Về vấn đề này, ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau khi rà soát số ca mắc Covid-19, đến chiều ngày 3/12, Sở Y tế đăng ký bổ sung thông tin 822 ca mắc Covid-19 đã được lấy mẫu từ trước đó trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19. Tính đến ngày 6/12, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận gần 5.500 ca mắc Covid-19.
Theo ông Trần Kiêm Hảo, sở dĩ có 822 ca Covid-19 bổ sung là do một số bệnh nhân vào điều trị ở các bệnh viện thì xuất hiện trình trạng F0, chuyển qua điều trị cách ly. Trong lúc đó, ngành Y tế Thừa Thiên Huế lo chống dịch nên khi nhận ca bệnh thì không kịp bổ sung. Sau khi rà soát lại ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế xin bổ sung mã cho đầy đủ.
"Mã ca dương từ lâu nay mình có PCR nhưng thiếu mã thì phải bổ sung. Vì mấy bệnh nhân vào các bệnh viện điều trị, xuất hiện thành F0 mình cấp mã không kịp. Bây giờ, rà soát lại hồ sơ thiếu mã thì xin cấp bổ sung để sau này họ hưởng chế độ" - ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế cho biết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 7/12, TP. Cần Thơ có thêm 898 ca nhiễm COVID-19, 675 ca điều trị khỏi, 7 ca tử vong. Tính từ ngày 8/7 đến nay, TP này đã có 34.004 ca nhiễm, trong đó có 15.994 ca đã điều trị khỏi, 261 ca tử vong.
Tính đến 14 giờ cùng ngày, TP có 13.319 F0 đang điều trị tại nhà, 2.884 ca đang điều trị tại các bệnh viện (tầng 2, 3), trong đó có 453 ca ở tầng 3 (vượt 123 ca so với tổng số giường trong khả năng điều trị ở tầng này).
Báo cáo của Sở Y tế cho thấy, trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 165 ca thở oxy qua mặt nạ, 47 ca thở HFNC, hai ca thở máy không xâm lấn, 66 ca thở máy xâm lấn, 11 ca lọc máu và một ca ECMO.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Kỳ họp vừa được khai mạc sáng nay (7/12) tại Trung tâm hội nghị tỉnh (TP. Hạ Long).
Theo Bí thư Tỉnh ủy, năm 2022, được xác định là năm đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025, tỉnh Quảng Ninh đứng trước những thời cơ, thuận lợi mới to lớn, đan xen với khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 trên thế giới, trong khu vực, trong nước vẫn tiếp tục có những diễn biến mới phức tạp, có thể còn kéo dài, khó lường. Do đó, tại kỳ họp lần này, HĐND có nhiệm vụ rất quan trọng xem xét các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể, HĐND tỉnh sẽ tập trung thảo luận, xem xét, quyết định mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách và đầu tư phát triển năm 2022. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục thực hiện thành công chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong 139 ca mắc mới COVID-19 tại TP. Hải Phòng, huyện Tiên Lãng ghi nhận 34 ca bệnh là các trường hợp F1, các trường hợp lấy mẫu sàng lọc tại cộng đồng tại các xã của huyện.
Huyện Thủy Nguyên thêm 22 ca mắc mới: 4 trường hợp sàng lọc tại cộng đồng, các trường hợp còn lại là F1 của các ca bệnh trước đó.
Quận Ngô Quyền ghi nhận 21 ca, là các trường hợp sàng lọc tại cộng đồng và trường hợp F1 của các F0 trước đó.
Trong ngày, quận Hồng Bàng có thêm 16 ca, là các trường hợp sàng lọc tại cộng đồng, sàng lọc bệnh viện và trường hợp F1 của các F0 trước đó.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 7/12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau cho biết trong ngày hôm nay (7/12) tỉnh này ghi nhận 615 ca mắc Covid-19 mới và 3 ca tử vong. Trong số ca nhiễm mới, có 24 ca đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19, 101 ca chưa tiêm và 514 ca chưa rõ thông tin tiêm vắc xin.
