Ngày 14.4, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ ngày 14.4, địa phương này chỉ giải quyết cho người nước ngoài được đăng ký cách ly trả phí tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), sau khi nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Vân Đồn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh). Trường hợp không có nhu cầu, chính quyền sẽ đưa đến các điểm cách ly tập trung theo quy định.
Đối với công dân Việt Nam nhập cảnh, sẽ đưa đến các địa điểm cách ly tập trung do lực lượng quân đội quản lý. Tuy nhiên, ưu tiên những nơi cách ly ở ngoài tỉnh Quảng Ninh.
Trao đổi với phóng viên tối 14.4, một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc địa phương này dừng cách ly trả phí tại các khách sạn là theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng dịch.
Theo Thanh Niên.
Theo vị lãnh đạo UBND huyện Thường Tín (Hà Nội), ngay sau khi phát hiện trường hợp bệnh nhân 266 tại địa phương, chính quyền đã xác định được 21 trường hợp tiếp xúc gần, tiến hành lập 3 vòng khoanh vùng dịch và 7 chốt kiểm tra để chống dịch COVID-19.
Liên quan đến ca bệnh 266, trao đổi với chúng tôi vào tối cùng ngày, lãnh đạo UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) xác nhận, bệnh nhân 266 vừa được Bộ Y tế công bố có hộ khẩu tại thôn Đông Cứu thuộc xã Dũng Tiến.
"Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về ca bệnh, đến hiện tại cơ quan chức năng đã xác định được 21 trường hợp F1 có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Đa số những trường hợp đều là các hộ dân liền kề trong xóm với bệnh nhân này.
Hiện các trường hợp này đã được lấy mẫu bệnh phẩm để mang đi xét nghiệm dịch và được cách ly tại địa phương. Trong trường hợp âm tính sẽ được cách ly tập trung tại địa phương, nếu có trường hợp dương tính sẽ theo sự chỉ đạo của TP Hà Nội để tiến hành cách ly", vị lãnh đạo UBND huyện Thường Tín thông tin.
Cũng theo vị Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, hiện chính quyền địa phương đã khoanh vùng 3 vòng để kiểm soát dịch và lập tổng cộng 7 chốt kiểm dịch lớn nhỏ trong khu vực.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 14/4, ông Đặng Ngọc Huy, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên cho biết, ngay sau khi Bộ Y tế thông báo về ca bệnh số 262, làm việc tại Công ty Samsung Display- KCN Yên Phong, Bắc Ninh và lịch trình di chuyển của bệnh nhân, Sở Y tế Thái Nguyên đã ngay lập tức vào cuộc.
Bước đầu Sở Y tế xác định 7 trường hợp F1 liên quan đến ca bệnh COVID-19 số 262. Trong đó chủ yếu là những ca tiếp xúc gần, là người đi cùng xe buýt với bệnh nhân này. Trong 7 người này có 4 người có địa chỉ ở TP Thái Nguyên, 1 người ở huyện Phú Bình và 2 người ở huyện Phổ Yên.
Hiện nay 3 trong số 7 người này đang được cách ly tại Trung tâm y tế huyện Phổ Yên, 1 người ở Trung tâm y tế huyện Phú Bình, 1 người cách ly ở Bệnh viện Gang Thép và 2 người được cách ly ở Trường Quân sự tỉnh Bắc Ninh.
Các trường hợp F2 (tiếp xúc với F1) được rà soát là 125 người và 207 trường hợp F3. Những trường hợp F2 đang được cách ly tại nhà.
Theo Tiền Phong.
Ngày 14/4, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ban hành quyết định xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng đối với 1 tài khoản facebook (của chủ cửa hàng bán hoa tươi) do có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình cách ly phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, vào hồi 18 giờ 17 phút ngày 6/4/2020, trên fanpage của cửa hàng bán hoa nói trên có đăng tải thông tin "CHÍNH THỨC: THỰC HIỆN GIÃN CÁCH XÃ HỘI HẾT 30/4. Quyết định vừa được đưa ra trong cuộc họp chiều nay 6/4. Như vậy không chỉ thực hiện cách ly xã hội đến 15/4 nữa mà sẽ kéo dài thêm 2 tuần..."
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc…"
Đến ngày 6/4/2020, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các tỉnh, thành phố về tình hình phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội sau khi kết thúc 2 tuần thực hiện. Đến nay, Chính phủ chưa có quyết định chính thức về việc này.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã liên hệ nhiều lần mời chủ tài khoản mạng xã hội này đến làm việc nhưng chủ cửa hàng tìm đủ mọi lý do không chấp hành và tự gỡ bỏ thông tin đăng tải.
