Không khí đêm giao thừa Tết Tân Sửu 2021 khác lạ với việc người dân ít ra đường do dịch Covid-19. Hà Nội chỉ có một điểm bắn pháo hoa duy nhất tại Công viên Thống Nhất. Đúng 0h, rất đông người dân Thủ đô tập trung bên đường tàu phố Lê Duẩn chờ xem pháo hoa tại Công viên Thống Nhất.
(Ảnh: Phương Thảo)
Khu người Hoa tại quận 5, TP.HCM trở nên tất bật, rộn ràng hơn khi thời khắc giao thừa cận kề. Nhiều gia đình đã sửa soạn xong mâm lễ để chuẩn bị cúng gia tiên, cầu mong cho một năm mới nhiều may mắn.
Nhiều gia đình tại khu phố người Hoa đã bày sẵn mâm cỗ cúng giao thừa (Ảnh: Hải Ô)
Mâm lễ đặt hướng ra cửa theo phong tục (Ảnh: Hải Ô)
(Ảnh: Hải Ô)
Các gia đình cùng thức chờ đón thời khắc giao thừa thiêng liêng (Ảnh: Hải Ô)
Một số quán ăn vẫn đón khách (Ảnh: Hải Ô)
Một gia chủ đã thắp hương (Ảnh: Hải Ô)
Người thân quây quần bên mâm lễ (Ảnh: Hải Ô)
(Ảnh: Hải Ô)
Những đứa trẻ chờ mong giao thừa (Ảnh: Hải Ô)
(Ảnh: Hải Ô)
Ghi nhận của PV Báo Giao thông lúc 22h (30 Tết), lực lượng chức năng đã có mặt quanh khu vực Công viên Thống Nhất - điểm bắn pháo hoa duy nhất tại Hà Nội để đảm bảo an ninh, yêu cầu người dân không tụ tập đông người.
Mọi ngả đường dẫn đến Công viên được chốt chặn
Yêu cầu người tham gia giao thông chuyển hướng...
Các tuyến phố vắng lặng đêm 30 Tết
Lực lượng chức năng túc trực làm nhiệm vụ, không quên đeo khẩu trang
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Mặc dù không có điểm bắn pháo hoa tầm cao ở hồ Gươm nhưng khá đông mọi người vẫn đổ về đây vui chơi tối 30 Tết.
Nhiều người đổ về hồ Gươm (Ảnh: Phương Thảo)
Ảnh: Phương Thảo
Mọi người tuân thủ quy định đeo khẩu trang (Ảnh: Phương Thảo)
Ảnh: Phương Thảo
Ảnh: Phương Thảo
Ảnh: Phương Thảo
Ảnh: Phương Thảo
Ảnh: Phương Thảo
Ảnh: Phương Thảo
Ảnh: Phương Thảo
Các bạn trẻ tại Hội An (Quảng Nam) rủ nhau ra đường chờ đón thời khắc giao thừa (Ảnh: Viết Thanh)
Do lo ngại dịch Covid-19 nên lượng người ra đường đêm 30 Tết năm nay không đông bằng mọi năm (Ảnh: Viết Thanh)
Các bạn trẻ hào hứng trò chuyện trước thềm năm mới (Ảnh: Viết Thanh)
Các hàng quán khá hẩm hiu (Ảnh: Viết Thanh)
(Ảnh: Viết Thanh)
(Ảnh: Viết Thanh)
Đường phố khá thưa người dù là đêm giao thừa (Ảnh: Viết Thanh)
Nhiều gia đình đã chuẩn bị mâm cơm cúng (Ảnh: Viết Thanh)
Những cô chú nhân viên môi trường vẫn làm việc dù thời khắc giao thừa đã cận kề (Ảnh: Viết Thanh)
Đường lên hồ Gươm khá đông đúc người dân đi đón giao thừa
Một số bạn trẻ đi vào khu vực cấm được lực lượng chức năng nhắc nhở, chỉ dẫn
Không khí năm mới rộn ràng trên các con phố Hà Nội
Khu vực Tràng Tiền cũng tấp nập xe cộ qua lại
Bên ngoài khu vực Công viên Thống Nhất công tác chuẩn bị bắn pháo hoa cũng đang gấp rút tiến hành
Những biển báo nhắc nhở mọi người thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch cũng được treo bên ngoài hàng rào
Lực lượng chức năng túc trực bên ngoài để đảm bảo trật tự
Nhiều em nhỏ cũng được trang bị khẩu trang và được bố cho đi dạo phố, hoà vào không khí náo nhiệt trước thềm năm mới
Sông Hương đoạn chảy qua trước Kỳ đài Huế đêm giao thừa (11/2)
Khu vực đài phun nước chiếu sáng nghệ thuật vừa đưa vào vận hành cạnh UBND tỉnh TT-Huế là nơi thu hút rất đông người đến tham quan, chiêm ngưỡng và chờ đón giao thừa
Trẻ nhỏ thích thú bên những vòi phun nước nghệ thuật
Đường phố tại Huế vào một đêm giao thừa không pháo hoa vẫn rộn ràng, tấp nập
Tòa nhà cao nhất TT-Huế rực rỡ ánh điện mừng đón giao thừa
Hàng quán vẫn mở trong đêm giao thừa để phục vụ khách
Phiên chợ hoa Tết bước vào những thời khắc sau cùng
Những vị khách mua hoa Tết cuối cùng tại Huế (Ảnh: Ngọc Văn)
Thông tin bào viết được dẫn từ nguồn:
Đêm giao thừa, nhiều người vẫn đổ về kinh Tẻ, quận 7, TP.HCM để mua hoa giúp đỡ cho những người trồng.
Anh Hoàng mua chậu mai 400.000đ theo giá của người bán đưa ra, vợ anh nói: "Sao không trả giá vì họ là người bán, mình là người mua cơ mà!". Anh Hoàng nói: "Giờ này còn trả giá gì nữa, mua cho bà con còn về quê ăn Tết". Chị vợ đồng ý, rút tiền ra trả.
Mọi năm, vào chiều 30 Tết, trên dòng kinh Tẻ hoàn toàn không còn các thuyền hoa, nhưng năm nay, do nhiều chợ hoa của các tỉnh hạn chế hoạt động, hoa từ nhiều nơi đổ về TP.HCM để tiêu thụ. Hiện vẫn còn nhiều thuyền chứa đầy hoa dù chỉ còn vài tiếng nữa tới giao thừa. UBND TP.HCM đã có công văn kêu gọi người dân mua hoa ủng hộ nông dân, đây cũng là một trong những lý do người mua vẫn đi chợ hoa dù giờ giao thừa cận kề.
Chị Mộng Thu, người bán hoa từ Bến Tre cho biết: "Mấy hôm trước hoa bán rất ế. Chỉ từ hôm qua và hôm nay chúng em mới bán được. Giờ này còn người mua, chúng em rất cám ơn". Chị Thu không giấu được cảm động, rơm rớm nước mắt.
Anh Vũ, chủ thuyền hoa từ Bến Tre cũng nói: "Mọi năm, giờ này chúng tôi đang chuẩn bị đón giao thừa. Nhưng năm nay vẫn đang ở TP.HCM bán hoa. Nửa đêm về sáng, chúng tôi sẽ đưa thuyền về nhà. May mắn là đêm giao thừa mà người thành phố vẫn mua hoa giúp chúng tôi. Có người tới mua mấy lần, không trả giá, bán thế nào họ cũng mua".
Theo chị Mộng Thu, giá hoa chị bán chỉ bằng 40% năm ngoái, mỗi chậu hoa năm ngoái bán 1,2 triệu, năm nay thuyền chỉ bán 400.000đ, hòa vốn và cũng để cảm ơn những người dân thành phố đã giúp đỡ gia đình trong lúc đại dịch khó khăn.
Những người trẻ tuổi tới mua hoa ủng hộ bà con trồng hoa, mua không mặc cả
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Đã gần một tuần kể từ khi phát hiện ca mắc Covid-19, toàn bộ chung cư Ehome 4 (P. Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương) bị phong tỏa nghiêm ngặt, mọi lối ra vào đều được chốt chặn để thực hiện các biện pháp phòng dịch. Thông tin phong tỏa như một "tin sét đánh" đối với hơn 1.000 hộ dân tại chung cư. Nhiều người đã phải hủy toàn bộ kế hoạch về quê ăn Tết cùng với gia đình để ở lại chấp hành quy định cách ly, cùng cả nước chung tay chống dịch.
Chung cư Ehome bị phong tỏa sau khi phát hiện ca mắc Covid-19
Trong những ngày tháng khó khăn ấy, tình người ở chung cư lại càng thêm ấm áp, nồng đượm. Những người hàng xóm giúp đỡ nhau, những cán bộ thuộc lực lượng chống dịch hỗ trợ người dân ngày đêm, những thanh niên tình nguyện nhiệt tình làm mọi công việc để mang lại sự yên tâm, niềm tin cho cư dân, tất cả đều chung một mong muốn dịch bệnh sớm qua để cuộc sống bình thường, mọi người đón một cái Tết bình an.
Bạn Thùy Linh, một cư dân của chung cư Ehome không tránh khỏi tâm trạng buồn và hụt hẫng khi lần đầu tiên phải đón Tết xa nhà. Dù đã có dự định về quê trước đó, chuẩn bị sẵn sàng mọi đồ đạc nhưng do lệnh phong tỏa đến quá bất ngờ, Linh phải chấp nhận cảnh "xuân này con không về". Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, Linh nhận ra được những tia sáng ấm áp của tình người, tình hàng xóm.
Xem thêm tại:
Đây là lần đâu tiên Bùi Viết Phong, học viên năm thứ 2 Học viện Biên phòng lên biên giới và đón Tết xa nhà. Hiện Phong đang thực hiện nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch COVID-19 Thuôm Tháy (xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) thuộc đồn biên phòng Quang Long; sau khi nhận Quyết định điều động tăng cường lên biên giới tham gia chống dịch của Bộ Tư lệnh Biên phòng.
"Thật lòng thì năm hết Tết đến, em cũng như mọi người, mong được về nhà ăn cơm tất niên với bố mẹ và em gái. Sau đó cả nhà thức xem Táo Quân và chờ xem pháo hoa giao thừa. Mấy hôm nay, tranh thủ lúc không phải thực hiện nhiệm vụ, em lên mạng, thấy mọi người ai ai cũng đăng ảnh bên người thân khiến em rất nhớ nhà. Tuy nhiên, em xác định rõ bản thân đang thực hiện nhiệm vụ kép là bảo vệ chủ quyền biên giới kết hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sự bình yên của đất nước; để ông bà, bố mẹ, họ hàng và mọi người được đón Tết an toàn. Nên dù có nhớ không khí đầm ấm của gia đình thì em vẫn luôn tự nhủ và tự hào rằng mình được thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ Tổ quốc vào đêm giao thừa", Phong nói.
Ở vùng rừng núi biên giới Cao Bằng, ban đêm nhiệt độ hạ thấp và có nhiều sương
Cùng chung nỗi niềm với Bùi Viết Phong, học viên Kha Bảo Hóa (SN 2000, quê An Giang), đang thực hiện nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch COVID-19 bản Khau, xóm Kỳ Lạc (xã Quang Long, huyện Hạ Lang) cho biết: "Em sinh ra và lớn lên ở miền Tây nên lần đầu đón Tết ở biên giới phía Bắc cảm thấy khá lạ lẫm. Bố mẹ thương em đi học xa, cuối năm lại đi thực hiện nhiệm vụ không về nhà đón Tết nên thường xuyên gọi điện động viên... Nhưng là một người lính biên phòng, em cho rằng nhiệm vụ và hạnh phúc của chúng em chính là được hi sinh niềm vui riêng để bảo vệ sự bình yên của nhân dân. Nên có nhớ nhà ra sao chúng em vẫn cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao", Hóa vừa nói vừa xoa hai bàn tay đang nứt nẻ vì lạnh vào nhau.
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Khoảng 21h40, tuyến đường Đinh Tiên Hoàng bên bờ hồ Hoàn Kiếm khá đông phương tiện lưu thông. Thời tiết tại trung tâm Hà Nội đêm giao thừa mát mẻ, không mưa với nhiệt độ cao nhất chỉ 19 độ C.
Nhiều thanh niên không đội mũ bảo hiểm, có hành vi phóng nhanh, đánh võng quanh hồ Gươm.
Khu vực chân tượng đài vua Lý Thái Tổ thưa thớt người dân tới thắp hương và chụp ảnh, trái ngược hoàn toàn với mọi năm.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, TP.HCM), lượng người đến đây vui chơi khá đông đúc. Tiểu thương bán pháo phụt sáng, pháo giấy bên đường rất nhiều, liên tục bắn pháo giấy chào mời khách mua.
Có thể thấy do lo ngại dịch Covid-19 nên hầu hết người dân đến đường Hải Thượng Lãn Ông vui chơi đều chú ý đeo khẩu trang, tuy nhiên không thể đảm bảo quy định giãn cách.
Đường Hải Thượng Lãn Ông đông đúc vào tối 30 Tết (Ảnh: Hải Ô)
Dù hầu hết mọi người đều chú ý đeo khẩu trang tuy nhiên không thể đảm bảo giãn cách (Ảnh: Hải Ô)
Mặt hàng pháo phụt sáng, pháo giấy bày bán rất nhiều (Ảnh: Hải Ô)
Đây đều là các loại pháo không bị cấm bán (Ảnh: Hải Ô)
Nhiều tiểu thương phụt pháo giấy thu hút khách hàng (Ảnh: Hải Ô)
(Ảnh: Hải Ô)
(Ảnh: Hải Ô)
Pháo giấy bay rợp trời tạo cảnh tượng lung linh (Ảnh: Hải Ô)
Một tiểu thương bắn pháo sáng giữa đường (Ảnh: Hải Ô)
Một cây xanh được trang trí bằng nhiều dây kim tuyến thu hút (Ảnh: Hải Ô)
(Ảnh: Hải Ô)
Đêm giao thừa của những năm trước, đường Trường Thi (đoạn giáp với Quảng trường Hồ Chí Minh) luôn chật kín người xem bắn pháo hoa. Năm nay, lượng người lưu thông, qua lại rất ít (Ảnh: Diệp Thanh)
Vỉa hè của Công viên Nguyễn Tất Thành được đầu tư trang trí bởi hệ thống đèn sáng rực, rất ấn tượng, thế nhưng có rất ít người ghé thăm chụp hình (Ảnh: Diệp Thanh)
Công trình trang trí khu vực cổng phụ của Công viên Nguyễn Tất Thành (Ảnh: Diệp Thanh)
Đoạn đường cạnh Công viên Nguyễn Tất Thành mang vẻ đẹp lung linh (Ảnh: Diệp Thanh)
Những chiếc đèn lồng trang trí ở lối vào cổng chính Công viên Nguyễn Tất Thành là một hình ảnh đặc trưng, gần gũi trong dịp Tết Nguyên đán (Ảnh: Diệp Thanh)
Một số người dân tranh thủ dạo phố và chụp ảnh check-in với những công trình trang trí rực rỡ này, tuy nhiên so với những năm trước lượng người đến đây rất ít vì lo ngại dịch bệnh (Ảnh: Diệp Thanh)
Công trình trang trí ở phố đi bộ dọc đường Hồ Tùng Mậu được chia nhiều chủ đề khác nhau
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngay từ 21h người Sài Gòn đã đổ ra đường để chờ đón khoảnh khác chào năm mới Tân Sửu (Ảnh: Tứ Quý)
Một gia đình tranh thủ chụp cùng "Spiderman" trên phố nhưng vẫn đeo khẩu trang phòng dịch
Càng cận kề thời khắc năm mới, lượng người đổ ra đường ngày một đông
Một em nhỏ tranh thủ chụp cùng linh vật Tân Sửu ở đường hoa Nguyễn Huệ
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên đường hoa Nguyễn Huệ đóng cửa khá sớn
Tại điểm cách ly trường Tiểu học Xuân Phương, ngày 29 Tết có một số học sinh, phụ huynh và giáo viên xét nghiệm âm tính lần 3 được về ăn Tết và cách ly tại nhà.
Nhưng chỉ có 28 người, trong đó có 15 học sinh dời khu cách ly. Một số giáo viên, học sinh, trong đó có cô hiệu trưởng Lê Thị Tuyết Lan đã tiếp tục tình nguyện ở lại khu cách ly.
Cô Tuyết Lan chia sẻ: "Vẫn còn những học sinh phải đón Tết xa nhà thì chúng tôi không yên tâm trở về". Cô Lan cho biết trong số những giáo viên, nhân viên phải ở lại trường cách ly, cũng có những người có thể về nhà vào ngày 29 nhưng đã quyết định ở lại.
Cô Đỗ Thị Thanh Thủy, tổ trưởng chuyên môn khối 5 trường Tiểu học Xuân Phương là một trong số những cán bộ, giáo viên tình nguyện ngay từ đầu vào khu cách ly để giúp đỡ học sinh.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online vào chiều ngày 30 Tết, cô Thủy cho biết: "Khi trường chưa xác định F0 thì tôi và cô Tuyết Lan đã xếp đồ để chuẩn bị tinh thần đi cách ly, mặc dù chúng tôi chỉ là F2. Tôi chỉ nghĩ sự có mặt của mình là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, nhất là ở thời điểm cận kề cái Tết".
