Cập

Diễn biến dịch ngày 5/3: 20/30 quận, huyện ở Hà Nội có biến thể Omicron; Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?

Theo Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm, tại Hà Nội đã ghi nhận biến thể Omicron ở 20/30 quận, huyện.

  diễn biến
  • 14:53:00 05-03-2022

    Bộ Y tế: Ca mắc Covid-19 nhiễm biến thể "Omicron tàng hình" chiếm đa số

    Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng 5/3, Bộ Y tế cho hay số ca mắc Covid-19 liên tục tăng nhanh, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh và đang dần thay thế chủng Delta.

    Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, số ca mắc trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến thể phụ BA.2 của biến thể Omicron (đã xuất hiện ở gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ), chiếm gần 90% tổng số các mẫu phát hiện ở trong nước.

    "Biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%", lãnh đạo Bộ Y tế cho biết.

    Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận/huyện/thị xã; trong đó, biến thể phụ BA.2 (còn được gọi là "Omicron tàng hình") chiếm 87% tổng số các mẫu phát hiện biến thể Omicron.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:50:00 05-03-2022

    Bộ Y tế đề xuất nhà thuốc được "tự quyết" bán thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir

    Ngày 5-3, tại phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19. Đáng chú ý, trong đó có vấn đề kê đơn thuốc kháng virus điều trị Covid-19 Molnupiravir .

    Bộ Y tế giải thích việc hiện có quy định chặt chẽ là do Molnupiravir là thuốc mới, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành.

    Đến nay, thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có điều kiện trong 3 năm và phải kiểm soát chặt chẽ sau khi cấp phép. Người dân chỉ được sử dụng  thuốc điều trị Covid-19  Molnupiravir khi có đơn thuốc của y bác sĩ. Việc tự ý sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do các tác dụng không mong muốn của thuốc cũng như có thể tạo ra những chủng virus mới.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://nld.com.vn/suc-khoe/bo...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:57:00 05-03-2022

    Dân chen chúc xin giấy ‘thoát F0’, trạm y tế lưu động tại Đà Nẵng vỡ trận

    Ghi nhận tại Trạm Y tế lưu động của phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) đặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng Thanh Vinh, người dân liên tục đổ về. Ngay trước cửa chính, gần cả trăm người chen chúc bít kín lối vào . Phía ngoài sân cũng rất đông người tới xét nghiệm.

    Diễn biến dịch ngày 5/3: 20/30 quận, huyện ở Hà Nội có biến thể Omicron; Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19? - Ảnh 1.

    Chị T.T.N. (26 tuổi) cầm theo que test COVID-19 tới trạm để nhân viên y tế lấy mẫu. Chị chia sẻ rất mệt mỏi vì người đông, chờ đợi quá lâu.

    Diễn biến dịch ngày 5/3: 20/30 quận, huyện ở Hà Nội có biến thể Omicron; Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19? - Ảnh 2.

    Anh N.V. (công nhân KCN Hòa Khánh) cho hay bị nhiễm COVID-19 ngày 26/2 và đã test thử ở nhà có kết quả âm tính. Anh tới Trạm y tế lưu động để xét nghiệm lại và xin giấy xác nhận hoàn thành cách ly nhưng “phát hoảng” vì người chen chúc vòng trong vòng ngoài.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/dan-chen-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:02:00 05-03-2022

    Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?

    Trả lời thắc mắc "Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, với các test nhanh được cấp phép ở Việt Nam thì độ nhậy phải trên 90%. Nên nếu lấy mẫu đúng thì chúng ta có thể tin đến 90% với kết quả test nhanh đó.

    Bác sĩ Cấp lý giải, ở Việt Nam có hơn 90% người dân đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ 2-3 mũi. Những người đã tiêm đủ các mũi vaccine thì cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ bệnh nặng nếu chẳng may mắc Covid-19.

    Do đó, với những người "cùng ăn, ngủ với F0 mà vẫn không mắc Covid-19" có thể do việc tiêm vaccine Covid-19 đã khiến họ "miễn nhiễm" với Covid-19.

    "Vì vậy không phải lúc nào người tiếp xúc với F0 sẽ bắt buộc trở thành F0", bác sĩ Cấp khẳng định.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://danviet.vn/vi-sao-mot-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:49:00 05-03-2022

    Ngày 5/3, cả nước ghi nhận 131.817 ca nhiễm mới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:09:00 05-03-2022

    F0 cần làm gì khi ho kéo dài?

    BSCKII, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nguyễn Ngọc Phấn, Hà Nội:

    Khi nhiễm Covid-19, niêm mạc mũi, họng sẽ tổn thương hay bị bội nhiễm các vi khuẩn khác, có thể gây viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản. Nếu không điều trị đúng, người bệnh sẽ bị ngạt, tắc mũi, ngứa họng và ho kéo dài.

    Bạn hãy xịt mũi bằng Otrivin 0,1%, chờ 15 phút cho mũi thoáng rồi rửa mũi đúng cách. Cứ 90 phút đến 120 phút, bạn rửa mũi bằng bình rửa mũi một lần. Bạn nên rửa sạch 2 hốc mũi bằng nước muối ấm, làm sạch đều trong ngày và cả đêm. Bạn không nên để khoảng cách giữa 2 lần rửa quá xa nhau vì virus sinh sản cấp số nhân liên tục. Chúng sinh sản bao nhiêu, chúng ta rửa mũi tống ra bấy nhiêu.

    Bên cạnh đó, bạn cần súc họng nhiều lần bằng nước muối sinh lý xen kẽ thuốc súc họng BBM 30-60 phút/lần, ngửa cổ, khò khò càng lâu càng tốt. Trong ngày, bạn cũng nên uống nhiều nước ấm, khoảng 30 phút uống một ngụm to.

    Ngoài ra, người bệnh có thể uống thêm vitamin C, D, thực đơn đủ chất dinh dưỡng. Phòng ngủ cũng cần thoáng khí nhưng không để gió lùa. Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 20-30 phút, hít sâu, thở đều.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://zingnews.vn/f0-can-lam...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:55:00 05-03-2022

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Bộ Y tế hướng tới điều trị Covid-19 như bệnh nhân thông thường

    Làm rõ một số vấn đề, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, vaccine hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron. Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm của biến chủng Omicron là có nên vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

    Trong thời gian qua, cả nước đã cơ bản chuyển sang trạng thái quản lý rủi ro theo đúng tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, mặc dù số ca mắc tăng nhưng giảm cả 3 tiêu chí: Nhập viện, ca nặng, tử vong. Hệ thống y tế vẫn đang trụ vững, tăng cường năng lực hồi sức và điều trị các ca nặng. "Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị Covid-19 như điều trị bệnh nhân thông thường", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

    Về các biện pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường và hoàn thành tiêm mũi 3, mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 trong tháng 3 này; ưu tiên quản lý nhóm nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách ly, điều trị tại nhà...

    "Đặc biệt, trong giai đoạn này, việc thực hiện thông điệp 5K + vaccine + thuốc điều trị và ý thức là rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch", Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://danviet.vn/bo-truong-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:54:00 05-03-2022

    96% người dân, phụ huynh đồng tình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi

    Đó là kết quả khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Cơ bản là người dân quan tâm, đồng tình. Trong đó, tỷ lệ người dân, phụ huynh "đồng tình cao" chiếm 78%, "đồng tình" chiếm 17%.

