Australia nỗ lực kiểm soát cúm mùa để giảm thiểu tác động từ Covid-19
Cơ quan y tế Australia vừa đạt được thỏa thuận với các hãng dược phẩm để cung cấp cho thị trường 9 triệu liều vaccine ngừa cúm. Giới chức y tế cho rằng chương trình tiêm chủng cúm mùa hàng năm là rất quan trọng, đặc biệt trong năm nay khi dịch Covid-19 đã khiến hơn 70 người dân nước này thiệt mạng.
Hàn Quốc ghi nhận chưa đến 10 ca nhiễm mới, lần đầu tiên sau 2 tháng
Đầu ngày 19/4, Hàn Quốc ghi nhận 8 ca nhiễm mới. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm Covid-19 trong 24h tại Hàn Quốc nằm ở mức 1 chữ số, theo thống kê của KCDC
Tổng cộng, Hàn Quốc 10.661 ca nhiễm và 234 trường hợp tử vong.
Cập nhật Covid-19: Thế giới có hơn 2,3 triệu ca mắc, 160.421 ca tử vong
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 19/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 2.324.549 trường hợp, trong đó 160.421 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 595.410 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Sức ép Covid-19 đang giảm dần tại các bệnh viện ở Pháp
Ngày 18/4, nước Pháp tục ghi nhận 642 ca tử vong vì dịch Covid-19 trong 24 giờ, đưa tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch lên 19.323 ca. Số ca bệnh nặng hiện là 5.833, giảm trong ngày thứ 10 liên tiếp. Đây là tín hiệu tích cực khi số ca bệnh nặng cần hồi sức, cấp cứu và số lượng bệnh nhân trong hệ thống bệnh viện đang giảm dần và giảm đều.
Trong thông cáo ngày 18/4, Bộ Y tế nước này cho biết, nhu cầu về nhân lực và trang thiết bị trong các phòng hồi sức cấp cứu đã giảm nhưng hệ thống y tế Pháp vẫn đang phải hoạt động vượt xa khả năng tối đa vốn có.
Vượt mốc 20.000 ca mắc Covid-19 tử vong, Tây Ban Nha gia hạn phong toả
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tối 18/4 cho biết, ông sẽ đề nghị Quốc hội nước này phê chuẩn việc gia hạn lệnh phong toả toàn quốc đến 9/5, trong bối cảnh số người thiệt mạng vì dịch Covid-19 tại nước này đã vượt mốc 20.000 người.
Anh thêm gần 900 ca mắc Covid-19 tử vong, công đoàn y tế doạ đình công
Số người thiệt mạng vì dịch Covid-19 tại Anh đã vượt qua cột mốc 15.000, khi trong ngày 18/4 nước này tiếp tục là quốc gia có số nạn nhân tử vong cao nhất châu Âu với 888 ca.
Dù các tổn thất vì Covid-19 hiện vẫn đang rất nghiêm trọng, nhưng Giám đốc Y tế của Cơ quan Y tế quốc gia Anh, Stephen Powis vẫn cho rằng, đã có một số tín hiệu lạc quan, như việc số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị ở thủ đô London và vùng miền Trung (Midlands) đang giữ đà giảm liên tiếp trong một vài ngày qua.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất với Anh hiện nay là thiếu đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế. Trong ngày 18/4, nhiều công đoàn và hiệp hội nghề nghiệp tại Anh đã phát cảnh báo, các nhân viên y tế có quyền từ chối làm việc nếu không được đảm bảo an toàn.
Thế giới ghi nhận gần 160.000 ca tử vong do nCoV trong tổng số hơn 2,3 triệu ca nhiễm, phần lớn ở Mỹ và các nước châu Âu.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới ghi nhận 2.317.759 ca nhiễm nCoV tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 159.691 người đã tử vong và 592.319 người đã hồi phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 732.197 ca nhiễm, 38.721 ca tử vong do nCoV và 64.697 người đã hồi phục.
Mỹ ghi nhận thêm 1.994 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên gần 39.000, trong tổng số hơn 700.000 ca nhiễm.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với 732.197 ca nhiễm, tăng 32.491 ca so với ngày trước đó. Số ca tử vong cũng tăng thêm 1.994 lên 38.721 ca, mức tăng giảm một nửa so với những ngày qua khi nước này liên tiếp ghi nhận hơn 4.000 người chết/ngày.
Y tá bệnh viện Brooklyn, New York, chăm sóc một bệnh nhân trong phòng hồi sức tích cực hôm 16/4. Ảnh: NY Times
Tình hình COVID-19 hết ngày 18/4 tại ASEAN: Singapore có thêm gần 1.000 ca bệnh mới, Thái Lan lên kế hoạch khởi động lại ngành du lịch
Tính tới hết ngày 18/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có 27.023 người mắc COVID-19, trong đó 1.084 người tử vong. Diễn biến dịch tại Singapore vẫn nghiêm trọng nhất khi nước này ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trong một ngày.
Theo trang thống kê worldometers.info, nhóm các nước Đông Nam Á có nhiều ca bệnh nhất gồm: Indonesia, Philippines, Singapore và Malaysia. Các quốc gia này đều có trên 5.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong đó, Indonesia và Philippines là các nước có ca tử vong nhiều nhất khối ASEAN.
Trong khi đó, các nước Đông Nam Á có ca mắc COVID-19 thấp gồm Myanmar, Lào và Timor-Leste khi chỉ ghi nhận dưới 100 ca bệnh.
Biểu đồ so sánh số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Đông Nam Á
Sử dụng camera cảm biến nhiệt để sớm phát hiện người bị sốt, nghi mắc COVID-19
Công ty thương mại điện tử Amazon.com Inc (Mỹ) đã bắt đầu sử dụng các máy ghi hình (camera) cảm biến nhiệt để nhanh chóng phát hiện những lao động bị sốt, có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên đóng gói hàng hóa tại trung tâm dịch vụ của Amazon tại Peterborough, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Thế giới ghi nhận trên 2.276.000 ca mắc, 156.000 người tử vong do dịch COVID-19
Ngày 18/4, theo thống kê của trang mạng worldometers.info toàn thế giới ghi nhận thêm gần 26.900 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đưa tổng số ca mắc bệnh trên toàn cầu lên hơn 2.276.000 ca. Trong khi đó, số người tử vong vì dịch bệnh cũng tăng thêm gần 2.000 người, lên tổng số hơn 156.000 người.
Pháp thử nghiệm cách ly bệnh nhân mắc COVID-19 trong khách sạn
Hệ thống thử nghiệm cách ly bệnh nhân COVID-19 tại khách sạn, ra đời với sự hỗ trợ của tập đoàn Accor, nhằm mục đích phá vỡ các chuỗi lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Mang tên "Covisan", hệ thống này dành cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe ổn định và chưa đến mức phải nhập viện.
Có thêm gần 900 ca tử vong do Covid-19 trong một ngày ở Anh
Anh ghi nhận thêm 888 ca tử vong do nCoV, tăng nhẹ so với hôm trước, nâng tổng số người chết vì dịch lên 15.464.
"Đến 17h ngày 17/4, trong số những người nhập viện ở Anh dương tính với nCoV , 15.464 người không may đã chết", Bộ Y tế Anh thông báo trên trang web hôm nay. Bộ này cho biết 357.023 người đã được xét nghiệm nCoV, trong đó 114.217 trường hợp dương tính.
Hơn 20.000 người tử vong do Covid-19 ở Tây Ban Nha
Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm nay cho hay số ca tử vong trong 24 giờ qua giảm nhẹ so với mức 585 một ngày trước đó. Với tổng số ca nhiễm 191.726, nước này là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, cũng là một trong những vùng dịch chết chóc nhất.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đưa bệnh nhân ra khỏi xe cấp cứu tại phòng chăm sóc tích cực (ICU) của bệnh viện Severo Ochoa ở thành phố Leganes, Tây Ban Nha, ngày 7/4. Ảnh: Reuters.
Singapore: Số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục trong lao động nhập cư
Hiện tại tổng số ca mắc Covid-19 tại Singapore đã lên tới 5.992 người, trong khi Quốc đảo Sư tử chỉ có hơn 5,6 triệu dân.
Trong số 942 ca mắc mới trong ngày 18/4 tại Singapore, Bộ Y tế nước này cho biết, hầu hết các trường hợp đều nằm trong các lao động nhập cư phải sống ở các khu nhà ở chật hẹp. Chỉ có 14 ca mắc ở trong nhóm cư dân và người dân thường trú Singapore.
Ít nhất 20 nhân viên của Phủ Tổng thống Afghanistan mắc Covid-19
Các nguồn tin chính phủ Afghanistan cho biết, ít nhất 20 nhân viên làm việc trong Phủ Tổng thống nước này có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo nhận định ban đầu, một tài liệu gửi đến Văn phòng Phủ Tổng thống có thể là nguồn lây nhiễm virus. Nhiều nhân viên làm việc trong dinh thự Tổng thống cho biết cảm thấy không khỏe và đã đi xét nghiệm từ đầu tháng này. Theo dự đoán, số người nhiễm bệnh có thể còn cao hơn.
Người nước ngoài sẽ không bị trục xuất khỏi Nga cho đến ngày 15/6
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (18/4) ký một sắc lệnh để giải quyết tình trạng pháp lý của nước người nước ngoài tại Nga, theo đó sẽ không trục xuất người nước ngoài và gia hạn cư trú cho đến ngày 15/6.
Covid-19: Israel có hơn 13.000 ca, nhiều ca hồi phục hơn ca mắc mới
Dữ liệu của Bộ Y tế Israel chỉ ra rằng trong ngày thứ hai liên tiếp, số người hồi phục hàng ngày cao hơn số bệnh nhân mới mắc Covid-19. Cụ thể hơn 400 người đã hồi phục trong khi số người mắc Covid-19 là 300. Bộ Y tế Israel cũng cho biết, số lượng các trường hợp phục hồi đạt 3.247 người. Đáng chú ý, theo một cuộc khảo sát do Bộ Y tế Israel tiến hành, 95% người dân đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác, 92% người dân tuân theo yêu cầu giữ khoảng cách hai mét với nhau để tránh dịch.
Thái Lan và Malaysia ghi nhận diễn biến tích cực của dịch COVID-19
Ngoài 47 trường hợp tử vong, đã có 1.787 bệnh nhân COVID-19 bình phục và được xuất viện, trong khi đó 899 bệnh nhân đang được điều trị ở các bệnh viện. Bộ Y tế Thái Lan cho biết tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở nước này là 1,7%, thấp hơn 4 lần so với tỷ lệ trung bình toàn cầu, trong khi khi tỷ lệ bình phục là 62,5%.
Iran chứng kiến ngày có số ca tử vong do COVID-19 thấp nhất
Phát biểu trên truyền hình quốc gia ngày 18/4, người phát ngôn Bộ Y tế Iran, ông Kianush Jahanpour cho biết trong 24 giờ qua, nước này chỉ ghi nhận thêm 73 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân qua đời lên 5.031 người. Đáng lưu ý, đây là con số tử vong trong ngày thấp nhất trong nhiều ngày qua tại Iran.
Trên 700.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Mỹ và gần 5.000 ca nhiễm mới tại Nga trong 24 giờ qua
Theo woldometers.info, tính đến 16h ngày 18/4 (giờ Việt Nam), số ca mắc COVID-19 ở Mỹ đã tăng lên thành 709.735 người và 37.154 ca tử vong. Mỹ hiện đứng đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong, trong đó bang New York bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 230.579 người nhiễm và 17.131 người tử vong.
Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ đang chậm lại từ khi cách ly
Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết, trước thời điểm phong tỏa cách ly toàn quốc, tính trung bình, thời gian để số ca nhiễm Covid-19 mới tăng gấp đôi là 3 ngày. Còn trong 7 ngày trở lại đây, số ca nhiễm mới tăng gấp đôi phải sau 6,2 ngày.
Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới thấp kỷ lục trong 2 tháng qua
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, hôm nay (18/4) Hàn Quốc ghi nhận thêm 18 ca mắc Covid-19. Đây là số ca mắc thấp nhất trong ngày tính từ khi dịch bùng phát ở Hàn Quốc từ cuối tháng 2 đến nay.
WHO lên tiếng về miễn dịch lâu dài của người có kháng thể SARS-CoV-2
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (17/4) tuyên bố, không có bằng chứng cho thấy các bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục đều có kháng thể SARS-CoV-2 trong máu và người nhiễm bệnh không triệu chứng có khả năng miễn dịch lâu dài với virus SARS-CoV-2.
Trung Quốc ban hành quy định về tăng cường kiểm tra và quản lý y tế đối với những người rời khỏi Vũ Hán
Nhằm tăng cường kiểm tra và quản lý sức khỏe những người rời khỏi Vũ Hán, thúc đẩy việc di chuyển khỏi thành phố này một cách an toàn và có trật tự, củng cố hiệu quả của công tác phòng chống dịch COVID-19 và đẩy nhanh việc khôi phục sản xuất, ngày 17/4, Tổ phụ trách cơ chế phòng chống dịch liên ngành của Quốc Vụ viện Trung Quốc đã ra "Thông báo Về việc làm tốt công tác quản lý sức khỏe và kiểm tra virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với những người rời khỏi Vũ Hán".
Số ca nhiễm Covid-19 ở Nhật vượt mốc 10.000, sắp hơn Hàn Quốc
Tính đến hôm nay 18.4, hai ngày sau khi chính phủ Nhật Bản mở rộng tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc nhằm làm chậm đà lây lan của đại dịch Covid-19 , số ca nhiễm ở nước này tăng lên hơn 10.000 ca.
Đức đánh dấu 4 ngày liên tiếp ca nhiễm Covid-19 mới tăng, khi hôm nay ghi nhận thêm 3.609 ca, nâng tổng người nhiễm lên 137.439.
Theo số liệu hôm nay của Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, số người chết vì Covid-19 tăng thêm 242, giảm so với mức 299 ca một ngày trước đó, nâng tổng số ca tử vong lên 4.110.
83.114 trường hợp đã bình phục, nhiều hơn 1.314 người so với ngày trước đó.
Ca tử vong do Covid-19 tại viện dưỡng lão Anh có thể tới 7.500
Nghiên cứu mới được công bố bởi tổ chức từ thiện Care England cho thấy lên tới 7.500 người có thể đã chết vì Covid-19 tại viện dưỡng lão Anh.
Giáo sư Martin Green, giám đốc Care England, tổ chức từ thiện và đại diện hàng đầu cho các viện dưỡng lão ở Anh nói với Telegraph hôm 17/4, rằng khoảng 7.500 người có thể đã chết trong các viện dưỡng lão do Covid-19 . "Nếu không làm xét nghiệm, rất khó đưa ra số chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ tử vong từ ngày 1/4 và so sánh với tỷ lệ chúng tôi có được những năm trước, chúng tôi ước tính số người đã chết do Covid-19 là khoảng 7.500", Green nói.
Thử nghiệm thuốc remdesivir trên khỉ và trên người mắc COVID-19 đạt hiệu quả
Các nhà khoa học Mỹ ngày 17/4 thông báo thuốc thử nghiệm kháng virus remdesivir đã cho thấy tính hiệu quả trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sau quá trình thử nghiệm quy mô nhỏ trên khỉ.
Nghiên cứu mới: Số người nhiễm Covid-19 nhiều gấp 85 lần so với báo cáo
Nghiên cứu mới cho thấy virus Corona chủng mới gây bệnh Covid-19 có thể có tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 85 lần so với thống kê nhưng virus cũng có thể ít nguy hiểm hơn.
Nhóm nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ) ngày 17.4 công bố kết quả nghiên cứu cho thấy virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 đã lây nhiễm cho nhiều người hơn so với con số được báo cáo chính thức.
Trung Quốc không ghi nhận ca tử vong mới do Covid-19
Trung Quốc báo cáo 27 ca nhiễm mới nhưng không có thêm người chết do nCoV, nâng số ca nhiễm lên 82.719, trong đó 4.672 người đã chết.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận 27 ca nhiễm mới nCoV, tăng thêm một ca so với hôm qua, gồm 17 ca ngoại nhập và 10 ca trong nước. Nước này cũng báo cáo thêm 54 ca nhiễm không triệu chứng, giảm so với 66 ca một ngày trước đó, và không có thêm ca tử vong nào.
Hàng triệu người Thái bị loại khỏi chương trình cấp tiền mặt
Hàng triệu người Thái chịu gánh nặng kinh tế do Covid-19 bị loại khỏi chương trình hỗ trợ tiền của chính phủ vì sai sót về phân loại nghề nghiệp.
Những người này bị phân loại nhầm là làm việc trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực có gói cứu trợ riêng. Trong số 24 triệu người nộp đơn cho chương trình "Không ai bị bỏ lại", mới có khoảng 3,2 triệu người nhận được khoản tiền đầu tiên. Chương trình cam kết hỗ trợ 5.000 baht (218 USD) tiền mặt mỗi tháng trong vòng ba tháng.
Mỹ cho phép các bang đủ năng lực xét nghiệm bắt đầu mở cửa kinh tế trở lại
Ngày 17/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố các chuyên gia tin rằng những bang hiện có đủ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn mở cửa lại nền kinh tế trong giai đoạn 1.
IMF: Kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 0% lần đầu tiên trong 60 năm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 16/4/2020 cảnh báo tăng trưởng kinh tế của châu Á trong năm nay sẽ ở mức 0% lần đầu tiên trong 60 năm qua, vì cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ gây thiệt hại "chưa từng có" cho lĩnh vực dịch vụ và các thị trường xuất khẩu chính của khu vực này.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng ngày 18/4, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới là 2.250.119 ca, trong đó có 154.241 ca tử vong.
