Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19".
Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.
Người dân sử dụng "thẻ xanh COVID-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.
Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đây là quan điểm được thống nhất tại cuộc làm việc chiều nay (9/9), bàn về biện pháp chống dịch trong tình hình mới, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch chủ trì.
Cuộc làm việc có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo, các nhà khoa học, chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội đã phân công các thành viên Ban cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND TP, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy, Tổ trưởng các Tổ công tác chuyên trách, căn cứ ngành lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách chỉ đạo tổ chức triển khai ngay các nhiệm vụ.
Trong đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, được giao chủ trì chỉ đạo Công an thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Công an xây dựng phương án cấp giấy đi đường dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư và thẻ căn cước công dân nhằm đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, liên thông với việc quản lý dữ liệu dân cư quốc gia.
Chủ trì, chỉ đạo Công an thành khẩn trương điều chỉnh việc cấp giấy đi đường đảm bảo tuân thủ công tác phòng, chống dịch nhưng phải theo nguyên tắc "cải cách và đơn giản hóa" thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tiếp tục việc phân cấp, phân quyền cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, triển khai công tác cấp giấy đi đường.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 9-9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa ghi nhận 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là chuyên gia nước ngoài.
Theo CDC Đắk Lắk, ngày 5-9, đoàn chuyên gia gồm 6 thành viên từ nước ngoài đến sân bay Tân Sân Nhất - TP HCM. Sau đó, đoàn được nhân viên y tế huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk đón từ TP HCM về huyện Ea H’Leo để thi công dự án điện gió trên địa bàn. Trong quá trình di chuyển, các chuyên gia người nước ngoài không tiếp xúc ai.
Ngày 6-9, sau khi về đến huyện Ea H’leo, đoàn được hướng dẫn khai báo y tế, cách ly tập trung tại 1 nhà nghỉ. Ngày 7-9, Trung tâm Y tế huyện Ea H’Leo tiến hành lấy mẫu gửi lên tuyến trên để xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại Việt Nam, dịch bệnh đã nhiễm rất sâu và nặng, đặc biệt ở TP.HCM và một số địa phương lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai…. Các tỉnh thành khác dịch bệnh đang được kiểm soát.
Do đó, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng cần có sự điều chỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến trong nước. Cụ thể, với những tỉnh, thành phố kiểm soát dịch bệnh, ghi nhận ít ca mắc, các chuyên gia khuyến cáo vẫn tiếp tục tăng cường công tác phát hiện, cách ly F0, F1, truy vết F2, F3.
Đối với khu vực dịch bệnh lây nhiễm sâu như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... phải có những biện pháp chống dịch "đặc biệt" như tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 9/9, UBND tỉnh Bình Dương có công văn hỏa tốc gửi các sở, ngành, địa phương về việc khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái "bình thường mới".
Cụ thể, Bình Dương tiếp tục chiến lược khóa chặt vùng đỏ, mở rộng vùng xanh, thần tốc xét nghiệm, bóc tách F0 ra khỏi cộng động.
UBND tỉnh Bình Dương cho phép các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất thực hiện đăng ký hoạt động mô hình "3 xanh" theo công văn số 4037 "nhà máy, nhà trọ và công nhân" để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 8/9 đến 18h ngày 9/9, Hà Nội ghi nhận 36 ca mắc Covid-19 mới đều đã được cách ly từ trước đó, thuộc chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) có tổng 3.696 ca, trong đó 1.578 ca ngoài cộng đồng và 2.118 người đã được cách ly.
Về công tác tiêm chủng, trong ngày 9/9, Hà Nội triển khai tiêm vaccine Covid-19 đợt 9, 10, 11, 12, 13 tại 31 đơn vị. Kết quả, thành phố đã thực hiện được 245.812 mũi tiêm. Cộng dồn tới 18h15 ngày 9/9, toàn TP. Hà Nội đã triển khai 13 đợt tiêm vaccine Covid-19, tổng 3.134.455 mũi, sử dụng 2.788.624/4.099.940 liều vaccine được cấp, đạt tiến độ 68%.