Ngoài ra, trong 615 ca mắc mới, có 229 ca đang cách ly, 55 ca trong khu vực phong tỏa và 331 ca trong cộng đồng.
Trong số ca cộng đồng, TP. Cà Mau tiếp tục là đơn vị có số ca mắc cao nhất với 190 ca. Kế đến là H. Cái Nước với 45 ca. Số ca còn lại gồm: H. Đầm Dơi 27 ca, H. Năm Căn 22 ca; H. Cái Nước 21 ca, H. Thới Bình 16 ca; H. U Minh 6 ca và H. Ngọc Hiển 4 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 7/12, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã chấp thuận chủ trương, giao Sở Y tế TP.HCM chủ động chuẩn bị thêm 300.000 túi thuốc (chia làm 2 đợt, gồm 200.000 gói thuốc A, 50.000 gói thuốc B và 50.000 gói thuốc trẻ em). Số thuốc này dùng để phục vụ điều trị người mắc Covid-19 (F0) không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà.
Việc mua sắm thuốc phục vụ công tác điều trị người bệnh Covid-19 được áp dụng quy định về mua sắm tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, áp dụng hình thức chỉ định thầu.
Theo khoản a điểm 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 về chỉ định thầu, áp dụng trong các trường hợp: gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thông cáo của ông Cương, ông cho biết tại phiên thảo luận tổ của kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội khóa XVI về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khi đề cập việc tiêm vắc xin cho trẻ em, ông Cương đã nói việc Hà Nội hoàn trả 2 lô vắc xin được tăng hạn sử dụng.
"Việc này do chưa nắm được thông tin đầy đủ và việc phát ngôn kể trên là chưa đúng thẩm quyền" - ông Cương cho biết.
Trước đó Hà Nội là 1 trong số các địa phương được phân bổ 2 lô vắc xin 124001 và 123002 của Pfizer, hạn sử dụng tại giấy chứng nhận xuất xưởng là ngày 30/11/2021 và được gia hạn lên thành 28/2/2022.
Tổng số liều trong 2 lô này là 2,96 triệu liều, trong đó Hà Nội được phân bổ khoảng 300.000 liều, mục đích theo kế hoạch là tiêm cho trẻ em 12 - 15 tuổi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tối 7/12 thông báo khẩn, tìm người đến các địa điểm sau:
+ Quán bún mọc tại 19 phố Nguyễn Thiện Thuật từ ngày 22/11 đến 2/12.
+ Chợ bát phố Gầm Cầu từ ngày 28/11 đến 2/12.
+ Quán bún riêu Xiên tại 17 - 19 phố Gầm Cầu từ ngày 22/11 đến 3/12.
+ Cửa hàng quần áo 76 phố Hàng Đường từ ngày 1/12 đến 6/12.
+ Quán chả cá Thăng Long tại số 6B phố Đường Thành từ 14h đến 15h ngày 5/12.
+ Quán cà phê Starbucks ở phố Nhà Thờ từ 15h30 đến 16h ngày 5/12.
Người đã đến các địa điểm và thời gian trên được khuyến cáo tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội: 0241022 (nhánh 2) / 0969.082.115 / 0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhất là biến chủng mới Omicron xuất hiện tại một số nước Đông Nam Á, chiều nay (7/12), lực lượng chức năng tỉnh Long An tăng cường kiểm tra an ninh chính trị và trật tự xã hội trên tuyến biên giới. Trong đó rà soát toàn bộ khu vực đường biên trên bộ, đồng thời có kế hoạch tổ chức cho tất cả các đơn vị biên phòng làm tốt công tác bảo vệ biên giới và phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo Đại tá Phạm Phú Phước, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ Đội biên phòng Long An, hiện lực lượng biên phòng vẫn duy trì 36 chốt trạm trên toàn tuyến biên giới 133km. Bên cạnh đó, dọc đường biên còn có khoảng 150 điểm quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 7/12, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đơn vị vừa thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 Trung ương Huế.