Chị Hiền được xác nhận đã âm tính sau 3 lần kiểm tra.
Chiều 14/4, Nguyễn Thị Hiền (17 tuổi, quê tỉnh Nghệ An) bệnh nhân 146 được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Cửa khẩu Cầu Treo (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất viện về quê sau 21 ngày điều trị.
Kết quả xét nghiệm lần 3 vào ngày 13/3 của nữ bệnh nhân cho kết quả âm tính với Covid-19.
Chị Hiền là bệnh nhân 146 mắc Covid-19 ở Việt Nam và cũng là trường hợp đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Hà Tĩnh sau khi qua cửa khẩu Cầu Treo, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 14/4, Bác sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng cho biết đã có kết quả xét nghiệm của tất cả 58 trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 số 22 "dương tính trở lại" sau khi xuất viện: Tất cả đều âm tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, 58 người tiếp xúc với bệnh nhân 22 được lấy mẫu xét nghiệm gồm 4 công an làm nhiệm vụ bảo vệ tại khu cách ly khách sạn Sam Grand, 6 nhân viên khách sạn, 2 nhân viên Trung tâm Hỗ trợ du khách Đà Nẵng đến hỗ trợ các du khách nước ngoài đang cách ly tại đây, 18 nhân viên y tế phục vụ tại khách sạn, 1 lái xe đưa bệnh nhận 22 đến sân bay Đà Nẵng và 27 trường hợp là nhân viên làm việc tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Riêng tổ bay VN125 và toàn bộ hành khách đi cùng chuyến bay Đà Nẵng - TP.HCM hiện đã được quản lý tại TP.HCM.
Báo cáo được Bộ Y tế cập nhật lúc 18h xác nhận Việt Nam có thêm 1 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số lên thành 266 ca trên cả nước.
CA BỆNH 266 (BN266): Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội. Ngày 08-10/3, bệnh nhân đến chăm mẹ tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 12/3, bệnh nhân có biểu hiện ngứa họng. Từ ngày 30/3 bệnh nhân cách ly tại nhà. Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 14/4.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Xem thêm tại đây.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cho hay, đến sáng 14/4, tỉnh này đã đưa 100 người diện F1 đi cách ly tập trung; bàn giao danh sách 77 F1 khác cho các tỉnh, thành liên quan.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh xác định được 525 trường hợp tiếp xúc gián tiếp (F2) với "bệnh nhân 262", đều đã áp dụng biện pháp giám sát sức khỏe theo quy định.
Các trường hợp liên quan đến "bệnh nhân 262" được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh lấy mẫu xét nghiệm, dự kiến có kết quả vào tối 14/4.
Tại Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết đã xác định được 223 trường hợp liên quan đến "bệnh nhân 262". Trong đó, 17 người F1, 121 F2 và 85 F3. Hơn 70 người đã đi cách ly tập trung, bao gồm các F1 và những trường hợp F2 nguy cơ cao; số còn lại cách ly tại nhà 28 ngày.
Trong số người đi cách ly tập trung, tỉnh Bắc Giang đã xét nghiệm 25 trường hợp cho kết quả âm tính lần một; trong hôm nay, các trường hợp còn lại sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm.
Theo VnExpress.net.
Mới đây, UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ban hành văn bản về việc triển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Theo văn bản này, những người từ BV Bạch Mai, người Hiệp Hòa ở nước ngoài về, người nước ngoài nhập cảnh về địa phương, người tiếp xúc gần với người mắc bệnh... khi kết thúc cách ly tập trung 14 ngày phải tiếp tục thực hiện cách ly tại nơi cư trú thêm 14 ngày.
Các đối tượng khác kéo dài thời gian cách ly tại nơi cư trú cho đến khi đủ 28 ngày.
Đáng chú ý, theo UBND huyện Hiệp Hòa , các doanh nghiệp, chủ phương tiện có xe thường xuyên đi đến hoặc đi qua các tỉnh, TP có dịch COVID-19 phải báo cáo với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện các thông tin về lái xe, phụ xe, biển kiểm soát xe...
Trường hợp đi qua đêm, lưu trú tại các tỉnh, TP có dịch thì lái xe, phụ xe và người cùng đi trên xe phải thực hiện cách ly 28 ngày liên tục (14 ngày tập trung, sau đó cách ly tại nơi cư trú 14 ngày)
Trường hợp chỉ đi về trong ngày thì lái xe, phụ xe và người cùng đi trên xe chỉ phải thực hiện khai báo y tế tại trạm y tế xã, thị trấn.
