Tối 24/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 24 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 . Trong đó có 15 ca được phát hiện thông qua sàng lọc tại cơ sở y tế.
Trong ngày hôm qua (23/11), CDC Hà Nam cũng ghi nhận 12 F0 thông qua sàng lọc tại cơ sở y tế . Lũy kế trong đợt dịch mới từ ngày 19/9 đến nay, Hà Nam phát hiện 150 ca dương tính thông qua công tác sàng lọc tại các cơ sở y tế.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 24/11, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Đàn, Nghệ An ) cho biết, trên địa bàn xã này đã ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 được công bố vào sáng cùng ngày là bà B.T.T. (SN 1972, trú xóm Hưng Thịnh, xã Nghĩa Lợi).
Được biết, bà T. được xét nghiệm sàng lọc cộng đồng vào ngày 23/11 cho kết quả dương tính. Sáng 24/11, bà T. có kết quả nhiễm Covid-19. Bà T. là người bán tạp hóa trước cổng trường THCS bán trú Lợi Lạc. Chồng bà làm bảo vệ của trường.
Sau khi bà T. được xác định nhiễm Covid-19, cơ quan chức năng lập tức phong tỏa nhà bà T. cùng khu vực trường THCS bán trú Lợi Lạc.
Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra truy vết những trường hợp tiếp xúc gần với bà T. và xác định có hơn 500 học sinh và giáo viên liên quan. Trong số đó có 160 học sinh, giáo viên là F1, số còn lại là F2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trong ngày 24-11, Bình Dương ghi nhận thêm 15 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 ở địa phương này lên đến 2.643 người.
Cũng theo ngành y tế Bình Dương, trong số các ca bệnh mới, có khoảng 5-10% số người hiện chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Số liệu trên khiến ngành y tế tỉnh Bình Dương lo ngại, bởi vẫn còn nhiều người chưa tiêm vắc xin vì nhiều lý do khác nhau như đang trong thời gian điều trị các bệnh khác và có người có lý do khách quan nên chưa được tiêm.
Hiện Bình Dương đã tiêm 4.241.585 liều/4.520.214 liều được phân bổ (2.442.041 liều mũi 1 và 1.799.544 liều mũi 2).
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương cho biết số ca chưa tiêm vắc xin dễ bị mắc COVID-19 và diễn tiến nặng, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn so với người đã tiêm vắc xin.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 24/11, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã phát đi thông báo khẩn đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và người dân trên cả nước, tăng cường truy vết, tìm những người có mặt tại ba địa điểm là các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch... của thị xã do liên quan trường hợp du khách mắc COVID-19 từ ngày 21/11/2021.
Ba địa điểm trên gồm: Khách sạn Công đoàn (tổ 7, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa), thời gian khoảng 12 giờ 30 đến 14 giờ 55 và 18 giờ 25 đến 19 giờ ngày 21/11/2021; Nhà hàng Anh Dũng (số nhà 012, phố Xuân Viên, tổ 3, phường Sa Pa), thời gian khoảng 16 giờ đến 17 giờ ngày 21/11/2021; quán cà phê AHA (số nhà 06, đường Ngũ Chỉ Sơn, tổ 3, phường Sa Pa) thời gian khoảng 17 giờ 15 đến 18 giờ 20 ngày 21/11/2021.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 22/11, một nữ công nhân tại công công ty may mặc Hiếu Hằng (địa chỉ Đốc Hành, Toàn Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng) có biểu hiện ho, sốt nên đi khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Lãng và được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Đến ngày 23/11, người này có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Lực lượng chức năng và địa phương đã khẩn trương phong tỏa khu vực xưởng may, phun khử khuẩn toàn bộ xưởng và khu vực xung quanh, truy vết, xét nghiệm cho những người có liên quan ca dương tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Các ca bệnh mới ghi nhận trong ngày phân bố tại 27/30 quận, huyện: Đống Đa (26), Ha Bà Trưng (24), Hoàng Mai (21), Long Biên (17), Hà Đông (16), Ba Đình, Sơn Tây (15); Nam Từ Liêm, Cầu Giấy (14); Mê Linh, Chương Mỹ (13); Hoài Đức (12); Quốc Oai (10), Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Mỹ Đức (9); Thanh Xuân (7); Gia Lâm, Tây Hồ, Phú Xuyên, Thường Tín (6); Thạch Thất (5); Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàn Kiếm (3); Đan Phượng, Thanh Oai, Phúc Thọ (1).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 24/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin, tính từ đợt dịch lần thứ tư đến nay, địa phương ghi nhận 277.406 ca mắc COVID-19, trong đó có 267.007 bệnh nhân khỏi bệnh (cộng cả 28.000 F0 bổ sung đã khỏi bệnh và được Bộ Y tế công bố); 2.628 ca tử vong.