Trung tâm này được đặt tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) với quy mô 300 giường bệnh và sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh trên địa bàn và các tỉnh miền Trung.
Trung tâm có chức năng thu dung, cấp cứu, hồi sức tích cực, thực hiện các kỹ thuật y tế phức tạp cho bệnh nhân mắc COVID-19. Đồng thời trung tâm cũng mang nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo y tế cho các đơn vị tuyến dưới về các biến chủng bệnh của virus COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Phân bố 600 bệnh nhân tại 179 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện: Đống Đa (168); Ba Đình (56), Hà Đông (52), Thanh Xuân (38), Nam Từ Liêm (29), Hoàn Kiếm (25), Chương Mỹ (23), Thường Tín (21), Gia Lâm (18), Sóc Sơn (15), Tây Hồ (15), Hai Bà Trưng (15), Hoài Đức (15), Mê Linh (15), Mỹ Đức (14), Cầu Giấy (13), Đan Phượng (13), Đông Anh (11), Quốc Oai (10), Thạch Thất (7), Hoàng Mai (7), Bắc Từ Liêm (6), Phú Xuyên (3), Sơn Tây (3), Thanh Oai (2), Ứng Hòa (2), Phúc Thọ (2), Thanh Trì (1), Ba Vì (1).
Phân bố 202 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Phân bố tại 97 xã phường thuộc 26/30 quận huyện: Đống Đa (40), Thanh Xuân (24), Tây Hồ (12), Hà Đông (11), Đan Phượng (11), Thường Tín (11), Gia Lâm (11), Mỹ Đức (10), Ba Đình (10), Sóc Sơn (9), Chương Mỹ (8), Đông Anh (8), Hoài Đức (7), Hoàng Mai (5), Cầu Giấy (5), Thạch Thất (4), Nam Từ Liêm (3), Ứng Hòa (2), Sơn Tây (2), Bắc Từ Liêm (2), Hoàn Kiếm (2), Hai Bà Trưng (1), Quốc Oai (1), Ba Vì (1), Thanh Trì (1), Mê Linh (1).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 14.546 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.604 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 8.942 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.249 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.011.656 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.019 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.666 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.388 ca
- Thở máy không xâm lấn: 180 ca
- Thở máy xâm lấn: 770 ca
- ECMO: 15 ca
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó thành phố phân bổ 6.000 túi thuốc F0 cho 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Mỗi túi gồm 20 viên Paracetamol 500mg và 20 viên Vitamin C 500mg (hoặc Multivitamin).
Cụ thể, trong công văn khẩn Sở Y tế Hà Nội nêu, các doanh nghiệp sản xuất dược, kinh doanh dược đã tham gia ủng hộ các túi thuốc điều trị tại nhà như thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg, VitaminC 500mg). Sở Y tế sẽ phân số thuốc nhận được cho các Trung tâm y tế để cấp phát cho người điều trị Covid-19 tại nhà.
Theo đó, Hà Nội có 30 quận huyện, thị xã và mỗi trung tâm y tế sẽ nhận được 200 túi thuốc, tổng cộng là 6.000 túi. Mỗi túi sẽ gồm 20 viên Paracetamol 500mg và 20 viên Vitamin C 500mg (hoặc Multivitamin).
Tính đến hôm nay, tính sơ bộ Hà Nội đã có 98 trường hợp F0 được điều trị tại nhà, chủ yếu nằm ở địa bàn Hoài Đức, Hà Đông.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 7/12 Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
Lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị Covid-19 và tình trạng thiếu hụt "túi thuốc C" (gói thuốc được cấp cho bệnh nhân COVID-19 có chứa thuốc Molnupiravir đang thử nghiệm lâm sàng), một số đối tượng trên địa bàn đã rao bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
Bộ Y tế khẳng định, các loại thuốc điều trị COVID-19 có dược chất Molnupiravir là thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng hoặc thuốc nước ngoài chứa dược chất Molnupiravir, Favipiravir chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 7/12, TS.BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, đơn vị phụ trách Bệnh viện dã chiến 12, cho biết bệnh viện Da liễu vừa điều động khẩn 45 y bác sĩ trở lại Bệnh viện dã chiến số 12 (TP. Thủ Đức) để chuẩn bị các công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong trường hợp mắc COVID-19 thuộc biến chủng mới Omicron.
