoặc đài quan sát quân địch trong một vài thời kỳ tiêu biểu.
Nơi này được sử dụng như một đài quan sát thiên văn, hoặc đài quan sát quân địch trong một vài thời kỳ tiêu biểu.
Theo truyền thuyết, khi xâm lược Bukhara, Thành Cát Tư Hãn đã cảm thấy kinh ngạc trước công trình này và ra lệnh không phá hủy nó dù quân đội Mông Cổ đã gần như san bằng cả thành phố.
Mãi tới khi trở về dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo vào thế kỷ 16, tháp Kalyan mới được coi là cột mốc trung tâm để xây dựng lên quần thể kiến trúc nhà thờ Hồi giáo Po-i-Kalyan.
Ngoài ra, nó còn có tên gọi "Tòa tháp của cái chết" bởi các phạm nhân ở đây thường xuyên bị hành hình bằng cách thả từ tầng tháp cao nhất xuống nền đá bên dưới cho tử vong.
5. Pháo đài cổ Elliq-Qala, Cộng hòa tự trị Karakalpakstan
Pháo đài cổ Elliq-Qala, Cộng hòa tự trị Karakalpakstan.
Ốc đảo Khwarezm nằm tại phía Nam - nơi từng là Biển Aral nhưng nay đã trở thành hoang mạc, ba mặt còn lại tiếp giáp với sa mạc Kyzylkum, sa mạc Karakum và hoang nguyên Ustyurt.
Do sở hữu vị trí khá đặc biệt, khu vực này từng được nhiều nền văn minh sử dụng như là nơi định cư hoặc trạm dừng chân trong những chuyến hành trình giữa vùng sa mạc đầy gió và cát suốt hơn 2.000 năm qua.
Nó được biết tới với cái tên Elliq-Qala, hay 50 pháo đài – mặc dù mới chỉ có khoảng cấu 20 cấu trúc phế tích riêng biệt được tìm thấy.
Khu vực này được gia cố thêm một bức tường bảo vệ sau mỗi lần đổi chủ, rồi lại bị phá hủy cho tới khi ốc đảo Khwarezm hoàn toàn bị con người lãng quên trong dòng lịch sử.
Nó được biết tới với cái tên Elliq-Qala, hay 50 pháo đài – mặc dù mới chỉ có khoảng 20 cấu trúc phế tích riêng biệt được tìm thấy. Tuy nhiên, đây chính là địa danh khá thú vị dành riêng cho các nhà khảo cổ và du khách ưa khám phá.
6. Cung điện Khudayar Khan, thành phố Kokand
Cung điện Khudayar Khan được mệnh danh là "Viên ngọc trai của Kokand".
Được xây dựng vào năm 1871 theo lối kiến trúc Trung Á truyền thống trên diện tích 16.000m2 với 119 căn phòng bao quanh bảy khu sân nhỏ, cùng với bốn tòa tháp lớn và một cổng vào trang hoàng lộng lẫy.
Quần thể cung điện tuyệt đẹp này là hành cung thứ bảy của vị Quốc Vương Khudayar Khan cuối cùng Vương triều Kokand, từng được mệnh danh là "Viên ngọc trai của Kokand".
Nơi này được sử dụng như bảo tàng lịch sử, và cung cấp cái nhìn về cuộc sống của những vị vua Vương triều Kokand.
Phần tường của cung điện làm bằng đá khắc, sử dụng hơn 16.000 nhân công, 80 thợ thủ công chuyên nghiệp và 1.000 xe chở vật liệu làm việc theo hình thức cưỡng ép dưới điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Nhưng hiện tại, chỉ có hai khoảng sân cùng 19 căn phòng còn lưu giữ được.
Nơi này được sử dụng như một viện bảo tàng lịch sử của địa phương, đồng thời cung cấp thêm góc nhìn mới mẻ về cuộc sống của những vị vua dưới Vương triều Kokand nổi tiếng.
7. "Hố bọ" của nhà tù Zindon, thành phố Bukhara
"Hố bọ" của nhà tù Zindon.
Năm 1842, hai nhân viên tình báo Connolly và Stoddart thuộc Công ty Đông Ấn đã bị hành hình ngay trước pháo đài Ark, thành phố Bukhara như một phần trong cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Đế quốc Anh và Đế quốc Nga tại vùng Trung Á - dù nguyên nhân thực sự có phần "lãng xẹt" hơn rất nhiều.
Sử sách ghi chép: "Stoddart được Công ty Đông Ấn cử tới để đưa thư đảm bảo cho Emir của Bukhara là Nasrullah Khan về việc Đế quốc Anh sẽ không tiếp tục mở rộng xâm lược vào lãnh thổ mà vị lãnh chúa nổi danh tàn bạo đang cai trị.
Nhưng ông lại mắc sai lầm nghiêm trọng khi dám cưỡi ngựa vào thành phố mà không mang theo quà cho Nasrullah Khan.
Điều này khiến vị lãnh chúa kia tức giận, ra lệnh bắt giam Stoddart ở nhà tù Zindon - hay cụ thể hơn chính là "hố bọ" nằm sâu 4m dưới lòng đất, chỉ có thể trèo xuống bằng dây thừng.
Cuối cùng, do tìm cách giải cứu người đồng nghiệp mà ngài Connolly cũng phải chịu số phận tương tự. Họ liên tục bị tra tấn bằng cách đổ bò cạp, côn trùng và chuột từ trên xuống".