Người nước ngoài tại Nhật Bản được nhận tiền hỗ trợ dịch Covid-19
Dự định mỗi người sẽ được nhận 100.000 Yen (tương đương 20 triệu đồng), và người nước ngoài sinh sống tại đây cũng sẽ được nhận khoản tiền này. Ngoài ra Nhật Bản cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho người nước ngoài tại Nhật Bản.
Canada yêu cầu toàn bộ hành khách đi máy bay phải sử dụng khẩu trang
Theo quy định được công bố ngày 17/4, toàn bộ hành khách trên các chuyến bay tới và từ Canada sẽ phải sử dụng khẩu trang hoặc che mặt. Quy định này sẽ có hiệu lực từ thứ Hai (20/4) tới.
Trung Quốc tiếp tục ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2
Ủy ban y tế Trung Quốc (NHC) ngày 18/4 công bố báo cáo tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cho biết trong ngày 17/4, nước này ghi nhận thêm 27 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 17 ca từ nước ngoài.
Tổng thống Trump: Mỹ sẽ có 60.000-65.000 người chết vì virus
Ông Trump nói tổng số ca tử vong vì virus corona tại Mỹ "có lẽ" đang hướng đến mức gần gấp đôi hiện nay khi nước này đã có hơn 36.000 người chết vì dịch.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc cho chuyên gia vào phòng thí nghiệm Vũ Hán
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay chính quyền Tổng thống Donald Trump ‘vẫn đang cố gắng" thuyết phục Trung Quốc cho phép các chuyên gia vào Viện Virus học Vũ Hán, bị nghi là nơi bắt nguồn của virus Corona gây bệnh Covid-19.
Dịch Covid-19: Thêm 25 người chết ở Philippines, số ca nhiễm tại Indonesia tăng vọt
Bộ Y tế Philippines hôm nay 17.4 ghi nhận thêm 25 người chết và 218 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tử vong và tổng số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lần lượt lên 387 và 5.878 ca, theo Reuters.
Số ca mắc Covid-19 trên tàu sân bay Pháp lên đến hơn 1.000 người
Trong phiên điều trần trước Uỷ ban Quốc phòng của Quốc hội Pháp ngày 17/4, Bộ trưởng Quân đội Pháp, Florence Parly cho biết, tính đến thời điểm hiện tại số quân nhân mắc Covid-19 trên tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle và các tàu hộ tống là 1.081 người, chiếm gần 1/2 tổng số quân nhân trên các đội tàu này (2.300 người).
Với hơn 1.000 ca mắc Covid-19 trên tàu sân bay Charles De Gaulle, quân đội Pháp đã tiến hành 2 cuộc điều tra trước các cáo buộc che giấu thông tin. Ảnh: Le Parisien
Châu Phi có gần 20.000 ca Covid-19 và hơn 1.000 người tử vong
Theo số liệu mới nhất, các nước châu Phi có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất gồm Algeria có 364 người, Ai Cập có 205 người và Morocco với 135 người. Tại khu vực Hạ Sahara của châu Phi, Nam Phi, Burkina Faso, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cameroon và Niger là 5 nước có số ca tử vong cao nhất, giao động từ 15 đến 48 người. Trong số gần 20.000 ca mắc Covid-19, đến nay, châu Phi có 4.546 trường hợp đã phục hồi sau khi được điều trị.
Texas là bang đầu tiên ở Mỹ bắt đầu nới lỏng các giới hạn về Covid-19
Thống đốc bang Texas Greg Abbott thông báo thành lập một nhóm đặc trách bao gồm các bác sỹ, lãnh đạo doanh nghiệp công và tư và các nhà lập pháp nhằm đưa ra một chiến lược tái mở cửa hiệu quả. Ông Abbott hy vọng chiến lược này sẽ giúp người dân Texas sớm quay trở lại làm việc trong khi vẫn thực hiện các biện pháp an toàn nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19
WHO: “Trung Quốc điều chỉnh số liệu không để lọt ca nào ngoài sổ sách“
Phát biểu trong cuộc họp báo thường nhật của Tổ chức Y tế thế giới - WHO tại Geneva-Thuỵ Sỹ, chuyên gia dịch bệnh của tổ chức này, bà Maria Van Kerkhove cho biết WHO đã nhận được đầy đủ báo cáo từ phía Trung Quốc về việc bổ sung thêm 325 ca nhiễm bệnh và 1290 ca tử vong vì Covid-19 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo bà Maria Van Kerkhove, trong báo cáo của mình, Trung Quốc cho rằng việc điều chỉnh này là để không lọt những ca chưa được thống kê từ các nhà tang lễ, các phòng khám, các trung tâm giam giữ cũng như các nhà dưỡng lão.
Gần 7.000 người chết do Covid 19 trong các viện dưỡng lão ở Mỹ
Dữ liệu do trang USA Today phân tích vào đầu tuần này cho thấy, cơ quan chức năng của các bang báo cáo hơn 3.000 người chết trong các viện dưỡng lão tại 37 bang trên khắp nước Mỹ.
Tuy nhiên, dữ liệu mà New York Times thu thập được lớn hơn rất nhiều, theo đó khoảng 1/5 các trường hợp tử vong do Covid-19 tại Mỹ được ghi nhận ở các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn khác. Số liệu này vẫn chưa tính tới các trường hợp tử vong ở những cơ sở này mà chưa được xét nghiệm có mắc bệnh Covid-19 hay không.
Anh đứng đầu châu Âu về số ca thiệt mạng vì Covid-19 trong ngày
Con số được Bộ trưởng phụ trách kinh doanh Anh, ông Alok Sharma công bố trong buổi họp báo thường nhật về Covid-19 cho thấy, nước Anh có thêm 847 bệnh nhân thiệt mạng trong ngày 17/4, dù chưa tính số tử vong ngoài bệnh viện.
Một triệu liều vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do các nhà khoa học Anh phát triển đang trong quá trình sản xuất và sẽ có sẵn để sử dụng vào tháng Chín tới.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của vaccine này vẫn là để ngỏ vì chưa có nhiều thử nghiệm thực tế.
Vaccine "ChAdOx1 nCoV-19", thành quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại Đại học Oxford, là một trong số ít nhất 70 loại vaccine tiềm năng đang được các nhà nghiên cứu và công ty công nghệ sinh học trên khắp thế giới phát triển. Ít nhất 5 trong số các loại vaccine này đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu trên người.
Các chuyên gia tại Đại học Oxford đang nỗ lực phát triển vaccine. Ảnh: thisislocallondon.co.uk
Phóng viên TTXVN tại Italy dẫn số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết trong ngày 17/4, nước này ghi nhận thêm 3.493 ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 172.434 trường hợp.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, tính đến tối 17/4, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 18.681 người tại Pháp.
Số ca tử vong trong bệnh viện là 11.478 người, tăng 418 ca trong vòng 24 giờ. Số liệu ghi nhận tại các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội khác lên tới 7.203 trường hợp (tăng 343 ca).
Diễn biến dịch COVID-19 thế giới tới 6h sáng 18/4: Trên 153.000 người đã tử vong, riêng Mỹ trên 37.000 ca
Theo thống kê trên trang worldometers.info, đến 6h00 ngày 18/4 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 2.235.382 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 153.818 ca tử vong và 569.953 người đã bình phục. Trong khi dịch đang trên đà dịu đi ở nhiều nước châu Âu thì tại Mỹ số ca mắc bệnh mới và tử vong trong ngày vẫn là những số liệu kinh hoàng.
WHO cảnh báo về tốc độ lây nhiễm dịch COVID-19 tại châu Phi
Ngày 17/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo động về diễn biến nhanh chóng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus corona chủng mới (Sars-CoV-2) gây ra ở châu Phi.
Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 17/4: 1.060 ca tử vong, Singapore, Indonesia 'sóng' dịch trở lại
Tính tới 23:59’ ngày 17/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 2.5450 ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.345 bệnh nhân mới
Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 1.060 người mạng trong khu vực, tăng 57 trường hợp so với một ngày trước đó. Đến ngày 17/4, khu vực ASEAN chứng kiến 6.846 bệnh nhân được điều trị thành công.
Nhân viên y tế xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người lao động nhập cư tại Bắc Sumatra, Indonesia ngày 9/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ đô Moscow, Nga sẽ đối mặt với đỉnh dịch trong vòng 2 đến 3 tuần
Hôm nay (17/4), Văn phòng thị trưởng Mowcow cảnh báo công dân rằng, thủ đô của Nga sẽ đối mặt với đỉnh dịch trong vòng 2 đến 3 tuần nữa.
Moscow vẫn ở trong tình trạng phong tỏa với 127 triệu cư dân được yêu cầu ở trong nhà, ngoại trừ việc đi mua lương thực, khám chữa bệnh, đi làm ở các lĩnh vực cho phép.
Châu Phi ghi nhận trên 18.000 ca mắc, 962 ca tử vong do dịch COVID-19
Theo báo cáo ngày 17/4 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi, tổng số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại lục địa này đã lên tới 962 ca, trong khi tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh là 18.333 ca.
Hà Lan, Thụy Sỹ đều ghi nhận trên 1.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Ngày 17/4, giới chức y tế Hà Lan xác nhận, trong 24 giờ qua, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này đã tăng 1.235 người lên thành 30.449 người.
Trong báo cáo cập nhật hằng ngày, Viện Y tế quốc gia Hà Lan (RIVM) cũng cho biết số ca tử vong do COVID-19 tăng 144 người lên con số 3.459 người.
Ngày 17/4, Anh có thêm 847 người tử vong tại bệnh viện. Tổng số trường hợp tử vong vì Covid-19 được xác nhận là 14.576 người.
Bộ Y tế nước này cho biết đã thực hiện thêm 21.328 lượt xét nghiệm trong hôm nay, nâng tổng số mẫu lên mức 438.991, bao gồm cả một số người được làm xét nghiệm nhiều lần.
Đến nay đã có 108.692 người Anh dương tính với virus corona, cao thứ 6 thế giới sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Đức.
Việt Nam tặng Cuba 5.000 tấn gạo hỗ trợ chống Covid-19
Theo TTXVN/Vietnam+, chiều 17/4, được sự ủy quyền của lãnh đạo đảng, nhà nước, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Cuba đã trao thư của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi các nhà lãnh đạo cấp cao Cuba và trao tượng trưng 5.000 tấn gạo - quà tặng của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho đảng, nhà nước và nhân dân Cuba.
Món quà này của Việt Nam nhằm chia sẻ phần nào những khó khăn về lương thực hiện nay, cũng như chung sức với đất nước Cuba anh em ứng phó với đại dịch Covid-19.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Thường trực Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Liên Chính phủ hai nước trao tượng trưng 5.000 tấn gạo cho Đại sứ Cuba tại Việt Nam Lianys Torres. Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Thủ tướng Australia cảnh báo người dân nước này có thể phải tuân thủ các quy tắc cách biệt cộng đồng trong một năm vì Covid-19.
"Cách biệt cộng đồng nên trở thành việc vô cùng quen thuộc với chúng ta. Nó có thể kéo dài một năm, nhưng tôi sẽ không suy đoán về điều đó", Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm nay cho biết trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh 3AW.
"Chắc chắn trong lúc virus lây lan khắp thế giới, quy tắc giữ khoảng cách 1,5 m nên trở thành một bản năng tự nhiên", Morrison cho hay, nói thêm rằng không có gì đảm bảo vaccine ngừa Covid-19 sẽ được phát triển trong thời gian sắp tới.
Việt Nam trao 100.000 khẩu trang hỗ trợ Thụy Điển chống Covid-19
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, chiều 17/4/2020, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Thụy Điển gồm 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất. Tham dự buổi lễ có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe.
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trao số hàng hỗ trợ Thụy Điển phòng chống dịch Covid-19.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Tô Anh Dũng chia sẻ những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay đặt ra thách thức chưa từng có với tất cả các quốc gia. Là bạn bè hữu nghị truyền thống, Việt Nam luôn theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh tại Thụy Điển và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Thụy Điển trong ứng phó với đại dịch này.
Người giao pizza nhiễm bệnh, 72 gia đình ở Ấn Độ bị cách ly
B N Mishra, quan chức quận Nam Delhi, Ấn Độ ngày 16/4 cho biết chàng trai giao pizza này nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona hôm 13/4. Nhân viên nhà hàng pizza cùng 17 người giao hàng khác từng tiếp xúc với người này đã được xét nghiệm và đều cho kết quả âm tính.
"Cậu ta có triệu chứng nhiễm từ hôm 20/3. Sau khi có kết quả xét nghiệm, chúng tôi đã truy tìm tất cả những gia đình mà cậu ấy giao pizza, đồng thời đóng cửa nhà hàng và khử khuẩn", Mishra nói, lưu ý chính quyền đang yêu cầu thành viên 72 hộ dân cách ly tại nhà.
New Delhi ghi nhận ít nhất 20 điểm nóng dịch bệnh, thành phố này cũng báo cáo hơn 1.500 ca nhiễm Covid-19, cao thứ hai ở Ấn Độ. Tính tới 16/4, Ấn Độ ghi nhận 12.300 ca nhiễm và 414 người tử vong.
Theo Straits Times, buổi trưa ngày 17/4 Bộ Y tế Singapore xác nhận sơ bộ có 623 ca nhiễm Covid-19 mới trong vòng 24 giờ qua, với phần lớn trường hợp là các lao động nước ngoài sống tại hai ổ dịch ký túc xá công nhân.
Bộ cũng cho biết sẽ cập nhật thêm thông tin vào tối cùng ngày.
Như vậy số ca nhiễm Covid-19 ở Singapore đã vượt mốc 5.000 với 5.050 trường hợp, tuy nhiên số ca tử vong vì virus vẫn không thay đổi, và mới chỉ có 10 trường hợp từ đầu dịch tới nay.
Các công nhân giữ khoảng cách khi lấy thức ăn tại ký túc xá Westlite Toh Guan - một trong 2 ổ dịch ở Singapore. Ảnh: Reuters.
"Số ca nhiễm đã giảm đáng kể, đặc biệt là mức tăng tương đối mỗi ngày. Dịch bệnh giờ đây một lần nữa được kiểm soát", Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn hôm nay trả lời báo chí, nói thêm rằng những hạn chế áp dụng từ giữa tháng 3 nhằm ngăn Covid-19 lây lan đã thành công.
Bình luận của Spahn đưa ra trong bối cảnh chính phủ Đức chuẩn bị nới phong tỏa. Thủ tướng Angela Merkel hôm 15/4 cho biết các cửa hàng nhỏ được phép hoạt động từ tuần sau, trong khi một số trường học dự kiến mở cửa lại vào ngày 4/5. Tuy nhiên, một số biện pháp hạn chế, như cấm tụ tập đông người, vẫn có hiệu lực.
Chính phủ Nhật từ hôm nay bắt đầu phân phát khẩu trang vải tái sử dụng cho 50 triệu hộ gia đình trên khắp Nhật Bản, trong nỗ lực ngăn ngừa Covid-19.
Một bưu tá ở Tokyo xếp khẩu trang vải vào xe, chuẩn bị đi phân phát cho người dân hôm 17/4. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Shinzo Abe công bố quyết định tặng khẩu trang vải cho người dân hôm 1/4 nhằm khắc phục tình trạng thiếu khẩu trang trên toàn quốc.
Chương trình dự kiến tiêu tốn 46,6 tỷ yên (435 triệu USD). Một số người chỉ trích quyết định này, cho rằng nó gây lãng phí ngân sách, trong khi người dân có thể tự may khẩu trang tại nhà. Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng khẩu trang vải rất hữu ích trong tình hình mặt hàng này đang khan hiếm.
Những ngày qua, các ca Covid-19 bản địa tại Trung Quốc thường xuyên tăng ở mức 2 con số. Riêng hôm qua (16/4), bên cạnh 15 trường hợp xâm nhập, Trung Quốc đại lục tiếp tục có thêm 11 ca bệnh bản địa.
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần, nước này đã có thêm 52 ca Covid-19 trong nước, nhiều nhất trong vòng gần 1 tháng qua.
Các ca bệnh chủ yếu tập trung ở tỉnh Hắc Long Giang và tỉnh Quảng Đông. Trong đó, đáng chú ý, một ca bệnh trở về từ Mỹ tại thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã lây sang cho 36 người. Nguyên nhân là bệnh nhân này về nước hôm 19/3, ngay trước thời điểm thực thi chính sách cách ly tập trung, nên được cách ly tại nhà.
Công ty dược phẩm hàng đầu Thụy Sĩ phát triển xét nghiệm huyết thanh để phát hiện kháng thể COVID-19
Công ty dược phẩm Roche Holding AG, hàng đầu Thụy Sĩ, đã phát triển xét nghiệm tìm kháng thể ở những người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và dự định đưa ra thị trường vào đầu tháng tới.
Đây được coi một công cụ khác có thể hỗ trợ dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội hiện đang được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Mẫu máu được lấy để xét nghiệm nhằm đánh giá về kháng thể đặc hiệu với virus gây dịch COVID-19 tại Thụy Sĩ. Ảnh minh họa: Swiss Info/TTXVN
Trong bối cảnh việc ban bố tình trạng khẩn cấp gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp, Thủ tướng Abe cho biết chính phủ sẽ đẩy nhanh việc hỗ trợ tài chính. Ông cũng thông báo chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người dân - với mức 100.000 yên (khoảng 930 USD) - và kế hoạch này đang được xúc tiến. Về việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào ngày 6/5, Thủ tướng Abe nói rằng điều này sẽ phụ thuộc vào các cuộc thảo luận của các chuyên gia. Ông cũng cho biết cần phải giảm áp lực đối với các bệnh viện.
Đức tuyên bố kiểm soát thành công tốc độ lây nhiễm của dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn ngày 17/4 cho biết sau 4 tuần áp dụng các biện pháp ứng phó, đến nay, Đức đã có thể kiểm soát tốc độ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Bộ trưởng Y tế Fernando Simon cho biết, Tây Ban Nha hiện có 188.068 người nhiễm bệnh, cao thứ hai toàn thế giới sau Mỹ. Trong cả ngày thứ sáu (16/4) theo giờ địa phương, số ca nhiễm mới đã tăng 2,9%, tức là tăng thêm 5.252 trường hợp.
Nước này vừa ghi nhận thêm 407 ca nhiễm mới, nâng tổng số người bệnh lên 5.923 trường hợp. Qua đó, Indonesia đã vượt qua Philippines và trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Y tế cũng xác nhận có thêm 24 người tử vong liên quan đến Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp thiệt mạng lên 420 người.
Ảnh: AFP/Getty Images
Theo báo Guardian, việc Indonesia đến ngày 2/3 mới ghi nhận ca nhiễm bệnh đầu tiên có thể là một sự chậm trễ, khiến virus corona âm thầm lây lan, nhất là ở các khu vực dân cư đông đúc của thủ đô Jakarta.
Đến ngày 17/4, nước này ghi nhận tổng cộng 32.008 người nhiễm Covid-19, trong đó có 273 người tử vong và 2.590 người phục hồi. Nga đã thực hiện hơn 1,71 triệu lượt xét nghiệm.
Tổng thống Vladimir Putin vào thứ hai (13/4) cảnh báo các quan chức chuẩn bị cho kịch bản "phức tạp và bất thường" khi dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát mạnh hơn. Trước đó, các biện pháp kiềm tỏa đã được siết chặt ở thủ đô Moscow.
Trở về Trái Đất, nhóm phi hành gia tập thích nghi với một thế giới đổi khác giữa dịch Covid-19
Lần gần nhất khi Jessica Meir, Andrew Morgan và Oleg Skripochka đặt chân trên mặt đất, mọi thứ vẫn có vẻ bình thường với những cái bắt tay, tiệc tùng và những buổi hòa nhạc đông đúc.
Tuy nhiên, sau hơn 200 ngày ngoài không gian, nhóm phi hành gia vừa trở về vào sáng 16/4 ở Kazakhstan và nhận ra một thế giới hoàn toàn khác. Họ nói mình đã cập nhật tin tức đại dịch Covid-19 từ vũ trụ, nhưng vẫn rất khó hình dung về thực trạng hiện nay. Cơ quan không gian NASA cũng cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ để giúp các phi hành gia thích nghi nhanh hơn.
2% bệnh nhân Hàn Quốc dương tính trở lại với virus sau khi đã phục hồi
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) cho biết hôm 16/4, khoảng 2,1% bệnh nhân đã dương tính trở lại với virus SARS-2-nCoV sau khi bình phục.
Ảnh: AFP/Getty Images
Cụ thể, trong số 7.829 người bệnh đã phục hồi và hết cách ly, 136 trường hợp lại có xét nghiệm dương tính trở lại. Chính phủ đang xem xét việc này, hiện chưa rõ nguyên do.
Tuy vậy, các chuyên gia đều không nghĩ rằng bệnh nhân bị tái nhiễm Covid-19. Có thể quá trình xét nghiệm đã gặp một số vấn đề.
Bộ Y tế nước này hiện ghi nhận tổng cộng 13.387 người nhiễm Covid-19 và 437 bệnh nhân tử vong. Riêng ngày 16/4 đã có thêm 1.007 ca nhiễm mới và thêm 23 người qua đời.
Kể từ ngày 17/4, thủ đô Sofia của Bulgaria sẽ bị phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, đang gia tăng mạnh trong 2 ngày qua tại thành phố này.
Hiện toàn bộ người dân Bulgaria đang phải thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Tokyo cung cấp dịch vụ tư vấn về Covid-19 bằng tiếng Việt
Chính quyền thủ đô Tokyo ngày 17/4 đã đưa vào hoạt động trung tâm tư vấn qua điện thoại để cung cấp thông tin về dịch Covid-19 cho người nước ngoài ở thành phố này bằng 14 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.
Trung tâm này sẽ hoạt động từ 10h sáng đến 5h chiều các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Khi gọi vào số điện thoại miễn phí 0120-296-004, người gọi có thể đặt các câu hỏi về vấn đề sức khỏe, công việc, giáo dục hay tư cách cư trú.
Đức đánh dấu ba ngày liên tiếp ca nhiễm Covid-19 mới tăng, khi hôm nay ghi nhận thêm 3.380 ca, kỷ lục mới trong một ngày, nâng tổng ca nhiễm lên 133.830.
Ngoài ra, số người tử vong do Covid-19 tại nước này hôm nay tăng thêm 299, mức cao thứ hai kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số ca tử vong lên 3.868.
Khoảng 81.800 trường hợp đã bình phục, nhiều hơn khoảng 4.700 người so với ngày trước đó.
Áo xét nghiệm ở các viện dưỡng lão để ngăn "làn sóng thứ hai"
Áo sẽ tiến hành xét nghiệm cho khoảng 130.000 người già và nhân viên y tế tại các viện dưỡng lão trên toàn quốc.
Theo Bộ trưởng Y tế Rudi Anschober, trong thời điểm nước này bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế và bước vào giai đoạn hai của cuộc chiến chống dịch, trọng tâm chính trong chiến lược mới bây giờ là người cao tuổi – đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Số người mắc Covid-19 tại Nhật Bản vượt mốc 10.000
Tính tới 13h00 ngày 17/4 (giờ địa phương), số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Nhật Bản đã lên tới 10.015 người. Trong đó có 204 ca tử vong.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã tích cực thúc đẩy hàng loạt các biện pháp ngăn chặn đà lây nhiễm của dịch nhưng thời gian qua Nhật Bản ghi nhận số người nhiễm mới gia tăng chóng mặt. Do vậy, hôm qua (16/4), chính phủ nước này đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc. Thời gian thực hiện sẽ là tới hết ngày 6/5.
Mỹ hỗ trợ Việt Nam gần 4,5 triệu USD nhằm ứng phó dịch Covid-19
Khoản gần 4,5 triệu USD hỗ trợ y tế này nhằm giúp chính phủ chuẩn bị hệ thống phòng xét nghiệm, khởi động giám sát dựa vào sự kiện và tìm kiếm ca bệnh, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật cho công tác chuẩn bị và ứng phó, truyền thông nguy cơ, phòng tránh và kiểm soát lây nhiễm, và các hoạt động khác, thông tin Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho hay.
Công nương Thụy Điển tình nguyện vào bệnh viện chống Covid-19
Công nương Sofia Hellqvis - phu nhân của Hoàng tử Thụy Điển Carl Philip hiện đang làm việc khử trùng các trang thiết bị y tế, làm ca trong bếp và dọn dẹp tại Bệnh viện Sophiahemmet.
Theo People Magazine, Công nương Sofia Hellqvis đã tham gia chương trình đào tạo cấp tốc trực tuyến chuyên sâu về kỹ năng làm việc, trước khi cô bắt đầu tham gia tình nguyện làm tại bệnh viện.
Thủ tướng Đức giải thích 1 chỉ số quan trọng trong ngăn ngừa dịch Covid-19
Mặc dù có số ca nhiễm COVID-19 thuộc top đầu Châu Âu, Đức vẫn đang tiếp tục giữ được tỷ lệ bệnh nhân tử vong thuộc nhóm thấp nhất. Đó là bởi các nhà lãnh đạo của họ đã áp dụng khoa học của mô hình dịch bệnh, họ giám sát những con số hết sức chặt chẽ, từng một phần mười đơn vị một.
Phát biểu tại một hội nghị ngày hôm qua, bà Merkel đã vạch ra kế hoạch giúp nước Đức có thể từ từ nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội sau khi đạt được thành công mà bà khiêm tốn gọi là một "thành công mỏng manh mang tính tạm thời" trong cuộc chiến chống COVID-19.
Thủ tướng Đức Angela Merkel giải thích về hệ số Rt và chính sách nới lỏng giãn cách xã hội của Đức
Theo kế hoạch, Công chúa Beatrice (31 tuổi) sẽ kết hôn với triệu phú 37 tuổi Edoardo Mapelli Mozzi tại Cung điện St.James vào ngày 29/5. Tuy nhiên, đám cưới đã bị hoãn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Thiệp cưới chưa được gửi đi, một nguồn tin nói với tờ People. Cung điện Buckingham cũng xác nhận tiệc cưới trong vườn đã bị hủy bỏ.
10 nước có số xét nghiệm Covid-19 cao nhất thế giới
Việc xét nghiệm Covid-19 quy mô lớn là rất tốn kém nhưng một số nước đã căn cứ trên thực trạng dịch bệnh và khả năng tài chính để áp dụng điều này. Theo cập nhật của trang thống kê toàn cầu Wordometer vào lúc 10h22 ngày 17/4/2020, 10 nước xét nghiệm Covid-19 nhiều nhất thế giới lần lượt là (xếp từ cao xuống thấp):
1. Mỹ
2. Đức
3. Nga
4. Italy
5. Tây Ban Nha
6. UAE
7. Hàn Quốc
8. Thổ Nhĩ Kỳ
9. Canada
10. Anh
Mỹ đứng đầu danh sách với tổng số xét nghiệm lên tới 3.404.186, cách biệt khá xa so với vị trí thứ 2 là Đức (thực hiện 1.728.357 mẫu). Tuy nhiên xét về số xét nghiệm trung bình trên một triệu dân thì con số của Đức lại gấp đôi Mỹ (20.629 so với 10.284).
Giới chức Canada ngày 16.4 xác nhận bác sĩ gốc Việt Huy Hao Dao (44 tuổi) là bác sĩ đầu tiên ở tỉnh bang Quebec qua đời vì bệnh Covid-19.
Bác sĩ Huy Hao Dao. Ảnh: CBC
Ông Dao từng làm việc tại cơ quan y tế công ở vùng Montérégie thuộc Quebec và làm giáo sư tại khoa Khoa học sức khỏe cộng đồng của Đại học Sherbrooke ở thành phố Longueuil (Quebec). Trong giai đoạn từ năm 2016-2017, bác sĩ Dao làm việc tại viện y tế công (INSPQ) của Quebec, nơi đang dẫn đầu cuộc chiến ngăn chặn virus Corona chủng mới ( SARS-CoV-2 ) gây bệnh Covid-19 lây lan.
Báo châu Á: Việt Nam sẽ là quốc gia thắng lợi lớn thời kỳ hậu Covid-19
Asia Times ngày 16/4 đăng tải bài viết có tiêu đề "Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thắng lợi lớn sau đại dịch Covid-19".
Trong bài viết, tác giả David Hutt chuyên về chính trị Đông Nam Á, cho rằng thông qua việc sớm thắt chặt kiểm soát đi lại tại khu vực biên giới, minh bạch thông tin và đề ra chính sách ngoại giao chiến lược thời Covid-19, Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành một quốc gia chiến thắng sau đại dịch.
Ngân hàng đầu tư Nomura đánh giá, Việt Nam với mức tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2019 sẽ có được lợi thế từ sự thay đổi chuỗi cung ứng. Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam sẽ nhận được “phần lớn nhất” của làn sóng thứ 2 di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc do ảnh hưởng của đại dịch.
Phát hiện khiến Hà Lan báo động về tỷ lệ người nhiễm Covid-19
Một nghiên cứu ở Hà Lan nhận thấy khoảng 3% người hiến máu ở nước này đã có kháng thể chống virus corona, cho thấy khả năng một bộ phận rất lớn trong dân số cả nước đã nhiễm bệnh.
Hà Lan đã ghi nhận được 28.158 ca nhiễm Covid-19, nhưng chỉ có những trường hợp bệnh rất nặng và nhân viên y tế được xét nghiệm. Tính đến nay có hơn 3.000 người đã tử vong.
Người tử vong ở Tây Ban Nha có thể cao hơn báo cáo
Tây Ban Nha ghi nhận 19.130 người tử vong do Covid-19, song phương pháp tính của nước này dấy lên lo ngại rằng con số thực tế cao hơn nhiều.
Madrid và Catalonia chiếm khoảng 56% số ca tử vong toàn quốc, song một số quan chức cho rằng con số này vẫn còn chưa đầy đủ vì không tính tới những trường hợp qua đời bên ngoài bệnh viện.
Mỹ phát hiện 17 thi thể trong viện dưỡng lão giữa dịch Covid-19
Cảnh sát đã tìm thấy các thi thể sau khi có yêu cầu đặt hàng 25 túi đựng thi thể được chuyển đến Trung tâm phục hồi chức năng Andover ở Andover, bang New Jersey.
17 thi thể nằm trong số 68 trường hợp tử vong liên quan đến cơ sở trên từ ngày 1/1 đến ngày 15/4, trong đó có hai y tá, theo Sở Y tế Hạt Sussex. 33 trong số những người tử vong được xác nhận là do Covid-19.
Ảnh: Getty Images
Thống đốc bang New Jersey Phil Murphy cho biết ông rất đau lòng khi hay tin. “Tôi phẫn nộ vì các thi thể bị chất đống trong nhà xác tạm thời trong cơ sở. Người dân New Jersey xứng đáng được chăm sóc với sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và nhân phẩm. Chúng ta có thể và phải làm tốt hơn”, ông Murphy cho biết.
Vũ Hán thay đổi thống kê, số người tử vong do Covid-19 tăng gấp rưỡi
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 tại Trung Quốc, tổ chức họp báo cho biết thành phố ghi nhận 3.869 ca tử vong do Covid-19, tăng 1.290 người so với số liệu được báo cáo trước đây, tương đương tăng thêm 50%.
Lý giải cho sự sửa đổi này, cơ quan y tế Vũ Hán nói rằng có những ca tử vong không xảy ra trong bệnh viện nên không được đưa vào hệ thống thông tin của họ. Những trường hợp khác do báo cáo muộn hoặc không được các tổ chức y tế báo cáo.
Ngày 16/4, New Zealand chỉ có thêm 8 ca nhiễm Covid-19, sau khi thực hiện 4.241 xét nghiệm trong vòng 24 giờ. Đây là mức thấp nhất kể từ khi dịch bùng phát.
New Zealand đang thực hiện phong tỏa "cấp độ 4" thêm 4 ngày nữa. Đến thứ Hai tới đây (20/4), Thủ tướng Jacinda Ardern sẽ thông báo tiếp tục duy trì phong tỏa "cấp 4" hay hạ xuống "cấp 3", theo đó giảm nhẹ các quy định hạn chế.
Thủ tướng New Zealand - Jacinda Ardern. Ảnh: Getty Images
Bộ trưởng Tài chính Grant Roberston cho biết nhiều quốc gia đã kéo dài lệnh phong tỏa, chẳng hạn như Anh và Pháp, tuy nhiên quyết định của nội các New Zealand chủ yếu dựa trên tình hình kiểm soát dịch của đất nước. "Đây là một cuộc đua marathon chứ không phải chạy nước rút" - ông Robertson nói thêm.
Cơ quan Phòng vệ Dân sự Italy ngày 16/4 thông báo, số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này tăng thêm 525 trường hợp, số ca nhiễm mới tăng vọt thêm 3.786 trường hợp.
Tổng số ca tử vong kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát tại Italy hôm 21/2 đã lên tới 22.170 người, cao nhất châu Âu và cao thứ hai thế giới sau Mỹ.
Số ca mắc Covid-19 chính thức tại Italy tính đến nay đã lên 168.941 người, cao thứ 3 thế giới sau Mỹ và Tây Ban Nha.
Nghị sĩ Mỹ cảm ơn 'những người bạn ở Việt Nam' tặng khẩu trang y tế
"Chúng tôi mãi mãi tri ân sự hỗ trợ từ những người bạn của chúng tôi ở Việt Nam. Xin cảm ơn!", Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton, bang Arkansas, đêm 16/4 (khoảng 6h sáng 17/4 theo giờ Việt Nam) chia sẻ thông điệp trên mạng xã hội Twitter.
Thông điệp của Thượng nghị sĩ Cotton được đăng tải kèm theo bản tin từ Bloomberg với tiêu đề "Việt Nam cho Mỹ 250.000 khẩu trang y tế được sản xuất nội địa". Bản tin dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết số khẩu trang này trị giá ít nhất 100.000 USD , trong đó 50.000 khẩu trang được tặng cho Nhà Trắng.
Ivanka Trump và chồng Jared Kushner đi nghỉ lễ Passover (Lễ Vượt qua của người Do Thái, bắt đầu từ 8/4 và kéo dài một tuần) ở New Jersey, dù chính phủ Mỹ đã ra khuyến nghị hạn chế đi lại ngăn Covid-19.
Ivanka Trump (phải) và chồng Jared Kushner. Ảnh: Reuters.
"Ivanka cùng với gia đình nhỏ của mình đã tổ chức Lễ Vượt qua tại một khu nghỉ dưỡng đã đóng cửa, được xem như nhà. Chuyến đi của cô ấy không khác gì đi công việc và địa điểm đó còn ít dân cư hơn xung quanh nhà cô ấy ở thủ đô", tuyên bố từ Nhà Trắng cho hay.
Pháp tiếp tục ghi nhận 753 ca tử vong vì dịch Covid-19 trong ngày 16/4, nâng tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch lên 17.920 người. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế - Bộ Y tế Pháp, tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 tại Pháp đã ổn định nhưng vẫn ở mức cao.
Khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch Covid-19 tại Pháp là thủ đô Paris và các tỉnh lân cận, cũng đang cho thấy xu hướng giảm liên tục số ca bệnh nặng.
Singapore tăng vọt ca mới, Indonesia bị cảnh báo có thể có đến 100.000 ca trong 2-3 tháng tới
Bộ Y tế Singapore ngày 16/4 công bố nước này có thêm 728 ca Covid-19 trong 24 giờ, mức tăng cao kỷ lục kể từ khi dịch xuất hiện ở đảo quốc Sư tử. Tổng cộng, Singapore có 4.427 ca Covid-19. Số người thiệt mạng vì dịch bệnh là 10.
Ảnh: AFP
Trong khi đó ở Indonesia, chuyên gia Wiku Adisasmito thuộc lực lượng chống Covid-19 của chính phủ ngày 16/4 cảnh báo rằng nước này có thể có hơn 100.000 người nhiễm virus corona mới (SARS-CoV-2).
Theo chuyên gia này, số ca Covid-19 ở Indonesia dự kiến đạt đỉnh vào giữa tháng 5 và tháng 6. Đây là con số được đưa ra dựa vào dự đoán và các quan điểm khoa học.
Tính đến 16/4, Indonesia có 5.516 ca Covid-19 và 496 người thiệt mạng. Họ hiện là một trong những nước có tỉ lệ tử vong vì bệnh dịch cao nhất thế giới, khoảng từ 8-9%.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã ra quyết định miễn nhiệm người đứng đầu Bộ Y tế nước này Luiz Henrique Mandetta.
Ông Mandetta, 51 tuổi, giữ chức Bộ trưởng Y tế Brazil từ những ngày đầu của chính quyền Tổng thống Bolsonaro vào tháng 1/2019, là người giành được nhiều tín nhiệm trong công cuộc xử lý dịch bệnh COVID-19 trong những ngày qua. Tuy nhiên, những chiến lược của ông Mandetta lại không đồng thuận với Tổng thống Bolsonaro, người cho rằng dịch bệnh COVID-19 chỉ tương đương với "cúm mùa" và phản đối biện pháp giãn cách xã hội.
Nhóm G7 thống nhất lập trường về WHO và mở cửa trở lại nền kinh tế
Tại hội nghị, Nhà Trắng cho biết lãnh đạo nhóm G7 đã nhất trí phối hợp tái mở cửa các nền kinh tế của nhóm này sau đại dịch và đảm bảo "các chuỗi cung ứng đáng tin cậy" trong tương lai.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng nêu rõ: "Các lãnh đạo nhóm G7 đã giao cho các bộ trưởng chuẩn bị cho việc tất cả các nền kinh tế G7 mở cửa trở lại an toàn và dựa trên cơ sở cho phép các nước G7 tái lập nhịp độ tăng trưởng cùng với các hệ thống y tế vững mạnh hơn và các chuỗi cung ứng đáng tin cậy".
Ngoài ra, Nhà Trắng nhấn mạnh, tại hội nghị, các lãnh đạo đã thảo luận về Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lãnh đạo các nước G7 đã bày tỏ ủng hộ sự chỉ trích kịch liệt của Tổng thống Trump nhằm vào WHO, đồng thời yêu cầu "xem xét và cải tổ triệt để" cơ quan này của Liên hợp quốc (LHQ).
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo ngày 16/4 đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa tại bang New York đến ngày 15/5, mặc dù số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 được ghi nhận ở bang này trong 24 giờ qua ở mức thấp nhất trong 10 ngày liên tục.
Ông Cuomo cho rằng, cần phải chứng kiến số ca nhiễm giảm nhiều nữa trước khi có thể nới lỏng lệnh phong tỏa tại bang này. Như vậy, 7 bang Đông Bắc Mỹ đã tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 15/5.
Thống đốc Cuomo cho hay, số ca tử vong tại bang New York trong ngày 16/4 là 606 trường hợp, ít hơn 146 ca so với 1 ngày trước đó, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 12.192 người. Số người nhập viện trung bình trong 3 ngày qua đã giảm 2%.
Tổng thống Trump: Chúng ta sẽ mở cửa nước Mỹ trở lại
"Dựa trên dữ liệu mới nhất, giới chuyên gia nhất trí rằng chúng ta có thể bắt đầu mặt trận mới gọi là 'mở cửa nước Mỹ trở lại'. Đó là điều chúng ta sẽ làm, chúng ta sẽ mở cửa đất nước. Quá trình này sẽ không diễn ra chớp nhoáng mà theo từng bước cẩn thận", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 16/4.
Trump cho biết các thống đốc sẽ được quyền quyết định cách tiếp cận dựa trên tình hình thực tế từng bang, khẳng định những bang như Bắc Dakota, Montana và Wyoming hiện khác xa với các địa điểm chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 như New York.
Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 16/4. Ảnh: AFP.
Mỹ ghi nhận xấp xỉ 30.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 17/4 (theo giờ Việt Nam), trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Mỹ đã tăng thêm 29.053 ca lên 677.056 ca, trong khi số ca tử vong đã tăng thêm 2.137 ca lên 34.580 ca.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới ghi nhận 2.151.199 ca nhiễm Covid-19 và 143.725 người tử vong tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ. 541.501 người đã hồi phục.
Mỹvẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 667.225 ca nhiễm và 32.686 ca tử vong. Nước này đã thực hiện hơn 3,4 triệu xét nghiệm Covid-19, cao hơn bất kỳ quốc gia nào.
Mỹ, Trung Quốc hỗ trợ Nam Phi phòng chống dịch COVID-19
Ngày 16/4, Đại sứ quán Mỹ tại Nam Phi thông báo chính phủ nước này đã quyết định viện trợ Nam Phi thêm 1,8 triệu USD, ngoài khoản viện trợ 970.000 USD vào đầu tháng 3 trước đó.
Thụy Sĩ sẽ trở lại cuộc sống thường nhật theo từng giai đoạn nhưng tiếp tục giãn cách xã hội
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 16/4, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ đã công bố kế hoạch dần mở cửa lại các cửa hàng, trường học và nhà hàng, cửa hiệu theo ba giai đoạn.
Tuy nhiên, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn cần được tuân theo và việc tụ tập từ 5 người trở lên vẫn chưa được chấp nhận.
Mexico kéo dài thời gian giãn cách xã hội tới 30/5
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp, Chính phủ Mexico đã quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm một tháng tới ngày 30/5.
Đại học Johns Hopkins hiện ghi nhận 30.990 ca tử vong trong số 640.014 ca nhiễm nCoV tại Mỹ, tăng 2.664 ca so với hôm qua. Vùng dịch lớn nhất thế giới liên tục chứng kiến số người chết hàng ngày tăng kỷ lục trong hai ngày qua. Các ca tử vong được ghi nhận tại toàn bộ 50 bang, thủ đô Washington và các lãnh thổ khác của Mỹ.
Mỹ kêu gọi các nước triển khai các biện pháp cấp bách hạn chế thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19
Ngày 16/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới cần triển khai các biện pháp cấp bách để hạn chế thiệt hại kinh tế mà đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Anh khai trương bệnh viện dã chiến thứ hai điều trị COVID-19
Hoàng tử William của Vương quốc Anh đã khai trương bệnh viện dã chiến tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại trung tâm triển lãm của thành phố Birmingham.
Tác giả "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" qua đời vì nhiễm Covid-19
AFP đưa tin, nhà văn người Chile Luis Sepúlveda - tác giả cuốn sách nổi tiếng "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" đã qua đời tại một bệnh viện phía Bắc Tây Ban Nha sau 6 tuần kể từ khi xác nhận dương tính với virus corona chủng mới, hưởng thọ 70 tuổi.
Phu nhân Thủ tướng Abe bị chỉ trích vì đi chơi trong mùa dịch
Theo Japan Times, bà Akie Abe đã có chuyến đi riêng tới tỉnh Oita và tham gia vào tour du lịch nhóm vào giữa tháng 3, bất chấp khi đó Thủ tướng Abe đang cảnh báo cả nước về đại dịch Covid-19.
Đệ nhất phu nhân được cho là đã đến thăm đền Usa ở tỉnh Oita hôm 15/3 cùng với khoảng 50 người, và tham gia vào một nghi lễ của đạo Shinto.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Tây Ban Nha lên tới 19.130 người
Ngày 16/4, Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này đã tăng lên thành 19.130 người.
Theo Bộ Y tế, trong 24 giờ qua có thêm 551 bệnh nhân tử vong vì COVID-19, tăng so mức 523 một ngày trước đó. Tây Ban Nha ghi nhận thêm 5.183 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 182.816 ca.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 14/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO cảnh báo về số ca mắc COVID-19 tại châu Âu sắp chạm mốc 1 triệu
Ngày 16/4, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết, dù một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 đã ghi nhận những dấu hiệu lạc quan, nhưng số ca nhiễm mới vẫn đang tăng lên và sắp chạm mốc 1 triệu người chỉ riêng ở châu Âu.
Nga ghi nhận số lượng ca mắc Covid-19 kỷ lục trong vòng 24 giờ
Ngày 16/4, Trung tâm ứng phó khủng hoảng Nga đã xác nhận thêm 34 người tử vong và gần 3.500 trường hợp mới mắc Covid-19, mức tăng cao nhất về số lượng ca bệnh được ghi nhận trong vòng 24 giờ tại quốc gia này. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Nga hiện tại đã lên tới 28.000 ca.
Đến thời điểm này, thủ đô Moscow vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, với hơn 100 người tử vong, chiếm gần một nửa tổng số người chết do đại dịch Covid-19 ở Nga.
Nhiều nước tiếp tục tài trợ cho WHO sau quyết định của Mỹ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang nỗ lực đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn sau khi Mỹ ngừng viện trợ. Nhiều quốc gia cũng thông báo sẽ gia tăng đóng góp để Tổ chức y tế đa phương lớn nhất thế giới này có thể vận hành trong bối cảnh dịch Covid-19 không có dấu hiệu giảm nhiệt.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Time
Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho Tổ chức Y tế thế giới, đóng góp hơn 400 triệu USD trong năm 2019, chiếm khoảng 15% ngân sách của tổ chức. Quyết định cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới sẽ gây khó khăn cho Cơ quan của Liên hợp quốc đang cần nhiều nguồn lực hơn bao giờ hết để đi đầu trong phản ứng của toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19.
Công ty Mỹ tiêu huỷ 2 triệu con gà vì thiếu nhân viên mùa dịch COVID-19
Một công ty chế biến thịt gà ở Delaware (Mỹ) đang buộc phải tiêu huỷ tới 2 triệu con gà mà không thể bán thịt do nhân viên nghỉ vì mắc bệnh COVID-19 hoặc lo ngại lây nhiễm.
Ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về chuỗi cung cấp thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh. Ảnh: Daily Mail
Sự việc xảy ra trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ khi các nhà máy chế biến buộc phải đóng cửa vì dịch COVID-19, các lái xe tải e ngại di chuyển tới các "điểm nóng" và các nhà xuất khẩu thì vật lộn với tình trạng thiếu container đông lạnh. Một ổ dịch bùng phát tại nhà máy chế biến thịt của công ty Sioux Falls Argus ở bang Nam Dakota hiện ã trở thành cụm nhiễm đơn lẻ lớn nhất ở Mỹ với 644 ca nhiễm.
Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc do dịch COVID-19
Ngày 16/4, một quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng nước này Shinzo Abe đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong nỗ lực nhằm đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga Takadanobaba ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung Quốc mượn lời WHO bác nCoV 'từ phòng thí nghiệm'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định WHO từng nói không có bằng chứng nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán sau các cáo buộc từ phía Mỹ.
"Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nói rằng không có bằng chứng nào về việc nCoV được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trả lời trong cuộc họp báo thường ngày ở Bắc Kinh hôm nay, khi được hỏi về cáo buộc virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bình luận được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang xem xét kỹ lưỡng giả thuyết nCoV "lọt" ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc và là nơi dịch bệnh khởi phát cuối năm 2019.
Nhiều giả thuyết cho rằng một phòng thí nghiệm có tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo ở Vũ Hán đã khiến ai đó bị nhiễm virus và người này đã xuất hiện tại một khu chợ hải sản tươi sống gần đó, nơi nCoV bắt đầu lây lan. Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2 đã bác thông tin này.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nên để câu trả lời về nguồn gốc virus cho các nhà khoa học và chuyên gia y tế, đồng thời kêu gọi tất cả các bên hợp tác trong cuộc chiến chống Covid-19.
Tờ Washington Post hôm qua đưa tin các quan chức Mỹ đến thăm phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hồi tháng 1/2018 đã bày tỏ lo ngại về mức độ an toàn của cơ sở nghiên cứu virus corona có nguồn gốc từ dơi này. Theo bài báo, nhóm quan chức Mỹ cho rằng công việc nghiên cứu virus corona nguồn gốc từ dơi tại phòng thí nghiệm này có nguy cơ dẫn đến đại dịch mới giống SARS.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói "chúng tôi biết loại virus này bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc" và rằng Viện Virus học Vũ Hán chỉ nằm cách chợ hải sản Hoa Nam vài km.
"Chúng tôi thực sự cần chính phủ Trung Quốc cởi mở" và góp phần làm sáng tỏ chính xác cách thức virus lây lan, Pompeo nói. "Chính phủ Trung Quốc cần phải trung thực".
Mỗi người dân Nhật Bản có thể nhận 100.000 yên do dịch Covid-19
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình trong đại dịch Covid-19, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ trung bình mỗi người 100.000 Yen (tương đương 20 triệu VN đồng). Tuy nhiên, đó mới chỉ là dự thảo, trong khi đó, một số các địa phương đã mạnh tay chi lớn cho các doanh nghiêp vừa và nhỏ, gia đình khó khăn.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Viewers Corner News.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra gói hỗ trợ gần 1.000 tỷ USD bao gồm hỗ trợ cho các đối tượng doanh nghiệp, và hỗ trợ 300.000 Yen (tương đương 60 triệu đồng VN) cho gia đình bị giảm thu nhập. Tuy nhiên, hiện tại dự thảo phần hỗ trợ các gia đình bị giảm thu nhập có thể sẽ thay bằng kế hoạch cung cấp cho tất cả các đối tượng không phân biệt giàu, nghèo trung bình mỗi người 100.000 Yen (tương đương 20 triệu đồng Việt Nam).
Singapore thông báo thêm 447 ca nhiễm mới, kỷ lục mới trong 24 giờ, nâng tổng số lên 3.699.
Trong các ca nhiễm mới, 404 liên quan đến cụm dịch ở khu ký túc xá dành cho công nhân nước ngoài, 5 ca là lao động nước ngoài sống ở nơi khác, 38 ca lây trong cộng đồng và không có ca ngoại nhập. 68% ca nhiễm mới, tương đương 304, liên quan đến các cụm dịch đã biết.
Số người chết vì nCoV là 10, không tăng so với hôm trước.
Ca nhiễm mới, chủ yếu là lao động nước ngoài, tăng đáng kể trong những ngày qua một phần do nỗ lực xét nghiệm liên tục của giới chức y tế Singapore. Ca nhiễm mới "tăng từ mức trung bình 48 tuần trước lên 260 trong những ngày qua, phần lớn sống tại các ký túc xá", theo thông cáo của Bộ Y tế Singapore.
Đức ghi nhận thêm 2.866 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số người nhiễm lên hơn 130.000, trong đó gần 3.600 người tử vong.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết thêm 315 người chết do Covid-19 , nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 3.569.
RKI cũng báo báo tổng cộng 130.450 ca nhiễm trên toàn quốc, tăng 2.866 ca so với hôm qua. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Đức ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng trở lại sau 4 ngày giảm.
WHO cảnh báo đợt sóng chết người tiếp theo sẽ diễn ra ở châu Phi và Ấn Độ
"Đại dịch Covid-19 sẽ "hành quân" qua châu Phi (cận Sahara) và cả tiểu lục địa Ấn Độ giống như một trận tuyết lở" - GS Lawrence Gostin, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Cộng đồng và Nhân quyền của WHO, cảnh báo như vậy qua đài BBC.
GS Gostin nhấn mạnh: "Ngay cả khi Mỹ và Châu Âu kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 của họ, nếu có "cơn thịnh nộ" của dịch ở các nơi khác trên thế giới - với xã hội toàn cầu hiện nay mà chúng ta đang sống - nó sẽ quay trở lại châu Âu và Mỹ lần nữa. Trên thực tế, tôi có thể dự đoán rằng nếu dịch vượt khỏi tầm kiểm soát ở những quốc gia có thu nhập thấp, chúng ta sẽ thấy ở Mỹ và châu Âu có một đợt sóng dịch thứ hai, rồi thứ ba và thậm chí là đợt thứ tư của dịch Covid-19".
Nữ y tá 28 tuổi chết sau ca mổ bắt con khẩn cấp tại bệnh viện nơi cô đang công tác.
Mary Agyeiwaa Agyapong, y tá bệnh viện Luton & Dunstable ở hạt Bedfordshire, miền đông nước Anh, qua đời hôm 12/4. Cô đang mang thai những tháng cuối, được phát hiện dương tính với nCoV hôm 5/4 và nhập viện cấp cứu hai hôm sau để mổ bắt con.
Bộ trưởng Y tế Chile cho biết nước này coi người tử vong do nCoV là ca phục hồi vì họ "không còn lây nhiễm" cho người khác.
"Chúng tôi có 898 bệnh nhân không còn truyền nhiễm, không phải nguồn lây nhiễm cho người khác và chúng tôi tính họ vào những ca đã hồi phục", Bộ trưởng Y tế Chile Jaime Manalich cho biết tại buổi họp báo hôm 13/4. "Đây là những người đã kết thúc 14 ngày sau khi được chẩn đoán hoặc không may đã qua đời".
