Tính tới 23:59’ ngày 19/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 28.250 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.223 trường hợp mới mắc bệnh.
Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 1.144 người dân ở khu vực này thiệt mạng, tăng 60 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 7.584 trường hợp.
Xem thêm tại đây.
Ngày 19/4, Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục kéo dài việc thực hiện các hạn chế về giãn cách xã hội đến ngày 5/5.
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nới lỏng 1 phần các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, đồng thời chuyển sang giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 song song với hoạt động hàng ngày bắt đầu từ ngày 6/5 tới đây.
Xem thêm tại đây.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 19/4 cho biết nước này có thể kiểm soát được tác động tài chính của cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà không vượt quá mức nợ được phê duyệt nếu nền kinh tế phục hồi trong nửa cuối năm nay.
Xem thêm tại đây.
Không chỉ thiếu hụt máy thở, nhiều quốc gia châu Phi còn không có đủ những thứ cơ bản như xà phòng hay khí oxy - khiến nhiều người lo ngại về tác động của Covid-19 ở châu lục này.
Tổng cộng, trên 41 quốc gia châu Phi chỉ có 2.000 máy thở có thể sử dụng được. Để so sánh, một mình nước Mỹ có khoảng 170.000 máy thở.
Và có 10 nước châu Phi không sở hữu một chiếc máy thở nào.
Xem thêm tại Zing News.
Hôm nay, số ca tử vong vì Covid-19 mới tại Hà Lan là 83 người, mức tăng theo ngày thấp nhất kể từ 26/3.
Theo cơ quan y tế Hà Lan, tổng số ca tử vong vì Covid-19 tại Hà Lan hiện tại là 3.684 người, trong khi số ca nhiễm mới trong ngày tăng thêm 1.066 trường hợp lên 32.655 ca.
Xem thêm tại đây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/4 tuyên bố nước này đủ khả năng kiểm soát hoàn toàn dịch Covid-19.
Trong lời chúc nhân Lễ Phục sinh, Tổng thống Putin đánh giá, tất cả chính quyền các cấp làm việc nhịp nhàng, có tổ chức và có trách nhiệm. Tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.
Xem thêm tại đây.
Bộ Y tế Anh thông báo, tính đến hết ngày 18/4 (theo giờ địa phương), nước này ghi nhận thêm 596 ca tử vong, mức gia tăng thấp nhất trong gần 2 tuần qua và nâng tổng số bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19 lên 16.060 người.
Anh đã ghi nhận tổng cộng 120.067 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 5.850 ca trong vòng 24 giờ qua.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở London, Anh ngày 1/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Xem thêm tại đây.
Theo số liệu thống kê do Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày 19/4, số ca tử vong do mắc COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh trong 24 giờ qua, xuống còn 410 ca so với 565 ca của một ngày trước đó.
Xem thêm tại đây.
Việc sử dụng cẩu thả 2 phòng thí nghiệm của CDC đã khiến nhiều bộ xét nghiệm không cho kết quả chính xác trong thời gian đầu dịch bệnh bùng phát tại Mỹ.
Theo New York Times, quan chức y tế liên bang Mỹ hôm 18/4 xác nhận việc sử dụng các phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) không tuân thủ các quy chuẩn an toàn đã gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, khiến việc xét nghiệm virus corona trong thời gian đầu không đạt hiệu quả.
Xem tiếp tại Zing
Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh, ông Michael Gove thừa nhận Thủ tướng Boris Johnson đã không tham dự liên tiếp 5 cuộc họp khẩn cấp về Covid-19 trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra.
Theo Guardian, chính phủ Anh phải đối mặt với áp lực cao độ trong ngày 19/4 khi có nhiều chỉ trích cho rằng họ đã không làm đủ mức trong các nỗ lực ban đầu để đối phó với virus corona.
Xem tiếp tại Zing
Các chuyên gia ở Pháp cảnh báo việc nhiều người già phải chết một mình trong các trại dưỡng lão sẽ để lại những tổn thất tinh thần nặng nề cho xã hội.
Cũng như nhiều quốc gia khác, người cao tuổi trong các trại dưỡng lão ở Pháp đang phải cách ly nghiêm ngặt để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona, ít nhất cho đến 11/5 khi các biện pháp phong tỏa ở Pháp được trông đợi sẽ nới lỏng dần dần.
Đây là điều đau lòng cho các gia đình, nhất là gia đình của những người cao tuổi đang hấp hối, theo bài viết của AFP.
Đọc thêm tại Zing
Bang Maharashtra - khu vực kinh tế lớn nhất Ấn Độ mới đây chính thức cho phép một vài ngành nghề được phép quay trở lại làm vào thứ 2 tới, sau hàng tuần phải đóng cửa để ngăn cản sự lây lan của dịch bệnh.