Dù pháo đài Ark đã bị Hồng quân Liên Xô gần như phá hủy hoàn toàn sau Cách mạng tháng 10, song quần thể kiến trúc đáng sợ này vẫn còn tồn tại như chứng tích về sự tàn bạo năm xưa.
8. Mộ của Daniel, thành phố Samarkand
Mộ của Daniel, thành phố Samarkand.
Daniel là một nhân vật trong kinh Cựu ước được cả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo cũng như Hồi giáo công nhận. Đồng thời, Thiên Chúa giáo cũng coi ông là một nhà tiên tri đại tài.
Ngoài ra, nơi chôn cất của nhân vật này vẫn còn là bí ẩn khi mà cả Uzbekistan, Iran và Iraq đều tự nhận rằng: Daniel đã yên nghỉ trên lãnh thổ của mình dựa theo nhiều chứng cứ lịch sử khác nhau.
Nhà tiên tri Daniel đã qua đời từ hơn 2.500 năm trước.
Theo truyền thuyết thì Amir Timur - người thành lập nên Vương triều Timurid đã nhiều lần cố gắng xâm lược khu vực ngày nay là Syria nhưng không thành công, bởi nơi đó đặt thi thể của Daniel.
Nghe theo lời mách bảo của thuộc hạ, Amir Timur mới điều quân tới tấn công khu vực được cho là chôn cất nhà tiên tri, cướp thi thể đem về đặt tại Samarkand để lấy may. Họ cũng thực hiện thành công tham vọng xâm chiếm ban đầu.
Đáng nói hơn, ngay khi chôn ông này xuống đất, một suối nước với khả năng chữa bệnh bỗng phun lên từ mặt đất.
Theo các nhà sử học, khu mộ được thiết kế nhằm gây khó khăn cho những kẻ muốn trộm xương của nhà tiên tri.
Truyền thuyết cũng cho rằng, thi thể của Daniel vẫn tiếp tục dài ra theo tốc độ khoảng 5cm mỗi năm nên khu mộ chôn cất nhà tiên tri đại tài mới được xây dựng với phần thành dài tới hơn 18m.
Nếu câu chuyện trên là đúng sự thật, hiện khu mộ ấy phải dài gần 130m vì ông này đã qua đời từ hơn 2.500 năm trước.
9. Bảo tàng Amir Timur, thủ đô Tashkent
Bảo tàng Amir Timur, thủ đô Tashkent.
Sau khi trở thành một quốc gia độc lập tách ra từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ, một trong những vấn đề đầu tiên mà chính quyền Uzbekistan hướng tới là xây dựng nền di sản văn hóa và tâm linh thống nhất nhằm tạo nên sợi dây liên kết giữa các sắc tộc.
Bởi trên lý thuyết, quốc gia này cũng mới được hình thành bởi chính Liên Xô cũ vào những năm 1920.
Để làm được điều đó, chính quyền phải tìm tới những hình tượng lịch sử có sức ảnh hưởng mạnh mẽ - bao gồm cả nhà xâm lược vĩ đại thế kỷ 14 Amir Timur sau các đóng góp lớn của ông trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nghệ thuật... của vùng Trung Á - dù bản thân người thành lập nên Vương triều Timurid hoàn toàn chẳng có quan hệ huyết thống nào với mọi sắc tộc Uzbekistan hiện đại.
Thậm chí, Amir Timur còn được coi là anh hùng dân tộc chỉ vì đặt thủ đô Vương triều Timurid tại Samarkand, nay thuộc Uzbekistan.
Bảo tàng Amir Timur được khai trương vào năm 2006.
Bảo tàng Amir Timur được khai trương vào năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 660 năm ngày sinh của vị anh hùng dân tộc Amir Timur với lối kiến trúc mang phong cách Hồi giáo Trung Á.
Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật như bản thảo, tranh vẽ và phù điêu từ thời Vương triều Timurid – điển hình là cuốn Kinh Quran thế kỷ 14 mà Amir Timur lấy được từ Syria.
Lối kiến trúc mang phong cách Hồi giáo Trung Á.
Lịch sử quân sự của Amir Timur cũng được tái hiện lại hết sức huy hoàng, với một bức tượng Amir Timur đang cưỡi ngựa đặt bên ngoài bảo tàng.
Tuy nhiên, dấu ấn thời Liên Xô cũ còn hiển hiện đâu đó tại khu vực này thông qua những bức hình trang trí đậm phong cách hiện thực xã hội ở sảnh chờ.
10. Công viên Hòa bình Seattle, thủ đô Tashkent
Công viên Hòa bình Seattle, thủ đô Tashkent.
Dù xuất hiện với những miêu tả liên quan tới thảm họa "mùa đông hạt nhân", song thời kỳ Chiến tranh lạnh cũng là khoảng thời gian mà người dân trên các quốc gia thể hiện tình cảm yêu chuộng hòa bình của mình theo cách rõ ràng nhất.
Và công viên Hòa bình Seattle thực sự đã minh chứng cho điều đó.
Nó được khai trương vào những năm 1980 dưới thời Liên Xô cũ, con đường chính tại đây được lát bằng 10.000 viên gạch gốm được vận chuyển suốt nửa vòng Trái Đất nhằm thể hiện mong muốn của học sinh ở thành phố Seattle, Mỹ về thế giới tươi đẹp và không chiến tranh.