Tại điểm nóng Singapore, số ca mắc COVID-19 đã có xu hướng giảm những ngày gần đây. Tổng số ca mắc ở Singapore tới nay là 14.951, vẫn cao nhất Đông Nam Á. Một số nước như Việt Nam, Campuchia, Lào, Brunei không ghi nhận ca mắc mới. Các ca mắc COVID-19 ở bốn nước này đều ở mức thấp, dưới 300 ca.
Trong 24 giờ qua, toàn khối chỉ có 32 ca tử vong. Các nước tới nay chưa ghi nhận ca tử vong nào vì COVID-19 là Việt Nam, Lào, Campuchia và Timor-Leste. Nước Đông Nam Á có nhiều ca tử vong nhất tới nay là Indonesia với 773 ca.
Xem thêm tại đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, chiều 28/4, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã tổ chức họp báo công bố việc điều chỉnh biện pháp phòng dịch mới.
Trước tình hình phòng chống dịch COVID-19 hiện nay, chính quyền Hong Kong quyết định sẽ tạm thời kéo dài quy định hạn chế nhập cảnh đối với tất cả hành khách thêm một tháng từ ngày 7/5 đến ngày 7/6.
Xem thêm tại đây.
Phát biểu trong cuộc họp với các quan chức cấp cao Chính phủ và lãnh đạo các vùng, được phát sóng truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/4 đã tuyên bố kéo dài giai đoạn nghỉ việc tới ngày 11/5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Xem thêm tại đây.
Ấn Độ ghi nhận thêm 1.543 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.434, trong đó 934 người tử vong.
Dù số người chết vì nCoV tại Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các vùng dịch khác như Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc, hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này lại rất hạn chế. Do đó, sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm, với trung bình 1.500 trường hợp mỗi ngày trong tuần qua, có thể khiến các bệnh viện công rơi vào tình trạng quá tải.
Xem thêm tại VnExpress.
Đông Nam Á ghi nhận thêm 32 người chết vì nCoV, nâng số ca tử vong trên toàn khu vực lên 1.477, với vùng dịch lớn nhất vẫn là Singapore.
Số ca nhiễm nCoV tại Đông Nam Á tăng thêm 1.162, nâng tổng số ca lên 41.928. Singapore, vùng dịch lớn nhất khu vực, cũng là nước tăng nhiều nhất với 528 trường hợp mới, nâng số ca tại đây lên 14.951. Quốc đảo báo cáo tổng cộng 14 ca tử vong, thêm hai người chết. 1.095 người đã bình phục và được xuất viện.
Xem thêm tại VnExpress.
Việt Nam và đơn vị nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh, đang phối hợp đánh giá tính an toàn và hiệu quả trong việc dùng thuốc chloroquine điều trị Covid-19.
Nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp thực hiện trong bối cảnh Covid-19 đã lan khắp toàn cầu và cần khẩn trương tìm phương pháp điều trị, theo thông cáo của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam hôm nay.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward nhận định phương pháp điều trị Covid-19 bằng chloroquine có thể giúp làm chậm đại dịch toàn cầu và giảm thời gian chữa trị tại bệnh viện.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward. Ảnh: Đại sứ Anh tại Việt Nam.
Xem thêm tại đây.
Đã xuất hiện một số dấu hiệu tích cực trong cuộc chiến ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Singapore với số ca nhiễm mới trong 5 ngày qua giảm xuống dưới mức 1.000 ca mỗi ngày, đặc biệt là số ca nhiễm trong cộng đồng đã có chiều hướng giảm.
Tuy nhiên, các chuyên gia nước này cho rằng vẫn còn quá sớm để lạc quan và con số giảm này chưa phản ánh đúng thực tế.
Xem thêm tại đây.
Ngày 28/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết cơ quan này đang tăng cường vận chuyển các bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cho các nước chống lại dịch COVID-19, trong đó khu vực trọng điểm mới là Mỹ Latinh, nơi dịch đang lây lan mạnh.
Xem thêm tại đây.
Ngày 28/4, Indonesia đã ghi nhận thêm 415 ca mắc bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên thành 9.511 người.
Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết nước này cũng ghi nhận thêm 8 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên thành 773 người, trong khi có 1.254 bệnh nhân hồi phục.
Còn Philippines cũng đã có gần 8.000 người mắc COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Riêng trong ngày 28/4, nước này ghi nhận thêm 19 ca tử vong do COVID-19 và 181 ca mắc bệnh.
Xem thêm tại đây.
Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Noor Azmi Ghazali và thành viên Hội đồng điều hành bang Perak Razman Zakaria ngày 28/4 đã bị tòa tuyên phạt 1.000 RM (325 USD) vì vi phạm Sắc lệnh kiểm soát đi lại (MCO) nhằm ngăn chặn dịch Covid-19.
Xem thêm tại đây
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Nga dự tính sẽ kéo dài việc áp dụng các biện pháp hạn chế chống Covid-19, song song với đó Chính phủ cũng lên phương án sẽ nới lỏng hạn chế khi tình hình được cải thiện.
Đường phố Nga thời Covid-19. Ảnh: RIA.
Xem thêm tại đây
Trước tình hình này, các địa phương tại Australia bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội.
Phát biểu trước báo giới ngày 27/4, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt khẳng định, tuy chưa đi đến đích cuối cùng song Australia "đang thành công" trong cuộc chiến chống Covid-19 khi đã cứu và bảo vệ được rất nhiều mạng sống. Chỉ tính riêng trong 7 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận thêm 100 ca bệnh mới, nâng tổng số ca Covid-19 tại Australia lên 6.727 ca, trong đó khoảng 83% đã hồi phục và 85 người đã thiệt mạng.
Xem thêm tại đây
Nga ghi nhận thêm hơn 6.400 ca nCoV, nâng tổng người nhiễm lên hơn 93.000, trở thành vùng dịch lớn thứ tám thế giới.
Trung tâm xử lý Khủng hoảng do nCoV thuộc Cơ quan Giám sát Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Nhân quyền Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) hôm nay thông báo 6.411 ca nhiễm mới, cao hơn mức 6.198 hôm qua. Số ca nhiễm được báo cáo tại Nga tới nay là 93.558, cao thứ tám thế giới.
Xem thêm tại VnExpress
Singapore ghi nhận thêm hơn 520 ca nhiễm nCoV, nâng tổng người nhiễm cả nước lên gần 15.000, trong đó 14 người chết.
Bộ Y tế Singapore hôm nay thông báo thêm 528 trường hợp dương tính với nCoV , giảm so với 799 ca một ngày trước đó và đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp ca nhiễm mới liên tục giảm.
Xem thêm tại VnExpess
Một công ty y học lâm sàng của Australia sẽ thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 này trên người trong thời gian tới.
Nằm trong nỗ lực phát triển vaccine (vắc-xin) ngăn ngừa đại dịch Covid-19, một công ty y học lâm sàng tại Australia đang lên kế hoạch thử nghiệm trên người một loại vaccine tiềm năng, với hy vọng sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh toàn cầu này.
Xem thêm tại đây
Giới chức Mỹ gấp rút hành động để ngăn chặn hệ lụy từ gợi ý của Trump: nghiên cứu tiêm chất khử trùng để diệt nCoV.
Vài giờ sau cuộc họp báo hôm 23/4 mà Trump đưa ra gợi ý trên, những thông báo khẩn cấp liên tiếp được ban ra, cảnh báo công chúng về nguy cơ gây chết người của phương pháp trên.
Xem thêm tại VnExpress
The Guardian đưa tin, Cộng Hòa Séc mới đây ghi nhận số ca nhiễm mới thấp kỷ lục trong vòng 6 tuần vừa qua, sau khi đã dần nới lỏng lệnh phong tỏa. Tổng cộng trong ngày 27/4, Séc có thêm 41 ca dương tính, tổng cộng 7449 người nhiễm và 223 trường hợp tử vong.
Được biết, Séc là một trong những quốc gia có số ca nhiễm thấp tại trung Âu, nếu so với các nước tây Âu dù có dân số tới 10,7 triệu người. Tất cả là nhờ vào khả năng ứng biến nhanh của chính phủ, bao gồm việc đóng cửa trường hợp, nhà hàng cửa hiệu, đồng thời yêu cầu công chúng đeo khẩu trang.
Nguồn: The Guardian
Michael Robert Marampe, bác sĩ trẻ ở Đông Jakarta, bị nhiễm nCoV và qua đời khi đang chuẩn bị làm đám cưới.