Toàn tỉnh Bình Dương hiện còn 10.858 bệnh nhân đang điều trị chủ yếu tại nhà. Đến nay, toàn tỉnh này đã tiêm được 4.230.253 liều vắc xin phòng COVID-19 , trong đó có 177.518 liều vắc xin phòng cho COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
TS.BS Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cho biết hiện số ca mắc mới trên địa bàn tỉnh trên 600 ca mỗi ngày, đa phần là người đã tiêm vắc xin. Theo TS.BS Chương, nguyên nhân do tâm lý người dân chủ quan, lơ là cho rằng đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh nên không thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 24-11, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 60 ca Covid-19. Trong đó, 10 ca cách ly tập trung, 23 ca cách ly tại nhà, 1 ca trong khu phong tỏa, 1 ca về từ ngoại tỉnh và 25 ca cộng đồng.
Cụ thể, trong các ca công đồng, có đến 9 ca được lấy mẫu tại Công ty Hữu Nghị và 1 ca lấy mẫu tại Công ty Việt Hoa.
Các ca cộng đồng còn lại gồm: 1 ca lấy mẫu tiểu thương chợ Chính Gián; 1 ca đến Trung tâm Y khoa Phúc Khang test nhanh; 1 ca về từ Phú Yên; 2 ca đến Bệnh viện Tâm Trí xét nghiệm; 4 ca đến Bệnh viện 199 xét nghiệm; 1 ca là Công an quận Liên Chiểu; 1 ca làm Công ty Hữu Nghị đến Phòng khám Hòa Khánh xét nghiệm; 1 ca đến Bệnh viện Hoàn Mỹ xét nghiệm; 1 ca đến Phòng khám Y Đức xét nghiệm; 1 ca đến Trung tâm Y tế quận Sơn Trà xét nghiệm và 1 ca có triệu chứng đến khám tại Trung tâm Y tế quận Thanh Khê.
Ngành y tế nhận định số ca mắc trong ngày liên quan 17 chuỗi lây nhiễm đều có nguy cơ cao. Hiện toàn TP Đà Nẵng có 133 điểm phong tỏa cứng và 16 cơ sở cách ly. Tính từ ngày 16-10 đến nay, địa phương này ghi nhận 660 ca mắc Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mở đầu hội thảo, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện y tế công cộng Việt Nam, chia sẻ quan điểm về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả".
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch Covid-19. Giai đoạn 1, từ 22.1.2020 - 5.3.2020 với 16 ca nhiễm bệnh, chủ yếu là ca nhập cảnh; chủng vi rút gây bệnh bình thường
Giai đoạn 2, từ 6.3.2020 - 22.7020 với 399 ca nhiễm bệnh; chủng virus gây bệnh bình thường.
Giai đoạn 3, từ 23.7.2020 - 26.4.2021 với 2.437 ca nhiễm; chủng vi rút gây bệnh chủ yếu là chủng Alpha.
Giai đoạn 4, từ 27,4 đến nay với 1.034.723 ca nhiễm bệnh; chủng vi rút gây bệnh chủ yếu chủng Delta.
"Ở 3 giai đoạn trước, chúng ta hướng đến mục tiêu "Zero Covid", nhưng giai đoạn 4 thì không thể "Zero Covid", ông Phu nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 23/11, Hải Phòng ghi nhận 1 ca Covid-19 tại xưởng may Toàn Thắng (thôn Đốc Hành, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng). Xưởng may này có tổng số 95 công nhân, liên quan đến nhiều xã thuộc địa bàn huyện Tiên Lãng, gồm: Toàn Thắng, Tiên Minh, Tiên Thắng, Quang Phục, Bạch Đằng, Đông Hưng và 1 lái xe (đưa ca dương tính đi bệnh viện).
Ngay sau khi có thông tin về ca bệnh, lực lượng chức năng đã triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch như phong tỏa, phun khử khuẩn xưởng may Toàn Thắng cùng toàn bộ khu vực xung quanh, lập chốt kiểm soát tại cổng xưởng may.