Học sinh trong khu cách ly trường Tiểu học Xuân Phương (Hà Nội) nhận lì xì và quà tết (Ảnh: Cô Lê Thị Tuyết Lan cung cấp)
Hơn 10 cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Xuân Phương đã phải làm việc trong suốt những ngày nghỉ Tết vì phải quán xuyến việc nhắc nhở nề nếp, tổ chức hoạt động cho học sinh để "quên đi hiện thực cách ly".
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức một điểm bắn pháo hoa thích hợp với yêu cầu nghiêm ngặt phòng chống dịch COVID-19 vào đêm giao thừa, đồng thời tường thuật trực tiếp phục vụ nhân dân đón Tết.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 26/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19; kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định dừng việc bắn pháo hoa tại 30 quận, huyện, thị xã nhân dịp năm mới.
Tuy nhiên, để phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui vẻ, đầm ấm và an toàn trong trạng thái bình thường mới, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1050/VPCP-KGVX ngày 10/2/2021; được sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu phương án tổ chức bắn pháo hoa tầm cao đêm giao thừa tại 1 địa điểm thích hợp với yêu cầu nghiêm ngặt phòng chống dịch COVID-19 (không tập trung đông người), để truyền hình trực tiếp phục vụ nhân dân. Bộ Tư lệnh Thủ đô và các đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho trận địa bắn pháo hoa và khu vực lân cận, không tập trung đông người để phòng chống dịch bệnh.
Lợi dụng sự hỗn loạn, nhiều người tranh thủ vào lấy cây rồi đi luôn mà không trả tiền. Nữ tiểu thương này bất lực nhìn các chậu quất bị mang đi mà không biết phải làm gì
Các cây quất giờ đây chỉ còn giá 30.000-50.000 đồng/chậu. Có người còn mua được giá chỉ 50.000 đồng 2 chậu
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 30 Tết (11/2), đường hoa Nguyễn Huệ mở cửa trong khoảng thời gian từ 8 giờ - 17 giờ, với lượng du khách tham quan khá đông nhưng chỉ bằng 1/10 so với mọi năm.
Khác với mọi năm, dù vẫn mở cửa đón khách nhưng việc thực hiện 5K được triệt để, quyết liệt tại đường hoa.
Du khách nước ngoài tham quan tại đường hoa
Ngay lối vào cổng đường hoa, người dân phải xếp hàng theo quy định, rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn được ban tổ chức trang bị sẵn và đo thân nhiệt trước khi vào tham quan đường hoa.
Đường hoa năm nay đông chỉ bằng 1/10 so với những năm trước
Phía trong đường hoa, theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao Động, lực lượng chức năng đã dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc thường xuyên nhắc nhở cho những nhóm người tụ tập đông, hoặc không đeo khẩu trang. Hầu như mọi người đều tuân thủ nghiêm túc quy định về phòng, chống dịch của ban tổ chức khi tham quan tại đường hoa.
Khách tham quan hình ảnh tuyên truyền về biển đảo Việt Nam với chủ đề "Việt Nam - Nhìn từ biển"
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo ghi nhận của PV, từ đầu giờ chiều 11/2 (tức 30 Tết), mọi lối đi trong chợ hoa Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10) đều chật kín khách hàng. Một số tiểu thương cho biết tình trạng khách đến đông đúc đã diễn ra từ tối hôm qua (tức 29 Tết).
Ai nấy đều tranh thủ đến chọn cho mình một loại hoa phù hợp để về chưng Tết
Cảnh tượng đông đúc trong chợ hoa chiều nay
Việc người dân tranh nhau đi mua hoa trước giao thừa khiến tiểu thương vui mừng, thoát khỏi cảnh "ế ẩm", bỏ hoa chất đống như mọi năm.
Mặc dù giá cả năm nay không cao nhưng để tránh việc hàng ế qua năm mới, nhiều tiểu thương đã đại hạ giá, bán rẻ cho người dân. Những tiếng mời gọi "cúc xổ 30 ngàn/bó", lay ơn 100 ngàn, quẹo lựa bà con ơi"... vang lên trong chợ hoa khiến không khí Tết đến rất gần.