Michael Robert Marampe hôm 17/4 đăng video ngắn trên Instagram nói rằng anh là "một trong những nạn nhân Covid-19 " ở Indonesia. Từ trải nghiệm của chính mình, Michael nhắc các nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng y tế luôn luôn ưu tiên sự an toàn của bản thân tại nơi làm việc bằng cách mặc đồ bảo hộ cá nhân phù hợp.
Xem thêm tại VnExpress
Một nhóm bác sĩ Đức đăng ảnh khỏa thân lên mạng và đặt tên cho chiến dịch của mình là Blanke Bedenken (Nỗi sợ trần trụi). Các thành viên chiến dịch cho hay họ lo sợ mình có nguy cơ nhiễm nCoV cao nhưng suốt nhiều tháng qua, những lời kêu gọi giúp đỡ của họ không được hồi đáp.
Xem thêm VnExpress
Truyền thông Nhật cho hay khoảng 300.000 khẩu trang vải, loại có thể tái sử dụng, do chính phủ phân phát cho các gia đình bị khiếu nại lỗi.
Đài NHK hôm nay cho hay khoảng 300.000/500.000 khẩu trang trong chương trình phân phát khẩu trang vải cho các hộ gia đình Nhật bị khiếu nại về các lỗi như nấm mốc, côn trùng hoặc vết bẩn. Trong số này có nhiều phản hồi từ những phụ nữ đang mang thai.
Xem tiếp tại VnExpress
Theo Bộ trưởng bộ Y tế Rudolf Anschober, lệnh phong tỏa toàn quốc của Áo sẽ chính thức được dỡ bỏ vào ngày 30/4. Theo đó, các nhóm tụ tập dưới 10 người được chấp nhận, nhưng vẫn cần duy trì giãn cách xã hội nơi công cộng.
Theo The Guardian
Dù trời mưa như trút, họ vẫn ra ngoài, tỉ mỉ nhặt nhạnh mọi thứ trên núi rác thối Bantar Gebang cao như tòa nhà 15 tầng ở Tây Java.
Không găng tay, không khẩu trang, những người nhặt rác xỏ đôi ủng nhựa rồi leo lên núi rác. Họ sử dụng một chiếc móc sắt dài được gọi là "ganco" để bới và nhặt rác rồi vứt qua đầu vào một chiếc giỏ lớn đeo sau lưng. Một số thậm chí bới rác bằng tay không.
Xem thêm tại VnExpress
Với hơn 14.000 ca mắc Covid-19, Singapore là ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Từ 1/4 tới nay số ca mắc Covid-19 tại Singapore đã tăng gấp 13 lần. Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ tử vong do lại ở mức rất thấp.
Từ khi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên ngày 23/1, đến ngày 27/4, Singapore chỉ ghi nhận 12 ca tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng, điều này khiến Singapore trở thành một câu chuyện thành công của thế giới.
Đọc tiếp tại đây
Tàu khu trục USS Kidd của hải quân Mỹ ghi nhận gần 50 ca nhiễm nCoV, cao gấp ba lần số ca nhiễm cách đây 4 ngày.
"45% thủy thủ đoàn khu trục hạm USS Kidd đã được xét nghiệm nCoV , trong đó 47 người cho kết quả dương tính. Hai người được sơ tán về Mỹ, 15 thủy thủ được chuyển sang tàu đổ bộ USS Makin Island để theo dõi y tế", hải quân Mỹ hôm qua thông báo.
USS Kidd di chuyển trên Thái Bình Dương năm 2019. Ảnh: US Navy.
Nhưng đây mới chỉ là bắt đầu, và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trong những tháng tới.
Số người thất nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với khoảng hơn 1,7 triệu người. Bộ Nội vụ Nhật Bản dự đoán rằng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trong những tháng tới, bởi tháng 3 mới chỉ là bắt đầu, trong khi đó hình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Trong tháng 4 và những tháng sau đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn, thậm chí tăng gấp đôi.
Xem thêm tại đây
Bác sĩ Lorna Lorna, 49 tuổi, tử vong tại TP Charlottesville, bang Virginia, nơi bà đang ở với gia đình mình.
Ông Philip Breen, cha của bác sĩ Lorna Breen, cho biết con gái ông đã cố gắng làm công việc của mình và điều này đã "giết chết" bà. Theo ông Philip Breen (cũng là một bác sĩ), con gái ông đã điều trị cho nhiều bệnh nhân Covid-19 và từng mô tả về những cảnh tượng tàn phá mà dịch bệnh gây ra.
Bác sĩ Lorna M. Breen. Ảnh: New York Post
Xem tiếp tại đây
Tổng giám đốc WHO Tedros cho biết tổ chức này chỉ có thể đưa ra lời khuyên còn mỗi quốc gia phải tự chịu trách nhiệm về cách ứng phó.
"Chúng tôi chỉ có thể đưa ra lời khuyên, nhưng cần làm rõ một điều là chúng tôi không có nghĩa vụ buộc các nước phải thực hiện theo nó. Điều này phụ thuộc vào các quốc gia, họ có thể chấp nhận hoặc từ chối lời khuyên của chúng tôi", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại Geneva hôm 27/4.
Xem thêm tại VnExpress
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa công bố kế hoạch tăng cường xét nghiệm, qua đó có thể mở cửa lại nền kinh tế trong an toàn.
Kế hoạch này xác lập "mối quan hệ đối tác" giữa Chính phủ Liên bang với chính quyền các bang, địa phương và bộ lạc, cùng với lĩnh vực tư nhân và các hiệp hội chuyên môn để tiếp tục đáp ứng nhu cầu xét nghiệm trên cả nước.
Xem thêm tại đây
Thi thể được để trong xe đông lạnh bên ngoài bệnh viện thành phố Manaus trong khi máy ủi đào mộ tập thể, dù Covid-19 chưa đạt đỉnh.
Manaus, thủ phủ bang Amazonas, đang rơi vào hỗn loạn và tuyệt vọng khi tỷ lệ tử vong vì nCoV tại đây cao hơn bất cứ thành phố nào khác của Brazil.
Số người chết tại đây tăng từ mức 20-30 người từ trước đại dịch lên 100 người mỗi ngày, sau khi thành phố ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên hôm 13/3. Hệ thống chăm sóc y tế vốn yếu kém của Manaus đã sụp đổ trước "cơn bão" Covid-19.
Xem thêm tại VnExpress
Số người mắc mới Covid-19 ở Nhật Bản vừa ghi nhận giảm nhưng số ca tử vong mới do bệnh này lại tăng.
Theo Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, sau nhiều ngày, Nhật Bản đã có ngày ghi nhận số người nhiễm mới Covid-19 đã giảm khi còn 172 người, gần một nửa so với những ngày trước đó. Tuy nhiên, số người tử vong lại tăng.
Máy xét nghiệm Covid-19. Ảnh: NHK.
Xem thêm tại đây
Hơn 2.200 người Indonesia chết với các triệu chứng nhiễm nCoV, nhưng không được tính là ca tử vong do Covid-19 vì chưa xét nghiệm.
Dữ liệu mới nhất mà Reuters có được từ 16 trong số 34 tỉnh của Indonesia cho thấy 2.212 bệnh nhân tử vong khi đang được giám sát vì có triệu chứng cấp tính Covid-19. Bộ Y tế Indonesia sử dụng từ viết tắt PDP để phân loại những bệnh nhân này, khi không có cách giải thích lâm sàng nào khác cho các triệu chứng của họ.
Xem thêm tại VnExpress
Do tác động của dịch bệnh Covid-19 ngày càng lan rộng, nông dân tại một số bang của Mỹ buộc phải tiêu hủy hàng nghìn gia súc và hàng triệu gia cầm.
Al Van Beek, một nông dân ở bang Iowa, cho biết ông đã phải ra lệnh cho nhân viên của mình tiêu hủy 7.500 con lợn nái đang mang thai vì một số nông dân trên khắp nước Mỹ đang phải vật lộn để bán gia súc, trong bối cảnh nhu cầu thịt giảm mạnh do đại dịch Covid-19.
Nông dân Mỹ. Ảnh: AP.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Al Van Beek nói rằng việc tiêu hủy là một quyết định rất khó khăn đối với mình, nhưng không có nơi nào để tiêu thụ số lợn nêu trên.
Xem tiếp tại đây
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu hạ nhiệt, chính quyền địa phương tại Sydney đã quyết định mở cửa trở lại một số bãi biển nổi tiếng và mang tính biểu tượng của thành phố này.
Người dân được phép lướt sóng tại bãi biển Bondi từ sáng 28/4. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, quyết định mới chỉ áp dụng cho người có nhu cầu bơi lội và rèn luyện sức khỏe, trong khi các nhu cầu khác như tắm nắng vẫn bị cấm.
Xem thêm tại đây
Hôm 28/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã báo cáo thêm 14 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng trở lại mức 2 con số sau 3 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới dưới 10, nâng tổng số trường hợp tại quốc gia này lên 10.752 ca.
Xem thêm tại đây
Giới chức Ấn Độ kết luận kit xét nghiệm của hai công ty Trung Quốc cho kết quả không đồng nhất, đề nghị trả chúng cho nhà sản xuất.
"Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) đã đánh giá các bộ xét nghiệm của Công ty Công nghệ Sinh học Wondfo Quảng Châu và Công ty Công nghệ Chẩn đoán Livzon Chu Hải. Kết quả cho thấy có sự khác biệt rất lớn về độ nhạy của các kit xét nghiệm, dù ban đầu được kỳ vọng là mang lại hiệu quả cao trong giám sát dịch bệnh", ICMR hôm 27/4 thông báo.
Xem thêm tại VnExpess
Tính tới tối 27/4 (giờ Mỹ), số ca mắc Covid-19 ở Mỹ đã vượt quá 1 triệu, chiếm 1/3 tổng số toàn thế giới. Hơn 56.000 người đã tử vong ở Mỹ.
Quân nhân Mỹ đeo khẩu trang chống Covid-19. Ảnh: Quartz.
Xem thêm tại đây
728 người Iran tử vong từ giữa tháng 2 sau khi uống rượu methanol độc hại vì nghĩ rằng đây là phương thuốc chữa khỏi Covid-19.
Hossein Hassanian, cố vấn cấp cao Bộ Y tế Iran, hôm 27/4 cho biết số người chết do uống rượu độc để "diệt nCoV" tại nước này cao hơn báo cáo trước đây, bởi nhiều người tử vong bên ngoài bệnh viện.
Xem tiếp tại VnExpress
Nhà dịch tễ học Anders Tegnell được người Thụy Điển bày tỏ ngưỡng mộ bằng cách xăm chân dung lên tay nhờ chiến lược chống Covid-19 khác biệt.
Khi cuộc khủng hoảng Covid-19 mới nổ ra, Anders Tegnell vẫn chỉ là một công chức ít người biết tới tại Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển, nhưng giờ đây, ông trở thành gương mặt đại diện cho chiến lược ứng phó với dịch bệnh "một mình một kiểu" của nước này.
Gustav Lloyd Agerblad xăm hình chiến lược gia Tegnell lên cánh tay tại Stockholm hôm 27/4. Ảnh: Reuters
Xem thêm tại VnExpress
Trump nói có thể yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại vì Covid-19 và số tiền đang được thảo luận rất lớn.
"Chúng tôi không vui với Trung Quốc. Chúng tôi không vui với tình hình chung bởi chúng tôi tin rằng có thể ngăn chặn nó tại nguồn. Nó có thể đã được chặn đứng nhanh chóng và không lan rộng ra toàn thế giới", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 27/4 (sáng 28/4 giờ Hà Nội).
Xem thêm tại VnExpress
Tổ chức Y tế Thế giới ngày 27/4 cho biết đại dịch Covid-19 không chỉ đe doạ sinh mạng của những người nhiễm bệnh này mà còn cản trở việc chữa trị cho hàng triệu người mắc các căn bệnh khác trên toàn thế giới.
(Ảnh minh họa của Sky News)
Xem tiếp tại đây
Ngày 27/4, cơ quan y tế của Hy Lạp đã công bố nước này chỉ ghi nhận thêm 17 trường hợp nhiễm Covid-19 mới nâng tổng số ca nhiễm nước này lên 2.534 trường hợp đồng thời xác nhận có hai trường hợp mới tử vong vì Covid-19. Đây cũng là một trong số các quốc gia châu Âu áp dụng các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Theo báo cáo cuối tuần qua, việc dỡ bỏ các hạn chế tại Hy Lạp sẽ bắt đầu vào ngày 4/5. (Ảnh: Greece.greekreporter).
Đọc tiếp tại đây
Ngày 27/4, nhiều cửa hàng và dịch vụ có diện tích dưới 2.500m2 không nằm trong trung tâm thương mại tại Séc đã mở cửa trở lại.
Nhiều cửa hàng và dịch vụ có diện tích dưới 2.500m2 và không nằm trong trung tâm thương mại đã mở cửa trở lại trên khắp đất nước vào ngày hôm qua (27/4), đây là giai đoạn nới lỏng đầu tiên trong kế hoạch 4 giai đoạn được chính phủ Séc công bố vào cuối tuần vừa rồi.
Xem tiếp tại đây
Hệ thống trường học từ mầm non đến đại học tại Romania sẽ tiếp tục đóng cửa và chỉ có thể mở cửa trở lại khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9 tới.
Đây là quyết định mới nhất của Tổng thống Romania - Klaus Iohannis sau cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Bộ Y tế nước này vào hôm qua.
Với động thái mới nhất này, Romania là quốc gia đầu tiên tại châu Âu đóng cửa trường học đến hết năm học 2019-2020.
Xem thêm tại đây
Theo số liệu của Bộ Y tế Ukraine, tính đến ngày 27/04, tại nước này đã ghi nhận hơn 9.000 người dương tính với virus SARS-Cov-2.
Trong số 9.009 trường hợp nhiễm bệnh ở Ukraine, đã có 864 người bình phục, trong đó có 169 nhân viên y tế, 220 người tử vong.
Từ ngày 6/4 tại nước này đã siết chặt các biện pháp chống dịch Covid-19, chế độ cách ly được chính phủ kéo dài đến ngày 11/5.
Trong số 9.009 trường hợp nhiễm bệnh ở Ukraine, đã có 864 người bình phục, trong đó có 169 nhân viên y tế, 220 người tử vong. (Ảnh minh họa/Reuters)
Xem tiếp tại đây
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, một số chuyên gia đã đưa ra dự báo về nguy cơ số người thất nghiệp tăng mạnh ở Nga, trong trường hợp kéo dài các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, con số này có thể lên tới 20 triệu người.
Theo ý kiến của nhà kinh tế Sergei Hestanov, khu vực dịch vụ và khu vực thương mại phi thực phẩm phải chịu đựng thiệt hại nhiều nhất do dịch Covid-19.
Xem thêm tại đây
Mỹ ghi nhận hơn 985.000 ca nhiễm nCoV, trong đó gần 56.000 người đã chết, trong bối cảnh nhiều bang đang nới lỏng cách biệt cộng đồng.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ hiện ghi nhận 985.443 ca nhiễm nCoV , tăng 22.064 ca trong 24 giờ qua. Số người chết do nCoV ở nước này cũng tăng lên 55.952, cao hơn 1.142 trường hợp so với hôm qua.
Đọc thêm tại VnExpress
Trên trang thống kê toàn cầu worldometers.info tính đến 6 giờ sáng 28/4 (theo giờ VN), thế giới có tổng cộng 3.058.552 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 211.177 ca tử vong. Số trường hợp phục hồi là 919.727 người.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Los Angeles, Mỹ, ngày 18/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới với 1.007.514 người mắc COVID-19 và 56.624 ca tử vong. Trong 24 giờ qua nước này có 20.354 người nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) và 1.211 người tử vong. Xếp sau là Tây Ban Nha với 229.422 trường hợp mắc bệnh (tăng 2.793 ca trong 24 giờ qua) và 23.521 ca tử vong (tăng 331 ca). Italy có 199.414 ca mắc bệnh (tăng 1.739 ca) và 26.977 ca tử vong (tăng 333 ca).
Nhìn chung, tình hình dịch ở châu Âu đang có xu hướng lắng dịu khi số ca tử vong giảm xuống ở một số quốc gia vốn được coi là tâm dịch của "Lục địa già". Nhiều nước châu Âu đang từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa sau khi có những dấu hiệu tích cực, với số ca tử vong và nhiễm mới giảm mạnh trong những ngày qua, trong đó có nước tỉ lệ tăng ca nhiễm và tử vong trong ngày đã giảm từ 20% xuống còn 2%.
Mặc dù vậy, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/4 cảnh báo "đại dịch còn lâu mới kết thúc" và cho biết WHO "tiếp tục lo ngại về xu hướng dịch gia tăng ở châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latinh và một số nước châu Á".
Xem tiếp tại TTXVN