Cách tính ca phục hồi này khiến người dân Chile bị sốc, song Manalich khẳng định đây là phương pháp được các "chuyên gia quốc tế" khuyến nghị. Hiện chưa rõ đây là các chuyên gia quốc tế nào và Chile bắt đầu tính ca tử vong vào ca phục hồi từ khi nào.
Quan chức Mỹ từng cảnh báo nghiên cứu virus corona trên dơi ở Vũ Hán
Hai năm trước khi đại dịch Covid-19 càn quét khắp thế giới, các quan chức Đại sứ quán Mỹ đã đến thăm một cơ sở nghiên cứu tại thành phố Vũ Hán vài lần.
Họ đã gửi hai cảnh báo cho Washington về tính không an toàn tại phòng thí nghiệm đang tiến hành các nghiên cứu về virus corona trên dơi này.
Công nhân nhà tang lễ đưa xác của một người bị nghi là đã chết vì nhiễm virus corona từ một tòa nhà ở Vũ Hán ngày 1/2. Ảnh: AP.
Giờ đây, các điện tín ngoại giao này đã dẫn đến những tranh luận trong chính phủ Mỹ về việc liệu phòng thí nghiệm ở Vũ Hán có phải là nguồn gốc của virus corona hay không - dù bằng chứng thuyết phục vẫn chưa có hết.
Tính đến hết ngày 14/4, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 6.764 ca Covid-19 không triệu chứng, trong đó 588 trường hợp là các ca nhập cảnh.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại, việc kịp thời phát hiện các ca Covid-19 không có triệu chứng được xác định là một trong những trọng tâm phòng chống dịch của Trung Quốc hiện nay.
Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc vừa công bố số liệu ca Covid-19 không triệu chứng của nước này cho thấy, tính đến hết ngày 14/4, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 6.764 ca không triệu chứng, trong đó 588 trường hợp là các ca nhập cảnh và 1.297 trường hợp trong số đó chính thức trở thành người bệnh sau khi xuất hiện triệu chứng.
Covid-19: Tuyên bố chạm đỉnh dịch, Anh vẫn chưa dỡ bỏ phong tỏa
Chính phủ Anh đang chịu nhiều áp từ việc phải đưa ra một bản kế hoạch cụ thể về việc nước này có thể dỡ bỏ phong tỏa trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy đường cong dịch bệnh Covid-19 "đang được làm phẳng" tại Anh.
Ảnh minh họa: AP
Trên thực tế, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab – người đang tạm nắm quyền Thủ tướng thay ông Boris Johnson phải nghỉ điều trị Covid-19 – được cho là sẽ công bố kéo dài thời hạn phong tỏa thêm 3 tuần nữa vào ngày hôm nay 16/4 sau cuộc họp nhóm Cobra có sự tham gia của lãnh đạo Scotland, Wales và Bắc Ireland.
Tuy nhiên, nguồn tin từ Chính phủ Anh cho biết, việc ông Boris Johnson chưa thể nắm quyền trở lại đã khiến những nỗ lực trong việc hình thành một kế hoạch chung nhằm dỡ bỏ phong tỏa trên toàn nước Anh bị trì hoãn. Điều này xuất phát từ việc mỗi thành viên trong Nội các Anh lại hướng tới mục tiêu khác nhau liên quan đến việc dỡ bỏ phong tỏa.
Xấp xỉ 30% số y tá được khảo sát qua email nói rằng, họ có triệu chứng nhiễm SARS-Cov-2, virus corona mới gây dịch bệnh COVID-19, CNNngày 16/4 dẫn kết quả nghiên cứu của Đại học Điều dưỡng Tây Ban Nha .
Khoảng 75% số y tá được khảo sát tin rằng, họ bị phơi nhiễm ở nơi làm việc, với 35% quy trách nhiệm cho việc thiếu đồ bảo hộ cá nhân.
Chính phủ Tây Ban Nha nói rằng, đến nay, 27.758 nhân viên y tế có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona mới, chiếm khoảng 15% tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này. Một số nhân viên y tế, bao gồm bác sĩ đã tử vong.
Là cơ quan chuyên môn về nghề điều dưỡng ở Tây Ban Nha, Đại học Điều dưỡng Tây Ban Nha hiện có hơn 300.000 thành viên.
TT Trump lại "thổi bùng" nghi vấn virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán
Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tiếp tục "thổi bùng" nghi vấn rằng đại dịch Covid-19 bắt đầu khi mầm bệnh vô tình thoát khỏi ra từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc, nói rằng, càng ngày, câu chuyện này càng được biết đến nhiều hơn.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump nói thêm rằng ông không muốn tiết lộ cuộc trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về nghi vấn xuất phát từ phòng thí nghiệm.
Nhật kêu gọi toàn dân ở nhà sau cảnh báo 400.000 người chết
Nhật Bản kêu gọi người dân cả nước cách ly tại nhà sau khi một nghiên cứu cảnh báo 400.000 người có thể chết nếu buông lỏng nCoV.
Chính phủ Nhật Bản ngày 15/4 phát đi lời kêu gọi người dân trên toàn quốc ở yên trong nhà, thay vì chỉ áp dụng ở một số tỉnh thành như trước đây. Các biện pháp tăng cường nhằm ngăn Covid-19 lây lan được chính phủ Nhật triển khai gồm yêu cầu người dân tự cách ly tại nhà và các doanh nghiệp đóng cửa, song không đưa ra mức phạt hành chính hay các hình phạt cụ thể để bắt buộc tuân thủ.
Phát biểu tại họp giao ban chiều 15/4, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga kêu gọi người dân làm mọi thứ trong khả năng để giúp chính phủ đạt được mục tiêu ngăn nCoV lây lan.
Thông báo được đưa ra sau khi truyền thông Nhật dẫn một nghiên cứu mật của Bộ Y tế nước này, dự đoán số người tử vong vì Covid-19 ở Nhật có thể chạm mốc 400.000 nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Báo cáo cũng ước tính khoảng 850.000 người có thể cần tới máy thở.
Nhật chỉ tiến hành xét nghiệm những người có triệu chứng Covid-19. Nước này đã ghi nhận hơn 9.000 ca nhiễm, gồm cả du khách nhiễm nCoV trên tàu du lịch Diamond Princess, 200 người đã chết do dịch bệnh.
Số ca lây nhiễm có xu hướng gia tăng tại Nhật những tuần gần đây, đặc biệt là ở Tokyo. Chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô và 6 khu vực khác bao gồm Osaka, với mục tiêu cắt giảm 70% tương tác giữa người dân. Cả nước ghi nhận ít nhất 327 ca nhiễm mới hôm 15/4, trong đó Tokyo báo cáo 127 ca nhiễm mới.
Chủ tịch đảng Komeito Natsuo Yamaguchi tuyên bố đã "hối thúc Thủ tướng Abe đưa ra quyết định và gửi thông điệp đoàn kết mạnh mẽ tới người dân". Toshihiro Nikai, một thành viên hàng đầu thuộc đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông Abe, cũng kêu gọi hành động.
Thủ tướng Abe sẽ quyết định sớm nhất vào tuần tới về việc có nên gia hạn tình trạng khẩn cấp của chính phủ hay không, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế, theo hai nguồn thạo tin của Reuters.
Trung Quốc đại lục: ca nhiễm “nội địa” tăng, không ghi nhận ca tử vong mới
12 ca mắc Covid-19 trong nước được xác nhận tại khu vực tỉnh Quảng Đông, Hắc Long Giang và thành phố Bắc Kinh.
Sáng 16/4, Cơ quan y tế Trung Quốc đã ghi nhận thêm 46 trường hợp mới dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, tuy có xu hướng giảm so với số lượng 2 ngày trước, song trong đó có tới 12 trường hợp "nội địa", số lượng ca nội địa cao nhất trong khoảng 2 tuần gần đây được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục.
Phát ngôn viên chính phủ Indonesia, ông Achmad Yurianto ngày 15/4 công bố, Indonesia ghi nhận 5.316 ca mắc Covid-19, trong đó có 426 trường hợp tử vong. Hiện nay, Indonesia đã tiến hành xét nghiệm được 36.431 mẫu bệnh phẩm bằng phương thức PCR trong tổng số 270 triệu dân của đất nước này.
Giải mã về “cơn sốt” thuốc sốt rét trong cuộc chiến chống COVID-19
Hiện nay, nhiều nước đẩy mạnh nhập khẩu Hydroxychloroquine (HCQ) từ Ấn Độ, dẫn đến "cơn sốt" HCQ trên thị trường thế giới. Loại thuốc đặc trị bệnh sốt rét này đang được tán tụng như là một "thần dược" cho phép phòng ngừa và điều trị COVID-19, cho dù y học thực chứng về hiệu quả của loại thuốc này còn hạn chế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí coi HCQ sẽ là nhân tố làm "thay đổi cuộc chơi" trong cuộc chiến chống COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế trên khắp thế giới nhấn mạnh rằng không có bằng chứng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả HCQ, hiện nay có thể chữa trị hay ngăn ngừa sự lây nhiễm COVID-19. Song điều đó không ngăn cản các nước trên thế giới đề nghị Ấn Độ bán HCQ.
Covid-19: Ca mắc toàn cầu vượt mốc 2 triệu, Mỹ có ngày tang tóc nhất
Theo dữ liệu của Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 16/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 2.075.532 trường hợp, trong đó 134.286 trường hợp tử vong.
Một bệnh nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2 ở Washington, bang hiện có 11 ca tử vong vì Covid-19. Ảnh: Reuters.
Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc và tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 28.443 ca mắc và 2.396 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 641.813 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 28.443 trường hợp. Liên tiếp trong 3 ngày qua, Mỹ đều ghi nhận số ca tử vong vượt mốc 2.000.
Thị trưởng Muriel Bowser của thủ đô Mỹ Washington D.C đã gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 15/5. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt mục tiêu ngày 1/5 sẽ là ngày có thể nới lỏng biện pháp "cách ly tại nhà" trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump cho biết sẽ "ủy quyền" cho các thống đốc bang triển khai kế hoạch mở cửa trở lại các doanh nghiệp Mỹ vào thời điểm thích hợp.
Tại châu Âu, Người phát ngôn của Tổ chức WHO Margaret Harris cho biết diễn biến tình hình dịch Covid-19 vẫn là một bức tranh hỗn hợp. Ở một số nước như Italy và Tây Ban Nha diễn biến dịch đang chậm lại, trong khi ở một số nước khác đang gia tăng.
Số ca mắc Covid-19 mới tại Italy thấp nhất trong hơn 1 tháng
Con số do Cơ quan phòng vệ dân sự Italy công bố ngày 15/4 cho thấy số ca mắc Covid-19 mới tại Italy trong 24h qua là 2.667 ca. Đây là con số thấp nhất trong một ngày tại nước này kể từ ngày 13/3.
Thêm 761 ca tử vong trong ngày, dịch Covid-19 tại Anh đã chạm đỉnh?
Trong ngày 15/4, con số do Cơ quan Y tế quốc gia Anh công bố cho thấy, nước này tiếp tục ghi nhận số ca tử vong tương đương với 24h trước khi có thêm 761 bệnh nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19.
Ảnh minh họa
Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca tử vong tại Anh cao nhất trong số các nước tại châu Âu và tổng cộng đã có 12868 người thiệt mạng tại Anh từ đầu dịch, cao thứ 5 trên thế giới.
Nhận định về các diễn biến mới nhất của dịch Covid-19 tại Anh, Cố vấn trưởng Y tế của chính phủ Anh, ông Chris Whitty cho rằng nhiều khả năng dịch đã đạt đỉnh tại Anh. Tuy nhiên, ông Whitty cũng nhấn mạnh rằng số ca tử vong sẽ còn tăng trong những ngày tới và vẫn là quá sớm để nước Anh tính đến bước đi tiếp theo.
Số ca nhập viện vì Covid-19 tại Pháp lần đầu tiên giảm
Ngày 15/4, Bộ Y tế Pháp công bố số ca tử vong từ đầu mùa dịch tại nước này đã lên đến 17.167 ca, cao hơn 24 giờ trước tới 1.438 ca. Đây tiếp tục là con số cao kỷ lục được công bố sau 24 giờ.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, đây không hẳn là số ca tử vong trong vòng 1 ngày, mà là kết quả của việc cập nhật dữ liệu từ các trung tâm y tế xã hội, cùng số ca tử vong tại hệ thống các bệnh viện.
Mỹ thay đổi cách thống kê các ca nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19
Theo cách tính mới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) sẽ tính cả các trường hợp đã được xác nhận và có thể liên quan tới Covid-19 thay vì chỉ thống kê các ca đã được xác nhận và được cho là dương tính với Covid-19.
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ đã vượt qua đỉnh dịch Covid-19
Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày cùng Nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: "Trong khi chúng ta vẫn phải cảnh giác, rõ ràng chiến lược chống dịch bệnh mạnh mẽ đang phát huy tác dụng.
Số ca nhiễm mới đang giảm trên toàn bộ vùng đô thị New York. Trong khi đó đồ thị về số ca mắc bệnh tại khu vực đô thị Denver và Detroit đang nằm ngang. Washington DC, Baltimore, Philadelphia và St. Louis đang cho thấy những dấu hiệu tiến triển lớn. Số ca mắc mới tại thành phố New Orlean cũng đang giảm. Cuộc chiến vẫn tiếp tục, nhưng dữ liệu cho thấy rằng trên toàn quốc chúng ta đã vượt qua đỉnh điểm về các trường hợp mắc bệnh mới".
Người dân New York phải sử dụng khẩu trang ở nơi công cộng
Theo sắc lệnh hành pháp do Thống đốc bang Andrew Cuomo ký ban hành ngày 15/4, toàn bộ người dân New York phải dùng khẩu trang ở những nơi công cộng khi không thể thực hiện giãn cách xã hội. Quy định này sẽ có hiệu từ ngày 18/4 tới để người dân có thời gian chuẩn bị mặc dù trên tinh thần tự nguyện.
WHO có đáng bị đổ lỗi và hệ quả từ quyết định cắt tài trợ của Trump
Ngày 25/2, Tổng thống Trump khen ngợi trên Twitter rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang "làm việc chăm chỉ và rất thông minh" trong phản ứng với dịch Covid-19. Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau, nhà lãnh đạo Mỹ đã chuyển hướng cáo buộc cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc này phản ứng quá chậm chạp trước sự lan rộng của đại dịch Covid-19, đồng thời đưa ra khuyến cao sai lầm về lệnh cấm đi lại, cũng như thể hiện sự "thiên vị" đối với Trung Quốc.
WHO không hoàn hảo nhưng dường như không hoàn toàn sai, quyết định của ông Trump cắt ngân sách cho tổ chức này có thể tạo ra hệ quả khó lường. Ảnh: Reuters
Ngày 14/4, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tạm dừng đóng góp ngân sách cho tổ chức này. Câu hỏi đặt ra là WHO có đáng bị đổ hết cho toàn bộ sai lầm và hệ quả từ động thái bất ngờ này của Tổng thống Trump là gì?
Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết 15/4: Khu vực gần 1.000 ca tử vong, Lào giãn cách xã hội thêm 14 ngày
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới hết ngày 15/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có 22.629 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 959 ca tử vong. Các nước tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa.
Hơn một nửa số ca tử vong ở Bỉ là tại các viện dưỡng lão
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn số liệu công bố ngày 15/4 cho thấy các viện dưỡng lão chiếm hơn một nửa số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Bỉ.
Cụ thể, tổng số ca nhiễm và tử vong tại Bỉ lần lượt là 33.573 và 4.440 ca. Đáng chú ý, 46% trong tổng số ca tử vong là những người sống tại các viện dưỡng lão. Chỉ riêng ngày 14/4, có tới 63% trong tổng số 283 ca tử vong do COVID-19 là tại các cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi.
Đến 22h ngày 15/4, thế giới đã vượt mốc 2 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo thống kê trên trang mạng worldometers.info, đến 22h00 ngày 15/4 theo giờ Việt Nam, thế giới có tổng cộng 2.025.004 ca nhiễm, 128.978 ca tử vong trong khi 492.763 ca đã hồi phục.
Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, lần lượt là 615.406 ca và 26.164 ca. Có dấu hiệu cho thấy quốc gia này đã bước qua giai đoạn đỉnh dịch, khi chỉ ghi nhận thêm 360 ca nhiễm mới và 17 ca tử vong trong ngày.
Bệnh nhân cao tuổi nhất nước Anh phục hồi sau khi mắc COVID-19
Theo trang mạng uk.news.yahoo.com, cụ bà Connie Titchen, 106 tuổi, đã trở thành công dân Anh cao tuổi nhất bình phục sau khi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các nhà khoa học Đại học Harvard (Mỹ): Có thể cần kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội đến năm 2022
Tiến hành phân tích đường cong của đại dịch COVID-19, các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) nhận định việc các nước áp đặt lệnh phong tỏa hay giãn cách xã hội một lần sẽ không thể ngăn chặn được dịch bệnh mà diễn biến thực tế đòi hỏi các biện pháp này được triển khai nhiều lần tới tận năm 2022.
WHO khuyến cáo thận trọng khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế
Ngày 15/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo những quốc gia nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan nên đợi ít nhất 2 tuần để đánh giá tác động của những thay đổi này trước khi tiến hành các bước đi tiếp theo.
EU cân nhắc mạnh tay đầu tư kích thích tăng trưởng
Ngày 15/4, giới chức Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố gói ngân sách dài hạn trong thời gian tới của liên minh cần được sử dụng để hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 16/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Vì sao thế giới choáng váng khi Mỹ tuyên bố dừng tài trợ cho WHO?