Trước đó, ngày 8/9, Hà Nội đã ban hành kế hoạch xét nghiệm diện rộng, "thần tốc" tiêm vaccine cho người dân trên địa bàn, đặt mục tiêu đến ngày 15/9 hoàn thành xét nghiệm và tiêm mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên. Hơn 3.000 nhân viên y tế từ 11 tỉnh, thành sẽ hỗ trợ Hà Nội, phân bổ về các vùng 2 và 3.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9-9, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM (Bệnh viện Chợ Rẫy quản lý) cho xuất viện 26 bệnh nhân COVID-19 từng nguy kịch. Trung tâm Hồi sức COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tại Long An cũng cho xuất viện 5 bệnh nhân từng mắc COVID-19 nặng.
Theo Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM, trong số 26 bệnh nhân xuất viện có 15 người trên 60 tuổi mắc 1 - 2 bệnh nền.
"Gần một tháng mê man, giờ tôi đã trở lại được cuộc sống bình thường, như được sống lại lần hai. Mong các bệnh nhân khác hãy luôn tin tưởng vào phác đồ điều trị của ngành y tế" - ông N.T., một trong số 26 bệnh nhân được cho ra viện hôm nay, cho biết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9/9, Sở Y tế TPHCM đã có báo cáo khẩn về kết quả các giải pháp giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên địa bàn. Theo nhận định của đơn vị này, tình hình tử vong do Covid-19 của thành phố đã có chuyển biến, tuy nhiên, việc giảm số ca tử vong còn chậm.
Theo các số liệu về dịch tễ, hiện tại, tổng số ca mắc Covid-19 đang cách ly, điều trị, số ca mắc mới trong ngày, số ca nhập viện và xuất viện trong ngày đều có xu hướng tăng. Sở Y tế cho rằng, điều này phù hợp với việc đẩy mạnh công tác xét nghiệm trên diện rộng để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
"Số ca F0 nhập viện vẫn còn cao hơn số ca xuất viện, tuy nhiên, khoảng cách này đang bị thu hẹp dần. Dự báo thời gian tới, số ca xuất viện sẽ bằng hoặc cao hơn số ca nhập viện", Sở Y tế TPHCM nêu rõ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ quản của điểm bán cần phải xây dựng phương án phòng và chống dịch Covid-19. Ngoài ra, các điểm bán cũng cần chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp phòng, chống dịch tại điểm bán, đặc biệt trong trường hợp phát hiện khách hàng là F0.
Các điểm bán hàng sẽ hướng dẫn khách hàng chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp phòng, chống dịch. Ngoài ra, các điểm bán cũng cần quản lý chặt chẽ nhân viên đến làm việc hằng ngày và bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.
Lưu ý, ngay khi điểm bán hàng có ghi nhận ca F0, các điểm bán cần phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng thực hiện công tác điều tra dịch tễ, truy vết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9/9, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc (Kiên Giang) Huỳnh Quang Hưng cho biết, ông vừa họp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xung quanh chủ trương thí điểm chọn đảo Ngọc mở cửa đón khách du lịch quốc tế thông qua "hộ chiếu vắc xin".
Ông Hưng cho biết, theo kết luận số 07 ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị, Phú Quốc là địa phương được chọn thí điểm đón khách quốc tế thông qua hình thức "hộ chiếu vắc xin".
Đến nay, Phú Quốc đã báo cáo UBND tỉnh Kiên Giang, phối hợp cùng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) để xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm "hộ chiếu vắc xin".
Theo ông Hưng, để đảm bảo an toàn đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc thì phải có những điều kiện, tiêu chí như du khách phải tiêm đủ hai liều vắc xin, có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, khai báo y tế, sổ khám sức khỏe điện tử… những điều kiện mà ngành y tế quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế TPHCM vừa hoàn thiện tờ trình gửi UBND TPHCM về việc ban hành kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 sau ngày 15/9. Trong số 7 chiến lược được đề xuất, ngành y thành phố đã đề cập tới việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh Covid".
Cụ thể, Sở Y tế TPHCM đưa ra định hướng sử dụng "thẻ xanh Covid" để cho phép người dân tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội, tùy theo mức độ dịch bệnh.
Bên cạnh đó, thành phố cần từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo ghi nhận của phóng viên chiều 9/9, đội ngũ y tế của Bắc Giang đang phối hợp triển khai xét nghiệm và tiêm vắc-xin Covid-19 trên địa bản 14 phường thuộc địa bàn quận Long Biên (Hà Nội).
Đoàn y tế của tỉnh Bắc Giang gồm hơn 800 y, bác sĩ, sinh viên tình nguyện đã có mặt tại quận Long Biên từ chiều 8/9, và bắt đầu triển khai công tác tại đây từ tối cùng ngày.