Được biết, bang này có tỉ lệ người nhiễm cao nhất Ấn Độ - 16.365 người, trong đó rất nhiều đến từ khu ổ chuột đông đúc.
"Chúng ta cần khởi động lại nền kinh tế, bắt đầu từ mai, chia thành các vùng nhiễm ít và nhiễm nhiều," - bộ trưởng Uddhav Thackeray cho biết.
Nguồn: The Guardian
Singapore ghi nhận gần 600 ca nhiễm nCoV mới, trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, khi khu vực cũng ghi nhận thêm hơn 1.200 ca nhiễm.
Singapore hôm nay báo cáo thêm 596 ca nhiễm nCoV , nâng số ca nhiễm lên 6.588, trong khi số ca tử vong vẫn duy trì ở 11, trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
Phần lớn các ca nhiễm mới ở Singapore là lao động nước ngoài cư trú trong ký túc xá. Ca nhiễm mới tại ký túc xá dành cho công nhân nước ngoài gia tăng một phần do các nỗ lực xét nghiệm liên tục và cách ly công nhân bị nhiễm của Singapore.
Xem thêm tại VnExpress
Trong vòng một ngày đêm, Ukraine đã phát hiện thêm 343 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số mắc bệnh lên đến 5.449 người.
Ngày 18/4, Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh thành lập quỹ chống dịch Covid-19 ở Ukraine, đã có khoảng 2,3 tỷ USD được phân bổ cho quỹ này. Nguồn kinh phí sẽ dành cho các hướng ưu tiên để chống lây lan dịch bệnh.
Nhân viên thực thi pháp luật Ukraine được triển khai phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Đọc thêm tại đây
Chính phủ Morocco cho biết, nước này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa đất nước đến ngày 20/5 để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh Morocco xác nhận số ca nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng, với tổng số 2.685 ca nhiễm bệnh và 137 người đã tử vong, Chính phủ nước này đã quyết định tiếp tục duy trì lệnh phong tỏa trên toàn đất nước đến ngày 20/5.
Xem thêm tại đây
Hàng trăm người biểu tình tại các thành phố khắp nước Mỹ, phản đối thống đốc bang kéo dài lệnh phong toả, bất chấp ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng.
Ước tính 400 người đã tập trung biểu tình ở thành phố Concord, bang New Hampshire, hôm 18/4, dưới trời mưa lạnh, trong đó nhiều người đi bộ, số khác ngồi trong ôtô. Một nhóm đàn ông mặc đồng phục kiểu quân đội, bịt mặt và cầm súng. Họ truyền đi thông điệp rằng kéo dài phong toả là không cần thiết vì bang này ghi nhận tương đối ít ca Covid-19.
Đọc thêm tại VnExpress
Đức báo cáo thêm gần 2.500 ca nhiễm nCoV, giảm đáng kể sau 4 ngày tăng liên tiếp, đưa tổng ca nhiễm cả nước lên gần 140.000.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 2.458 ca nhiễm nCoV, đưa số ca nhiễm toàn quốc lên 139.897. Số liệu mới thấp hơn mức 3.609 ca hôm qua, khi ca nhiễm mới được ghi nhận tăng 4 ngày liên tiếp.
Đức cũng báo cáo thêm 184 ca tử vong, nâng số người chết lên 4.294, thấp hơn 242 ca hôm qua và 299 ca hôm 17/4.
Xem tiếp tại VnExpress
Phát biểu trên kênh thời sự Sky News, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove cho biết "sự thật chính đáng" trong thời điểm này là Chính phủ Anh không nên nghĩ đến phương án nới lỏng các hạn chế đang áp dụng hiện nay.
Ảnh minh họa: Reuters
Xem thêm tại đây
Guardian ghi nhận, trong 24h qua Nga ghi nhận 6060 ca nhiễm mới, tăng mạnh so với mức 4785 ca nhiễm 1 ngày trước đó.
Hiện tại, có 313 người xác nhận tử vong vì Covid-19 tại Nga.
Nguồn: The Guardian
Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý xuất khẩu thuốc chống sốt rét dạng viên (hydroxychloroquine) đến UAE để chữa trị bệnh nhân mắc Covid-19.
Đại sứ quán Ấn Độ ngày 19/4 chia sẻ trên trang Twitter chính thức rằng, lô hàng đầu tiên với số lượng 5,5 triệu viên thuốc chống bệnh sốt rét đang được vận chuyển đến UAE cùng ngày.
Xem thêm tại đây
Đây là nhận định từ Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội (ISER) của ĐH Essex. Theo đó, lệnh phong tỏa sẽ đe dọa ít nhất 6,5 triệu người lao động hoặc hơn - chiếm 1/5 toàn Anh Quốc. Trong đó, một số lĩnh vực còn bị đe dọa tới hơn một nửa, trong trường hợp lệnh phong tỏa kéo dài.
Nguồn: The Guardian
Bộ trưởng Ngoại giao Australia - Marise Payne tiếp tục gia tăng sức ép lên Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên quan đến Covid-19.
Không có quan điểm cứng rắn như Mỹ trong việc chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giúp Trung Quốc che giấu số ca mắc Covid-19 cũng như ngừng các khoản đóng góp cho tổ chức này, Australia, một đồng minh thân cận của Mỹ lại đang có bước đi thận trọng hơn khi cho biết vẫn tiếp tục các khoản đóng góp cho WHO song cho rằng cần phải có cuộc điều tra quốc tế độc lập về vấn đề này.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia - Marise Payne. Ảnh: AP
Xem thêm tại đây
Chính phủ Iran đã cho phép một số doanh nghiệp nhỏ và vừa mở cửa trở lại sau khi ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày giảm dần.
Iran là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 tại khu vực Trung Đông với hơn 80.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 5.031 trường hợp tử vong.
Đường phố tại thủ đô Tehran đã đông đúc hơn. Ảnh: AP
Ngày 18/4, Bộ Y tế Iran đã xác nhận 1.300 trường hợp nhiễm mới trong ngày, giảm gần 50% so với thời kỳ "đỉnh dịch" tại quốc gia này vào cuối tháng 3 vừa qua.
Xem thêm tại đây
Đức mới xác nhận số ca nhiễm mới tại quốc gia này tăng thêm 2458 người trong 24h qua, nâng tổng số trường hợp dương tính lên 139.897 - theo số liệu từ Viện Robert Koch (RKI).
Con số này thấp hơn so với mức 3609 ghi nhận vào ngày hôm qua, và cũng là lần giảm đầu tiên sau 4 ngày tăng liên tiếp.
Số người thiệt mạng vì Covid-19 tăng thêm 184, tổng cộng 4294 trường hợp tử vong.
Nguồn: The Guardian
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/4 cho biết, một số tiểu bang sẽ được dỡ bỏ các hạn chế vì dịch Covid-19 trong tuần tới.
Theo đó, hai tiểu bang Texas và Vermont sẽ được phép nối lại hoạt động của một số lĩnh vực kinh doanh từ ngày 20/4 cùng với việc tiếp tục tuân thủ các phương án phòng bị trong phòng chống dịch bệnh, trong khi tiểu bang Montana sẽ bắt đầu được dỡ bỏ hạn chế từ 24/4 tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Xem thêm tại đây
Uỷ ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về châu Phi (UNECA) cảnh báo lục địa này có thể phải chứng kiến 300.000 đến 3 triệu người tử vong vì Covid-19 nếu sự lây lan dịch bệnh không được kiểm soát.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang tiến hành cuộc thử nghiệm quy mô lớn đối với 4 liệu pháp hiện có nhằm tìm kiếm loại thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả và an toàn.
Ông Kim Woo-joo, người đứng đầu nhóm phản ứng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) ở Hàn Quốc, vừa nhận định khung thời gian để có được phương thuốc đặc trị bệnh này ngắn hơn nhiều so với việc bào chế vắc-xin phòng bệnh.
Xem thêm tại đây
Theo báo cáo được cập nhật từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong số 16 trường hợp mới nhiễm bệnh có 9 trường hợp “nhập cảnh” và 7 ca lây nhiễm “nội địa” tại tỉnh Quảng Đông và Hắc Long Giang.
Ảnh minh họa: News.cn
Xem thêm tại đây
Tỷ lệ tử vong là con số quan trọng để biết mức độ nghiêm trọng của Covid-19, nhưng lại rất khó xác định khi có nhiều ca nhiễm không triệu chứng.
Khi Covid-19 lây lan khắp thế giới trong giai đoạn cuối tháng 2 và tháng 3, giới chuyên gia bệnh truyền nhiễm quốc tế đưa ra dự báo dường như rất thảm khốc, rằng khoảng 1% người nhiễm sẽ chết, gấp 10 lần tỷ lệ tử vong của bệnh cúm thông thường.
Nhưng đến nay, theo nhiều hệ thống theo dõi Covid-19 không chính thức, tỷ lệ người chết trên số ca nhiễm nCoV trên toàn cầu đã lên tới khoảng 6,4% và không đồng đều giữa các nước.
Đọc thêm tại VnExpress
Hôm nay (19/04), Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận thêm 584 trường hợp mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên hơn 10.400 ca.
Trong đó, thủ đô Tokyo là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 2.975 ca nhiễm bệnh, tỉnh Osaka đứng thứ hai với 1.163 trường hợp.
Xem thêm tại đây
Cơ quan y tế Australia vừa đạt được thỏa thuận với các hãng dược phẩm để cung cấp cho thị trường 9 triệu liều va9:4019/4/2020
Cơ quan y tế Australia vừa đạt được thỏa thuận với các hãng dược phẩm để cung cấp cho thị trường 9 triệu liều vaccine ngừa cúm. Giới chức y tế cho rằng chương trình tiêm chủng cúm mùa hàng năm là rất quan trọng, đặc biệt trong năm nay khi dịch Covid-19 đã khiến hơn 70 người dân nước này thiệt mạng.ccine ngừa cúm. Giới chức y tế cho rằng chương trình tiêm chủng cúm mùa hàng năm là rất quan trọng, đặc biệt trong năm nay khi dịch Covid-19 đã khiến hơn 70 người dân nước này thiệt mạng.
Xem thêm tại đây
Đầu ngày 19/4, Hàn Quốc ghi nhận 8 ca nhiễm mới. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm Covid-19 trong 24h tại Hàn Quốc nằm ở mức 1 chữ số, theo thống kê của KCDC
Tổng cộng, Hàn Quốc 10.661 ca nhiễm và 234 trường hợp tử vong.
Nguồn: The Guardian
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 19/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 2.324.549 trường hợp, trong đó 160.421 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 595.410 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ảnh: Time
Xem thêm tại đây.
Ngày 18/4, nước Pháp tục ghi nhận 642 ca tử vong vì dịch Covid-19 trong 24 giờ, đưa tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch lên 19.323 ca. Số ca bệnh nặng hiện là 5.833, giảm trong ngày thứ 10 liên tiếp. Đây là tín hiệu tích cực khi số ca bệnh nặng cần hồi sức, cấp cứu và số lượng bệnh nhân trong hệ thống bệnh viện đang giảm dần và giảm đều.
Trong thông cáo ngày 18/4, Bộ Y tế nước này cho biết, nhu cầu về nhân lực và trang thiết bị trong các phòng hồi sức cấp cứu đã giảm nhưng hệ thống y tế Pháp vẫn đang phải hoạt động vượt xa khả năng tối đa vốn có.
Xem thêm tại đây.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tối 18/4 cho biết, ông sẽ đề nghị Quốc hội nước này phê chuẩn việc gia hạn lệnh phong toả toàn quốc đến 9/5, trong bối cảnh số người thiệt mạng vì dịch Covid-19 tại nước này đã vượt mốc 20.000 người.
Xem thêm tại đây.
Số người thiệt mạng vì dịch Covid-19 tại Anh đã vượt qua cột mốc 15.000, khi trong ngày 18/4 nước này tiếp tục là quốc gia có số nạn nhân tử vong cao nhất châu Âu với 888 ca.
Dù các tổn thất vì Covid-19 hiện vẫn đang rất nghiêm trọng, nhưng Giám đốc Y tế của Cơ quan Y tế quốc gia Anh, Stephen Powis vẫn cho rằng, đã có một số tín hiệu lạc quan, như việc số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị ở thủ đô London và vùng miền Trung (Midlands) đang giữ đà giảm liên tiếp trong một vài ngày qua.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất với Anh hiện nay là thiếu đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế. Trong ngày 18/4, nhiều công đoàn và hiệp hội nghề nghiệp tại Anh đã phát cảnh báo, các nhân viên y tế có quyền từ chối làm việc nếu không được đảm bảo an toàn.
Xem thêm tại đây.
Thế giới ghi nhận gần 160.000 ca tử vong do nCoV trong tổng số hơn 2,3 triệu ca nhiễm, phần lớn ở Mỹ và các nước châu Âu.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới ghi nhận 2.317.759 ca nhiễm nCoV tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 159.691 người đã tử vong và 592.319 người đã hồi phục.
Xem thêm tại đây.
Mỹ ghi nhận thêm 1.994 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên gần 39.000, trong tổng số hơn 700.000 ca nhiễm.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với 732.197 ca nhiễm, tăng 32.491 ca so với ngày trước đó. Số ca tử vong cũng tăng thêm 1.994 lên 38.721 ca, mức tăng giảm một nửa so với những ngày qua khi nước này liên tiếp ghi nhận hơn 4.000 người chết/ngày.
Y tá bệnh viện Brooklyn, New York, chăm sóc một bệnh nhân trong phòng hồi sức tích cực hôm 16/4. Ảnh: NY Times
Xem thêm tại đây.