Tổng thống Donald Trump hôm nay khiến các nhà lãnh đạo quốc tế không khỏi choáng váng khi bất ngờ tuyên bố sẽ tạm dừng tài trợ Tổ chức Thế giới (WHO) giữa đại dịch COVID-19.
Tồn tại 1 giờ ở 60 độ C, chỉ số lây nhiễm cao gấp đôi ước tính ban đầu, điều hòa không khí giúp virus phát tán, 1 người nhiễm lây cho 5,7 người... là một số phát hiện mới về virus corona chủng mới.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi dân chúng hy sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm nCoV. Ông Lý cảnh báo chỉ cần một số không tuân thủ, toàn bộ những "bất tiện, đau đớn và hy sinh" mà dân Singapore phải trải qua sẽ thành vô nghĩa.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là những nước Đông Nam Á chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19.
Các quốc gia chạy đua thử nghiệm vaccine phòng ngừa Covid-19
Trong thông báo được đưa ra ngày 14/4, Cơ quan phối hợp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết, hai loại vaccine do Công ty nghiên cứu và phát triển dược phẩm Sinovac có trụ sở ở Bắc Kinh phối hợp với Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất. Những thử nghiệm lâm sàng 2 loại vaccine này đã được khởi động.
Trong khi đó, ngày 14/4, bà Jennifer Haller, người đầu tiên ở Mỹ được tiêm thử nghiệm một mũi vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng đã trở lại phòng khám ở thành phố Seattle, bang Washington để tiêm mũi thử nghiệm thứ hai. Trước đó, bà Haller đã được tiêm mũi thử nghiệm đầu tiên của vaccine mRNA-1273 hôm 16/3. Vaccine mRNA-1273 là sản phẩm do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) và công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác nghiên cứu và phát triển. Do áp dụng công nghệ mới, vaccine này không chứa virus nên những người này không thể bị nhiễm bệnh do tiêm.
Kinh tế Đức có thể suy thoái tới giữa năm nay do dịch COVID-19
Trong tháng Ba vừa qua, nền kinh tế Đức đã chìm vào suy thoái khi sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có khả năng kéo dài tới giữa năm nay.
Người dân xếp hàng bên ngoài siêu thị ở Berlin, Đức ngày 23/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Tây Ban Nha tiếp tục giảm
Ngày 15/4, quốc gia châu Âu này ghi nhận thêm 523 ca tử vong, giảm so với 567 ca của ngày trước đó. Như vậy, tính tới nay, Tây Ban Nha ghi nhận 18.579 ca tử vong do mắc COVID-19, trong khi tổng số người nhiễm bệnh là 177.633.
Lào gia hạn biện pháp giãn cách xã hội thêm 14 ngày
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ngày 15/4 thông báo chính phủ nước này đã quyết định kéo dài hiệu lực của Chỉ thị 06/TTg về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm việc gia hạn thời gian giãn cách xã hội thêm 14 ngày.
Nằm cạnh 'ổ dịch' lớn nhất châu Âu, vì sao Bồ Đào Nha có số người tử vong vì nhiễm Covid-19 thấp hơn hàng xóm đến 32 lần?
"Điểm khác biệt của Bồ Đào Nha là chúng tôi có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị. Chúng tôi nghĩ mình đang theo sau diễn tiến dịch bệnh ở Italy khoảng 3 tuần và sau Tây Ban Nha chỉ 1,5 tuần; vì vậy chúng tôi tận dụng từng ngày trôi qua để chuẩn bị sẵn sàng" - bác sĩ Froes cho biết với đài Euronews.
"Tôi nghĩ yếu tố mấu chốt chính là tinh thần chuẩn bị chiến đấu của các nhân viên y tế" - vị chuyên gia nói thêm.
Palestine ghi nhận 60 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên tới 329 người, trong đó có 2 ca tử vong.
Người phát ngôn Chính phủ Palestine Ibrahim Melhem cho biết các trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận qua các cuộc kiểm tra y tế đặc biệt được tiến hành tại các phòng thí nghiệm ở Ramallah, Bethlehem và Dải Gaza.
Nhiều nước nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng, chống dịch COVID-19
Sau hơn một tháng đóng cửa để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2, ngày 15/4, Đan Mạch đã bắt đầu mở cửa trở lại các trường học. Đây là quốc gia đầu tiên tại châu Âu quyết định mở cửa lại trường học.
Thủ tướng New Zealand tự giảm 20% lương vì dịch Covid-19
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cùng các quan chức chính phủ sẽ giảm 20% lương trong 6 tháng tới nhằm chia sẻ khó khăn với đất nước trong đại dịch Covid-19 .
Thủ tướng Jacinda Ardern chấp nhận giảm 20% lương để chia sẻ cùng đất nước. Ảnh: Reuters
Thử nghiệm dùng thuốc sốt rét để chữa COVID-19: Rối loạn nhịp tim, tử vong
Các nhà khoa học khắp thế giới đang tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của hai loại thuốc chữa sốt rét chloroquine và hydroxychloroquine nhưng mới đây được một số nước thí điểm dùng cho bệnh nhân COVID-19.
Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
Sau một tháng thực hiện cách ly xã hội, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối 13/4 một lần nữa lại xuất hiện trên truyền hình để công bố việc kéo dài thời hạn cách ly đến 11/5. Trong cộng đồng người Việt tại Pháp, nhiều người đối mặt với không ít khó khăn với diễn biến mới này.
'ATM gạo' của Việt Nam làm dậy sóng truyền thông quốc tế
Những cây ATM cung cấp gạo miễn phí cho bà con bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã xuất hiện tại nhiều nơi từ Nam ra Bắc ở Việt Nam. Nghĩa cử ấm áp tình người, bác ái đó đã khiến truyền thông quốc tế ngỡ ngàng và dành không ít lời khen ngợi.
Người dân đến nhận gạo tại cây ATM gạo. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Biến chủng SARS-CoV-2 ở Ấn Độ đe dọa nỗ lực điều chế vaccine
Virus ở một bệnh nhân mắc Covid-19 được phân lập tại Ấn Độ mang một biến chủng có thể khiến những nỗ lực điều chế vaccine chống Covid-19 trên thế giới hiện nay "xôi hỏng bỏng không", các nhà nghiên cứu tại Australia và Đài Loan (Trung Quốc) cảnh báo.
Hoang mang trong ngày đầu Tây Ban Nha nới phong tỏa
Trong động thái đầu tiên nhằm nới lỏng lệnh phong tỏa được ban bố từ tháng trước, chính phủ Tây Ban Nha hôm 13/4 bắt đầu cho phép các lao động trong ngành xây dựng và sản xuất quay lại làm việc theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn. Đây là một bước tiến nhỏ hướng tới nỗ lực tái khởi động nền kinh tế bị đại dịch làm suy yếu.
Cảnh sát kiểm tra giấy tờ của một hành khách ở ga Barcelona Sants, thành phố Barcelona, hôm14/4. Ảnh: Bloomberg
Thái Lan gia hạn cấm chuyến bay chở khách nhập cảnh
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Cơ quan Hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT) ngày 15/4 đã quyết định kéo dài lệnh cấm các chuyến bay chở khách nhập cảnh nước này đến 30/4 tới, trừ các chuyến bay chở người Thái về nước và một số chuyến bay khác phục vụ công tác kiểm soát đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Cảnh vắng vẻ do dịch COVID-19 tại sân bay Don Mueang ở Bangkok, Thái Lan, ngày 22/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội đồng Lập pháp thành phố St. Petersburg cảm ơn cộng đồng người Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, trên trang cá nhân, ông Kushchak bày tỏ lời cảm ơn những người bạn Việt Nam đã hỗ trợ Bệnh viện Pokrovsk trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Ông ca ngợi Việt Nam hiện là một trong những điển hình về phòng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Đại diện cộng đồng người Việt Nam ở St. Petersburg chuyển tất y tế chuyên dụng tặng Bệnh viện Pokrovsk. Ảnh: TTXVN phát
Trung Quốc: Thêm 2 vắc-xin Covid-19 được thử trên người
Truyền thông Trung Quốc hôm 14-4 đưa tin nước này đã cho phép thử nghiệm trên người đối với 2 loại vắc-xin của Công ty Sinovac Biotech và Viện Sinh phẩm Vũ Hán. Vào tháng rồi, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho cuộc thử nghiệm lâm sàng một loại vắc-xin Covid-19 khác do Công ty CanSino Bio và Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc bắt tay phát triển.
Séc công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế trong 5 giai đoạn
Phó Thủ tướng Cộng hòa Séc Karel Havlicek cho biết, kế hoạch nới lỏng của chính phủ sẽ bắt đầu từ tuần tới và gồm năm giai đoạn, hai giai đoạn đầu sẽ cách nhau một tuần, các giai đoạn sau sẽ cách nhau hai tuần và kết thúc vào đầu tháng 6.
Các tuyến phố trung tâm tại vắng người vì dịch Covid-19.
Đài NHK của Nhật Bản đăng tin về ATM gạo tại Việt Nam
NHK thông tin rằng, trước tình hình dịch bệnh lan rộng, nhằm giúp đỡ những người gặp khó khăn trong sinh hoạt do bị ngừng việc, một loại máy cung cấp gạo tự động miễn phí đã được lắp đặt tại nhiều tuyến bố tại một số địa phương tại Việt Nam. Hoạt động giúp đỡ này do một số doanh nghiệp của Việt Nam thực hiện.
Trump cắt ngân sách cho WHO giữa đại dịch Covid-19: Giọt nước tràn ly?
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo chính quyền của ông sẽ tạm dừng cấp kinh phí cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi cho rằng tổ chức này đã tin tưởng những khẳng định của Trung Quốc về virus SARS-CoV-2 một cách vô căn cứ và đã không chia sẻ thông tin đầy đủ về dịch Covid-19 khi dịch bệnh này lan rộng.
Tổng thống Trump phát biểu tại Vườn Hồng, Nhà Trắng ở Wasshington, Mỹ ngày 14/4/2020. Ảnh: Reuters
"WHO không thể làm tròn nghĩa vụ cơ bản của mình và tổ chức này phải chịu trách nhiệm. Dịch bệnh lẽ ra phải được ngăn chặn từ nguồn khởi phát của nó nếu tổ chức này sớm có phản ứng hợp lý", Tổng thống Trump khẳng định.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào việc dừng cấp kinh phí cho WHO sẽ có hiệu lực và Tổng thống Trump có quyền hạn đến đâu trong vấn đề cần Quốc hội thông qua này. Mỹ đã đóng góp 893 triệu USD cho các chiến dịch của WHO trong 2 năm gần đây. Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump cho hay việc tạm dừng cấp kinh phí cho WHO sẽ thực hiện trong 60 ngày.
Xuất hiện ca tử vong đầu tiên trên thế giới nghi do lây nhiễm Covid-19 từ thi thể người chết
Giới khoa học tại Thái Lan mới đây đã xác định được trường hợp đầu tiên tử vong vì Covid-19 do lây nhiễm virus corona từ thi thể người chết. Sự việc được ghi nhận trong báo cáo đăng tải trên tạp chí khoa học Journal of Forensic and Legal Medicine.
Cụ thể, báo cáo được viết bởi nhà nghiên cứu Won Sriwijitalai từ Trung tâm y tế RVT (Bangkok, Thái Lan), và Viroj Wiwanitkit từ ĐH Y Hải Nam (Trung Quốc), về một nạn nhân là bác sĩ pháp y tại Bangkok. Đây là báo cáo đầu tiên về việc "lây nhiễm và tử vong vì Covid-19 đầu tiên trong đơn vị pháp y", cũng là trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh và thiệt mạng vì thi thể của người bệnh trên thế giới.
Sợ lây bệnh, dân làng Indonesia không cho chôn cất nữ y tá qua đời vì nhiễm Covid-19
Đầu tháng 4 vừa qua, nữ y tá NK (38 tuổi) đã qua đời vì nhiễm Covid-19 trong lúc công tác tại bệnh viện Kariadi. Gia đình mong muốn có thể an táng cô bên cạnh phần mộ của bố, nằm ở làng Sewakul, thành phố Semarang, tỉnh Trung Java.
Tuy nhiên vào trưa ngày 9/4, khi người thân cùng các đồng nghiệp chuẩn bị hạ huyệt thì dân làng Sewakul đồng loạt kéo tới. Trưởng làng Purbo cho biết, họ nhất quyết ngăn cản việc chôn cất do sợ lây nhiễm virus corona. Cuối cùng, tang quyến đành phải đưa di hài nữ y tá đến Bergota - nghĩa trang công cộng lớn nhất thành phố.
Ảnh cắt từ clip cho thấy dân làng ngăn cản việc chôn cất nữ y tá, khiến đoàn xe tang phải rời đi (Ảnh: Suara)
Các hình ảnh và clip ghi lại sự việc ngày hôm đó vẫn đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng dân làng thiếu tôn trọng nhân viên y tế - những người đã hi sinh mồ hôi nước mắt, thậm chí là cả sinh mạng để bảo vệ cộng đồng khỏi đại dịch Covid-19.
"Cách đối xử này không nhân văn chút nào" - tài khoản @ForzaPSIS viết trên Twitter, ngay dưới video một người làng Sewakul tỏ ra hài lòng khi việc chôn cất bị hủy bỏ.
Trung tâm thông tin và Y học thuộc Bộ Y tế Lào cho biết, người được xuất viện là bệnh nhân số 12, nữ du học sinh 20 tuổi trở về từ Vương Quốc Anh. Bệnh nhân này được xác định dương tính và nhập viện Mittaphab hôm 6/4. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần hai, hôm qua 14/4, bệnh nhân đã được xuất viện trong niềm hân hoan của các bác sĩ và gia đình.
Lào đã có bệnh nhân Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh và được xuất viện.
Trong số 50 mẫu xét nghiệm được Bộ Y tế Lào thực hiện ngày 13/4 gồm 6 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân Covid-19 và 44 trường hợp nghi nhiễm đã không ghi nhận thêm ca dương tính nào. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, Lào không ghi nhận thêm ca mắc mới. Qua đó, duy trì tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 của Lào là 19 trường hợp.
Kinh tế Anh có thể suy thoái nặng nhất trong 3 thế kỷ do dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 tiếp tục có những tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ của dân chúng cũng như tăng trưởng kinh tế của nước Anh, khi nước này có thêm 778 nạn nhân thiệt mạng đồng thời các dự báo kinh tế cho thấy nước Anh có thể rơi vào đợt suy thoái lớn nhất trong vòng 3 thế kỷ.
Anh đang đứng trước nguy cơ trở thành địa điểm tiếp theo ở châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Ảnh Reuters.
Trong ngày 14/4, nước Anh ghi nhận thêm 778 nạn nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19 trong vòng 24h, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 12.107 người. Số ca nhiễm chính thức thông qua xét nghiệm cũng đã lên tới gần 94.000 người.
Đây tiếp tục là ngày mà số nạn nhân tử vong vì Covid-19 tại Anh cao nhất trong số các nước châu Âu. Điều đáng ngại, là theo báo cáo do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) đưa ra trong ngày 14/4, số nạn nhân thực tế cao hơn khoảng 15% so với con số do Cơ quan Y tế quốc gia Anh công bố.
Theo người đứng đầu Cơ quan giám sát và bảo vệ quyền lợi, sức khoẻ người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor), bà Anna Popova cho biết số ca bị mắc Covid-19 tại Nga mà không có triệu chứng rõ ràng chiếm 30% trong tổng số hơn 21.000 ca bệnh hiện nay.
Người đứng đầu Cơ quan giám sát và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) Anna Popova. Ảnh: Tass
Theo bà Anna Popova, hiện nay Nga đã tiến hành xét nghiệm rộng rãi đối với người dân, kể cả người nghi nhiễm và người khoẻ mạnh. Đây là lý do khiến tỷ lệ người nhiễm virus Sars-CoV-2 không có triệu chứng gia tăng.
Có tới 20% số ca mắc Covid-19 ở Mỹ là các nhân viên y tế
Người dân ở New York đeo khẩu trang phòng ngừa dịch COVID-19 ngày 3/4. Ảnh: THX/TTXVN
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 14/4 đã công bố dữ liệu quốc gia đầu tiên về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với các nhân viên y tế ở nước này.
Phó giám đốc CDC Ann Schuchat cho biết 10-20% số ca mắc Covid-19 là nhân viên y tế. Bà Schuchat cho rằng thông tin này tuy mới nhưng không quá bất ngờ vì các nhân viên y tế cũng là những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở những nước là điểm nóng về Covid-19 như Tây Ban Nha và Italia.
Bà chủ gốc Việt tự tay chuẩn bị hàng trăm suất cơm mang hương vị Việt Nam tặng các y bác sĩ Mỹ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19
Hiểu được sự vất vả của các y bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Mỹ, nhiều nhà hàng tại thành phố San Jose, tiểu bang California (Mỹ) đã tình nguyện ủng hộ đồ ăn cho đội ngũ y tế, và trong số đó có một nhà hàng do người gốc Việt sở hữu.
Cụ thể, ở South Bay, bà Helen Nguyen đã dùng cửa hàng ở Cupertino của mình để làm hàng trăm suất cơm thuần Việt dành tặng cho bệnh viện Kaiser Santa Clara, El Camino tại Mountain View và cả bệnh viện O'Connorm, trung tâm y tế khu vực Valley. Tất cả đều thuộc thành phố San Jose.
Bà chủ Helen Nguyen tự tay chuẩn bị đồ ăn cho các y bác sĩ đang chống dịch Covid-19 ở Mỹ
Được biết, chương trình của họ được tổ chức 4 ngày trong tuần, gồm thứ 2, 3, 5 và 6. Thứ 4 nhà hàng sẽ đóng cửa để dọn dẹp vệ sinh.
Covid-19: Mỹ hoãn tài trợ WHO, thế giới có thể “bốc hơi” 9.000 tỉ USD
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Trump cho rằng WHO đã "thất bại khi thực hiện nhiệm vụ cơ bản và phải chịu trách nhiệm".
Ông Trump cáo buộc WHO đã lan truyền "thông tin sai lệch" của Trung Quốc về virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) dẫn đến sự lây lan rộng lớn.
Theo ông Trump, WHO đã không minh bạch về dịch bệnh và Mỹ sẽ thảo luận về những gì cần làm với số tiền tài trợ cho WHO. Mỹ vốn là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, đã đóng góp 400 triệu USD cho tổ chức này vào năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo chính phủ tạm ngưng tài trợ cho WHO vì cách xử lý khủng hoảng đại dịch. Ảnh: Reuters
Ông Trump nhấn mạnh: "Với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, chúng tôi vô cùng lo ngại liệu sự hào phóng của Mỹ có được sử dụng tốt nhất có thể hay không".
Cập nhật Covid-19: Thế giới thêm 68.252 ca mắc và 6.448 ca tử vong
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 15/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 1.992.189 trường hợp, trong đó 126.066 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 467.207 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 210 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Số ca mắc Covid-19 ở Pháp vượt mốc 100.000, ca tử vong cao kỷ lục
Trong vòng 24 giờ, nước Pháp tiếp tục ghi nhận 762 ca tử vong liên quan dịch Covid-19 tại hệ thống bệnh viện và các trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Đây là con số cao nhất kể từ đầu mùa dịch. Như vậy, số ca tử vong từ đầu mùa dịch đã là 15.729 người. Trong khi đó, tính đến tối thứ Ba, 14/4, số người được xác định dương tính với Sars-CoV-2 thông qua xét nghiệm tại Pháp đã vượt mốc 100.000 người, lên con số 103.573, với gần 5.500 trường hợp được phát hiện mới trong 24 giờ.
Số người chết vì virus corona ở New York chạm tới con số 10.367
Thống đốc bang New York Andrew M. Cuomo hôm 13/4 cho biết bang tâm dịch lớn nhất của Mỹ này đã ghi nhận 671 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số người chết vì virus corona tại đây lên tới 10.056.
Tuy nhiên, với số ca tử vong xuống thấp hơn mức đỉnh điểm của tuần trước ngày thứ tư liên tiếp và số ca nhập viện mới ở mức thấp nhất trong hai tuần, ông Cuomo nói: "Tôi nghĩ rằng bạn có thể nói 'điều tồi tệ nhất qua rồi'".
Nhân viên y tế bên ngoài bệnh viện Langone ở New York. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, cuộc tranh cãi giữa Thống đốc Cuomo và Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio về việc đóng cửa trường học đến hết năm học đang tiếp tục kéo sang ngày thứ ba.
Đại dịch Covid-19 là cú sốc lớn với nền kinh tế lớn nhất thế giới và thay đổi hoàn toàn cuộc sống thường ngày của người dân Mỹ. Một trong những tác động dễ thấy nhất là cách người Mỹ chi tiêu.
Chỉ trong vỏn vẹn vài tuần, các ngành kinh tế trụ cột của Mỹ gần như tê liệt. Các sân bay, nhà hàng, trung tâm mua sắm đột nhiên trống rỗng. Ở nhiều bang, hàng loạt sân golf và cửa hàng bán đồ xa xỉ bị yêu cầu đóng cửa.
Dịch virus corona khiến chi tiêu của người Mỹ thay đổi. Ảnh: New York Times.
"Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến mức giảm chi tiêu mạnh đến vậy", New York Times dẫn lời nhà kinh tế Luke Tilley thuộc Wilmington Trust nhận định.
New York Times mô tả tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Mỹ thông qua các biểu đồ dựa trên dữ liệu của Earnest Research. Theo đó, những công ty như Walmart, Amazon và Uber Eats chứng kiến doanh thu tăng đột biến. Tuy nhiên, doanh thu của một số doanh nghiệp khác gần như bằng 0.
Cây "ATM Gạo" phát chẩn cho người nghèo giữa đại dịch Covid-19 của Việt Nam xuất hiện trên báo quốc tế
Một doanh nhân người Việt ở TP.HCM đã phát minh ra cỗ máy phát gạo tự động, hoàn toàn miễn phí cho những người nghèo ở đây, trong thời điểm Việt Nam đang thực hiện giãn cách xã hội trên toàn quốc để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 - tờ báo Reuters nổi tiếng của Anh viết.
Tính đến ngày 13/04, Việt Nam ghi nhận được 262 ca nhiễm và chưa có trường hợp tử vong. Tuy vậy, sau gần 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội từ 31/03, nhiều nhà hàng, quán xã và đơn vị kinh doanh nhỏ đã buộc phải đóng cửa. Điều này khiến rất nhiều người lao động bị mất việc hoặc phải nghỉ việc tạm thời.
Chồng của bà Nguyen Thi Ly cũng nằm trong số đó, ông vừa bị mất việc.
Những người đến xếp hàng lấy gạo sẽ đứng vào vị trí được định sẵn để đảm bảo khoảng cách an toàn cần thiết.
Các nước Đông Nam Á ghi nhận 20.001 ca nhiễm nCoV, tăng 769 ca trong một ngày, trong đó 844 người đã tử vong.
Bộ Y tế Philippines hôm nay cho biết thêm 284 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm lên 4.932, trong đó 315 người chết, tăng 18 người so với hôm trước. Với số liệu mới, Philippines vượt Malaysia trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
Malaysia thông báo số ca nhiễm tăng 134, giảm nhẹ so với mức 153 hôm trước, tổng số ca nhiễm là 4.187. Nước này ghi nhận thêm một người chết vì Covid-19, là tín đồ từng tham gia buổi cầu nguyện làm bùng phát đại dịch hồi cuối tháng 2. Số người chết vì nCoV tại nước này hiện là 77.
Thêm 26 người chết tại Indonesia, nâng tổng số ca tử vong lên 399, cao nhất Đông Nam Á. Nước này xác nhận 316 ca nhiễm mới, mức tăng cao nhất tại khu vực trong 24 giờ qua, tổng số ca nhiễm là 4.557.
Giới chức y tế Thái Lan cho biết thêm 28 ca nhiễm, nâng tổng số lên 2.579, trong đó 40 người chết, tăng hai người so với hôm trước. Phát ngôn viên Trung tâm Quản lý Tình hình Covid-19 Taweesin Wisanuyothin cho biết phần lớn các ca nhiễm mới được ghi nhận tại thủ đô Bangkok, trong đó có ba người từng đến Indonesia để tham gia buổi tụ họp tôn giáo hồi tháng 3.
Singapore hôm nay chưa công bố số ca nhiễm và chết vì nCoV. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là những nước Đông Nam Á chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19.
Quốc gia
Ca nhiễm mới
Tổng ca nhiễm
Ca tử vong mới
Tổng ca tử vong
Philippines
284
4.932
18
315
Malaysia
134
4.817
1
77
Indonesia
316
4.557
26
399
Thái Lan
28
2.579
2
40
Singapore
0
2.532
0
8
Việt Nam
2
262
0
0
Brunei
0
136
0
1
Campuchia
0
122
0
0
Myanmar
3
41
1
4
Lào
0
19
0
0
Đông Timor
2
4
0
0
Tổng
769
20.001
48
844
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,8 triệu ca nhiễm nCoV, gần 115.000 người chết và hơn 431.000 người đã hồi phục.
Tây Ban Nha xác nhận thêm 517 người chết trong 24 giờ qua, giảm nhẹ so với một ngày trước đó, nâng tổng ca tử vong vì nCoV lên 17.489.
Số ca nhiễm mới được Tây Ban Nha ghi nhận trong 24 giờ qua là 3.477, nâng tổng số ca nhiễm lên 169.496, trong đó 64.727 người đã hồi phục. Nước này đang là vùng dịch lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ với gần 558.000 ca nhiễm.
Chính phủ Tây Ban Nha đã cho phép một số doanh nghiệp sản xuất và xây dựng hoạt động trở lại. Tuy nhiên, phần lớn dân cư vẫn được yêu cầu ở trong nhà, các cửa hàng không thiết yếu và nơi công cộng sẽ tiếp tục đóng cửa đến ngày 26/4.
Thái Lan đón Tết cổ truyền té nước Songkran trong lặng lẽ
Ngày 13/4, theo truyền thống của Thái Lan là ngày đầu tiên Tết té nước cổ truyền Songkran. Khác với không khí tưng bừng vui nhộn mọi năm, năm nay do dịch Covid-19, chính phủ Thái Lan đã ra lệnh ngừng tổ chức lễ chính vì thế không khí của ngày Tết quan trọng nhất tại Thái Lan rất ảm đạm.
Năm nay người dân Thái Lan lần đầu tiên đón cái Tết té nước cổ truyền theo một cách rất khác lạ, họ ở trong nhà, không huyên náo, những người đi làm xa không trở về đoàn tụ với gia đình và đặc biệt cảnh té nước đến ướt sũng người khác không còn diễn ra. Tất cả đều bình thường như bao ngày khác bởi chính phủ đã huỷ bỏ tổ chức ngày Tết, một trong những động thái nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 đang bùng phát.
Châu Á “căng mình” ứng phó nguy cơ “làn sóng thứ 2” của dịch Covid-19
Trong khi Trung Quốc hôm qua (12/4) chứng kiến số ca mắc mới lần đầu tiên vượt mốc 100 trong 5 tuần trở lại đây, thì Hàn Quốc ghi nhận tới hàng chục ca đã khỏi bệnh "dương tính" trở lại. Singapore, một trong những nước được xem là hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19 cũng đang phải "căng mình" đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 2.
Sinh viên Hong Kong từ London trở về nhà hôm 17/3, trước khi đặc khu này siết chặt quy định nhập cảnh. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc, nơi đầu tiên khởi phát Covid-19, vẫn đang phải sống trong sự lo ngại dịch bệnh bùng phát trở lại. Cơ quan y tế nước này hôm nay xác nhận 108 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn là các ca "nhập khẩu". Đây có thể xem là một kỷ lục bởi lần đầu tiên trong 5 tuần qua Trung Quốc chứng kiến số ca mắc mới trong ngày vượt quá con số 100, bất chấp các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt như đóng cửa biên giới, giảm các chuyến bay quốc tế, giám sát chặt chẽ hay cách ly bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh. Như vậy tới nay, tại Trung Quốc đã có hơn 1.300 ca mắc "nhập khẩu", trên tổng số hơn 82.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này.
Thủ tướng Ấn Độ sẽ thông báo kế hoạch kéo dài lệnh phong tỏa vào 14/4
Trong một thông báo trên Twitter cá nhân chiều nay (13/04), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, ông sẽ có bài phát biểu trên truyền hình vào 10h sáng mai (14/4 - theo giờ địa phương), thông báo về kế hoạch cụ thể gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters.
Bài phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ được thực hiện vào ngày cuối cùng của đợt phong tỏa toàn quốc kéo dài 21 ngày. Ông Modi thông báo lệnh thi hành phong tỏa toàn quốc, giãn cách xã hội vào tối 24/3 cũng trong một thông điệp trên truyền hình.
Những bữa tiệc tạo nhiên liệu cho virus lan nhanh như tên lửa
Vào ngày 15/2, một đám đông vui vẻ đội tóc giả với chú hề tập trung tại tòa thị chính Gangelt, một khu đô thị nhỏ phía tây nước Đức, gần biên giới với Hà Lan. Bia và rượu vang không ngừng được rót ra cho 350 người trong bộ váy lạ khóa tay nhau trên ghế băng dài bằng gỗ, lắc lư theo điệu nhạc.
Trong khoảng thời gian của chương trình, các vị khách hòa nhập với bạn bè và người thân ở những bàn khác, chào nhau theo truyền thống Xứ Wales, khóa môi hoặc hôn lên má. Ủy ban tổ chức lễ hội gồm 11 người đàn ông mặc trang phục đỏ và trắng đã tổ chức sự kiện kéo dài trong 4 giờ và có bài phát biểu về các vấn đề thời sự.
Tuy nhiên, Covid-19, loại dịch bệnh do virus corona gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đức 2 tuần trước không được đề cập đến, Guardian cho biết.
Các sinh viên tập trung đông đúc trong các quán bar ở Fort Lauderdale, Florida hôm 11/3. Việc ban này không sớm hủy bỏ các lễ hội mùa xuân được cho là đã phải trả giá đắt bằng những ca tử vong và nhiễm bệnh vì Covid-19. Ảnh: New York Times.
Những lễ hội như ở Gangelt đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới về cách chúng nhanh chóng biến thành những ổ dịch. 7 người sau khi rời khỏi sự kiện được xác định dương tính với Covid-19.
Trump “dọa” sa thải chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ Anthony Fauci
Ông Trump đã tweet lại bài viết kêu gọi sa thải Tiến sĩ Anthony Fauci - chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm từng làm việc dưới 6 đời Tổng thống Mỹ.
Ngày 12/4, Tổng thống Trump, người đang bị chỉ trích vì phản ứng chậm trước dịch Covid-19, đã chia sẻ một bài đăng tải trên Twitter kêu gọi sa thải Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia của Mỹ từ năm 1984, đồng thời là một trong các chuyên gia hàng đầu của lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 trong chính quyền Tổng thống Trump. Ông Fauci đã có những đóng góp trong cuộc chiến chống lại các dịch bệnh như AIDS, Zika và Ebola.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lắng nghe Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Anthony Fauci phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP
Bài viết kêu gọi sa thải ông Fauci được thành viên đảng Cộng hòa DeAnna Lorraine - ứng viên đang chạy đua một ghế trong Quốc hội viết trên Twitter: "Fauci đang nói rằng nếu Tổng thống Trump nghe lời các chuyên gia y tế sớm hơn thì sẽ có nhiều người được cứu sống hơn. Nhưng chính Fauci đã nói với mọi người ngày 29/2 rằng không có gì phải lo ngại về dịch bệnh và dịch Covid-19 sẽ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho nước Mỹ trên quy mô lớn". Dòng tweet của ông Lorraine cũng gắn kèm một hashtag nói rằng: "Đã đến lúc sa thải Fauci".
Hàn Quốc có kế hoạch gửi lô hàng đầu tiên gồm 600.000 kit xét nghiệm tới Mỹ hôm nay theo yêu cầu của Tổng thống Trump.
Theo một quan chức Hàn Quốc, ông chủ Nhà Trắng trong cuộc điện đàm với Tổng thống Moon Jae-in hôm 25/3 đã đưa ra đề nghị chuyển các kit xét nghiệm nCoV tới Mỹ trong bối cảnh Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước này.
Một vận tải cơ của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ chở theo kit xét nghiệm dự kiến rời Hàn Quốc lúc 22h30 hôm nay. "Chúng tôi đã hành động nhanh nhất có thể để phù hợp với tình hình cấp bách tại đó", quan chức Hàn Quốc tiết lộ.
Lô hàng đầu tiên sẽ được thanh toán và bàn giao cho chính phủ Mỹ, trong khi lô 150.000 kit xét nghiệm tiếp theo sẽ được xuất khẩu trong tương lai gần và được bán thông qua một nhà bán lẻ địa phương.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hiện chưa bình luận về thông tin.
Bác sĩ Mỹ lo sợ âm tính giả tạo 'điểm mù' trên trận địa chống Covid-19
Các chuyên gia y tế Mỹ tin rằng cứ ba bệnh nhân Covid-19 sẽ có một người nhận kết quả quả âm tính sai. Kết luận này dựa trên phản ánh thực tế từ nhiều bác sĩ trực tiếp khám và điều trị cho các bệnh nhân, theo Wall Street Journal.
Trước nhu cầu mở rộng xét nghiệm nhanh chóng, nhiều loại kit thử Covid-19 ở Mỹ đang được lưu hành với mức độ giám sát tối thiểu và thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Những trường hợp "âm tính giả" làm dấy lên mối lo ngại về độ tin cậy của xét nghiệm được các phòng thí nghiệm, hãng dược phẩm và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) gấp rút phát triển.
Nhân viên y tế bang Massachusetts chuyển bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus corona đến cơ sở điều trị ngày 10/4. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát Indonesia dùng 'ma chưa siêu thoát' để dọa người dân ở nhà
Ngôi làng Kepuh ở Indonesia đã bị “ma ám” gần đây. Những bóng người màu trắng lúc ẩn lúc hiện vồ vào người đi đường nào thiếu cảnh giác, sau đó lại lướt đi trong đêm đen.
Giới chức ngôi làng trên đảo Java đã nghĩ ra cách dọa ma này để tuần tra ngoài đường với hy vọng sự mê tín và nỗi sợ hãi sẽ giữ mọi người ngồi trong nhà, tránh xa khỏi virus corona, theo The Straits Times.
"Chúng tôi muốn trở nên khác biệt và tạo ra hiệu ứng răn đe nhờ những hồn ma pocong rùng rợn", ông Anjar Pancaningtyas, người đứng đầu một nhóm thanh niên trong làng đã phối hợp với cảnh sát để đưa ra sáng kiến kỳ lạ này.
Hồn ma "pocong" là hình những con ma được cuốn trong tấm vải liệm màu trắng. Chúng có khuôn mặt trắng bệch và tròng mắt lớn. Trong văn hóa dân gian Indonesia , pocong là những linh hồn không thể siêu thoát.
Tuy nhiên, trái với mong đợi, khi pocong xuất hiện trên đường phố của ngôi làng Kepuh hồi đầu tháng này, chúng kéo người dân ra ngoài vì tò mò.
Ngôi làng Kepuh trên đảo Java dùng hồn ma trong truyền thuyết để dọa người dân buộc họ ở nhà tránh dịch. Ảnh: Twitter.
Giới chức địa phương đã thay đổi chiến thuật, bằng việc đi tuần tra bất ngờ, cũng trong bộ dạng những con ma.
Nga báo cáo thêm 2.558 ca nhiễm nCoV một ngày, mức tăng ca nhiễm mới nCoV kỷ lục, nâng tổng số người nhiễm tại nước này lên 18.328.
Trung tâm xử lý Khủng hoảng do nCoV thuộc Cơ quan Giám sát Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Nhân quyền Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 2.558 ca nhiễm mới và 18 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt lên 18.328 và 148. Đây là mức tăng ca nhiễm mới hàng ngày cao nhất ở Nga từ khi dịch bệnh bùng phát.
Trong số hơn 2.500 ca nhiễm mới, thủ đô Moskva ghi nhận thêm 1.355 ca, nâng tổng số người nhiễm ở thành phố lên hơn 11.500. Thủ đô Nga cũng báo cáo 10/18 ca tử vong mới trong 24 giờ. Thêm 179 người đã được xuất viện, nâng tổng số ca hồi phục lên trên cả nước lên 1.470.
Hơn hai tỷ người Kitô giáo đón Lễ Phục sinh trực tuyến hay trong ôtô, khi các cuộc tập trung đông người bị cấm và nhà thờ đóng cửa do đại dịch.
Lễ Phục sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của Kitô giáo, diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 để tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus bị hành hình và phục sinh từ cõi chết. Trong ngày lễ này, các tín đồ sẽ dự lễ tại nhà thờ, diễu hành trong những bộ trang phục sặc sỡ, quây quần cùng gia đình, còn trẻ em thích thú chơi đùa với Trứng Phục sinh. Tuy nhiên, hơn hai tỷ tín đồ Kitô giáo ngày 12/4 năm nay phải đón Lễ Phục sinh theo những cách khác lạ do Covid-19 hoành hành khắp thế giới.
Trong ảnh, Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ Via Crucis (Đường Thánh giá) vào tối 10/4 giữa Quảng trường Thánh Peter vắng lặng. Buổi lễ Vọng Phục sinh của ông đêm qua diễn ra qua livestream với sự có mặt của khoảng 20 người, thay vì đám đông khoảng 100.000 tín hữu như những năm trước đây, do lo ngại Covid-19.
Vatican hiện ghi nhận 8 ca dương tính nCoV, chưa có ca tử vong nào. Italy đã báo cáo hơn 156.000 người mắc Covid-19 trên toàn quốc, trong đó gần 20.000 người đã chết. Ảnh: Alessandra Tarantino/AP
Người phụ nữ không thể đứng vững sau khi chồng và con trai 20 tuổi lần lượt qua đời vì nhiễm Covid-19 chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi
Đến ngày 11/4, bang Michigan (Mỹ) xác nhận đã có gần 24.000 cư dân nhiễm Covid-19 và gần 1.400 người tử vong. Trong đó, có một cậu thanh niên 20 tuổi và bố của mình.
Người bố là Freddie Lee Brown Jr., 59 tuổi, đã nghỉ hưu. Ông mất vào ngày 26/3. Chỉ 3 ngày sau, con trai Freddie Lee Brown III, sinh viên đại học, cũng không chiến thắng căn bệnh do virus corona gây ra.
Gia đình Brown đã tan vỡ sau thảm kịch. Bà Sandy Brown phải tiếp nhận hai tin buồn liên tiếp. "Hai người đàn ông của tôi đã mãi mãi rời xa. Tôi đang đứng ở đây nhờ sức mạnh của Thượng đế, vì tôi chẳng còn sức lực nữa" - người phụ nữ đau buồn nói.
Bà Brown đặt tay lên trán người chồng quá cố, sau đó quay sang khóc thương con trai (Ảnh: AP)
Chính phủ Nhật Bản hứng chỉ trích vì cách thức đối phó Covid-19
Theo kết quả điều tra dư luận của hãng Kyodo, có tới 2/3 số người được hỏi cho biết các biện pháp phòng dịch chính hiện nay là không phù hợp với tình hình. Kyodo tiến hành cuộc khảo sát bằng điện thoại từ 10 tới 13/4. Cuộc khảo sát cũng cho biết tỉ lệ ủng hộ Nội các Thủ tướng Abe cũng giảm hơn 5% so với tháng trước xuống mức 40,4%.
Người dân Nhật Bản hạn chế ra ngoài vì sợ dịch Covid-19. Ảnh: AFP.
Dịch Covid-19 bùng nổ cùng với lo ngại về giá dầu khiến chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số Nikkei đóng cửa đạt 19.043,4 điểm, giảm 455,10 điểm hay 2,33% so với phiên cuối tuần trước. Trong khi đó, chỉ số Topix đóng cửa ở mức 1.405,9 điểm, giảm 1,69%. Hầu hết các cổ phiếu công nghiệp đều giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay (13/4), đặc biệt là cổ phiếu các ngành vận tải biển, chứng khoán và sản xuất thép.
Người Mỹ chuyển từ mua nhiều giấy vệ sinh sang thuốc nhuộm tóc giữa dịch COVID-19
Xu hướng mua sắm của người Mỹ trong thời kỳ phong tỏa vì dịch COVID-19 đã thay đổi, sau giai đoạn đầu tích trữ giấy vệ sinh nay lại chuyển sang mặt hàng "chống buồn chán" như thuốc nhuộm tóc, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.
Khách hàng tại một siêu thị ở Salt Lake City, bang Utah. Ảnh: AP
CEO của Walmart Doug McMillon vào ngày 10/4 đã chia sẻ thông tin này trên kênh NBC (Mỹ) và nhận định rằng khi "người dân ở nhà, sự quan tâm của họ thay đổi’. Ông Doug McMillon nói: "Mọi người cần cắt tóc do vậy sản phẩm như máy cạo râu và thuốc nhuộm tóc tăng doanh số".
Đỉnh dịch Covid-19 tại thủ đô Washington (Mỹ) có thể rơi vào tháng 6
Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox News vào hôm qua (12/4), Thị trưởng thủ đô Washington cho biết, Chính quyền tất cả các thành phố và tiểu bang tại Mỹ đang tìm hiểu và nghiên cứu sự phát triển của virus để có thể đưa ra dự đoán chính xác về thời điểm “đỉnh dịch” Covid-19, nhằm xây dựng các kế hoạch ứng phó phù hợp với từng giai đoạn. Trước những kết quả nghiên cứu cho đến thời điểm này, bà cho rằng “đỉnh dịch” Covid-19 tại thủ đô này nhiều khả năng sẽ xảy ra vào tháng 6/2020.
Đài truyền hình Mỹ ca ngợi loạt tiệm nail Việt Nam quyên góp hàng chục ngàn dụng cụ y tế cho bệnh viện, sẵn sàng cho đi mà không cần báo đáp
Trong lúc nước Mỹ thực hiện cách ly xã hội, nhiều tiệm nail Việt Nam cũng mất đi nguồn thu nhập đáng kể trong ngành công nghiệp làm đẹp tỷ đô. Tuy vậy, họ không hề phàn nàn mà còn đóng góp khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ - những thiết bị đang rất khan hiếm ở bệnh viện.
Covidiot - danh từ chỉ kẻ ngu ngốc trong mùa dịch Covid-19
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều thay đổi và còn cho ra đời nhiều thuật ngữ mới. Một trong số đó, từ "Covidiot" đã được đưa vào từ điển tiếng Anh. Theo Urban Dictionary, danh từ Covidiot có thể được hiểu theo 2 nghĩa. Đầu tiên, Covidiot chỉ "người ngu ngốc lờ đi các quy tắc xa cách xã hội, làm tăng nguy cơ lây truyền Covid-19".
Nghĩa thứ 2 của Covidiot là "kẻ ngu xuẩn tích trữ hàng hóa không cần thiết, khiến những người khác không có để sử dụng trong bối cảnh hoang mang vì đại dịch Covid-19". Hiểu một cách đơn giản, Covidiot là sự pha trộn giữa 2 từ Covid-19 và "idiot" (kẻ ngốc) - ám chỉ những kẻ khiến đại dịch tồi tệ hơn bởi chính hành động ngu ngốc (di chuyển mùa dịch, tích trữ hàng hóa) của mình.
Nhật bỏ dần đám tang truyền thống, phúng điếu trực tuyến lên ngôi
Giữa mùa dịch Covid-19, các đám tang và nghi lễ tưởng niệm được đơn giản hóa với số người tham dự ít hơn.
Uniquest Inc., công ty khởi nghiệp có trụ sở ở Osaka, là một trong số nhiều công ty của Nhật nắm bắt xu hướng các đám tang nhỏ gọn, chi phí thấp và riêng tư hơn, theo Japan Times.
Trong bối cảnh dịch bùng phát, việc tham dự đám ma đang bị hoãn lại và thậm chí bị hủy bỏ. Ảnh: AP.
Xu hướng này đang trên đà nở rộ khi virus corona chủng mới khiến người người phải ở trong nhà, các sự kiện tập trung đông người bị hủy. Bởi vậy, tang lễ tiễn đưa những người đã khuất theo truyền thống đã được rút gọn.
"Các gia đình có người già, hộ gia đình đơn thân đang ngày càng quan tâm hơn đến những đám tang đơn giản, giá cả phải chăng", Daichi Kuroki, Giám đốc marketing của Uniquest, người điều hành nền tảng dịch vụ tang lễ trực tuyến có tên Chiisana Ososhiki (tang lễ nhỏ), nói.
"Tôi không nghĩ rằng toàn bộ ngành dịch vụ tang lễ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch so với các ngành khác. Nhưng virus corona có khả năng làm rộ lên nhu cầu các đám tang nhỏ hơn".
Tổng thống Trump tuyên bố thảm họa toàn quốc vì đại dịch Covid-19
Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, tất cả 50 bang đều tuyên bố thảm họa sau khi Tổng thống Trump thông qua tuyên bố thảm họa của bang Wyoming hôm 11/4.
Như vậy, trong 22 ngày, Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở tất cả 50 bang và hầu hết các vùng lãnh thổ thông qua Cơ quan Quản lý Tình trạng khẩn cấp Liên bang (FEMA). Tuyên bố thảm họa cuối cùng diễn ra cùng ngày Mỹ chính thức vượt Italy về số ca tử vong và trở thành quốc gia có số ca mắc cũng như số ca tử vong vì Covid-19 nhiều nhất thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 10/4. Ảnh: Reuters
Theo hãng Reuters, báo cáo kết quả điều trị được công bố trên Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới New England Journal of Medicine (NEJM) của Mỹ. Tác giả chính Jonathan Grein, Giám đốc Dịch tễ tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, cho biết thuốc Remdesivir được dùng thử nghiệm trên 53 bệnh nhân, người Mỹ, châu Âu và Canada, trong độ tuổi từ 23 đến 82. Tất cả đều là những ca nhiễm Covid-19 có biểu hiện nặng.
Sau 18 ngày, 68% bệnh nhân đã cải thiện, với 17 trong số 30 bệnh nhân thở máy có thể không cần dùng thiết bị thở. Gần một nửa số bệnh nhân nghiên cứu cuối cùng được xuất viện, trong khi 13% tử vong. Tỉ lệ tử vong cao nhất là những người phải thở máy, với 18% tử vong. Ông Jonathan Grein nhận định: "Kết quả quan sát từ những bệnh nhân nhiễm Covid-19 tham gia vào thử nghiệm thuốc Remdesivir rất khả quan".
Cảnh sát quận Brena, thành phố Lima, thủ đô Peru, hôm 12/4 bắt Zhang Tianxing, 33 tuổi, vì thực hiện hoạt động xét nghiệm nCoV trái phép nơi công cộng và sử dụng bộ kit đánh cắp từ Bộ Y tế Peru.
Công dân Trung Quốc này bị bắt khi đang chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho hai phụ nữ ở trước cửa nhà riêng của họ. Hai người này đã trả tiền cho Zhang để được xét nghiệm nhanh tại nhà dù Bộ Y tế Peru không cho phép.
Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới dưới mức 30
Tính đến sáng 13/4, Hàn Quốc ghi nhận thêm 25 trường hợp mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm bệnh của quốc gia này lên 10.537.
Đây là lần thứ 2 nước này cáo báo số lượng ca nhiễm mới dưới mức 30 ca, kể từ cuối tháng 2 đến nay. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), trong ngày hôm qua (12/4) Hàn Quốc đã xác nhận thêm 3 người tử vong, nâng tổng số người tử vong tại đây lên 217 trường hợp. Trong số các trường hợp nhiễm mới xác nhận, có đến hơn 80% là các trường hợp nhiễm “ngoại nhập”.
Số ca mắc tại Hàn Quốc giảm đáng kể. Ảnh: Yonhap News.
Số ca Covid-19 mới tại Trung Quốc lần đầu tăng 3 con số sau hơn 1 tháng
Số liệu vừa được Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc công bố sáng nay (13/4) cho thấy, nước này có tới 108 ca Covid-19 mới chỉ trong 1 ngày 12/4, đây là mức tăng 3 con số đầu tiên kể từ hôm 5/3 đến nay.
Rất nhiều ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc là những người "mang bệnh thầm lặng". (Nguồn: Global Times).
Trong số 108 trường hợp này, có 98 ca là xâm nhập. Đây là mức tăng cao nhất đối với các ca bệnh nhập cảnh trong một ngày từ trước đến nay. Như vậy, hiện nay, Trung Quốc đã có 1378 ca bệnh xâm nhập.
Vũ Hán (Trung Quốc) phát hiện 447 ca Covid-19 không triệu chứng
Số liệu thống kê vừa được thành phố Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 toàn cầu công bố mới đây cho thấy, từ ngày 23/3 đến ngày 10/4, thành phố này đã có thêm 447 ca bệnh không triệu chứng. Số người tiếp xúc gần cần được cách ly là 1.291 người.
Trong số đó, có 113 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 những không có triệu chứng, được phát hiện trong khoảng thời gian từ 29/3 đến 10/4, nhờ chủ động sàng lọc từ 143.056 người quay trở lại làm việc sau khi thành phố này khôi phục sản xuất.
188.000 người nhiễm, hơn 9000 ca tử vong: Tại sao bi kịch Covid-19 tại New York lại lớn đến như vậy?
Tuần qua, New York (Mỹ) đã chạm đến một cột mốc cực kỳ bi kịch, khi sô người nhiễm Covid-19 riêng tại tiểu bang này thậm chí còn lớn hơn bất kỳ quốc gia khác trên thế giới. Ở thời ngày 13/4, New York xác nhận 188.694 người dương tính với virus corona SARS-CoV-2, cùng 9385 người tử vong. Trong khi đó, Tây Ban Nha và Ý - hai điểm nóng dịch bệnh tại châu Âu lần lượt "chỉ" là hơn 166.000 và 156.000 mà thôi.
New York vắng lặng giữa đại dịch
Với số liệu như vậy, New York cũng là tiểu bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh tại Mỹ. Ngay cả số người chết ở đây cũng nhiều hơn hẳn, chiếm tới 42% cả nước, và tỉ lệ tử vong là 4,6% so với mức trung bình 3,4% tại Hoa Kỳ - số liệu từ ĐH Johns Hopkins.
Các ca lây nhiễm chủ yếu tập trung ở thành phố New York cùng các quận ngoại ô như Nassau, Suffolk, Westchester và Rockland... chiếm 93% toàn bang. Riêng tại thành phố New York, tỷ lệ tử vong lên tới 6%, cao hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nhưng tại sao New York lại phải chịu ảnh hưởng quá mạnh từ Covid-19?
Tổng giám đốc WHO Tedros năm 2017 bị cáo buộc ba lần che giấu dịch tả bùng phát ở ở quê hương khi ông còn giữ chức Bộ trưởng Y tế Ethiopia.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họp báo tại Thụy Sĩ ngày 11/3. Ảnh: AFP.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus được bầu làm tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1/7/2017 theo nhiệm kỳ 5 năm, trở thành quan chức y tế quyền lực nhất thế giới.
Tuy nhiên, tháng 5/2017, trước khi ông nắm giữ vị trí này, nhiều câu hỏi được đặt ra về sự phù hợp của ông đối với cương vị một chuyên gia sức khỏe toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn với NYTimes khi đó, giáo sư Larry Gostin, một chuyên gia y tế toàn cầu, đã cáo buộc rằng Tiến sĩ Tedros không thừa nhận ba đợt bùng phát dịch tả ở Ethiopia, khi ông còn là Bộ trưởng Y tế nước này.
Số ca tử vong tiến dần mốc 15.000, Pháp chuẩn bị gia hạn phong toả
Trong thông cáo ngày 12/4, Bộ Y tế Pháp cho biết, có 310 ca tử vong được ghi nhận thêm trong 24 giờ tại hệ thống các bệnh viện. Tính đến ngày 12/4, nước Pháp ghi nhận tổng cộng 14.393 ca tử vong, trong đó 9.253 ca tại hệ thống bệnh viện và 5.140 ca tại các sở y tế xã hội, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi.
Covid-19 ở Mỹ: New York có tỉ lệ tử vong cao khủng khiếp
Hôm 12-4, số ca tử vong do Covid-19 ở New York tăng thêm 758 lên 9.385 ca. Trên toàn nước Mỹ, số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 560.402 và 22.105 ca, trong khi 32.634 ca hồi phục.