Thông tin với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho biết, tỉnh Bắc Giang đã huy động đội ngũ trên để trợ giúp Hà Nội. Hoạt động này cũng là sự tri ân Hà Nội đã giúp đỡ Bắc Giang trong đợt dịch vừa qua. Đoàn mong muốn góp phần chung tay sớm đưa cuộc sống của nhân dân Thủ đô trở về trạng thái bình thường.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hà Nội hiện có 135 cơ sở cách ly tập trung có quyết định thành lập, với khả năng tiếp nhận 42.982 người và sẵn sàng chuẩn bị phương án đáp ứng 100.000 giường cách ly các F1. Trong khi đó, toàn thành phố đang cách ly 3.846 người, mới chỉ sử dụng hết gần 9% "công suất" trên tổng số 42.982 giường đã có.
Ngoài các khu cách ly của thành phố, các quận, huyện, thị xã cũng được yêu cầu chủ động, chuẩn bị cơ sở cách ly trên địa bàn. Các đơn vị đã tăng cường rà soát, tận dụng cơ sở vật chất như các khu nhà chung cư chưa đưa vào sử dụng, các cơ sở giáo dục đào tạo... để thiết lập khu cách ly tập trung; bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận người dân.
Trước thực trạng một số F1 cách ly tập trung đủ 14 ngày nhưng khi về cách ly tại gia đình vẫn dương tính với SARS-CoV-2, Hà Nội đã quyết định nâng thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày lên 21 ngày để đảm bảo kiểm soát tối đa nguồn lây nhiễm, không để dịch lây trong cộng đồng và đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9/9, tại cuộc họp trực tuyến của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ với các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, đây là đợt xét nghiệm toàn dân nên tất cả người trong từng hộ gia đình trên địa bàn thành phố đều phải được lấy mẫu và phải được xét nghiệm bằng phương pháp PCR.
Đối với nhóm thứ nhất, thuộc các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực phong tỏa sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại hộ gia đình và lấy 3 đợt, trong đó có 1 đợt thực hiện bằng xét nghiệm PCR mẫu gộp 10 và 2 đợt thực hiện test nhanh kháng nguyên gộp 2. Nếu hộ gia đình có ít người thì có thể gom 2-3 hộ để thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp 10 nhằm tiết kiệm chi phí.
Đối với nhóm thứ 2, thuộc khu vực nguy cơ, khu vực bình thường mới, vùng xanh sẽ được thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại hộ gia đình cho toàn bộ người dân và thực hiện 1 lần xét nghiệm PCR mẫu gộp 10 trong thời gian thực hiện chiến dịch. Có thể gộp 2 - 3 hộ lại để thực hiện bằng xét nghiệm PCR mẫu gộp 10.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ca bệnh này ở Thanh Xuân thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (01).
Như vậy tính từ 18 giờ ngày 08/9 đến 18 giờ ngày 09/9: Có 36 bệnh nhân.
Cụ thể:
Chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng (01)
1) N. S.T, nam, 1987
Đ/c: Yên Hòa – Cầu Giấy
Dịch tễ: Bệnh nhân vào viện chăm sóc con là N.S.Q.M từ ngày 01/9 tại Bv Đức Giang và đã được XN âm tính trước đó, ngày 08/9 được lấy mẫu XN lần 2 kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.696 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.578 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.118 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9/9, Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), làm tổ trưởng họp trực tuyến với các đơn vị liên quan về việc xử lý các ổ dịch Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai).
Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại Khoa B1 ngày 26/8. Đến nay, nơi đây ghi nhận 5 ổ dịch tại 5 khoa, với tổng số 223 ca mắc (một ca tử vong ngày 4/9) và 6 nhân viên y tế.
Bệnh viện đã phối hợp với CDC tỉnh Đồng Nai khử khuẩn từng phòng bệnh nhân và thiết lập cách ly y tế toàn bộ 5 khoa có ca nhiễm. Các bệnh nhân dương tính được bố trí vào các phòng cách ly riêng, tách khỏi các F1 để theo dõi, điều trị. Bệnh viện tiếp tục phối hợp với CDC tỉnh Đồng Nai xét nghiệm PCR lần 3 cho toàn thể nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hiện, lực lượng hỗ trợ TP.HCM thời gian qua gần 6.700 người. Các lực lượng này tham gia vào bệnh viện tầng 3, tầng 2, lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vaccine. Đây là sự huy động có lẽ lớn nhất từ trước tới giờ của ngành y tế.