Trung tâm Y tế huyện cùng với Trạm Y tế xã Toàn Thắng đã lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ công nhân xưởng may và những người liên quan ca bệnh.
Tính đến 8h ngày 24/11, ngành y tế phát hiện thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 làm việc tại xưởng may Toàn Thắng. Như vậy, tổng số F0 liên quan xưởng may này đã lên tới 19 trường hợp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cập nhật mới nhất về diễn biến dịch Covid-19 tại tỉnh Thái Nguyên trong ngày hôm nay 24.11, địa phương này đã công bố thêm 8 ca nhiễm Covid-19.
Đáng lưu ý, trong số này có 4 người ở TP.Thái Nguyên, trong đó 3 người cùng từng đến ăn tại quán phở Hiếu (địa chỉ tại tổ 3, P.Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên), ngồi cùng khung giờ với một người nhiễm Covid-19 đã được phát hiện và cách ly tập trung.
Đó là anh N.T.Đ (trú tại xóm trọ Ngọc Năm, xóm Nước Hai, xã Quyết Thắng), anh N.Đ.T (trú tại tổ 2, P.Tân Thịnh) và N.K.D (trú tại tổ 3, P.Tân Thịnh).
Theo điều tra dịch tễ, trước đó, ngày 20.11, 3 người này cùng đến ăn tại quán phở Hiếu cùng thời gian với một trường hợp nhiễm Covid-19 khác đã được phát hiện và cách ly tập trung.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại hội thảo Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn với dịch Covid-19 do báo Tiền Phong tổ chức vào 24/11, các chuyên gia đã tranh luận, mổ xẻ và đưa ra nhận định về tình hình dịch bệnh cũng như biện pháp chăm sóc, điều trị F0 sao cho hiệu quả trong thời điểm hiện nay.
Đừng quá quan trọng vùng vàng hay vùng xanh
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM thẳng thắn nhận định, dù dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát nhưng có những cái đến giờ vẫn chưa làm được, chưa làm hết sức.
Theo bác sĩ Khanh, trong đợt dịch Việt Nam đã quan tâm đến quá nhiều chỉ số, nhưng chỉ số tinh thần mới là quan trọng nhất với người bệnh. F0 phải được điều trị sớm nhất chứ, chứ không phải đi bệnh viện sớm nhất. Có những lúc các biện pháp chống dịch còn quá cứng nhắc, không nghe người bệnh, hiểu người bệnh cần gì.
Do đó ngoài fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng", mùa dịch bác sĩ Khanh còn lập cả nhóm trên zalo, fanpage cung cấp kiến thức về Covid-19 và group tâm sự của F0 trên mạng xã hội. Những chia sẻ này hết sức quan trọng, giúp hỗ trợ rất nhiều những sự cô đơn, bất lực, bơ vơ mà F0 gặp phải trong cuộc chiến với Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều 22/11, Hà Nội còn 2.624 bệnh nhân Covid-19 đang theo dõi và điều trị, trong đó có 2.067 bệnh nhân nhẹ và không triệu chứng (chiếm 78,8%); 17 bệnh nhân nặng (chiếm 0,64%). Trong số 17 bệnh nhân nặng hiện có 14 bệnh nhân phải thở oxy mask, gọng kính và 3 bệnh nhân phải thở máy không xâm lấn.
Trao đổi với phóng viên Infonet vào chiều ngày 23/11, TS. BS Nguyễn Văn Thường, Bệnh viện đa khoa Đức Giang - Bệnh viện được Hà Nội phân tầng 3 điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng trên địa bàn cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho 150 bệnh nhân. Số bệnh nhân đã được ra viện tính từ sau khi không còn thực hiện giãn cách khoảng 150 trường hợp.
Trong số này, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do mắc Covid-19 chưa tiêm vắc xin chiếm khoảng 31% với 11% là người lớn và 20% là trẻ em.
"Số bệnh nhân mắc Covid-19 chưa tiêm vắc xin đang được điều trị tại bệnh viện chủ yếu là trẻ em dưới 18 tuổi. Đây là độ tuổi mà thời gian trước chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin, hiện có 14/21 bệnh nhân chưa tiêm vắc xin mắc Covid-19 là trẻ em", TS. BS Nguyễn Văn Thường thông tin.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể: 1 trường hợp test nhanh dương tính tại nhà ở TP. Pleiku (bệnh nhân Đ.H.P.). 1 trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Quân y 211 (bệnh nhân V.T.H.N.). Liên quan đến bệnh nhân V.T.H.N, có 16 trường hợp đang cách ly tại nhà ở TP. Pleiku gồm: 3 trường hợp cách ly tại nhà ở phường Chi Lăng; 1 trường hợp cách ly tại nhà ở phường Hội Phú; 12 trường hợp cách ly tại nhà ở phường Trà Bá.
56 trường hợp liên quan đến trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Quân y 15 (bệnh nhân Th.) gồm: 1 trường hợp cách ly tại nhà ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa; 31 trường hợp F1 đang cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng nghề số 21; 1 trường hợp F1 đang cách ly tập trung tại Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh (Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai); 1 trường hợp cách ly tại nhà ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa; 7 trường hợp phát hiện ở trong khu vực phong tỏa xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa; 2 trường hợp đi theo chăm sóc người thân bị dương tính tại Bệnh viện dã chiến cơ sở 2; 4 trường hợp cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Gia Lai-cơ sở 1; 9 trường hợp cách ly tại nhà ở xã Tân Sơn, TP. Pleiku.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà là 1 trong 2 địa phương có số lượng ca F1 cách ly tại nhà nhiều nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đầu tháng 11 này, phường An Hải Bắc thành lập 1 tổ thẩm định các hồ sơ của các trường hợp F1 đủ điều kiện cách ly tại nhà. Hiện tại, hơn 100 trường hợp là F1 cách ly tại nhà được y tế tuyến cơ sở giám sát qua phần mềm.
Bà Lê Thị Kim Yến, Trưởng Trạm Y tế phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho biết: "Các trường hợp F1 chúng tôi vẫn theo dõi định kỳ, hướng dẫn người dân trên ứng dụng nCoV để cập nhật những thông tin về sức khỏe hàng ngày. Những trường hợp có biểu hiện sốt, nóng, ho hoặc những biểu hiện bất thường sẽ gọi đến nhân viên y tế quản lý khu vực sẽ đến sử lý kịp thời".
Theo quy định, những trường hợp cách ly tại nhà phải tuân thủ hướng dẫn của ngành y tế, thời gian cách ly 14 ngày. Để tăng hiệu quả công tác giám sát những đối tượng F1, Tổ Covid-19 cộng đồng địa phương được kích hoạt trở lại.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bệnh nhân vừa ghi nhận ở Lai Châu tại khu cách ly tập trung huyện Tam Đường là P.M.L, mã số BN: 1145085, hộ khẩu thường trú tại huyện Phong Thổ. Theo điều tra yếu tố dịch tễ của cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu, ngày 22/11 công dân L cùng chồng và con từ tỉnh Bình Dương về Lai Châu, khi đến Chốt kiểm soát dịch Covid-19 số 1 (huyện Tam Đường), công dân được xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và có kết quả âm tính.
Ngay sau đó, công dân L cùng chồng, con được đưa về cách ly tại cơ sở cách ly tập trung số 1 huyện Tam Đường và ngày 23/11 kết quả xét nghiệm RT-PCR xác định dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân L đã được đưa về Trung tâm Y tế huyện Tam Đường cách ly, điều trị.
Như vậy, từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Lai Châu ghi nhận có 36 bệnh nhân mắc Covid-19 và hầu hết về từ các tỉnh phía Nam, trong đó có ca bệnh được phát hiện tại cộng đồng ở xã Bản Giang, huyện Tam Đường sau khi đã hoàn thành 28 ngày cách ly theo quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 24/11, ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, gần 100.000 liều vắc-xin Pfizer sẽ được địa phương tiếp nhận trong ngày hôm nay. Lượng vắc-xin này sẽ được dùng phục vụ chiến dịch tiêm chủng diện rộng cho trẻ em độ tuổi từ 12 - 17.
"Công tác tiêm sẽ được triển khai lưu động tại các trường học, học sinh cấp 3 sẽ được tiêm trước theo phương án cuốn chiếu, giảm dần độ tuổi từ cao xuống thấp", ông Chỉnh nói.
Tỉnh Nghệ An hiện có 316.527 trẻ em trong độ tuổi 12 - 17 tuổi, trong đó học sinh trong độ tuổi cấp 3 là 110.000 em.
Dịch Covid-19 đang tấn công nhiều trường học tại Nghệ An, với nhiều ca cộng đồng thời gian gần đây được ghi nhận là học sinh, lượng F1 lớn khiến công tác dập dịch hết sức gian nan.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
"Ngay sau khi xác định có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định vào ngày 22/11, chúng tôi đã tiến hành phong toả toàn bộ 1 tầng là nơi phát hiện bệnh nhân COVID-19, tiến hành phun khử khuẩn và triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp trong toàn viện như không cho phép người ngoài vào thăm bệnh nhân, mỗi bệnh nhân chỉ có 1 người đi theo chăm sóc, tiến hành khai báo y tế, truy vết các trường hợp liên quan", ông Khương Thành Vinh thông tin.
Cũng theo ông Vinh, từ sáng nay, Sở Y tế Nam Định đã hỗ trợ lực lượng cho Bệnh viện Phụ sản Nam Định tiến hành khẩn trương xét nghiệm đối với toàn bộ y bác sỹ, nhân viên của bệnh viện và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đang có mặt ở viện"
Trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, ổ dịch tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định được phát hiện khi một sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định đang thực tập và một sản phụ vừa sinh con tại bệnh viện này được Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nam Định xác nhận có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo phản ánh của anh Đ.H (32 tuổi, sống tại chung cư HH2A Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, anh có đi cùng thang máy với người phụ nữ mắc Covid-19 tại tòa nhà vào ngày 15/11 và được xác định là F1.
Đến ngày 18/11, anh nhận quyết định về việc cách ly tập trung do UBND phường gửi xuống cho trưởng tầng với phần địa điểm cách ly tập trung để trống và cũng không có thời hạn cách ly cụ thể.
Sau khi được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả âm tính theo quy định, anh H. nhiều lần liên lạc với phía Trạm Y tế phường Hoàng Liệt đề nghị được cách ly tại nhà nhưng không được chấp thuận.
Đến sáng 22/11, anh H. nhận được điện thoại thông báo từ nhân viên Trạm y tế yêu cầu anh có mặt tại Trạm y tế phường để từ đó di chuyển đến khu cách ly tập trung tại khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Ba Đình, Hà Nội thông báo khẩn, tìm người đến một số địa điểm nguy cơ sau:
- Từ ngày 8/11 đến 22/11: Quán xôi số 546 La Thành.
- 9h - 12h ngày 19/11: Khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 332 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân.
- Ngày 20/11, tại các điểm:
+ 9h - 11h30: Dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường Đại học Khoa học Tự nhiên tại 19 Lê Thánh Tông.
+ 11h30 - 12h30: Nhà hàng số 3 Lê Thánh Tông.
Tất cả những người từng đến các địa điểm trên được khuyến cáo tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội (0969.082.115/ 0949.396.115).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chính phủ đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ bao phủ vaccine mũi hai cho 100% dân số trưởng thành, nhưng đến nay còn nhiều tỉnh, thành tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Còn 11 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi hai dưới 30% dân số: Thanh Hóa, Đắk Lắk, Thái Bình, Nam Định, Quảng Nam, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Tuyên Quang, Hà Giang.
Sơn La là tỉnh có tỷ lệ phủ vaccine thấp nhất cả nước với gần 61% dân số được tiêm mũi một; 18% dân số được tiêm mũi hai.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Sơn La, cho rằng dù công suất tiêm toàn tỉnh đạt 50.000 mũi mỗi ngày, phải sang đầu năm 2022, tỉnh mới bao phủ mũi hai cho toàn bộ dân số trưởng thành.
Sơn La vừa được Bộ Y tế phân bổ thêm gần 700.000 liều vaccine. Tỉnh cố gắng đến giữa tháng 12 sẽ tiêm hết số lượng này. Khi đó tất cả dân số trong tỉnh được tiêm mũi một; 65% tiêm mũi hai. "Từ cuối tháng 12 chúng tôi sẽ tiếp nhận vaccine để tiêm mũi hai cho người dân. Tỉnh cố gắng hết năm 2021 bao phủ được 75% mũi hai cho dân số. Tiến độ phụ thuộc vào phân bổ của Bộ Y tế", ông Dũng cho hay.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trưa ngày 14-11, tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho trên địa bàn vừa ghi nhận 2 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Theo đó, vào ngày 23-11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 mũi 2 cho công nhân, người lao động tại Công ty TNHH giầy Kim Việt (có địa chỉ tại thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống) theo kế hoạch.
Tất cả những người đăng ký tiêm chủng đều được cán bộ y tế khám sàng lọc đầy đủ, tư vấn về loại vắc-xin tiêm chủng lần này và các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm chủng theo đúng quy định.
Trong quá trình tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm. Trong đó có 5 trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ sau tiêm.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng y tế đã phối hợp đưa các trường hợp nặng chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng và diễn biến nhanh sau phản vệ nên có 2 công nhân tử vong vào lúc 0 giờ 45 phút và 8 giờ 45 phút ngày 24-11.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tình hình dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, toàn tỉnh đã ghi nhận 3.942 trường hợp dương tính, trong đó có 1.619 trường hợp lây lan trong cộng đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng của người dân và sự phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhằm tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự lây lan, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, kể từ 0 giờ ngày 24/11/2021 thực hiện một số biện pháp hạn chế trong các hoạt động. Cụ thể:
Đối với việc tổ chức đám tang, hiếu, hỷ phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tập trung đông người (không quá 20 người tại một thời điểm); chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền vận động người dân tổ chức theo hình thức đơn giản, không tổ chức ăn uống và thực hiện đúng quy định về tổ chức số người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 23/11, Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi ở 79 điểm trường, trạm y tế tại 13 quận/huyện/thị xã gồm Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn (tiêm tại 26 xã), Mê Linh, Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây, Phú Xuyên.
Kết quả thực hiện tiêm được 33.618 mũi tiêm cho các em học sinh lớp 10, 11, 12, sử dụng 33.330 liều vaccine.
Theo Sở Y tế Hà Nội, đã có hơn 300.000 liều vaccine đã được chuyển đến các quận, huyện, thị xã để phục vụ cho công tác tiêm chủng. Đợt tiêm này sẽ hoàn thành trước ngày 25/11, dự kiến sẽ có trên 300.000 trẻ từ 15 đến 17 tuổi được tiêm COVID-19 trên toàn thành phố.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết: Vaccine sử dụng để tiêm cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi là vaccine COVID-19 Comirnaty (Pfizer), với chỉ định tiêm giống như của người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ được tiêm vaccine thì gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị tâm lý tốt cho các em, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các em sau tiêm tại nhà.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ ngày 23/11, Hà Nội chính thức tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi ở 79 điểm trường, trạm y tế tại 13 quận/huyện/thị xã. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, toàn thành phố đã tiêm được 33.618 mũi cho học sinh lớp 10, 11, 12, sử dụng 33.330 liều vaccine.
Từ đó, ghi nhận 6 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm như buồn nôn, ớn lạnh, sốt dưới 39 độ.
Ngoài ra, về việc tiêm chủng cho người trên 18 tuổi, trong ngày 23/11, thành phố đã tiêm được 20.634 mũi, cộng dồn đến nay đã tiêm được 10.165.097 mũi, sử dụng 9.376.146 liều vaccine.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong những ngày gần đây, người dân TP.HCM rất quan tâm đến thông tin số ca nhập viện, trở nặng và tử vong do COVID-19 ở TP có xu hướng gia tăng. Số người tử vong dao động ở mức trên 40 đến trên 50 ca. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế công cộng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nhận xét đây là hiện tượng đáng lo ngại, cần gấp rút khắc phục.
Cần tiêm vét nhanh chóng và siết chặt 5K
So với các TP khác trên thế giới đang theo đuổi mục tiêu sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2, số ca F0 gia tăng ở TP.HCM là không đáng ngại, thậm chí có phần thấp hơn. Về tổng thể, TP hiện đang trong trạng thái "màu xanh". Tuy nhiên, trong khi Singapore có trung bình trên 3.000 ca nhiễm/ngày nhưng số tử vong chỉ trên dưới 10 ca/ngày thì ở TP.HCM, số tử vong hiện đã cao hơn gấp 4-5 lần.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại huyện Bảo Lâm, sau khi phát hiện 2 ca nhiễm không rõ nguồn lây, đến thời điểm này đã khoanh vùng, truy vết hàng nghìn F1 liên quan. Qua xét nghiệm đã phát hiện thêm hơn 40 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tất cả các ca nhiễm mới đều đã được cách ly, theo dõi.
Huyện Bảo Lâm đã tạm hoạt động các chợ, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu và nâng mức cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, yêu cầu các cơ sở giáo dục tại một số xã cho học sinh tạm dừng đến lớp.
Ông Mã Gia Hãnh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết thêm: "Khó khăn nhất là tại những khu vực giáp ranh các xã của tỉnh Hà Giang đang bùng dịch trong việc quản lý người đi lại qua lối mòn. Giải pháp hiện nay là tuyên truyền bà con nhân dân, nắm chắc tình hình bà con có anh em họ hàng hay có con em bên kia học hành thì vận động họ không qua bên đó nếu không thực sự cần thiết. Còn nếu người dân bên Hà Giang sang phải khai báo y tế đầy đủ".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế cho biết từ tháng 3-2021 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận và phân bổ tổng số gần 135 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó vắc-xin Sinopharm nhiều nhất với 48,5 triệu liều, tiếp đến là AstraZeneca với hơn 46,7 triệu liều; vắc-xin Pfizer và Moderna hơn 33,3 triệu liều, còn lại là vắc-xin Abdala và Sputnik V.
Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đến ngày 23-11 cho thấy cả nước đã tiêm được hơn 111 triệu liều vắc-xin-19, trong đó gần 43,6 triệu người đã tiêm đủ liều vắc-xin.
Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 là hơn 90% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều vắc-xin 58,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Có 58 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin cho trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 22 tỉnh đạt tỉ lệ trên 95% Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 24/11, trao đổi với Tiền Phong, PGS, TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, kể từ ngày hôm nay, ngành y tế Nghệ An sẽ triển khai điều trị F0 tại địa phương.
Theo Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, tại các huyện, thị, ngành y tế và chính quyền địa phương sẽ lập những Trạm Y tế lưu động. Các bệnh nhân COVID-19 khi phát hiện sẽ được đưa đến các Trạm Y tế lưu động này để điều trị. Đồng thời, F1 cũng sẽ cách ly theo dõi tại nhà dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng.
Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 23/11 đến 06h00 ngày 24/11), Nghệ An ghi nhận 32 ca dương tính mới với SARS-CoV-2 tại 10 địa phương. Trong đó, có 3 ca cộng đồng (huyện Đô Lương: 2, huyện Nghĩa Đàn: 1), 29 ca đã được cách ly từ trước (4 ca trong vùng phong tỏa, 9 ca là F1, 16 ca từ các tỉnh miền nam về).
Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 3.887 bệnh nhân mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 2.911. Lũy tích số bệnh nhân tử vong: 26. Số bệnh nhân hiện đang điều trị: 950. Tổng số công dân từ các tỉnh phía nam về từ ngày 1/10 đến nay là 40.073. Phát hiện 743 ca dương tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mặc dù so với giai đoạn cao điểm của dịch, số tử vong trung bình hằng ngày đã giảm gần 3/4, trong khi số ca mắc mới gần tương đương, cho thấy vắc xin có tác dụng nhất định trong giảm số ca có biến chứng nặng và tử vong, tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi có can thiêp sớm, tích cực để giảm số ca tử vong trở lại.
Dự kiến ngày mai 25-11, Bộ Y tế sẽ có cuộc họp trực tuyến với 700 điểm cầu, mục đích là "kịp thời rút kinh nghiệm công tác chẩn đoán, điều trị cho người bệnh COVID-19 , chia sẻ kinh nghiệm đáp ứng tình hình dịch".
Không cách ly tại nhà nếu F0 trên 50 tuổi, gia đình có người có bệnh lý nền
TP.HCM có hơn 56.000 ca COVID-19 đang được cách ly tại nhà. Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà.
Theo hướng dẫn, sau khi khai báo thông tin với trạm y tế, người F0 cách ly tại nhà sẽ được cấp phát gói thuốc A (gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng).
Nếu có triệu chứng nhẹ, người F0 sẽ được nhân viên y tế đánh giá tình trạng sức khỏe, được ký cam kết và cấp phát thuốc kháng virus (gói C) khi có chỉ định dùng thuốc.
Khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 <>
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ông Mã Gia Hãnh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết thêm: "Khó khăn nhất là tại những khu vực giáp ranh các xã của tỉnh Hà Giang đang bùng dịch trong việc quản lý người đi lại qua lối mòn. Giải pháp hiện nay là tuyên truyền bà con nhân dân, nắm chắc tình hình bà con có anh em họ hàng hay có con em bên kia học hành thì vận động họ không qua bên đó nếu không thực sự cần thiết. Còn nếu người dân bên Hà Giang sang phải khai báo y tế đầy đủ".
Để đáp ứng việc cách ly, điều trị trong tình hình mới, Cao Bằng cũng cho phép hơn 20 ca nhiễm được tự cách ly, điều trị tại nhà. Đây là những trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, không có bệnh lý nền, không có triệu chứng và điều kiện cơ sở nơi lưu trú đảm bảo. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tăng cường công tác giám sát cộng đồng, nâng cao ý thức người dân nghiêm túc chấp hành quy định cách ly.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo bản tin tối 23/11, Bộ Y tế công bố 11.132 ca nhiễm mới, gồm 6 ca nhập cảnh và 11.126 ca ghi nhận trong nước (tăng 827 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 6.010 ca trong cộng đồng). Đây là ngày thứ 5 liên tiếp cả nước có số F0 trong ngày tăng cao.
Đặc biệt, tại nhiều địa phương, hàng loạt ổ dịch mới bùng phát, số F0 trong ngày và ca mắc ngoài cộng đồng cao chưa từng có.
Huế có số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước tới nay
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa phương này ghi nhận thêm 159 ca bệnh dương tính với nCoV. Nguồn gốc phát hiện của các ca bệnh này là từ khu cách ly tập trung (21), vùng phong tỏa (6), giám sát y tế tại nhà (2), F1, F2 đang cách ly tại nhà (38), tại chốt kiểm soát (1).
Đặc biệt, 93 F0 là các ca mắc ngoài cộng đồng, chiếm tỷ lệ gần 6% trong số ca bệnh mới của ngày.
Nghệ An phát hiện hai ổ dịch ở trường học
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết trong 24 giờ qua (từ 18h00 ngày 22/11 đến 18h00 ngày 23/11), địa phương này phát hiện 132 F0 tại 18 địa phương.
Các bệnh nhân này cư trú ở Tân Kỳ (48), Nam Đàn (10), Nghi Lộc (10), TP Vinh (7), Anh Sơn (7), Quế Phong (8), Quỳ Châu (3), Quỳ Hợp (3), Quỳnh Lưu (11), Thanh Chương (6), Tương Dương (5), Yên Thành (6), Đô Lương (2), Hưng Nguyên (1), Nam Đàn (1), TX Cửa Lò (1), TX Hoàng Mai (2), TX Thái Hòa (1).
Trong số này, 57 ca được ghi nhận ngoài cộng đồng. Đây là số F0 cộng đồng cao nhất từ trước tới nay tại địa phương này. Đặc biệt, 100% ca mắc mới của huyện Tân Kỳ đều được phát hiện ngoài cộng đồng. Số F0 còn lại rải rác ở Quế Phong (3), TP Vinh (4), Thanh Chương (2).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Để ngăn chặn, khống chế hiệu quả dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp địa bàn, Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện ngay một số biện pháp tạm thời đối với đám cưới, đám hỏi, đám hiếu và các hoạt động tập trung đông người từ ngày 23/11.
Theo đó, huyện Yên Lạc yêu cầu người dân tạm thời hạn chế ra khỏi nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết, hạn chế tiếp xúc với người khác, thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.
Trường hợp đi ra ngoài, bắt buộc phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách trong tiếp xúc và không được tập trung đông người. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải ngay lập tức liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn khám, chữa bệnh; tuyệt đối không được tự mua thuốc điều trị khi có biểu hiện ho sốt, khó thở.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 23/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố thêm 22 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 .
Ngoài các trường hợp liên quan đến ổ dịch cũ, Hà Nam ghi nhận chùm ca bệnh mới gồm 9 trường hợp ở xã Nhân Bình và Nhân Nghĩa của huyện Lý Nhân, liên quan đến ca F0 ở Bệnh viện Phụ sản Nam Định.
Báo cáo điều tra dịch tễ cho biết, ngày 14/11, chị N.T.L đến Bệnh viện Phụ sản Nam Định sinh con. Đến 20/11 về nhà tại xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tối 20/11, gia đình chị gái là N.Đ.P (gồm vợ chồng và 3 con) đến thăm chị N.T.L, sau đó cùng ăn tối.
Trưa 22/11, chị N.T.L nhận được tin trong thời gian ở bệnh viện có một người cùng phòng mắc COVID-19. Ngay sau đó, chị N.T.L đã khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm cùng với các trường hợp có tiếp xúc với chị. 9 mẫu xét nghiệm ngày 23/11 cho kết quả dương tính với SARS-COV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ: