Đến khoảng 21h40, nhiều lực lượng chức năng tham gia cứu hộ vẫn đang túc trực tại hiện trường.
Nhiều đoàn xe của lực lượng cứu hộ ra vào hiện trường (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều công điện, ý kiến chỉ đạo đến các bộ, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang để tập trung triển khai công tác ứng phó với mưa lũ và tìm kiếm, cứu nạn đối với những người còn bị mất liên lạc.
Thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ những khó khăn, đau buồn, mất mát, lo âu của gia đình những người bị mất tích, gia đình những người bị chết do thiên tai, nhất là gia đình những người đang bị mất liên lạc do sạt lở đất.
Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Doãn Anh (trái) báo cáo tình hình với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (giữa) tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, chiều 13/10
Thủ tướng và Chính phủ sẽ làm hết sức mình, tập trung chỉ đạo các lực lượng triển khai tìm kiếm cứu nạn trách nhiệm nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu những thiệt hại. Biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, tập trung, quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Quân khu 4 và các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là của lực lượng vũ trang và người dân trong triển khai công tác ứng phó với mưa lũ và tìm kiếm cứu nạn; Tỉnh và Quân khu 4 đã kịp thời thành lập Sở Chỉ huy tiền phương, huy động phương tiện, lực lượng cần thiết triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn.
Bài viết được dẫn nguồn từ
Báo cáo từ Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), cập nhật đến 18 giờ 30 ngày 14/10, cho biết Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động 983 người, 189 phương tiện các loại và 3 chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm người mất tích trong sự cố sạt lở ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3.
Trong đó, Bộ Quốc phòng điều động 666 cán bộ, chiến sĩ và 119 phương tiện các loại. Đến 15 giờ hôm nay, 3 chó nghiệp vụ đã tiếp cận khu vực nhà ở của Trạm kiểm lâm 67, nơi 13 người trong đoàn cứu hộ đang bị mất tích, trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Khu vực sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 nhìn từ máy bay trực thăng
Bài viết được dẫn nguồn từ
Tuổi Trẻ Online đã liên lạc được với một nguồn tin trong nhóm cứu hộ đi lên thủy điện Rào Trăng 3. Người này nói khu nhà điều hành đã không còn dấu tích gì vì bị hàng nghìn khối đất đá vùi lấp.
Theo nguồn tin này, kinh hoàng là điều đầu tiên đội cứu hộ nghĩ đến khi tiếp cận hiện trường, "nửa quả đồi dường như bị sập xuống, đè lên khu nhà điều hành".
Để tiếp cận hiện trường, đội cứu hộ phải lội bùn đất ngập ngang đến đầu gối người đi. Bùn, đất đá, cây cỏ phủ ngổn ngang tạo thành một gò cao. Trên đống đổ nát, một vài chiếc máy xúc nằm chỏng chơ.
Cảnh tượng tan hoang tại hiện trường vụ sạt lở (Ảnh: Hà Nam)
Lực lượng cứu hộ lên phương án tiếp cận hiện trường bằng cano (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Lực lượng dựng lán ở lại hiện trường (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Bài viết được dẫn nguồn từ
Bài viết được dẫn nguồn từ
Đến 18h30 tối 14/10, nhiều xe chuyên dụng đã đưa các chuyến sĩ công binh rời hiện trường sau 1 ngày băng rừng tìm kiếm.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn (Ảnh: Hà Nam)
Hiện trường 13 cán bộ chiến sĩ gặp nạn giờ chỉ còn là bãi đất đá (Ảnh: Hà Nam)
Xe chuyên dụng chở các chiến sĩ rời khỏi hiện trường (Ảnh: Hà Nam)
Hiện tại, nhiều người thân vẫn đang túc trực tại hiện trường để mong ngóng tin tức của các nạn nhân đang mất tích. Tất cả đều trong tâm trạng lo lắng và cầu mong sẽ có một phép màu xảy ra.
Người thân các nạn nhân túc trực tại hiện trường chờ mong phép màu (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Khoảng 17h40, 4 chiếc xe cứu thương và nhiều xe của lực lượng cứu hộ đã chạy ra khỏi khu vực xảy ra sạt lở. Hiện, công tác tìm kiếm tung tích của những người mất tích còn lại vẫn đang được các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai bằng các phương tiện lẫn chó nghiệp vụ.
Đoàn xe cứu hộ, xe cứu thương rời khỏi hiện trường (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Cảnh tượng đất đá ngổn ngang tại hiện trường vụ sạt lở (Ảnh: Hà Nam)
Bộ đội tiến hành tìm kiếm các nạn nhân (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
19 nạn nhân tại thủy điện Rào Trăng 3 được lực lượng chức năng cứu hộ thành công và tiến hành đưa những người này đến khu vực an toàn. Trong số các nạn nhân thoát nạn có 2 chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam. Trong số những người này, có một người phụ nữ quê ở tỉnh Quảng Trị.
Được biết, trong số 19 người vừa được đưa ra ngoài này không có ai bị thương và sức khỏe đều đã ổn định.
Những nạn nhân được cứu hộ thành công (Ảnh: Hà Nam)
2 chuyên gia người Ấn Độ bình an sau vụ sạt lở (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi họp về công tác tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân do sạt lở đất tại Trạm quản lý bảo vệ rừng 67 và thủy điện Rào Trăng 3.
Trong đó nhấn mạnh cần tập trung chỉ đạo các giải pháp cấp bách như: triển khai ngay lực lượng, phương tiện để tìm kiếm cứu nạn đối với những người còn bị mất liên lạc với tinh thần quyết liệt nhất, tiếp cận nhanh nhất, ứng cứu kịp thời, hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu những thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân và lực lượng cứu nạn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trong khi lực lượng chức năng dốc toàn lực ứng cứu tại hiện trường sạt lở thủy điện Rào Trăng 3, người dân cùng nhau góp thực phẩm nấu những bữa cơm miễn phí để tiếp sức cho lực lượng cứu hộ. Ảnh: Hà Nam
Ảnh: Hà Nam
Rất đông các chị em trong xã chung tay chế biến cho các đồng chí đang thực hiện công tác cứu nạn. Ảnh: Hà Nam
Tại Bệnh viện Bình Điền (thị xã Hương Trà), người nhà của 5 công nhân thủy điện Rào Trăng 3 cấp cứu tại đây cho hay, sức khỏe nạn nhân ổn định, có thể ăn uống, kể lại câu chuyện vừa xảy ra. 5 nạn nhân gồm một người Hà Tĩnh, 4 người từ xã Hướng Hiệp, huyện Đăkrông, Quảng Trị.
Người nhà công nhân Hồ Văn Điều (22 tuổi, trú xã Hướng Hiệp, Quảng Trị) cho hay, nửa đêm 11/10, tại khu nhà nghỉ cách trung tâm điều hành thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 100m, anh Điều chuẩn bị đi ngủ thì nghe tiếng nổ lớn bên ngoài. Biết đất đá bị sạt lở nên anh Điều gọi những người khác tháo chạy. Lúc này, một công nhân bị vùi lấp không thể chạy tiếp, cả 4 người dừng lại tìm cách cứu nạn nhưng đất tiếp tục sạt xuống. Họ phải tránh ra chỗ khác một lúc, chờ đất đá sạt xuống hẳn rồi quay lại kéo người công nhân bị vùi lấp ra. Lúc này bùn đất ngập ngang người họ.
Sau đó, 4 người thay nhau cõng người bị thương chạy bộ về thủy điện Rào Trăng 4 ở phía hạ nguồn. Chiều 13/10, công an Thừa Thiên Huế tiếp cận được thủy điện Rào Trăng 4, đưa 5 công nhân đi cấp cứu.
Tổng số người từ Rào Trăng 3 thoát sang Rào Trăng 4 là 40, gồm 5 công nhân nêu trên và 3 chuyên gia Ấn Độ. Ngoài ra, nhiều công nhân khác của thủy điện Rào Trăng 3 đang mất tích.
Người nhà công nhân gặp nạn đến bệnh viện chăm sóc người thân (Ảnh: Hoàng Táo)
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Lúc 14 giờ chiều nay, lực lượng cứu hộ đã đưa được 2 chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam ra ngoài an toàn. Bên cạnh đó, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết thi thể công nhân đầu tiên bị nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3 đã được đưa ra ngoài.
Thông tin ban đầu, thi thể đầu tiên được phát hiện là nam nạn nhân tên Nghĩa (quê Thanh Hóa) – nhân viên lái máy cẩu tháp của Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Thi thể được phát hiện tại một vũng nước, bùn lầy do sạt lở vùi xuống, đang trong quá trình phân hủy.
Phải rất vất vả, hàng chục CBCS công an mới vớt được thi thể lên khỏi vị trí, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa lên chiếc võng, sử dụng cây gỗ rồi buộc chặt để khiêng vượt đồi núi, khe suối đưa xuống thuyền để đưa vào bờ…
Công tác tìm kiếm 16 người mất tích còn lại vẫn đang được chính quyền, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế và các lực lượng Quân khu 4, Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện
Thi thể nạn nhân được đưa ra ngoài (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Theo thông tin mới nhất, đến trưa 14/10, khu vực vào điểm sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế) đã rút bớt nước và dừng mưa.
Khoảng 15h chiều cùng ngày, rất nhiều xe cứu thương và xe cứu hộ đã đồng loạt di chuyển vào hiện trường vụ sạt lở để hỗ trợ công tác tìm kiếm 13 nạn nhân đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế mất tích.
Xe cứu thương tiến vào khu vực bị sạt lở (Ảnh: Hà Nam)
Theo ghi nhận của PV, hiện hàng trăm người dân đang tập trung tại con đường dẫn vào hiện trường để theo dõi vụ việc và ngóng chờ thông tin của các nạn nhân.
Hiện tại, công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang được diễn ra. Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã điều động thêm lực lượng để công tác cứu hộ được diễn ra một cách nhanh nhất có thể.
Rất đông người dân và cả người nhà của những nạn nhân mất tích tập trung bên ngoài con đường dẫn vào điểm sạt lở để theo dõi vụ việc. Ảnh: Hà Nam
Xe cứu hộ cũng được huy động để hỗ trợ việc tìm kiếm các nạn nhân (Ảnh: Hà Nam)
Quân khu 4 huy động các phương tiện hiện đại, đặc chủng và cùng với lực lượng y tế cơ động ngay vào khu vực điểm tìm kiếm bằng mọi biện pháp khi được phân công (Ảnh: Hà Nam)
Lúc 10h, 2 chuyến bay chở hàng cứu trợ vào các nhà máy thủy điện. Các lực lượng đang tiếp cận điểm sạt lở Trạm kiểm lâm 67, tuy nhiên, do lượng đất đá rất lớn gây khó khăn trong công tác xử lý. Khi khơi thông đường, chó nghiệp vụ sẽ được đưa vào hiện trường để tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Lực lượng công binh đã mở đường vào đến Trạm Quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) - nơi 13 người trong đoàn đi cứu hộ cứu nạn khi đang dừng chân nghỉ tại đây đã bị núi sạt lở vùi lấp. Hiện tại trạm đã bị đất đá vùi lấp hoàn toàn, không còn dấu vết. Lực lượng cứu hộ đang gọi "Còn ai không" với hy vọng tìm được đoàn công tác.
Được biết, trong số 13 người mất tích, có 11 người là bộ đội, 1 Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền và 1 phóng viên.
Hình ảnh tại hiện trường (Dương Phong)
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Đến trưa nay, 14/10, khu vực vào điểm sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã rút bớt nước và dừng mưa.
Ông Hoàng Phước Đồng, nhân viên quản lý và bảo vệ rừng của xã Phong Xuân, cho biết, trạm bảo vệ rừng mà đoàn công tác Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên - Huế dừng chân đêm 12/10 bị núi lở khiến 13 người mất tích là nơi ông thường lưu lại khi vào rừng. Trong đợt bão số 5 vừa qua, ông đã ngủ tại đây và không thấy bất cứ hiện tượng gì, không có tiếng ì ầm của nứt núi.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Trưa 14/10, những người dân ở Tân Lập (Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế) rủ nhau nấu gần 100 suất cơm cho các chiến sĩ công binh phục vụ cho việc tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trong vụ sạt lở thuỷ điện Rào Trăng 3.
Những người dân ở thôn Tân Lập vừa góp lương thực, thực phẩm vừa giúp bộ đội, chiến sĩ công an nấu ăn trong quá trình thực hiện tìm kiếm cứu nạn 30 người mất tích do sạt lở (Ảnh: Lao động)
Nhiều người dân trong xã nghe tin đã đến tặng rau, thịt, trứng... (Ảnh: Lao động)
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Trưa 14/10, theo nguồn tin của PV, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), là một trong 13 cán bộ, nhân viên bị mất tích khi lên núi cứu hộ công nhân thủy điện Rào Trăng 3 tối 12/10.
Trước đó, từ sáng đến đầu giờ chiều 12/10, ông Nguyễn Văn Bình cùng đoàn công tác của Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế đi cứu trợ lũ lụt cho bà con ở vùng cô lập, ngập sâu thuộc các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Sơn (huyện Phong Điền).
Vừa đi cứu trợ giữa nước lớn trở về, khi hay tin công nhân thủy điện Rào Trăng 3 gặp nạn, không kịp nghỉ ngơi, ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục tham gia đoàn công tác cùng lãnh đạo Quân khu 4 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến rạng sáng 13/10, ông Bình cùng 12 thành viên đoàn công tác đã bị mất tích do núi lở.
Bài viết được dẫn nguồn từ
Liên quan đến sự cố tại thuỷ điện Rào Trăng 3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết hiện các lực lượng chức năng vẫn tích cực mở đường để vào hiện trường. Đây là ngày thứ 3 việc cứu hộ, cứu nạn được tỉnh Thừa Thiên Huế và Quân khu 4 triển khai.
Thuỷ điện Rào Trăng 3 nằm trên sông Rào Trăng thuộc địa phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình nằm cách Tỉnh lộ 11B chạy qua xã Phong Xuân 40 km theo đường 71.
Dự án thuỷ điện Rào Trăng 3 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn thực hiện vào tháng 11/2008. Đây là dự án thuỷ điện thứ 13 tại tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp phép đầu tư xây dựng.
Đường vào thuỷ điện Rào Trăng 3 khi đang xây dựng
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
10 giờ 44 phút, sau khi đi thị sát kiểm tra và cứu hộ tại thủy điện Rào Trăng 3, Phó Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn đã gọi về Bộ Tư lệnh báo cáo tình hình.
Trả lời PLO, Tướng Sơn cho biết là khi bay vào khu vực hiện trường thì đã thấy người trong khu vực thủy điện. Trực thăng tiếp cận khoảng 30 mét và thả một số nhu yếu phẩm, hàng hóa y tế cho những người đang mắc kẹt.
Khu vực này là hẻm núi, tầm nhìn hạn chế, đang có sương mù.
Ngoài ra khu vực này bị sạt lở rất nghiêm trọng, kéo dài. "Hiện nay chúng tôi huy động nhiều lực lượng cùng tham gia cứu hộ", Tướng Sơn nói.
Một trực thăng khác cũng đang chuyển hàng để tiếp tục di chuyển lên thủy điện Rào Trăng 3.
Phó Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn cùng các chiến sĩ chuyển nhu yếu phẩm cho các công nhân (Ảnh: PLO)
Hiện trường Rào Trăng 3 (Ảnh: PLO)
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Ban Chỉ đạo Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã chia thành hai hướng đường thủy và đường bộ tiến vào khu vực sạt lở để đưa những người bị thương và thi thể nạn nhân vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 ra ngoài.
Hướng đường bộ tiến theo đường 71 đã được khai thông cơ bản, đến gần vị trí xác định có thi thể các nạn nhân và người bị thương để đưa ra ngoài. Sáng 14-10, thời tiết tại hiện trường tương đối thuận lợi, các xe ôtô của đoàn cứu hộ có thể di chuyển để tiếp cận hiện trường.
Hướng đường thủy do lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai, sử dụng xuồng và ca-nô vượt qua lòng hồ thủy điện Hương Điền tại xã Hương Bình, huyện Phong Điền để vận chuyển hàng hóa cho công nhân đang tập trung ở thủy điện Rào Trăng 4 và triển khai đưa những người mắc kẹt tại đây ra ngoài.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Lúc 10 giờ 20 phút, một đoàn xe quân sự nối đuôi nhau rẽ vào tuyến đường dẫn đến thủy điện Rào Trăng 3, thủy điện Rào Trăng 4.
Cả 2 chiếc trực thăng đã xuất hiện trên bầu trời khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3
Trước đó, 9 giờ 30 phút ngày 14-10, một chiếc trực trăng có mặt tại xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và đang bay về hướng thủy điện Rào Trăng 3, nơi có nhiều người đang mất tích.
Ngày 14-10, trên địa bàn xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã hết mưa, sự cố lưới điện vẫn chưa khắc phục được. Lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương tiếp cận khu vực những người mất tích khi tham gia cứu hộ và nhóm công nhân gặp nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, Thừa Thiên - Huế). Trong khi đó, nhiều gia đình công nhân đang lo lắng ngóng trông tin tức. Tại Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại UBND xã Phong Xuân có rất đông lực lượng chức năng và phương tiện vào ra.
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Sáng 14-10, tại Sở chỉ huy tiền phương đã diễn ra cuộc họp nhanh. Tại cuộc họp phương án sử dụng máy bay trực thăng và chó nghiệp vụ được đưa ra với hy vọng nhanh chóng tiếp cận được khu vực bị nạn.
Trực thăng bay trên bầu trời vùng cứu hộ (Ảnh: Tuổi trẻ)
Dù máy bay trực thăng đã có mặt tại sân bay Phú Bài nhưng do trời ở vùng núi Phong Xuân đang có sương mù nên phương án sử dụng máy bay trực thăng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để làm sao đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Tất cả lực lượng tập kết ở trung tâm chỉ huy tiền phương chờ lệnh lên đường (Ảnh: Tuổi trẻ)
Theo đó, Sở chỉ huy đã xây dựng phương án tìm kiếm 30 người mất tích, trong đó có 13 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng tinh nhuệ của quân đội với sự giúp đỡ của người dân đi rừng ở địa phương thông thạo đường sá đã lên đường vào hiện trường.
Mục tiêu được đưa ra là tranh thủ thời tiết đã tạnh mưa, các lực lượng nhanh chóng khơi thông các điểm sạt lở đến tiến hành về hiện trường nơi có 13 người bị nạn trong sáng nay.
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Từ hôm qua (13-10), hai máy bay trực thăng của sư đoàn 372 đã bay từ Đà Nẵng ra Huế để tham gia công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại Thừa Thiên - Huế. Hai trực thăng đã có mặt tại sân bay Phú Bài sẵn sàng chờ lệnh.
Trực thăng Sư đoàn 372 chuẩn bị cất cánh cứu hộ (Ảnh: PLO)
Đến sáng 14-10, mọi công tác chuẩn bị cho chuyến bay đã được Sư đoàn 372 chuẩn bị sẵn sàng. Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân Phạm Trường Sơn đã có mặt tại sân bay Phú Bài để trực tiếp chỉ đạo.
Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân Phạm Trường Sơn đã có mặt tại sân bay Phú Bài để trực tiếp chỉ đạo (Ảnh: PLO)
Các lực lượng tiền trạm của Sư đoàn 372 do Đại tá Vũ Hồng Sơn (Sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372) đã có mặt trực tiếp tổng chỉ huy tại Bộ chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn đặt tại khu vực xã Phong Xuân để trực tiếp thị sát tình hình, chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thủy điện Rào Trăng 3.
Ngoài công tác tìm kiếm cứu hộ, lực lượng Sư đoàn 372 dự kiến còn bay cứu trợ lương thực cho khu vực đồng bào bị lũ lụt nghiêm trọng, cô lập ở Huế và tỉnh Quảng Trị.
Bài viết được dẫn nguồn từ
Sáng 14/10, hàng trăm lực lượng chức năng cùng phương tiện, thiết bị tiếp tục tiến về khu vực các nhà máy thuỷ điện Rào Trăng để cứu hộ cứu nạn. Toàn bộ kế hoạch này do quân đội chủ trì.
Theo thông tin ban đầu, tổng số người đang bị mất liên lạc hiện nay liên quan đến sự cố thuỷ điện Rào Trăng 3 là 30 người. Trong số đó, sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã làm 17 công nhân mất tích.
Ngoài ra, 13 người là thành viên đoàn cán bộ cứu hộ thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, chiến sĩ quân đội hiện tại vẫn chưa liên lạc được.
Hiện, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thành lập Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại khu vực các nhà máy thủy điện trên sông Rào Trăng và đường 71 tỉnh Thừa Thiên - Huế do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 làm Trưởng ban và ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế làm Phó Trưởng ban.
Đọc toàn bộ bài viết tại nguồn