Theo đó, những người nhập cảnh về nước, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sẽ được chuyển về bệnh viện này cách ly, điều trị.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Bệnh viện dã chiến số 12 chuẩn bị tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron, trong trường hợp chủng này được phát hiện tại địa phương.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, trong ngày 7.12, tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận 51 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc lên 1.486 ca.
Trong 51 ca mắc mới, có 31 ca mắc có nguồn lây tại cộng đồng, còn lại là các ca bệnh được phát hiện tại khu cách ly.
Bên cạnh đó, trong ngày, lực lượng Công an đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại 12 cơ sở lưu trú, 03 cơ sở tôn giáo; chưa phát hiện cơ sở vi phạm.
Lũy kế từ ngày 1.5.2021 đến nay, lực lượng Công an Vĩnh Phúc ra quyết định xử phạt hoặc đề nghị xử phạt 3.916 trường hợp số tiền 8.256.800.000 đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thảo luận tổ về kinh tế xã hội và công tác phòng chống dịch tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI chiều 7/12, Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương cho biết, việc tiêm vắc xin vừa qua tại thành phố cũng mắc phải vấn đề là một số phụ huynh cho rằng có 2 lô vắc xin quá hạn.
Tuy nhiên, theo ông Cương, "đến thời điểm này đã hoàn trả lại 2 lô đó". Đồng thời, các đơn vị chức năng đã vận động được phụ huynh tiếp tục cho con em quay trở lại tiêm, kết quả rất khả quan.
"Hiện mũi 1 với cấp 3 đạt 94,1%, khối THCS đạt 65,08%. Theo chủ trương của TP và khuyến cáo của ngành y tế là tiêm đến đâu, các cháu sinh kháng thể thì cho các cháu đi học trở lại, bối cảnh hiện nay tình hình dịch tiến triển căng nên tiếp tục xem lại nội dung này", ông Cương chia sẻ.
Nói về vấn đề đi học trở lại, theo ông Cương, để triển khai một phương án đi học là Sở cũng rất vất vả, tham khảo ý kiến nhiều nơi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Những ngày gần đây, hoạt động mua bán các loại thuốc kháng virus như Molnupiravir, Favipiravir… trở nên sôi động trên mạng xã hội.
Đây vốn là các loại thuốc kháng virus đang được sử dụng theo chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 và được chỉ định cấp phát miễn phí cho bệnh nhân F0. Số thuốc này được quản lý, kiểm soát chặt chẽ bởi Bộ Y tế và chưa được cấp phép lưu hành sản phẩm và bán trên thị trường.
Tuy nhiên, nhiều hội, nhóm mua bán các loại thuốc dành cho điều trị F0 này đua nhau xuất hiện trong thời gian gần đây khi thông tin về dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 7/12 cho biết, một tháng trở lại, lượng bệnh nhân Covid-19 nặng gia tăng. Đặc biệt, 2 tuần gần đây, F0 tăng gấp đôi, chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt",
Hiện, trung bình mỗi ngày Khoa tiếp nhận 10 bệnh nhân nặng, có nhiều bệnh nền. Toàn bộ khoa đang điều trị tổng 80 F0.
Các bệnh nhân nhập viện đa phần trên 60 tuổi, trong đó, F0 trên 80 tuổi chiếm khoảng 30 – 40%. Nhiều bệnh nhân có bệnh nền nặng như suy thận mạn tính, cao huyết áp, HIV, xơ gan… và đều chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Trường hợp nặng nhất là bệnh nhân 95 tuổi, trước đó bị tai biến, hiện phải thở máy, tiên lượng rất khó khăn.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện cơ sở này đang tiếp nhận điều trị cho 500 bệnh nhân Covid-19, trong đó gần 100 người tổn thương phổi nặng phải thở oxy từ HFNC trở lên đến thở máy và ECMO.
"Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng được Bộ Y tế giao triển khai 500 giường hồi sức tích cực (ICU). Chúng tôi đang nỗ lực triển khai cải tạo hạ tầng, sắp xếp nhân lực và bổ sung thiết bị để đáp ứng phương án này", BS Cấp cho biết.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 4 HĐND TPHCM khoá X, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cho biết ngay trong sáng nay (7/2), lãnh đạo TPHCM đã hội ý về việc hoãn cho học sinh lớp 1 đi học lại sau khi có nhiều ý kiến của các phụ huynh lo lắng, không đồng tình cho con đến trường như kế hoạch của UBND TPHCM.
Theo Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên, khi thực hiện khảo sát ý kiến, nhiều phụ huynh không đồng ý cho con em đến trường. Ông cho rằng TPHCM không cần gượng ép. Các gia đình không yên tâm cho con đến trường thì thành phố phải tôn trọng ý kiến phụ huynh.
"Sáng nay tôi đã hội ý với lãnh đạo thành phố và có ý kiến cần trì hoãn kế hoạch này lại, không ai bắt buộc mình phải thực hiện. Tình hình đang diễn biến không như mong muốn thì nên trì hoãn lại", ông Nên nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy TPHCM khẳng định tuy thành phố đã có kế hoạch đi học lại đối với lớp 1, 9, 12 nhưng cần phải căn cứ theo tình hình và diễn biến của dịch bệnh để có quyết định phù hợp và không cứng nhắc.
"Cần nhìn thấy sự không yên tâm của phụ huynh. Cho đi học mà không quản lý chặt thì phụ huynh có tâm trạng lo lắng. Mình chưa tiêm vắc xin cho các cháu lớp 1 nên phụ huynh lo lắng là đúng", ông Nên khẳng định.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 7.12, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu , do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ca nhiễm liên tục tăng cao, để giảm tải các khu điều trị bệnh nhân Covid-19, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thí điểm cho 384 trường hợp F0 không triệu chứng được cách ly, điều trị tại nhà.
Những F0 được lựa chọn cách ly, điều trị tại nhà đều thỏa mãn các điều kiện theo hướng dẫn của Sở Y tế. Đồng thời, các phường, xã, thị trấn trong tỉnh Bạc Liêu cũng thành lập các trạm y tế lưu động sẵn sàng hướng dẫn, chăm sóc F0 điều trị tại nhà .
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 7/12, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế xác nhận, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành công văn số 194/QĐ-BCĐ "Hướng dẫn gói chăm sóc y tế cho F0 không triệu chứng tại nhà" và có hiệu lực ngay từ hôm nay.
Nội dung hướng dẫn điều trị dành cho các cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà gồm: Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; Các trạm y tế xã, phường, thị trấn; Tổ y tế lưu động; Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 7.12, ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch UBND P.Đằng Giang (Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng), cho biết đã phong toả Siêu thị Go! ở đường Lê Hồng Phong vì phát hiện nhiều ca nhiễm tại đây.
Theo Sở Y tế TP.Hải Phòng, trong ngày hôm qua 6.12, thành phố có 186 ca nhiễm mới. Trong đó, 18 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại Siêu thị Go!, một trong những siêu thị lớn, đông người đến mua sắm của TP.Hải Phòng.
UBND P.Đằng Giang đã treo biển, căng dây phong toả và yêu cầu Siêu thị Go! tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới .
Đến nay, TP.Hải Phòng đã ghi nhận 1.395 ca nhiễm Covid-19. Đáng chú ý là số ca nhiễm đã tăng nhanh trong 1 tháng qua với các ổ dịch phức tạp ở H.Tiên Lãng, công trường xây cao ốc của Tập đoàn Hoàng Huy, chợ Sắt (Q.Hồng Bàng), đường Nguyễn Khuyến và Siêu thị Go! (Q.Ngô Quyền).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành đang có tình trạng gia tăng số ca mắc trở lại.
Tại Hà Nội, việc tiêm phủ vắc xin có ý nghĩa lớn khi tỉ lệ bệnh nhân có biến chuyển nặng thấp, mặc dù số ca mắc tăng nhanh. Nhưng nhiều tỉnh thành khác như TP.HCM, khu vực Tây Nam Bộ... thì số mắc tăng kéo theo số có biến chuyển nặng và số ca tử vong tăng nhanh, gây khó khăn cho việc mở cửa trở lại và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập, lao động sản xuất.
Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế sớm triển khai mũi tiêm bổ sung (mũi 3), Bộ Y tế cũng cho biết sẽ triển khai tiêm mũi 3 ngay trong tháng 12 này, trước mắt là cho nhóm nguy cơ cao.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Những ngày qua số ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng tăng nhanh, dao động từ 65 đến 125 ca, trong số này có nhiều trường hợp cộng đồng.
Sáng 7/12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP nhận định, số ca ghi nhận trong cộng đồng tăng cho thấy tình hình dịch trên địa bàn diễn biến phức tạp.
Đến thời điểm này toàn TP có hơn 200 điểm phong tỏa cứng, trong đó tập trung nhiều nhất ở các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu. Quận Liên Chiểu và Sơn Trà đang là địa phương có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất TP.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với Zing bên lề Kỳ họp thứ 3 HĐND Hà Nội khóa XVI sáng 12/7, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết đến sáng cùng ngày, số lượng F0 nhẹ không triệu chứng được điều trị trên địa bàn TP là 98 người.
Bà Hà cho biết tổng cộng đã có 10 quận, huyện trên địa bàn thực hiện việc điều trị F0 tại nhà, trong đó nhiều nhất tại Hoài Đức và Hà Đông. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực cho các cơ sở thu dung, trạm y tế lưu động ở cấp quận, huyện.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, TP đã xây dựng hệ thống tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà gồm tổng đài 1022 kết nối trực tiếp đến các trạm y tế lưu động toàn TP.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 6/12, thành phố ghi nhận kỷ lục 774 ca mắc Covid-19, trong đó 280 ca cộng đồng, 343 ca trong khu cách ly và 151 ca trong khu phong tỏa.
Cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 (ngày 29/4) đến nay, thành phố có tổng 13.946 ca mắc, trong đó 5.492 ca cộng đồng và 8.454 người đã được cách ly.
Trong ngày, Hà Nội phát sinh thêm 1859 F1, nâng tổng số F1 trên địa bàn thành phố từ ngày 29/4 đến nay là 52.986 trường hợp. Thành phố cũng ghi nhận thêm 1.691 F2, đến nay có tổng 147.785 trường hợp. Chính quyền địa phương điều tra dịch tễ liên quan F0 và xử lý các khu vực nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với Zing bên lề Kỳ họp thứ 3 HĐND Hà Nội khóa XVI sáng 12/7, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết đến sáng cùng ngày, số lượng F0 nhẹ không triệu chứng được điều trị trên địa bàn TP là 98 người.
Bà Hà cho biết tổng cộng đã có 10 quận, huyện trên địa bàn thực hiện việc điều trị F0 tại nhà, trong đó nhiều nhất tại Hoài Đức và Hà Đông. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực cho các cơ sở thu dung, trạm y tế lưu động ở cấp quận, huyện.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, TP đã xây dựng hệ thống tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà gồm tổng đài 1022 kết nối trực tiếp đến các trạm y tế lưu động toàn TP.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 7/12, trao đổi với báo chí về kết quả phiên họp Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch Covid-19 chiều qua, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, giai đoạn từ ngày 11/10 đến nay, số ca mắc SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố tăng mạnh, với hơn 9.300 ca, bình quân 173 ca/ngày; trong đó gần 40% số ca ngoài cộng đồng.
Đặc biệt, trong tuần từ 29/11 đến ngày 5/12/2021, số ca mắc mới dao động ở mức từ 400 đến 600 ca; đến ngày 6/12 ghi nhận số ca mắc kỷ lục 774 ca. Thành phố vẫn còn 60 điểm phong tỏa, 9 chùm ca bệnh và con số này sẽ chưa dừng lại.
"Có thể nói, dịch Covid-19 trên địa bàn thủ đô đang diễn ra phức tạp, nghiêm trọng và gây khó khăn rất lớn cho công tác truy vết, khoanh vùng và kiểm soát", ông Dũng nói.
Nhận định về số ca nặng thời gian vừa qua đang có xu hướng tăng, bác sĩ Hồ Hữu Đức cho rằng, có 2 nguyên nhân chính.
"Khi số ca tăng cao, sẽ có một tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng. Đó là việc không tránh khỏi", bác sĩ Đức nhận định.
Theo ông, bệnh do virus nCoV gây ra hiện được điều trị triệu chứng. Dù Việt Nam đã có thuốc kháng virus, thuốc ức chế miễn dịch, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như lọc máu, ECMO… nhưng cũng là điều trị những triệu chứng sau khi bệnh nhân đã mắc bệnh.
Số ca nhiễm càng cao, kéo theo tỷ lệ ca nặng tăng. Hiện nay, bệnh chỉ có thể dự phòng bằng vắc xin.
Nguyên nhân thứ 2, bác sĩ Hồ Hữu Đức cho rằng, số tử vong chủ yếu là người lớn tuổi và có bệnh nền. Ở người lớn tuổi, sức đề kháng kém, Covid-19 tác động khiến cho bệnh nền mất ổn định, nguy cơ tử vong càng cao hơn.
Cùng quan điểm, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tại Khu cách ly E trong 3 tháng qua, tỷ lệ tử vong ghi nhận ở mức 28%. Con số này tương ứng với các trung tâm Covid-19 khác, tức là dưới 35%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng kế hoạch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ lộ trình nối lại một số đường bay thương mại quốc tế dự kiến từ tháng 12/2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, trước việc xuất hiện biến chủng mới Omicron, các nước đều sẽ thận trọng hơn.
Theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh, giới chuyên gia trong nước cũng cho rằng, biện pháp đặt lên hàng đầu là kiểm soát người đi từ vùng có dịch, đặc biệt là người ở vùng dịch nguy cơ cao và rất cao.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng các hoạt động giao thông vận tải, trong đó có hàng không, được nối lại theo trạng thái "bình thường mới", nên nhu cầu đi lại của người dân rất cao. Cùng với các quy định cụ thể của từng Bộ ngành để đảm bảo chống dịch, thì ý thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng trong thích ứng linh hoạt, an toàn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 6-12, UBND TP HCM có thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết 128. Theo đó, dịch tại TP HCM vẫn đạt cấp độ 2 là "vùng vàng" - nguy cơ trung bình. Đáng chú ý, TP HCM có 3 quận, huyện tăng cấp độ dịch so với tuần trước.
TP HCM chưa ghi nhận biến thể Omicron
Cụ thể, có 8/22 địa phương đạt cấp 1 là "vùng xanh" - nguy cơ thấp, gồm các quận 1, 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Củ Chi. 13/22 địa phương ở cấp 2 là các quận 3, 5, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè. Riêng quận 4 là địa phương duy nhất ở cấp độ 3 là vùng cam - nguy cơ cao.
Chiều cùng ngày, tại cuộc họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết hiện tại biến thể Omicron chưa được ghi nhận trên địa bàn thành phố.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, tại cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng của tỉnh diễn ra vào chiều qua, 6/12, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký đã giao Ngành Y tế tỉnh xây dựng ngay kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ 3 cho những người đủ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong quý I/2022.
Bên cạnh đó, ngoài các đối tượng có biểu hiệu ho, sốt, khó thở…, các địa phương cần nâng tần suất xét nghiệm tầm soát chủ động đối với các đối tượng được bảo vệ trọng điểm là trẻ em, nhất là học sinh dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine và người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, không thể tiêm vaccine.
Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh: Các địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã bám sát Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Chỉ thị số 18 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nâng cao tính chủ động trong triển khai các phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh theo đúng phương châm "3 trước", "4 tại chỗ", dự phòng tích cực, chủ động từ xa, từ sớm, từ cơ sở.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bắc Ninh: Số ca mắc Covid-19 tăng vọt
Trong ngày 6/12, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 241 ca mắc mới Covid-19. Đây là số ca F0 tăng cao nhất trong những ngày gần đây trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, thành phố Bắc Ninh 33 ca, huyện Thuận Thành 10 ca, huyện Quế Võ 14 ca, huyện Yên Phong 13 ca, huyện Tiên Du 106 ca, thành phố Từ Sơn 47 ca, huyện Lương Tài 1 ca, huyện Gia Bình 7 ca và 10 ca về từ vùng dịch.
Tính đến 6 giờ ngày 6/12, toàn tỉnh ghi nhận 5.553 ca mắc Covid-19. Toàn tỉnh có 69/126 xã, phường bình thường mới; 46 xã, phường nguy cơ trung bình; 6 xã, phường nguy cơ cao; 3 xã, phường nguy cơ rất cao.
Hà Nam: Phát hiện 5 F0 mới
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 6/12 trên địa bàn tỉnh Hà nam ghi nhận 5 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong số 5 trường hợp ghi nhận, có 4 bệnh nhân ở xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, một bệnh nhân ở xã Tiêu Động, huyện Bình Lục.
Nam Định: Thêm 53 ca Covid-19
Theo thông tin từ Sở Y tế Nam Định, trong ngày 6/12 trên địa bàn tỉnh Định phát hiện 53 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 20 ca cộng đồng (riêng huyện Vũ Bản có 16 ca cộng đồng) và 33 ca phát hiện trong khu cách ly phong tỏa.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trước biến thể Omicron .
Theo Bộ Y tế thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia.
Bộ Y tế đề nghị tăng cường xét nghiệm, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh theo quy định
Ngày 25-11 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo ghi nhận biến thể mới đáng quan ngại của virusSARS-CoV-2, gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại Nam Phi.
Đến ngày 2-12, đã ghi nhận ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận biến chủng này. Tại Việt Nam đến nay chưa ghi nhận biến thể Omicron, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 6/12, bác sĩ Hồ Hữu Đức, Phó giám đốc Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 Đa tầng quận Tân Bình cho biết, hiện có 194 bệnh nhân nặng đang điều trị ở tầng 3.
Từ giữa tháng 10, số ca nhập viện tại đây gia tăng. Trong 2 tuần gần đây, trung bình mỗi ngày nhập viện từ 70-100 ca và rải đều ở 3 tầng. Do đó, Sở Y tế TP.HCM đã điều động thêm bác sĩ và điều dưỡng hỗ trợ giảm tải cho nhân viên y tế tại đây. Áp lực nhất là khu vực bệnh nhân nặng.
BS Hồ Hữu Đức cho biết, tuần qua bệnh viện ghi nhận 34 ca tử vong. Chủ yếu trong đó vẫn là những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền và chưa tiêm vắc xin. Đáng chú ý, có một trường hợp trẻ tuổi, có bệnh nền nhưng theo trường phái không tiêm vắc xin, diễn tiến nặng và tử vong.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế TP HCM vừa có tờ trình UBND TP về dự thảo kế hoạch tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa bàn TP HCM.
Khám sàng lọc trước khi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 cho người cao tuổi tại Bệnh viện Da liễu TP HCM
Theo đó, đối với liều bổ sung, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, có HIV, đang sử dụng hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng... ), đã được tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên.
Đối với liều nhắc lại, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19; nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Dự kiến, thời gian tiêm sẽ bắt đầu từ ngày 10-12, lộ trình thực hiện tùy theo nguồn cung ứng vắc-xin. Theo đó, dự kiến tháng 12-2021, tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ: