Những chuyến xe cuối cùng đi qua, đưa 13 liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Người dân đứng 2 bên đường vẫy tay tiễn biệt các liệt sĩ trở về quê hương (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
"Vĩnh biệt những người con dũng cảm của Tổ quốc" (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Khoảng 11h30, Lễ di quan của 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh bắt đầu. Từng tốp tiêu binh đưa quan tài lên xe tải quân đội chờ sẵn để đưa thi hài liệt sĩ về quê nhà.
Theo ghi nhận của PV, liệt sĩ đầu tiên được di quan là Thiếu tướng Nguyễn Văn Man.
Các chiến sĩ được đưa trở về quê nhà (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Người dân đứng 2 bên đường tiễn biệt những chiến sĩ đã hy sinh trở về quê hương (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Theo ZingNews, sau hơn hai tiếng tang lễ, hàng trăm người vẫn tiếp tục xếp hàng chờ vào viếng, trong đó có nhiều người dân Huế đến để tiễn đưa các liệt sĩ.
Khoảng 10h30, Ban tổ chức tuyên bố ngừng viếng để tiến hành Lễ truy điệu. Tên của từng liệt sĩ được điểm lại cùng quá trình công tác, cống hiến cho Tổ quốc.
"Mệnh lệnh từ trái tim, từ phẩm chất cao cả của bộ đội Cụ Hồ đã giúp đoàn công tác vượt núi băng rừng đến trạm kiểm lâm 67. Đây là tổn thất vô cùng to lớn với quân đội, sự hy sinh của các đồng chí đến từ việc đặt nhiệm vụ lên trên hết. Trong giờ phút thiêng liêng này, xin tiễn đưa 13 đồng chí", đại diện Ban Tổ chức lễ tang đọc điếu văn.
(Ảnh: Hà Nam)
Bà Võ Thị Nguyệt - mẹ vợ của liệt sĩ Trương Anh Quốc, rưng rưng nước mắt nói nhiều ngày nay bé Trương Ngọc Châu cứ liên tục đòi gặp bố. Bé chưa tới 2 tuổi, chưa biết bố cháu đã hy sinh, cứ nghĩ bố đi công tác rồi bố sẽ về như mọi lần.
Ở lễ tang, bé Châu cứ liên miệng bập bẹ gọi: "Ba, ba con...".
Bà Nguyệt an ủi cháu gái: "Con đi tìm ba đi, bà đưa con đi tìm ba nhé. Ba con nằm ở trong kia đó...".
Vẻ mặt hồn nhiên của bé khiến các đồng đội, người dân chứng kiến không kìm được nước mắt.
Bài viết được dẫn nguồn từ
Đến 9h50, lễ viếng vẫn diễn ra rất trang nghiêm (Ảnh: Hà Nam)
10h người dân bắt đầu được vào viếng. Hàng dài người đang xếp hàng chờ vào viếng các chiến sĩ hi sinh (Ảnh: Hà Nam)
Đoàn nhạc lễ tại lễ tang (Ảnh: Hà Nam)
Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ghi trong sổ tang: "Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng và cán bộ chiến sĩ toàn quân vô cùng thương tiếc 13 đồng chí trong đoàn công tác đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ phòng chống bão, lụt, cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 ngày 13/10/2020".
"Tinh thần quả cảm, sự hy sinh dũng cảm của các đồng chí đã để lại tấm gương sáng cho cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân noi theo, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp bộ đội cụ Hồ và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay", ông viết.
Thượng tướng gửi tới các gia đình lời chia sẻ chân thành "về sự hi sinh không gì bù đắp nổi". Ông mong các gia đình nén đau thương, sớm vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống và nuôi dạy con cháu tiến bộ, trưởng thành như nguyện vọng của những cán bộ trước lúc đi xa.
"Trong niềm tiếc thương vô hạn này, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, xin dâng nén hương thơm tiễn biệt các đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới toàn thể các gia quyến", ông Giang ghi trong sổ tang.
Ông Hoàng Anh Đề, 90 tuổi, bố vợ liệt sĩ Trần Minh Hải, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế thay mặt thân nhân của 13 liệt sĩ cảm ơn Đảng, Bộ Quốc phòng và Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế đã dành sự quan tâm đặc biệt khi tổ chức buổi gặp mặt gia đình các liệt sĩ trước giờ truy điệu.
"Chúng tôi là cựu chiến binh, con chúng tôi là liệt sĩ, cháu chắt chúng tôi sẽ cả đời vì sự nghiệp của nhân dân, Tổ quốc", ông nói và bày tỏ lòng biết ơn khi ba người vợ liệt sĩ được tạo điều kiện làm việc trong quân đội - Báo điện tử VnExpress tường thuật.
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Đoàn cán bộ thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội vào viếng (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Người thân các cán bộ, chiến sĩ hy sinh khóc nghẹn tại lễ tang (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Những người đồng đội tiễn biệt các chiến sĩ hy sinh bằng nghi thức quân đội (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Minh Nhân)
(Ảnh: Minh Nhân)
Linh cữu các liệt sĩ được đặt cạnh nhau (Ảnh: Minh Nhân)
Từng dòng người vào viếng, không khí hết sức trang nghiêm và xúc động (Ảnh: Minh Nhân)
(Ảnh: Minh Nhân)
(Ảnh: Minh Nhân)
(Ảnh: Minh Nhân)
Đoàn cán bộ viết sổ tang tiễn biệt những đồng đội đã hy sinh (Ảnh: Minh Nhân)
Thân nhân 13 cán bộ, chiến sĩ bắt đầu viếng từ 6h sáng 18/10. Khoảng 7h-11h, các đồng đội, người thân, bạn bè bắt đầu viếng.
Đoàn cán bộ tiến vào đặt vòng hoa (Ảnh: Minh Nhân)
(Ảnh: Minh Nhân)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thắp hương trước ban thờ 13 liệt sĩ hy sinh (Ảnh: Minh Nhân)
(Ảnh: Minh Nhân)
Gia đình các cán bộ, chiến sĩ đã viếng từ 6h sáng 18/10 (Ảnh: Minh Nhân)
(Ảnh: Minh Nhân)
Đúng 7h sáng 18/10, lễ tang 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 được tổ chức tại Bệnh viện Quân y 268/ Cục Hậu cần/ Quân khu 4 (Đường Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Lực lượng quân đội là đồng đội, đồng chí của những chiến sĩ hy sinh có mặt tại lễ tang (Ảnh: Hà Nam)
Lễ tang được tổ chức trọng thể (Ảnh: Hà Nam)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (áo đen từ phải sang) có mặt rất sớm tại lễ tang (Ảnh: Hà Nam)
Gia đình, người thân của những cán bộ, chiến sĩ hy sinh có mặt tại lễ tang (Ảnh: Hà Nam)
Gia đình khóc nghẹn trước di ảnh các cán bộ, chiến sĩ (Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
(Ảnh: Hà Nam)
Không mang theo hoa đến viếng:
Tại lễ tang, ban tổ chức đã chuẩn bị vòng hoa luân chuyển, các đoàn đến viếng mang theo băng tang vải đen, chữ trắng, dòng trên ghi tên cơ quan, tổ chức, dòng dưới ghi chữ Kính viếng (rộng 18cm, dài 1m). Trang phục viếng: Tiểu phục mùa đông.
Bài viết được dẫn nguồn từ