Những "chiến sĩ áo trắng" khi thực hiện công việc ngoài sự phân công cũng mong muốn, tự nguyện hỗ trợ người dân TP.HCM chung tay vượt qua đại dịch.
"Các đồng nghiệp của tôi chấp nhận điều kiện hơi khó khăn, việc không hợp về phong vị vùng miền, đôi chút khó khăn trong ăn ở. Nhưng đây không phải trở ngại lớn với các đồng nghiệp của tôi", ông nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 9/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 35 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, có 14 ca đã cách ly tập trung, 14 ca cách ly tạm thời tại nhà, 3 ca trong khu phong tỏa và 4 ca cộng đồng.
Trong 4 ca cộng đồng, có 1 trường hợp là lái xe Công ty TNHH TM Men hóa (đường Mê Linh, Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng, quận Liên Chiểu), phát hiện khi chở hàng qua chốt kiểm dịch Hòa Liên. Trường hợp này chưa xác định nguồn lây.
3 ca còn lại trong cộng đồng được phát hiện khi lấy mẫu xét nghiệm hộ gia đình tại phường Tân Chính (quận Thanh Khê). Những trường hợp này thuộc gia đình đã lấy mẫu xét nghiệm đại diện vào ngày 28/8 và có kết quả âm tính SARS-CoV-2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đã có tổng cộng 141.765 ca mắc trong cộng đồng tại Bình Dương, tính từ đợt bùng phát dịch thứ tư, theo thống kê của Sở Y tế tới ngày 8-9. Nếu tính trên quy mô dân số khoảng 2,6 triệu người thì đã có trên 5,4% dân số Bình Dương bị nhiễm COVID-19. Đây là tỉ lệ cao nhất cả nước, vượt qua cả TP.HCM.
Tỉ lệ ca nhiễm cao đáng lo ngại tới đâu? Cũng theo thống kê từ ngành y tế Bình Dương, có tới 80% người nhiễm COVID-19 tại Bình Dương là có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng. Vì vậy, sau khi được cách ly điều trị, tới nay đã có trên 88.500 bệnh nhân F0 xuất viện (trên 60% tổng số ca mắc). Số ca tử vong là 1.210 người (gần 1% tổng số ca mắc).
Bác sĩ Nguyễn Hồng Chương - giám đốc Sở Y tế - cho biết tỉ lệ ca tử vong của Bình Dương là mức trung bình theo thông lệ, trong khi tỉ lệ khỏi bệnh, xuất viện lại rất cao.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
theo Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, tính đến ngày 8/9, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã bao phủ 100% mũi một vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ 18 tuổi trở lên của 8 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Đây cũng là một thành tích thể hiện nỗ lực rất lớn của Thành phố cũng như các cơ quan chức năng trong việc phòng, chống dịch để tăng cường được số người tiêm vaccine, tăng mức độ miễn dịch cộng đồng.
Một nỗ lực nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là quyết tâm đến ngày 15/9 sẽ bao phủ 100% các công dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine mũi 1 và sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 cho những công dân đã tiêm mũi 1 đến thời hạn.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian vừa qua, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của bạn bè, cộng đồng quốc tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 9/9 để trả lời câu hỏi về khả năng áp dụng rộng rãi hộ chiếu vắc-xin.
Ngày 4/8, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về cách ly y tế với người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ hai liều vắc-xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID -19.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế", các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xúc tiến để có thể sớm triển khai hộ chiếu vắc-xin, điều chỉnh các quy định về xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi hơn nữa cho các chuyên gia, lao động và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nghiên cứu, triển khai chương trình thí điểm du lịch khép kín đối với khách quốc tế đã tiêm đủ vắc-xin để vào Việt Nam.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9/9, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký thay Thủ tướng ban hành Nghị quyết về phương án sử dụng nguồn kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021.
Theo đó, các thành viên Chính phủ quyết nghị thông qua phương án sử dụng nguồn kinh phí cắt giảm, tiết kiệm của ngân sách trung ương để bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021, tập trung cho phòng chống dịch Covid-19 như đề nghị của Bộ Tài chính.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của số liệu báo cáo.
Bộ trưởng Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng bổ sung 14.620 tỉ đồng số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021 vào nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 để tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 .
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế.