    Chính phủ đã có Nghị quyết cho mua vaccine với số lượng 21,9 triệu liều, tiêm cho khoảng 11,8 triệu trẻ em. Thủ tướng đã có quyết định cho Bộ Y tế mua theo cơ chế đặc biệt, theo điều 26 của Luật Đấu thầu.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vtv.vn/xa-hoi/96-nguoi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:21:00 05-03-2022

    44.000 giáo viên, học sinh TP HCM nghi mắc Covid-19 sau gần một tháng

    Diễn biến dịch ngày 5/3: Hơn nửa xã, phường ở Hà Nội chuyển vùng cam; 20 quận, huyện tại thủ đô có biến thể Omicron - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:18:00 05-03-2022

    20 quận, huyện ở Hà Nội có biến thể Omicron

    Bộ Y tế cho hay số ca mắc Covid-19 liên tục tăng nhanh, đặc biệt với nhóm người chưa tiêm vaccine và tỷ lệ tử vong do mắc Covid-19 gia tăng.

    Đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 4 triệu ca mắc Covid-19. Trong đó, hơn 2,5 triệu người đã khỏi bệnh và hơn 40.600 ca tử vong.

    Phân bố tỷ lệ nhiễm theo độ tuổi trong tháng 2 so với tháng 1 cho thấy nhóm 18-49 tuổi chiếm 54,3% tổng số ca mắc (871.083 ca) - tăng 2,5 lần. Nhóm 50-65 tuổi chiếm 10,8% (173.254 ca) - tăng 2,2 lần. Nhóm trên 65 tuổi chiếm 4,5% (72.189 ca) - tăng 2 lần.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://zingnews.vn/20-quan-hu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:08:00 05-03-2022

    Hà Nội: Hơn nửa xã, phường chuyển "vùng cam", dịch phức tạp khi vượt 21.000 ca mắc mỗi ngày

    UBND TP. Hà Nội ngày 5/3 ban hành thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Theo đó: - 66 xã, phường, thị trấn ở cấp 1 (màu xanh, bình thường mới).

    - 187 xã, phường cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình).

    - 326 xã, phường, thị trấn diễn biến dịch phức tạp, được đánh giá thuộc cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao), chiếm 56,3%. Tuần trước, số địa bàn "vùng cam" chỉ 74.

    - Không có xã, phường, thị trấn nào ở cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao).

    Dịch Covid-19 tại Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp khi ngày 4/3 đã vượt 21.000 ca nhiễm . Thành phố đã lưu hành chủng Omicron song hành chủng Delta và có thể đã chiếm đa số bởi tốc độ lây lan Covid-19 rất nhanh.

    Theo các chuyên gia, thời gian tới số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố đánh giá đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ và ý thức người dân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:08:00 05-03-2022

    Số ca cộng đồng tăng nhanh nhưng tỉ lệ tử vong giảm rất mạnh

    Sáng 5-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ trì phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo.

    Tham dự cuộc họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có các ủy viên Bộ Chính trị: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; các phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia: Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương.

    Tham dự cuộc họp tại các điểm cầu địa phương có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; các bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/so-ca-cong-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:07:00 05-03-2022

    F0 có thể gánh hậu quả nếu uống quá nhiều vitamin, thuốc bổ

    Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Tỉnh, trường Đại học Y tế Công cộng cho biết, anh đã từng "choáng" khi nhìn thấy đơn thuốc của một bệnh nhân Covid-19 gửi đến. Người này rơi vào tình trạng lo âu, đau bụng, buồn nôn và liên hệ bác sĩ để tư vấn. Nguyên nhân nằm trong chính các loại vitamin bệnh nhân đang uống.

    "Trong đơn thuốc này có đến 3 loại vitamin C. Tôi đã yêu cầu F0 này dừng hoặc chỉ uống 1 loại bổ sung. Sau khi dừng uống, mấy ngày sau, bệnh nhân báo lại tình trạng ổn định hơn. Đơn thuốc này được truyền tay qua mạng và vô tư sử dụng", bác sĩ cho biết.

    Hiện nay, để nâng sức đề kháng chống chọi với Covid-19, nhiều F0 tìm cách bổ sung vitamin một cách vô tội vạ. Có người uống cùng lúc đến 3 loại vitamin C ở dạng sủi, dạng C kết hợp kẽm… Miễn sao bao bì bên ngoài ghi có tác dụng tăng sức đề kháng là người bệnh sử dụng.

    Bác sĩ Nguyễn Đình Tỉnh cảnh báo, việc bổ sung vitamin C quá liều, sẽ dẫn các triệu chứng kích ứng tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu bổ sung liều cao kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả khác như ứ sắt, sỏi thận…

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:07:00 05-03-2022

    Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

    Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phiên họp này đánh giá tình hình dịch bệnh kể từ phiên họp thứ 12 trước Tết đến nay để xem có gì mới, phức tạp, diễn biến mới nổi lên trong phòng, chống dịch Covid-19 ở trên thế giới cũng như trong nước; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

    Thủ tướng cho biết, hiện nay chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình dịch trên phạm vi toàn quốc, tuy số ca mắc tăng nhưng số ca chuyển nặng giảm rõ rệt, như vậy là vẫn đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là sau khi có chủng Omicron xâm nhập. Do đó ngoài việc cần đánh giá số ca mắc tăng cao thì cần quan tâm vấn đề mới, lưu ý, quan tâm những gì, từ đó chúng ta đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp tình hình.

    Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu, cần xem xét thảo luận các biện pháp phòng, chống dịch cần bổ sung những gì, nhất là các biện pháp liên quan đến y tế như thuốc, vaccine; công tác phòng, chống dịch ở các địa phương, các bộ, ngành, để từ đó có các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc.

    Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến ngày 4/3/2022, thế giới ghi nhận trên 442,7 triệu ca mắc Covid-19, trên 6 triệu trường hợp tử vong, riêng trong tháng qua có trên 52 triệu ca mắc mới, trong đó trên 200.000 trường hợp tử vong.

    Trong nước dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua, số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine, nhất là nhóm dưới 12 tuổi.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vov.vn/chinh-tri/thu-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:05:00 05-03-2022

    Số ca mắc liên tục "lập đỉnh", CDC Hà Nội công bố đường dây nóng hỗ trợ F0

    Diễn biến dịch ngày 5/3: Cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19? - Ảnh 1.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://afamily.vn/so-ca-mac-l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:01:00 05-03-2022

    Ca COVID-19 mới tăng leo 'đỉnh' do Omicron?

    Diễn biến dịch ngày 5/3: Cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19? - Ảnh 1.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/tin-sang-5-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:00:00 05-03-2022

    Ca nhiễm tăng nhưng vào viện không nhiều

    Chủ yếu điều trị tại nhà

    Trong ngày 4-3, cả nước ghi nhận thêm 125.587 ca mắc Covid-19 tại 63 tỉnh, thành phố, tăng gần 6.800 ca so với ngày trước đó. Hà Nội có số ca mắc nhiều nhất với 21.395 ca, tiếp đến là Nghệ An và Bắc Ninh đều có thêm hơn 6.000 ca.

    Số ca nhiễm mới có xu hướng tăng ở TP HCM và Bình Dương. Cả hai địa phương này đều ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm trong ngày. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 101.812 ca/ngày. Trong ngày có 38.911 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.246 ca. Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 196,3 triệu liều vắc-xin Covid-19.

    BS Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho biết hiện F0 tại địa phương này chủ yếu điều trị tại nhà với những ca nhẹ, không có triệu chứng. Số ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng tăng khiến ca bệnh nặng cũng nhiều hơn do thời gian điều trị dài ngày. Hiện địa phương này có hơn 250 ca nặng đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Ngành y tế Đà Nẵng đang đẩy nhanh việc điều trị bằng thuốc kháng virus tại cộng đồng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://nld.com.vn/thoi-su/ca-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:45:00 05-03-2022

    Bắc Giang: Kit test COVID-19 được bán như hàng rong ngay cổng Trạm Y tế

    Diễn biến dịch ngày 5/3: Cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19? - Ảnh 1.

    Những ngày gần đây các Trạm y tế xã Quang Châu, Tăng Tiến, TT Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mỗi ngày tiếp nhận từ 400-500 lượt công nhân, người lao động đến xét nghiệm COVID-19.

    Diễn biến dịch ngày 5/3: Cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19? - Ảnh 2.

    Do lượng người đến xét nghiệm đông nên tình trạng khan hiếm kit test COVID-19 xảy ra tại một số Trạm Y tế xã của huyện Việt Yên.

    Diễn biến dịch ngày 5/3: Cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà; Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19? - Ảnh 3.

    Trước sự khan hiếm của kit test COVID-19, một số Trạm y tế xuất hiện tình trạng người dân bán kit test.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/bac-giang-kit-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:43:00 05-03-2022

    Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không xông hơi cho trẻ mắc Covid-19

    Có 4% có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8.

    Ngày 3/3, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19". Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế hướng dẫn các bậc phụ huynh về sử dụng một số thuốc cần thiết cho trẻ.

    Theo đó, khi trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi... Đặc biệt cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất...

    Có nên xông cho trẻ mắc Covid-19

    Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, BS Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc xông hơi không hề có tác dụng và không an toàn với trẻ, bởi cha mẹ không thể đảm bảo được nhiệt độ cho trẻ. Việc xông hơi có thể dẫn đến nguy cơ trẻ dễ bị bỏng niêm mạc. Đồng thời các sản phẩm xông không đảm bảo an toàn, chứa hóa chất độc hại khi xông thẳng vào mũi trẻ có thể gây viêm nhiễm, bội nhiễm đường hô hấp.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vov.vn/suc-khoe/chuyen...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:42:00 05-03-2022

    Quy định cách ly F1 có còn hợp lý?

    Với hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế ra ngày 21-2-2022 thì các F1 dù đã tiêm phòng hay mới khỏi COVID-19 vẫn cần thực hiện cách ly y tế tại nhà năm ngày, thực hiện xét nghiệm tại ngày thứ năm và chưa tiêm thì cần cách ly tại nhà bảy ngày và thực hiện xét nghiệm tại ngày thứ bảy. Xét nghiệm này cần có sự xác nhận của nhân viên y tế.

    Tuy nhiên, khi chủng Omicron chiếm ưu thế, tốc độ lây lan nhanh, số lượng F0 trung bình trong nhiều ngày ở năm chữ số thì số lượng F1 cũng gia tăng mạnh và ước tính hiện tại là một con số khổng lồ. Việc cách ly F1 theo phương án hiện nay sẽ tạo ra những vấn đề kinh tế - xã hội. Thứ nhất, rất nhiều công nhân, người lao động, nhân viên của các doanh nghiệp (DN) trở thành F1 và khi phải cách ly 5-7 ngày sẽ mất nguồn thu nhập, hoặc nếu họ vẫn được trả tiền lương thì gánh nặng này đổ lên vai DN, vốn đã rất tổn thương sau mùa giãn cách qua cách đây chưa lâu, đang trong giai đoạn phục hồi.

    Bên cạnh đó, việc cách ly tất cả F1 và cách ly nhiều ngày khiến hệ thống sản xuất, cung ứng bị gián đoạn do thiếu nguồn nhân lực. Điều đó vô tình tạo ra trở lực cho quá trình tái thiết, phục hồi và phát triển kinh tế mà Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế cần xem xét điều chỉnh các quy định về cách ly F1 để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://plo.vn/kinh-te/quy-din...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:42:00 05-03-2022

    F0 âm tính: Chưa chắc đã khỏi bệnh

    Không chủ quan khi đã hết dương tính

    Độ nặng của bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân với virus. Nếu cơ thể đáp ứng miễn dịch phù hợp, giúp loại bỏ virus thì các triệu chứng nhẹ thoái lui, F0 sẽ khỏi bệnh. Nếu đáp ứng miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ có phản ứng quá mức gây bão Cytokines và từ đó gây tổn thương các phủ tạng. Khi đó, bệnh nhân có thể diễn biến nặng lên.

    Nếu bão Cytokines và các rối loạn hậu quả của nó không được kiểm soát, các phủ tạng bị tổn thương không được hồi sức hiệu quả có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân. Vì thế, bác sĩ Cấp khuyến cáo F0 cần quan tâm, theo dõi việc có xuất hiện tổn thương phổi gây suy hô hấp hay không để liên hệ y tế, nhập viện ngay. Người bệnh F0 chỉ thực sự an tâm đã khỏi bệnh nếu bệnh sau ngày thứ 10 mà không xuất hiện dấu hiệu nặng lên.

    Thực tế, F0 test nhanh âm tính (nếu thực hiện đúng) có nghĩa là nguy cơ lây nhiễm thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Kết quả này không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng - nhẹ của bệnh. "Miễn dịch quá mức nếu có thường xảy ra ngày 6-10 từ khi bắt đầu khởi phát bệnh. Vì thế, nếu ngày thứ 5-7 F0 tại nhà test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn phải lưu tâm theo dõi sức khỏe của mình hết 10 ngày", bác sĩ Cấp lưu ý.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tienphong.vn/f0-am-tin...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:41:00 05-03-2022

    8 biện pháp làm giảm ngạt mũi cho F0

    2.1. Xông hơi mũi bằng nước muối đẳng trương hoặc ưu trương hay một số loại lá có tinh dầu loãng (sả, chanh, bưởi, bạc hà, trầu không…) làm loãng chất nhày và làm dịu đường mũi bị kích ứng.

    2.2. Uống nhiều chất lỏng: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc uống nước cũng làm loãng được chất dịch trong hốc mũi, làm cho mũi thông thoáng, giảm ngạt. Nước ấm là phương thuốc tốt nhất để điều trị các triệu chứng ngạt mũi.

    Bên cạnh việc giữ đủ nước, một cốc nước ấm, gừng nóng và trà xanh có thể giúp giảm nghẹt mũi.

    Bạn cũng có thể uống nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ, những loại nước này mang lại lợi ích sức khỏe riêng, nhưng lưu ý đừng uống quá nhiều ở những người có tiền sử tăng huyết áp vì có thể dẫn tới tăng khối lượng tuần hoàn.

    2.3. Pha dịch nhỏ mũi: Khi bạn nhiễm SARS–CoV-2 mà không có người hỗ trợ để ra ngoài mua thuốc, bạn có thể tự chế thuốc nhỏ mũi: 1 cốc nước ấm và ½ thìa cà phê muối lắc đều rồi nhỏ 3-6 giọt dung dịch vào mỗi lỗ mũi, hít nhẹ.

    2.4. Châm hoặc day huyệt nghinh hương: Tại Trung Quốc – người ta đã nghiên cứu để chữa ngạt mũi ở những bệnh nhân COVID -19 và đã đưa ra những kết quả khả quan được đăng tại thư viện WanFang, PubMed…

    . Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://soha.vn/8-bien-phap-la...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:41:00 05-03-2022

    Sáng 5/3, 38 tỉnh thành có ca mắc mới lên con số hàng nghìn

    Ca mắc Covid-19 tăng cao chưa từng có, hơn 125.000 F0 trong ngày

    Bản tin tối 4/3, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 125.587 ca Covid-19 , tăng 6.788 ca so với ngày hôm qua. Ngoài ra, Quảng Ninh và Bắc Ninh cũng bổ sung thêm gần 50.000 ca Covid-19.

    Trong số này, Hà Nội và 37 địa phương khác có số ca mắc ở mức 4 con số.

    Bên cạnh ca mắc mới, trong ngày có 38.911 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.589.436 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.246 ca.

    Hà Nam: Ghi nhận 1.896 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 4/3, trên địa bàn tỉnh Hà Nam ghi nhận 1.896 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

    Cụ thể,  tại các khu cách ly ghi nhận 46 trường hợp là F1 liên quan đến các ổ dịch trên địa bàn tỉnh; 102 trường hợp liên quan đến các khu phong tỏa; 1.748 trường hợp qua sàng lọc y tế.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:39:00 05-03-2022

    Nên bình ổn giá kit test, tránh mỗi nơi mỗi giá

    Trong những ngày qua, những dòng thông tin về loạn giá bán kit test nhanh COVID-19 nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

    Nhiều bạn đọc mong muốn ngành y tế sớm có quy định thống nhất về giá kit test COVID-19. Đồng thời, trước tình hình số ca mắc COVID-19 liên tục tăng, sẽ có rất nhiều người dân cần mua kit test. Vì thế, Chính phủ nên có chính sách trợ giá mặt hàng này để người dân có điều kiện theo dõi và cách ly ngay nếu chẳng may nhiễm COVID-19. Điều này cũng góp phần hiệu quả vào công tác phòng chống dịch.

    Trao đổi với PV, BS Nguyễn Khắc Vui, Giám đốc BV dã chiến điều trị COVID-19 quận 7 số 1, cho biết khi người dân xét nghiệm cho kết quả dương tính thì cũng không cần phải test liên tục, ngày nào cũng test. Để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho mình, F0 chỉ cần thực hiện cách ly và khi có triệu chứng thì báo cho nhân viên y tế hỗ trợ.

    Riêng đối với những người có xúc tiếp gần với người bị nhiễm thì chỉ nên test khi có triệu chứng nghi ngờ như ho, sốt, khó thở… không cần quá lo lắng và không phải trường hợp nào tiếp xúc F0 cũng bị nhiễm.

    Ngoài ra, nếu người dân nghi ngờ mình nhiễm COVID-19 thì khoảng vài ngày sau, test mới cho kết quả chính xác. Người dân cần lưu ý cũng có những trường hợp có triệu chứng như đau đầu, ho… nhưng khi test lại cho kết quả âm tính.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://plo.vn/ban-doc/nen-bin...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:38:00 05-03-2022

    Nhiều người mắc di chứng phổi sau khỏi Covid-19

    Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, 25% bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 giảm hoạt động thể lực, 50-60 kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tổn thương bất thường.

    Những tổn thương hay gặp là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng... "Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim X-quang ngực thẳng thông thường", PGS. TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

    "Hội chứng Covid-19 kéo dài" hay "Hội chứng hậu Covid-19" biểu hiện đa dạng và có thể gặp ở nhiều cơ quan. Trong đó các biểu hiện về hô hấp là phổ biến, như ho khan, hụt hơi, khó thở dai dẳng kéo dài trong vòng 3 tháng sau khỏi Covid-19, theo bà Phương.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vnexpress.net/nhieu-ng...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:38:00 05-03-2022

    Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Y tế bỏ thủ tục phiền hà xin giấy xác nhận F0

    Cụ thể, khi người lao động tự xét nghiệm và phát hiện mình mắc bệnh Covid-19, họ ra trạm y tế xã, phường nơi tạm trú để khai báo và xin giấy xác nhận F0 gửi công ty để xin nghỉ làm thì nhiều nơi trạm y tế xã, phường bị quá tải, không kịp xác nhận khiến người lao động phải đi lại nhiều lần, gây mất an toàn trong công tác phòng chống dịch.

    Một số nơi hướng dẫn người lao động về cơ sở y tế của Khu công nghiệp, một số nơi lại hướng dẫn về Công ty để khai báo, có nơi lại yêu cầu về nơi đăng ký thường trú (rất khó khăn đối với người lao động ngoại tỉnh) để làm thủ tục xin cấp giấy xác nhận F0.

    "Việc không xin được giấy xác nhận F0 sẽ dẫn tới sau này khỏi bệnh, người lao động cũng khó có thể xin được "giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội".

    Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp F0 điều trị tại nhà hiện nay chỉ có "giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly" mà chưa được cấp "giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội" để làm cơ sở hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://etime.danviet.vn/tong-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:40:00 04-03-2022

    Bao giờ COVID là bệnh thông thường?

    Về vấn đề này một số ý kiến chuyên gia cho rằng hiện nay tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam đạt cao, số bệnh nhân nặng và tử vong giảm nên có thể nhìn nhận COVID-19 như bệnh đặc hữu, tức bệnh truyền nhiễm thông thường.

    PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng: "Đến thời điểm này cần coi COVID-19 là bệnh lí chuyên khoa và cần xử lí như các bệnh lí chuyên khoa khác. Việc này tương tự như khi bạn bị bệnh nào thì sẽ tìm đến chuyên khoa đó để khám và điều trị. Việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh COVID-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lí khác, nghĩa là có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả"

    "Theo tôi hiện chưa thể xem dịch bệnh COVID-19 là cúm mùa, vì ngay cả Trung Quốc cũng chưa dám xem như vậy dù họ đã tiêm vắc xin, dịch vẫn còn mạnh. Trong khi đó nguồn lực y tế của chúng ta còn hạn chế, nếu chủ quan không kiểm soát dịch sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều người tử vong" PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TP.HCM

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tienphong.vn/bao-gio-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 22:58:00 04-03-2022

    Bác sĩ chỉ cách tiết kiệm test nhanh khi tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà

    Khi có các dấu hiệu như cảm cúm giai đoạn này, nhiều khả năng bạn đã nhiễm SARS-CoV-2. Bạn cần lập tức tự cách ly ngay nhưng chưa nên test vội, vì test có thể chưa lên 2 vạch. Ta gọi ngày xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, đau họng,… này là ngày D.

    Một ngày sau khi có các dấu hiệu cảm cúm (D+1), nếu test 2 vạch, bạn đã nhiễm SARS-CoV2. Nếu test 1 vạch, bạn chưa vội mừng.

    Ngày hôm sau (D+2), nên test thêm lần nữa. Nếu ngày (D+2) test âm tính, bạn đợi thêm 2 ngày (D+4) rồi tiếp tục test. Nếu vẫn âm tính thì có thể tạm yên tâm.

    Nếu dương tính ngày (D+1), bạn ước tính đến ngày P5 như hình dưới đây (ngày thứ 5 kể từ khi có kết quả dương tính) của mình. Đến ngày P5, chưa cần test vội. Ngày (P5+1), bạn test. Nếu âm tính, bạn sắp khỏi bệnh. Nếu vẫn còn vạch T mờ, hãy bình tĩnh, 2-3 ngày sau test lại lần nữa. Sau khi test lại mà vẫn còn vạch T mờ, bạn cũng không cần lo lắng vì đến ngày này, nguy cơ lây cho người khác rất thấp.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 22:55:00 04-03-2022

    Vì sao nhiều người tái nhiễm Covid-19 ?

    Thông tin từ Cục Quản lý khám chữa bệnh ( Bộ Y tế ) cho biết hiện cơ quan này chưa có con số chính thức về tỷ lệ, số ca tái nhiễm Covid-19 . Tuy nhiên, thực tế có nhiều người tái nhiễm chỉ sau thời gian ngắn khỏi bệnh.

    Một chuyên gia về truyền nhiễm chia sẻ, tái nhiễm vi rút gây bệnh Covid-19 là trường hợp người đã bị nhiễm, khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại.

    Trước thắc mắc “Vì sao một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, sau khi nhiễm có miễn dịch lâu dài, thậm chí suốt đời, nhưng Covid-19 lại tái nhiễm?”, TS Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), cho hay SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó nhờ vắc xin hay nhiễm tự nhiên. Cơ chế này tương tự như đã thấy ở vi rút cúm. Với cúm, khuyến cáo tiêm mỗi khi có sự biến đổi chủng và điều này thường thực hiện hằng năm. Với Covid thì còn cần có những đánh giá chuyên sâu hơn bởi bệnh còn khá mới và cơ chế đáp ứng miễn dịch vẫn còn cần nghiên cứu sâu hơn để khuyến cáo lịch tiêm sao cho tối ưu.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://thanhnien.vn/vi-sao-nh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