Ngày 14/4, ông Nguyễn Khắc Thành - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) cho biết, hiện bệnh viện này đang cách ly và điều trị cho ca bệnh nhiễm Covid-19 thứ 4 trên địa bàn Hà Tĩnh.
Bệnh nhân này là N.V.T. (SN 1994, trú thị trấn Thạch Hà, Thạch Hà, Hà Tĩnh). Bệnh nhân T. là bệnh nhân thứ 265 của Việt Nam nhiễm Covid-19.
Được biết trước đó bệnh nhân T. làm việc tại quán Bar The For You ở thủ đô BangKok (Thái Lan). Ngày 16/3, bệnh nhân nghỉ làm và ở tại phòng trọ, thỉnh thoảng có đi ra ngoài.
Ảnh minh hoạ
Ngày 13/4, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Cửa khẩu Cầu Treo để cách ly và theo dõi điều trị. Giám đốc Bệnh viện đa khoa Cửa khẩu Cầu Treo cho biết, khi vào viện, bệnh nhân T. có biểu hiện sốt nhẹ gần 38 độ và có ho. Hiện phía bệnh viện này đã điều trị cho bệnh nhân T. theo phác đồ của Bộ Y tế.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 14/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội) dự kiến có thêm 8 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh tại bệnh viện này trong chiều 14/4 lên 17 người.
Cụ thể, chiều 14/4, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố các bệnh nhân khỏi bệnh gồm: BN26, 50, 87, 109, 114, 115, 175, 177, 186, 189, 190, 199, 208, 214, 220, 232, 239.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Bệnh viện dã chiến Củ chi công bố 5 bệnh nhân khỏi bệnh bao gồm: BN92, 124, 127, 143, 235.
Như vậy tính đến ngày 14/4, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 168/265 bệnh nhân Covid-19, đạt 63,3%.
Ngày 14/4, ông Nguyễn Quang Thậm - Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - thông tin, trụ sở công an phường này đã được gỡ bỏ cách ly y tế từ ngày hôm qua, 13/4. Tới sáng nay, 14/4, các cán bộ, chiến sĩ công an phường đã quay trở lại làm việc bình thường.
Lý giải về việc sớm gỡ bỏ lệnh cách ly y tế trụ sở công an phường, ông Thậm cho biết, kết quả xét nghiệm của Phó Trưởng Công an phường tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 là âm tính. Do đó, theo quy định, trụ sở Công an phường Đông Ngạc cũng được kết thúc cách ly y tế.
Trụ sở Công an phường Đông Ngạc được gỡ bỏ cách ly y tế.
Thông tin trên được dẫn từ nguồn: Dantri.com.vn
Bộ Y tế Singapore thông báo, ngày 13/4 nước này ghi nhận thêm số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục – 386, trong đó có 1 công dân Việt Nam, nâng tổng số lên 2.918.
Bộ Y tế Singapore thông báo các ca mắc mới, trong đó có bệnh nhân người Việt.
Đó là bệnh nhân mang số 2540, nam giới, 36 tuổi, có thị thực lao động. Người đàn ông Việt Nam này được xác nhận có kết quả dương tính với SARS-Cov-2 (virus corona mới gây dịch bệnh COVID-19) ngày 13/4 và đang được điều trị tại Bệnh viện Khoo Teck Puat (địa chỉ 90 Yishun Central, Singapore).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, diễn biến lâm sàng của ca nhiễm COVID-19 thứ 91 vào sáng ngày 14/4 có một vài tín hiệu lạc quan hơn mặc dù kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 vẫn còn dương tính.
Cụ thể, dấu hiệu lâm sàng của nam phi công người Anh tương đối lạc quan hơn như đồng tử phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, mạch 84 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg, SpO2 98%, xét nghiệm đông máu tạm ổn kèm tình trạng chảy máu mũi giảm, tiểu khá 700 ml/24 giờ. Hiện bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực với thở máy, lọc máu hấp phụ kháng thể, ECMO, kháng sinh và kháng nấm.
Xem thêm tại đây.
Chiều 14/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội) dự kiến có thêm 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh Covid-19. Các trường hợp này đều đã có 2-3 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp, sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 160/265 ca (đạt 60,4%).
Họ gồm, bệnh nhân 87, 109, 114, 115, 175, 177, 186, 189, 190, 199, 208, 220, 232, 239.
Bệnh nhân 94 vui mừng trong ngày xuất viện 10/4. Ảnh: Phương Thảo.
Xem thêm tại đây.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn khẩn gửi các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airways về việc khai thác các đường bay nội địa từ ngày 16/4.
Theo đó, Cục hàng không cho biết, các hãng hàng không chỉ được phép mở bán các chuyến bay khi được Cục hàng không cấp phép bay.
Cục hàng không yêu cầu các hãng hàng không gửi đề nghị cấp phép bay cho giai đoạn từ 16/4 - 30/4/2020 ngay trong ngày 14/4 để cơ quan này tổng hợp, xem xét.
Thông báo khẩn của Cục hàng không được đưa ra sau khi các hãng hàng không đồng loạt thông báo sẽ bay nội địa trở lại từ ngày 16/4, là thời điểm kết thúc Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly toàn xã hội. Các hãng cũng đã mở bán vé trên website và các đại lý.
Thông tin trên được dẫn từ nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/cong-van...
Tối 13/4, Theo ghi nhận của PV báo Thanh niên, tại nhà trọ mà thầy giáo Tây dạy tiến Anh J.D (58 tuổi, người Anh, người cầm bảng đứng xin tiền "giúp mua thức ăn" ở TP.HCM) đang ở, mặc dù trời đã tối nhưng vẫn có nhiều người tìm đến tặng quà và chia sẻ khó khăn với người thầy trong cảnh khốn khó.
Tuy nhiên, trước sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt tình của mọi người, thầy giáo nước ngoài chia sẻ, “Tôi thật sự đã ổn. Cả ngày nay tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ mọi người. Thậm chí bây giờ tôi có quá nhiều công việc mà không thể làm hết. Tôi xin phép từ chối để nhường những điều đó cho người khó khăn khác”...
Anh Hồng Nam và vợ đến giúp đỡ ông J. sau khi xem tin tức Ảnh: Trịnh Thanh
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/...
Một Hà Nội chậm rãi qua vòng quay xe đạp và bước chân của người đi bộ. Hôm nay trời Hà Nội đã nắng ấm, sẽ không còn những ngày mưa rét ảm đạm. 15 ngày cách ly xã hội cũng sẽ kết thúc vào ngày mai thôi.
Ngày mai (15/4), Chính phủ sẽ họp bàn, quyết định việc thực hiện cách ly xã hội tiếp theo hay không dựa trên cơ sở báo cáo của các cấp, ngành và Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19.
Ảnh: Tuấn Mark
Ảnh: Tuấn Mark
Mới đây, cô Vân Anh - Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) Hai Bà Trưng đã đăng tải những dòng chia sẻ của nhân viên y tế trực đường dây nóng trong suốt đợt dịch Covid-19. Chúng tôi xin được trích nguyên văn những dòng tâm sự này để mọi người có thể thấu hiểu, đồng cảm hơn với những vất vả của các nhân viên y tế.
Các cán bộ công tác tại Trung tâm y tế (TTYT) Hai Bà Trưng
"Có ai hiểu Đường dây nóng phòng chống dịch CoviD 19 để làm gì không nhỉ ?
Đường dây nóng hoạt động thế nào: Đường dây nóng là một hệ thống điện thoại xuyên suốt từ Bộ Y tế, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng và đến chúng tôi Trung tâm y tế Hai Bà Trưng, cuối cùng là đến các trạm y tế phường
Nó nóng thế nào: Nó nóng đến mức quy định là các cán bộ y tế luôn phải để chế độ điện thoại thông suốt, có thể liên lạc được bất cứ lúc nào.
Nó nóng đến mức: điện thoại luôn để gần người, kể cả lúc ngủ bất chấp cảnh báo sóng điện thoại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nó nóng đến mức luôn run bần bật, đặc biệt lúc gần đêm, sau khi Bộ Y tế tuyên bố các ca dương tính mới (F0), đó là lúc y tế cơ sở của chúng tôi nhận tin về các ca F0, F1, F2,..Và thông tin vừa nhận được phải được chuyển tải đến ngay Đội phản ứng nhanh và vị trí trực của các trạm y tế phường. Các TYT sẽ ngay lập tức gọi điện và đi xác minh thông tin ca mắc, hướng dẫn cách ly, lấy mẫu, khử khuẩn, chuyển bệnh viện cách ly đối với F1 và cách ly tại nhà với F2.
Nó nóng đặc biệt khi chúng tôi nghe thông báo có 1 ca F0. Báo động đỏ rung lên các đường dây, trang bị bảo hộ được mặc và ngay lập tức chúng tôi lên đường. Đêm 18/3 đó, ca F0 đó là của đồng nghiệp chúng tôi, một điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai. Các cuộc điện thoại từ trên chỉ đạo xuống, từ Trung tâm chỉ đạo đi, Từ UBND phường đề nghị phối hợp, từ TYT báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, rồi cả từ người dân lo lắng hỏi thông tin, rồi điện thoại gọi xe cấp cứu 115. Thật là náo loạn, nếu không bình tĩnh, trả lời ngắn gọn thì thật là rối.
Và hiệu quả của cả một hệ thống báo động đỏ là đến gần 5h sáng, bạn điều dưỡng đã được đưa đi điều trị cách ly tại Bệnh viện Lâm sàng nhiệt đới bằng xe 115, 13 người trong gia đình bạn (F1) cũng đã được lấy mẫu và đưa đi cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Gia đình Bệnh nhân đã được khử khuẩn toàn bộ cùng 6 gia đình trong xóm. Toàn bộ 7 gia đình trong con ngõ nhõ đã bị cách ly hoàn toàn. Cuộc phong tỏa tạm thời kết thúc lúc gần 5h sáng. Đội phản ứng nhanh của TTYT quận và TYT phường tạm nghỉ để sáng mai lại tiếp tục xuống địa bàn điều tra tiếp và theo dõi sức khỏe của từng người trong các hộ gia đình đó. Đêm trời thì mưa rét nhưng điện thoại thì nóng rừng rực...".
Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố ngày 13/4, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cho biết người dân có thói quen khi ho, sốt đến hiệu thuốc để tự mua và sử dụng. Trong khi đó, các nước mua thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
Từ thực tế này, ông Chung đề nghị thông báo đến tất cả hiệu thuốc trên địa bàn thành phố, nếu cá nhân nào mua thuốc ho, sốt thời gian qua phải báo ngay cho y tế phường để lấy mẫu xét nghiệm.
"Sở Y tế đã có kết nối với 7.000 cửa hàng thuốc này, bây giờ hãy gửi thư thông báo cho họ", Chủ tịch UBND Hà Nội nhấn mạnh.
Ông Chung đề nghị thông báo đến tất cả hiệu thuốc trên địa bàn thành phố, nếu cá nhân nào mua thuốc ho, sốt thời gian qua phải báo ngay cho y tế phường để lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Văn Hưng.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết việc tự mua thuốc điều trị tình trạng cảm cúm tại các hiệu thuốc có thể làm mất dấu những người mắc Covid-19.
Điều đáng lo ngại là nếu có bệnh nhân mắc Covid-19 tự điều trị sẽ phát tán virus cho những người xung quanh. "Giải pháp cốt lõi để phát hiện sớm ca bệnh Covid-19 hiện nay là cần khuyến cáo người dân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính đến khám tại các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Vì nhiều lý do khác nhau, trong trường hợp chưa đến ngay được cơ sở y tế, người dân cần thực hiện khai báo y tế để được tư vấn và hỗ trợ", bác sĩ Thái nói.
Đồng quan điểm, TS Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Nhi Cincinnati, Ohio, Mỹ, cho rằng việc khai báo y tế khi có biểu hiện ho, sốt trước khi tự ý đến hiệu thuốc mua thuốc là cần thiết. Người mắc Covid-19 đến mua thuốc và có thể khiến hiệu thuốc trở thành trung tâm truyền bệnh cho người khỏe mạnh.
Ngoài ra, theo bác sĩ Thái, diễn biến bệnh Covid-19 có thể chuyển nặng, không lường trước được.
"Việc tự điều trị bệnh tại nhà có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường về sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng. Bên cạnh đó, điều trị tại nhà khi không kiểm soát tốt việc phòng ngừa lây nhiễm có thể làm cho bệnh lây lan đến những người xung quanh. Thời kỳ đầu khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán, nhiều trường hợp tự điều trị tại nhà đã làm dịch bệnh lan tràn và tăng tỷ lệ tử vong", chuyên gia cho hay.
Về thông tin sử dụng thuốc ho, hạ sốt có thể gây hiện tượng âm tính giả với SARS-CoV-2, TS Phạm Đức Hùng lý giải xét nghiệm sẽ tìm RNA (nguyên liệu) của virus trong hầu họng hoặc kháng thể phát hiện virus. Trường hợp không phát hiện được SARS-CoV-2 (âm tính giả) là do bộ xét nghiệm có vấn đề, không phải do thuốc ho, hạ sốt.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyễn nhiễm Việt Nam, ngoài việc khống chế các ổ dịch đã phát hiện, ở giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tiếp tục theo dõi những trường hợp không thuộc các ổ dịch này. Việc cảnh giác, tiếp tục theo dõi các ca ngoài cộng đồng và những người có dấu hiệu bệnh là rất quan trọng. Bởi một số trường hợp có thể nhiễm virus sau đó lưu hành, đi lại nhiều và lây người khác mà chúng ta không thể biết trước.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên chủ quan khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tuân thủ tốt yêu cầu ở nhà, giữ khoảng cách khi tiếp xúc giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
Theo Zingnews.vn.
Vừa qua, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) đã yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê số du khách nước ngoài đang mắc kẹt và có nhu cầu rời Việt Nam trước ngày 14/4.
Theo đó, các khách sạn có nhiệm vụ thống kê, báo cáo số lượng người nước ngoài đang lưu trú, cập nhật thông tin những người ở lại vì những lý do khách quan như: bị cách ly, do hàng không ngừng chuyến bay hoặc đóng cửa biên giới nên phải ở lại và có nhu cầu rời Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng Cục Du lịch cũng đề nghị cơ sở kinh doanh lưu trú tạo điều kiện hỗ trợ miễn, giảm tiền phòng nghỉ, tiền ăn đối với khách nước ngoài bị mắc kẹt cho đến khi Bộ GTVT thu xếp được chuyến bay đưa họ về nước.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Ngày 13/4, Sở Y tế Đà Nẵng đã có công văn khẩn gửi Bộ Y tế về bệnh nhân Covid-19 số 22 dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất viện.
Theo Sở, từ khi bệnh nhân số 22 bị phơi nhiễm với nguồn bệnh đến khi đủ điều kiện xuất viện, hoàn thành quá trình cách ly y tế, cho đến lúc được lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất là 40 ngày.
"Sáng ngày 10/4, bệnh nhân có trạng thái sức khỏe bình thường, đủ điều kiện hoàn thành cách ly y tế theo dõi sau khi xuất viện. Bệnh nhân được khách sạn thuê xe ô tô chở đến Sân bay Quốc tế Đà Nẵng để đến TP Hồ Chí Minh trên chuyến bay VN 125 để quá cảnh trở về nước.
Đây là trường hợp đặc biệt, chưa có trong các tài liệu chuyên môn, cũng như các hướng dẫn của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Quốc gia", bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, thông tin trong báo cáo.
Bệnh nhân 22 được phát hiện dương tính lại với Covid-19 tại sân bay TP.HCM.
Ngoài ra, Sở Y tế Đà Nẵng cho rằng, hiện đơn vị này vẫn chưa nhận được thông tin chính thức về việc xét nghiệm đối với bệnh nhân số 22. Đơn vị này chỉ biết thông tin đăng tải trên các trang thông tin điện tử và "hiện tại bệnh nhân đã về Anh". Do đó, Sở Y tế TP Đà Nẵng đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến chỉ đạo về ca bệnh số 22.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Ổ dịch mới bùng phát là ở thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) hiện đã có 12 người mắc Covid-19. Các bệnh nhân tại đây là BN243, BN250, BN253, BN254, BN257, BN258, BN259, BN260, BN261, BN262, BN263, BN264.
Bệnh nhân 243 là người đầu tiên tại Hạ Lôi được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2, sau đó đến các bệnh nhân khác đều là người cùng thôn. Chính quyền địa phương đã khoanh vùng, cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi, gồm 11 xóm với 2.973 hộ dân, 11.077 người, thời hạn 28 ngày kể từ 8/4.
Thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội
Sáng 14/4, Bộ Y tế công bố Việt Nam chưa ghi nhận thêm các ca mắc Covid-19. Như vậy cho đến hiện tại, cả nước đã ghi nhận 265 ca nhiễm Covid-19. Trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 60,4%, 105 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 39,6%.
Tổng cộng 145 người đã được chữa khỏi bao gồm:
- 16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
- 129 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 13/4) được chữa khỏi (giai đoạn 2).
Ngoài ra:
- Tổng số ca nghi nhiễm đang cách ly theo dõi: 2.264 trường hợp.
- Tổng số tiếp xúc gần hoặc nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly: 75.291 trường hợp.