Tuy nhiên, hiện nay lực lượng y tế vẫn gặp không ít khó khăn, phải chịu sự hy sinh, mất mát, phải đối mặt với các nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng trong khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Để bù đắp phần nào những khó khăn và động viên các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, ngày 9/9, Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và thông qua các cơ chế chính sách trong phòng chống dịch Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ phục vụ mang đi, hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ, hộ gia đình.
Đáng chú ý, các hoạt động bán hàng online, dịch vụ giao nhận trực tuyến được hoạt động trở lại thông qua shipper, doanh nghiệp vận tải, bưu chính và logistic...
Trong thời gian tới, để đảm bảo an sinh xã hội, TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về chi ngân sách phòng, chống dịch để các địa phương có căn cứ thực hiện, đồng thời hỗ trợ TP 28.000 tỉ để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 9/9, Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), làm tổ trưởng họp trực tuyến với các đơn vị liên quan về việc xử lý các ổ dịch Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai).
Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại Khoa B1 ngày 26/8. Đến nay, nơi đây ghi nhận 5 ổ dịch tại 5 khoa, với tổng số 223 ca mắc (một ca tử vong ngày 4/9) và 6 nhân viên y tế.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 9/9, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) kết hợp với Hội Thể thao Người khuyết tật TP Cần Thơ tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 cho hơn 160 người khuyết tật.
Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc BVĐKTWCT, cho biết những người này được nhân viên y tế khám sàng lọc và theo dõi an toàn 30 phút sau tiêm ngừa. Họ còn được theo dõi tại nhà qua hình thức tư vấn từ xa.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 9-9, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành công văn thống nhất mở rộng, bổ sung một số một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn TP Vị Thanh.
Theo đó, kể từ 14 giờ ngày 9-9 cho đến khi có văn bản chỉ đạo tiếp theo, các quán ăn trên địa bàn TP Vị Thanh được phép hoạt động nhưng mỗi bàn không quá 4 người, khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 2 m, không được tập trung trên 20 người tại cùng một thời điểm. Đag1 chú ý là các quán không được kinh doanh phục vụ tại chỗ đối với các loại thức uống có cồn.
Các nhà hàng, khách sạn được phép hoạt động nhưng không được tập trung trên 30 người tại cùng một thời điểm, đồng thời không được kinh doanh phục vụ tại chỗ đối với các loại thức uống có cồn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 9-9, tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, bệnh viện tư nhân lớn nhất Thanh Hóa, di chuyển gần 500 người ra khỏi khu vực phong tỏa để giãn cách, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo để phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, tỉnh Thanh Hóa quyết định di chuyển 500 người là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế của bệnh viện ra khỏi ổ dịch đến khu cách ly tại khách sạn Phù Đổng và Phú Hưng (TP Thanh Hóa), để tiếp tục cách ly trước khi trở về cộng đồng. Những người này đã được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trưa 9-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho hay tiêm vắc-xin là công tác được ưu tiên hàng đầu của TP để toàn bộ người dân đều có kháng thể với virus SARS-CoV-2, từ đó TP có thể mở cửa dần các hoạt động và sớm trở lại trạng thái bình thường mới.
Từ ngày 23-8 đến 6-9, TP đã thực hiện 2 đợt lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho các hộ dân tại các vùng nguy cơ. Các quận/huyện đã đánh giá, phân loại vùng nguy cơ và đã thực hiện xét nghiệm đợt 3 từ ngày 7-9. Kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh đợt 1 tổng số mẫu đã lấy là 2.063.917, tỉ lệ dương tính là 3,6%; đợt 2 tổng số mẫu đã lấy là 1.759.269, tỉ lệ dương tính là 2,7%.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Đầu tháng 9, Bình Dương được Bộ Y tế phân bổ hơn 1 triệu liều vắc xin của Sinopharm. Ngay sau khi có vắc xin, địa phương này đồng loại triển khai và được người dân hưởng ứng cao.
Thống kê cho thấy, đến sáng 9/9, Bình Dương cơ bản tiêm hết số lượng vắc xin Vero Cell của Sinopharm cho người dân. Địa phương này tiếp tục tiêm thêm 300.000 liều Astra Zeneca và Pfizer đã phân bổ về.
Đại diện Sở Y tế Bình Dương cho biết, trước ngày 15/9, địa phương sẽ tiêm hết 2.113.000 liều vắc xin được Bộ Y tế phân bổ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Đối với vaccine phòng COVID-19 Vero Cell của Sinopharm, CDC Hà Nội cho biết sẽ thực hiện ưu tiên tiêm mũi 1 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và tiêm mũi 2 cho những người tiêm mũi 1 bằng vaccine Sinopharm với khoảng cách ít nhất 3 tuần và mở rộng thêm các nhóm đối tượng khác căn cứ vào lượng vaccine được phân bổ.
Tuân thủ khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVIID- 19 theo quyết định số 3802 ngày 10/8/2021 của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế. Các đối tượng thận trọng tiêm chủng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng, chuyển tiêm chủng tại cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ với những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.
Đối với phụ nữ mang thai > 3 tuần sau khi được giải thích nguy cơ lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Riêng đối với vaccine Sputnik V chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (9/9) ghi nhận 32 bệnh nhân Covid-19, trong đó 5 ca tại khu phong tỏa, 27 ca tại khu cách ly.
Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (20), Đống Đa (3), Thanh Trì (4), Hoàng Mai (2), Hai Bà Trưng (3). Tất cả 32 ca bệnh này đều thuộc: Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (32).
Cụ thể:
Chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng (32)
1) N.K.N, Nữ, sinh năm 2011,
- Địa chỉ: Bạch Đằng, Hai Bà Trưng.
- Dịch tễ: BN là F1 của BN N.T.N, được chuyển cách ly tập trung từ ngày 4/9 và xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 8/9 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
2) N.T.H, Nữ, sinh năm 1950,
- Địa chỉ: Bạch Đằng, Hai Bà Trưng.
- Dịch tễ: BN là F1 của BN N.T.N, được chuyển cách ly tập trung từ ngày 4/9 và xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 7/9 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội sáng 9/9, trong ngày hôm qua, thành phố đã tiêm tổng cộng 215.031 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19 cho người dân. Trước đó, số lượng vaccine Covid-19 được tiêm tại Hà Nội ngày 7/9 là 268.027 mũi và ngày 6/9 với 103.198 mũi.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân tại Hà Nội ngày 8/9 (Ảnh: Việt Linh)
Hà Nội đã huy động toàn bộ lực lượng y tế công lập, tư nhân, bộ, ngành trung ương cùng sự hỗ trợ của 11 tỉnh, thành phố lân cận. Các điểm tiêm tại nhà văn hóa, trường học..., cũng đã được bố trí. Thành phố còn tổ chức tiêm vào buổi tối để đẩy nhanh tốc độ.
Thành phố đặt mục tiêu đến ngày 15/9 sẽ tiêm mũi một vaccine Covid-19 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên và mũi hai cho trường hợp đủ điều kiện.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 9/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về 24 ca Covid-19 trên địa bàn. Tất cả các ca này đều là người dân ở phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn.
Trước đó, phường Tam Quan Bắc là địa phương đầu tiên ở Bình Định xuất hiện ca mắc Covid-19 vào cuối tháng 6 vừa qua. Sau hơn 1 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, ngày 2/9, phường Tam Quan Bắc xuất hiện một cặp vợ chồng dương tính SARS-CoV-2 chưa rõ nguồn lây, sau khi người chồng đến bệnh viện khám bệnh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo đó, các cán bộ y tế của tỉnh Bắc Giang hỗ trợ thành phố Hà Nội trong công tác xét nghiệm Virus SARS-CoV-2, kịp thời phát hiện các trường hợp nhiễm COVID-19 để thực hiện các biện pháp giám sát, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế.
Đồng thời, cán bộ y tế tỉnh Bắc Giang còn thực hiện hỗ trợ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân Hà Nội, giúp tăng cường miễn dịch cộng đồng, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Thời gian từ ngày 8/9 đến hết ngày 15/9.
Tổng số cán bộ y tế hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang có 806 người. Cụ thể, đoàn hỗ trợ lấy mẫu gồm 104 đội (416 người), mỗi đội lấy mẫu có 4 cán bộ y tế. Đoàn hỗ trợ tiêm chủng có 96 đội (384 người), trong đó, mỗi đội tiêm chủng gồm 4 cán bộ y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo nguồn tin của Dân trí từ Nội Bài, lô vắc xin AstraZeneca 866.000 liều do chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam vừa đáp xuống sân bay Nội Bài lúc 1h ngày 9/9 và được thông quan ngay.
Nguồn tin cho biết, số liều vắc xin AstraZeneca chính xác là 866.000 liều được vận chuyển bằng máy bay từ Nhật Bản đi thẳng về Việt Nam.
Do là lô hàng viện trợ nên 866.000 liều vắc xin trên đã được miễn thuế nhập khẩu. Được biết, trước đó 2 ngày, các cơ quan như hải quan, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hoàn tất các thủ tục tiếp nhận lô hàng vắc xin viện trợ nói trên. Hàng viện trợ nên hoàn toàn được miễn thuế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Kinh phí trích từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhanh, kịp thời, đúng đối tượng.
Trước đó, nhiều chính sách hỗ trợ cho trẻ em là F0, F1; phụ nữ đang mang thai, người nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi được triển khai kịp thời, trên 108.000 người lớn và trẻ em F1 được hỗ trợ tiền ăn với gần 116 tỷ đồng.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, tại Hội nghị trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong đại dịch COVID-19, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31/8/2021 có 11.822 trẻ em là F0, số trẻ em F1 là 27.334 trẻ em. "Ghi nhận bước đầu tại TP.HCM, dịch COVID-19 đã khiến khoảng 250 trẻ em mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha mẹ".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
"Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn cách triệt để, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều kiện có dịch", đó là quan điểm Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên từng nhấn mạnh.
Ủng hộ quan điểm này, trong cuộc trao đổi với Zing, đại biểu Quốc hội, PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM) cho rằng, thành phố đang rất nỗ lực và thận trọng để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại.
- TP.HCM trải qua hơn 100 ngày dài giãn cách xã hội - chuyện chưa có tiền lệ ở "đầu tàu kinh tế" của cả nước. Để có thể bước vào trạng thái "bình thường mới" sau 15/9, theo ông, thành phố cần chuẩn bị những điều kiện gì?
- TP.HCM đã giãn cách xã hội từ 31/5 đến nay với các Chỉ thị từ 15, 15+ cho đến 16 và 16+. Hơn 3 tháng là khoảng thời gian khá dài, Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng đã nhấn mạnh "không thể giãn cách mãi" và TP rất muốn mở cửa nhưng phải đảm bảo an toàn.
Vậy vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao để đảm bảo an toàn. Trong tình huống hiện nay, các nước mở cửa đều có những rủi ro nhất định nên phải chọn giải pháp ít rủi ro nhất.
Vì thế, TP.HCM cũng rất thận trọng. Thời điểm này, số ca nhiễm và số ca tử vong do Covid-19 ở thành phố còn rất cao và lượng bệnh nhân cần điều trị trong bệnh viện cũng lớn, với khoảng 40.000 người cùng khoảng 80.000 F0 điều trị tại nhà.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho rằng thành phố đang rất nỗ lực và thận trọng để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại (Ảnh: Hoàng Hà)
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 8/9, tại phòng làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra trực tuyến việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch của Hà Nội cùng một số quận, phường thuộc Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Thủ tướng yêu cầu các Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo quán triệt đầy đủ, sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đến các lãnh đạo xã, phường, thị trấn theo phương châm lấy xã, phường, thị trấn là "pháo đài", người dân là "chiến sĩ".
Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải hoàn thành mục tiêu xét nghiệm toàn dân trước ngày 15/9 để loại trừ nguồn lây ra khỏi cộng đồng.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tổ chức thần tốc việc xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; rút ngắn tần suất xét nghiệm dài nhất là 2 - 3 ngày/lần tại những địa bàn có nguy cơ cao, rất cao; dài nhất là 5 - 7 ngày/lần tại các địa bàn còn lại để phát hiện sớm nguồn lây nhằm cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
UBND TP. Hà Nội cho biết, tính đến 31/8, Hà Nội đã tiếp nhận giấy gia hạn đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng là 29.084 người nộp thuế với số tiền đề nghị gia hạn là 8.278 tỷ đồng (tăng 30% so với thời điểm ngày 28/7/2021, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020 - gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP).
Đối với tiền thuê đất, đã tiếp nhận đề nghị gia hạn là 1.351 người nộp thuế với số tiền đề nghị gia hạn là 1.044 tỷ đồng (tăng 17% so với thời điểm ngày 28/7/2021, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2020).
Đối với cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế Hà Nội đã tiếp nhận giấy gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân với cá nhân kinh doanh là 660 hộ với số tiền đề nghị gia hạn 20,3 tỷ đồng (tăng 150% so với thời điểm ngày 28/7/2021, bằng 38% so với cùng kỳ năm 2020).
Dự kiến, số thuế và tiền thuê đất còn được gia hạn là 13.200 tỷ đồng, trong đó, thuế giá trị gia tăng tháng 3 đến tháng 8 và quý I, II năm 2021 khoảng 5.730 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân tạm nộp quý I/2021 là 6.250 tỷ đồng, tiền thuê đất kỳ 1/2021 là 1.200 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân của hộ cá nhân, kinh doanh là 20 tỷ đồng.
Như vậy, nếu tính cả 5.734 tỷ đồng số thuế tạm nộp quý I/2021 được gia hạn nhưng đến hạn và đã nộp vào ngân sách trong tháng 7/2021 thì tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn đến thời điểm 31/8 là 18.937 tỷ đồng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 9/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố ghi nhận 3 ca dương tính mới đều tại khu cách ly.
Cụ thể, 2 ca ở Thanh Trì và 1 ca ở Hai Bà Trưng. Cả 3 ca đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
TP.HCM hiện có 3 địa phương công bố kiểm soát được dịch, gồm huyện Củ Chi, Cần Giờ và quận 7. Tuy nhiên, các địa phương này vẫn phát hiện ca dương tính sau khi công bố kiểm soát dịch, quận 7 cũng còn nhiều phường chưa phải vùng xanh. Vấn đề này được báo chí đặt ra tại cuộc họp báo chiều 8/9 và đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM lý giải rõ hơn.
Nói về vấn đề trên, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, vừa qua, huyện Củ Chi và quận 7 đã công bố kiểm soát dịch bệnh căn cứ theo tiêu chí của Bộ Y tế tại Quyết định 2989 ngày 18/8.
Tiêu chí này căn cứ trên 2 nhóm là chỉ số về ca mắc mới trên địa bàn và chỉ số nguy cơ lây nhiễm.
"Khi các địa phương này công bố kiểm soát dịch bệnh không có nghĩa là trên địa bàn hoàn toàn không có ca F0", ông Hưng khẳng định.
Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh các địa phương này đã đạt những tiêu chí căn cứ vào xu hướng giảm của các ca F0 trong thời gian nhất định là 14 ngày và so với tuần lễ đỉnh dịch. Địa phương nào đạt các tiêu chí này đều được coi là đã kiểm soát được dịch.
Hiện, TP.HCM đã tổ chức các đoàn đi thẩm định tiêu chí, đánh giá việc kiểm soát dịch trên 22 địa phương.
Huyện Củ Chi và quận 7 cùng công bố kiểm soát dịch nhưng tỷ lệ các vùng nguy cơ khác nhau
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tối 8/9, đoàn công tác của Thành ủy TP.HCM do Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Chợ đầu mối Bình Điền (quận 8).
Sau 2 tháng tạm ngừng hoạt động, chợ đầu mối Bình Điền đã mở cửa trở lại vào đêm 7/9 dưới hình thức là điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TPHCM.
Theo Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh Chợ Bình Điền Phan Thành Tân, trong ngày đầu mở lại chợ, Ban quản lý chợ Bình Điền chỉ cho 10 tiểu thương tham gia để đảm bảo giãn cách. Tuy nhiên, đến khi test nhanh thì phát hiện một tiểu thương dương tính nên chỉ còn 9 người.
Trong ngày đầu, chợ tiếp nhận 27 tấn hàng và giao hết cho các đầu mối phân phối. Đến tối 8/9, có 17 tiểu thương được tham gia trung chuyển hàng. Tiểu thương phải chích đủ 2 mũi vắc xin. Người ra vào chợ phải có giấy xét nghiệm chứng nhận kết quả âm tính. Ai chưa có sẽ được test nhanh ngoài cổng…
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Nguồn tin cho biết ngày 9/9, một triệu liều vaccine VeroCell do hãng dược Sinopharm sản xuất đã được cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế cấp cho Hà Nội.
Như vậy, đến nay Bộ Y tế đã cấp cho ngành y tế thủ đô 4,3 triệu liều vaccine, chưa tính khoảng một triệu liều vaccine phân bổ cho các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn TP.
Tính đến hết ngày 8/9, có hơn 24,9 triệu liều vaccine các loại được tiêm. Hiện, nhiều địa phương trên cả nước triển khai tiêm vaccine Vero Cell như TP.HCM, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Nghệ An, Đồng Nai…
Riêng tại TP.HCM, 1,4 triệu người đã tiêm vaccine này.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: