Sau khi tiếp nhận thông tin về cùng một ca nghi mắc COVID-19 vào ngày 4-2, phường Ngọc Châu và Trần Hưng Đạo, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương đã cấp tốc thiết lập vùng cách ly y tế một đoạn phố.
Cụ thể tại phường Ngọc Châu, khu vực được phong tỏa được áp dụng trên phố Ngọc Uyên từ số nhà 8-16 (dãy chẵn) và số nhà 13 (dãy lẻ). Thống kê sơ bộ tại đây gồm 10 hộ dân với khoảng 35 nhân khẩu.
Tại phường Trần Hưng Đạo thực hiện phong tỏa phố Tam Giang từ số nhà 11 đến ngõ 11 (bao gồm cả khu vực bên trong ngõ), gồm 5 hộ dân với 21 nhân khẩu.
Trường hợp nghi nhiễm được xác định là ông V.Q.H., sinh năm 1959, trú tại phố Ngọc Uyên - là cán bộ đã nghỉ hưu, bán hàng tại phố Tam Giang. Ông H. được xác định là F1 của bệnh nhân P.T.H. (nhân viên Hội Người mù TP. Hải Dương).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 4/2, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định về việc hỗ trợ tiền ăn trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho những người được cách ly y tế, người phục vụ ở các khu cách ly tập trung do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, mức hỗ trợ là 250.000 đồng/người/ngày được trích từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và phân cấp hiện hành. Thời gian hỗ trợ tính theo thời gian thực tế người bị cách ly y tế, người phục vụ trong các khu cách ly tập trung từ ngày 10/2 đến ngày 16/2/2021 (tức 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến mùng 5 Tết Tân Sửu) tối đa không quá 7 ngày.
Khai báo y tế tại chốt phòng chống dịch Covid-19 thị xã Đông Triều (Quảng Ninh)
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Chiều 4/2 Sở Y tế Hà Nội thông tin, trên địa bàn ghi nhận thêm 1 ca mắc mới, là F1 của bệnh nhân 1883 - nam công chứng viên
Ca dương tính mới là F1 của BN 1883: V.H.H., 46 tuổi, địa chỉ: P2104B Chung cư 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, Đống Đa; nghề nghiệp: Nhân viên Ngân hàng Public Bank tại D8, Trần Huy Liệu, Giảng Võ, Ba Đình
Xem thêm tại:
Tối 4/2, Hà Nội ghi nhận thêm một ca mắc Covid-19 mới - nữ bệnh nhân 1956, 46 tuổi, địa chỉ P2104B Chung cư 88 Láng Hạ, Láng Hạ, Đống Đa.
Ngay khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính, trong chiều cùng ngày, lực lượng chức năng quận Đống Đa đã tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Ban Quản lý Chung cư 88 Láng Hạ cho biết, đơn vị hiện vẫn đang đợi chỉ đạo từ cấp trên. Tuy nhiên, họ đã cho phong tỏa tạm thời tòa nhà để yêu cầu những người ra vào khai báo y tế.
Nhân viên văn phòng, trước khi ra khỏi tòa nhà, đều được nhân viên y tế yêu cầu khai báo. Còn những cư dân sống trong chung cư, được yêu cầu tự cách ly tại nhà.
Trước diễn biến phức tạp, BQL tòa nhà khuyến cáo cư dân tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Trước đó, BQL cũng đã phun khử khuẩn hành lang, thang máy trong tòa nhà khi biết nữ nhân viên ngân hàng thuộc diện F1.
Xem thêm tại:
Tối 4/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An cho biết kết quả xét nghiệm của nam sinh viên C.T.P. (20 tuổi, trú phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai), đã âm tính lần một với virus SARS-CoV-2. Hiện nam sinh này vẫn tiếp tục được cách ly điều trị tại bệnh viện.
Lực lượng chức năng kiểm soát những xe khách chở người từ vùng dịch về Nghệ An
Theo điều tra dịch tễ, anh C.T.P. (SN 2001, trú ở khối 4 phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai), là sinh viên Đại học FPT ở Hà Nội. Trước đó, nam sinh viên này ở trọ tại ngõ 85 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội cùng với 1 người bạn quê Quảng Ninh. Ngày 31/1/2021, anh C.T.P. về quê (phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai) lúc 22 giờ bằng xe máy. Khi về đến nhà, anh P. không khai báo y tế, tiếp xúc gần với bố, mẹ.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Tính đến 18h ngày 4/2, Việt Nam có tổng cộng 1068 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 375 ca.
Trong đó, tính từ 6h đến 18h ngày 4/2, ghi nhận thêm 9 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đây là các ca cộng đồng tại Hải Dương (1), Quảng Ninh (2), Gia Lai (4), Hà Nội (1) và Bình Dương (1). Cụ thể:
- Tỉnh Hải Dương ghi nhận 01 bệnh nhân (BN 1949): bệnh nhân nữ, 17 tuổi, có địa chỉ tại xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, liên quan ổ dịch huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 02 bệnh nhân (BN 1950-BN 1951): là F1 BN 1892, BN 1893, liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Tỉnh Gia Lai ghi nhận 04 bệnh nhân (BN 1952-BN 1955): là F1 BN 1889, liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Thành phố Hà Nội ghi nhận 01 bệnh nhân (BN 1956): là F1 BN 1883, liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Tỉnh Bình Dương ghi nhận 01 bệnh nhân (BN 1957): là F1 BN 1886, liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Xem thêm tại:
Chiều 4/2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, cùng lãnh đạo Bộ Y tế họp trực tuyến với tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng chống dịch bệnh.
Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định đến nay, tỉnh đã kiểm soát hoàn toàn ổ dịch ở Vân Đồn; TP. Uông Bí (1 ca mắc) và TP. Cẩm Phả (1 ca mắc).
Theo ông Ký, tại TP. Hạ Long, các trường hợp liên quan đến BN 1553 đã kiểm soát tốt. Tuy nhiên, ngày 2/2, qua xét nghiệm thí điểm các trường hợp có nguy cơ cao, tỉnh đã phát hiện một gia đình có 3 người mắc Covid-19 (gia đình về Hải Dương ăn giỗ).
Theo ông Ký, dù phức tạp, Quảng Ninh đang tăng tốc truy vết các trường hợp liên quan và sẽ kiểm soát được ổ dịch này trong 1-2 ngày tới.
Với việc thị xã Đông Triều ghi nhận 21/21 xã có trường hợp F0, tỉnh đang kiểm soát để bảo đảm không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Dự kiến, trong vòng 2 ngày nữa, tỉnh sẽ lấy toàn bộ mẫu và kiểm soát tình hình tại đây.
"Quảng Ninh hoàn toàn làm chủ tình hình. Tỉnh không những quyết tâm không để dịch bệnh lây lan mà còn đảm bảo vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế và các hoạt động khác", ông Ký khẳng định.
Song, với diễn biến phức tạp và nguy cơ cao trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh xin Bộ Y tế cho triển khai xét nghiệm diện rộng trên địa bàn TP. Hạ Long và Đông Triều để rà roát, đánh giá rủi ro và có giải pháp ngăn chặn dịch hiệu quả.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Công an huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương chiều nay vừa phát thông báo công bố lịch trình di chuyển của bệnh nhân 1886, đồng thời đề nghị người dân nếu tiếp xúc với bệnh nhân này đến cơ sở y tế để khai báo y tế và kiểm tra sức khỏe.
Vào sáng cùng ngày, Sở Y tế Bình Dương xác nhận con gái 8 tháng tuổi của bệnh nhân này cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Theo thông báo, bệnh nhân 1886 là chị N.T.N.T (SN 1991, ngụ ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo), ở cùng nhà với bệnh nhân số 1843 (nữ sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một).
Về lịch trình di chuyển, từ ngày 16/1 đến 19/1, chị T. bán gà tại chợ Phước Vĩnh (đường Độc Lập, khu phố 1, thị trấn Phước Vĩnh), đem gà đi vòng quanh chợ bán sau đó cùng chồng ăn sáng tại các quán ăn gần bên khu vực này.
Ngày 20 và 21/1, bệnh nhân tiếp tục cùng chồng bán gà, ăn sáng ở các quán quen. Từ 15h đến 17h bệnh nhân đi giao gà tại các khu vực thuộc xã Vĩnh Hòa, Tam Lập, Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo).
Thông tin được dẫn nguồn từ
Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm việc xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Cần xử phạt mức cao nhất đối với người vi phạm trên phương tiện giao thông công cộng, trong thang máy tại các tòa nhà cao tầng, khu chung cư và người phục vụ, bán hàng tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, quán nước vỉa hè (đây là những nơi có nguy cơ lây nhiễm rất cao).
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng nếu vi phạm cần thông tin đến cơ quan, nơi làm việc; đối với người dân nếu vi phạm, thông tin đến chính quyền cơ sở, nơi cư trú.
Hà Nội đồng ý đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc tạm dừng hoạt động Phố đi bộ, từ ngày 5/2/2021 cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND Thành phố.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, vùng dịch là nơi chính quyền địa phương xác định có dịch và được phong toả nghiêm ngặt căn cứ theo cập nhật của Bộ Y tế về địa chỉ nơi ghi nhận ca bệnh. Những người đang sống trong khu vực này đều không được di chuyển.
Còn trường hợp thuộc diện F2, F3 (tiếp xúc với người tiếp xúc bệnh nhân) được di chuyển qua các nơi khác những bắt buộc phải khai báo y tế.
Tuy hiện nay Việt Nam ghi nhận có 10 tỉnh/thành phố có dịch COVID-19 nhưng không có nghĩa là người dân các địa phương này đều thuộc diện phong toả, cách ly và không được đi đâu.
"Ví dụ như Cầu Giấy có một số điểm đang bị phong toả, nhưng không có nghĩa là cả quận bị phong toả. Những người không có yếu tố liên quan tới dịch tễ vẫn có thể đi lại", ông Tuyên nói.
Việc có cách ly những người đến từ 10 tỉnh/thành phố trên hay không tuỳ vào quyết định của địa phương, chứ không thuộc thẩm quyền của Bộ. Bộ đang cho soạn thảo hướng dẫn chung về việc di chuyển của người dân trong dịp Tết cũng như hướng dẫn an toàn cho cộng đồng.
Chung quan điểm, theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), căn cứ vào tình hình dịch hiện nay thì chưa cấm việc người Hà Nội không nằm trong vùng dịch đi các nơi. Nghĩa là không phải cứ người ở Hà Nội đi về các địa phương là phải thực hiện biện pháp cách ly tế (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) trong 21 ngày.
Tương tự, người từ Hà Nội khi về Quảng Ninh, Hải Dương (không vào các vùng dịch, ông thuộc diện đang bị phong toả) sau khi ăn Tết xong vẫn quay về Hà Nội mà không phải cách ly tế.
Tuy nhiên, theo ông Phu, người Hà Nội hay bất kỳ địa phương nào về quê ăn Tết đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh bằng việc không đi lại những chỗ không cần thiết, có thể di chuyển bằng phương tiện xe riêng hoặc thuê xe là tốt nhất.
"Nếu đi bằng các phương tiện công cộng thì phải chấp hành theo quy định của đơn vị vận chuyển (nhà xe, hãng hàng không, bến tàu…) như ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn…", ông Phu nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Thời điểm này, các chợ hoa bắt đầu nhộn nhịp người mua hoa, cây cảnh về chơi Tết. Nguy cơ lây lan dịch Covid-19 tăng cao nếu không làm tốt các công tác phòng dịch. Chiều 4/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chuyến thị sát không báo trước tại chợ hoa Tứ Liên.
"Hoan nghênh bà con đã chấp hành tốt, chấp hành nghiêm hướng dẫn phòng dịch. Tôi đi lặng lẽ quan sát một vòng thì thấy bà con chấp hành tốt. Chúng ta phải bảo nhau, phải tuyên truyền, thực hiện nghiêm các khuyến nghị để giữ bằng được cho Hà Nội an toàn, không bùng phát dịch. Nếu gần Tết rồi mà dịch bùng phát thì không chỉ bà con tiểu thương mà hàng triệu người nông dân trồng hoa, nuôi lợn, gà... phục vụ Tết cũng sẽ mất Tết", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội chiều 4/2 ghi nhận thêm 1 ca mắc mới, là F1 của bệnh nhân 1883 - nam công chứng viên.
Bệnh nhân V.H.H, nữ, 46 tuổi, địa chỉ P2104B Chung cư 88 Láng Hạ, Láng Hạ, Đống Đa; nghề nghiệp: Nhân viên Ngân hàng Public Bank tại D8, Trần Huy Liệu, Giảng Võ, Ba Đình.
Bệnh nhân có tiếp xúc với BN 1883 tại cổng trường THCS Giảng Võ vào trưa ngày 27/1/2021 (không nhớ chính xác thời gian gặp, cả 2 không đeo khẩu trang).
Từ ngày 27/1-2/2, bệnh nhân có đi làm tại ngân hàng. Ngày 3/2, bệnh nhân được TTYT Đống Đa lấy mẫu xét nghiệm; chuyển cách ly tại Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hoàng Mai và dương tính ngày 4/2/2021 (CDC Hà Nội).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sau khi có 2 người dân Bắc Giang ở khu cách ly tập trung tỉnh Hải Dương mắc Covid-19, địa phương này đã quyết định cách ly tạm thời thôn Hố Trúc, nơi đang có 520 nhân khẩu sinh sống.
Thông tin nêu trên được một lãnh đạo UBND xã Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) xác nhận với PV Dân trí vào chiều 4/2.
Hình ảnh lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ở chốt kiểm dịch tại xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam (Ảnh: Báo Bắc Giang)
Trước đó, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, 2 trường hợp mắc Covid-19 khi đang cách ly tập trung tại tỉnh Hải Dương là người Bắc Giang.
Danh tính các bệnh nhân được xác định là T.L. (sống tại thôn Hố Dầu) và T.H. (sống tại thôn Hố Trúc, cùng ở xã Cẩm Lý). Hai người này đều là công nhân Công ty TNHH điện tử POYUN Việt Nam (ở TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã được cách ly tập trung tại tỉnh Hải Dương từ ngày 28/1.
Qua điều tra dịch tễ, trước ngày 28/1, hai công nhân trên đều đi làm tại công ty POYUN bằng xe máy (sáng đến công ty, tối về nhà). Ngày 28/1, 2 người đến công ty và được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm lần 1 cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Đến ngày 3/2, hai trường hợp này được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 ở kết quả xét nghiệm lần 2. Ngay sau đó, hai bệnh nhân đã được chuyển đến cơ sở điều trị Covid-19 tại tỉnh Hải Dương.
Tiến hành rà soát, bệnh nhân T.L. tiếp xúc gần với 5 người trong gia đình tại thôn Hố Dầu là bố, mẹ đẻ và 3 người cháu. Bệnh nhân T.H. tiếp xúc gần với 5 người trong gia đình.
Sáng 4/2, 10 người tiếp xúc gần với hai bệnh nhân được đi cách ly tập trung tại khu cách ly của tỉnh Bắc Giang, trong tình trạng sức khỏe bình thường và đã lấy mẫu xét nghiệm.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 4/2, Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng thông tin, đơn vị vừa nhận kết quả xét nghiệm của chị T.T.T (SN 2004, ở quán karaoke Tre Vàng, thôn Quý Dương, xã Tân Trường) dương tính virus SARS-CoV-2.
Chị T.T.T có liên quan với bệnh nhân Đ.N.Đ (BN 1851), ca bệnh có lịch trình di chuyển rất phức tạp. Đồng thời là F1 của hai ca F0, gồm: chị V.T.T (BN 1871, SN 2000) và chị P.T.L (BN 1872, SN 2000).
Theo điều tra dịch tễ xác định, hằng ngày, chị T.T.T cùng BN 1871 và BN 1872 làm nhân viên phục vụ tại quán karaoke Tre Vàng, ở xóm 3, thôn Quý Dương, xã Tân Trường (Cẩm Giàng, Hải Dương). Quán này do anh N.V.M (SN 1993, trú tại địa phương) làm chủ.
Thỉnh thoảng, 3 nữ nhân viên trên có đến phục vụ tại một số quán karaoke khác trên địa bàn, như: MEN karaoke (khu thương mại Ghẽ); Thanh Thủy karaoke, Ngất Ngây karaoke cùng ở xã Tân Trường. Ngoài ra, chị T.T.T còn tham gia ăn uống ở nhà hàng Cội Nguồn, có đi chợ đầu ngõ gần nơi ở và tiếp xúc với nhiều người.
Ngày 1/2 chị T.T.T được đưa đi cách ly tập trung tạo Trung tâm y tế Cẩm Giàng, thuộc diện F1 của hai nữ F0 trên.
Quá trình truy vết, BCĐ phòng chống COVID-19 huyện Cẩm Giàng xác định 22 F1 tiếp xúc với nhân viên quán karaoke Tre Vàng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trưa 4/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) tiếp tục truyền đi thông điệp những người từng đến Khỏe massage (93/1 Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP.HCM) trong khoảng 13-15h40 ngày 29/1 cần liên hệ khai báo với cơ quan y tế địa phương. Đây là địa điểm bệnh nhân 1883 (công chứng viên mắc Covid-19 tại Hà Nội) đã đến trong thời gian ở TP.HCM.
Bên cạnh đó, HCDC cũng tìm kiếm những hành khách đi trên 2 chuyến bay (VN7245 và QH242). Các trường hợp sinh sống tại TP.HCM có thể gọi đến đường dây nóng của trung tâm y tế quận/huyện nơi cư trú để khai báo, hướng dẫn cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
TP.HCM tiếp tục truy vết những nơi công chứng viên từng đến. Đến trưa 4/2, 51 trường hợp đã được truy vết và lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, HCDC xác định 31 người tiếp xúc công chứng viên tại thành phố, đã lấy mẫu toàn bộ. 29 người trong số này có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, 2 trường hợp đang chờ kết quả.
14 người tiếp xúc trên chuyến bay VN7245 (Hà Nội đến TP.HCM) và 6 người tiếp xúc trên chuyến bay QH242 (TP.HCM đến Hà Nội) đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Thông tin trên được Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ, Hưng Yên xác nhận chiều 4/1. Các F1 này cư trú tại xã Ngô Quyền, huyện Tiên Lữ và cùng một gia đình, gồm: N.T.D. (58 tuổi, ghế 36B), N.T.T. (42 tuổi, ghế 36D), N.T.M.A. (24 tuổi, ghế 36), N.M.T. (3 tuổi, ghế 36), Đ.N.G.H. (1 tuổi, ghế 36).
Họ ngồi cạnh bệnh nhân công chứng viên trên chuyến bay QH242 từ TP.HCM về Hà Nội.
Người về quê ăn Tết đều được đo thân nhiệt ngay tại các bến xe khách (Ảnh: Việt Linh)
Sau khi xuống máy bay lúc 21h55 ngày 29/1, gia đình họ lên taxi 7 chỗ, lái xe là anh N.X.H., trú tại thị trấn Vương, Tiên Lữ, Hưng Yên, về nhà lúc 24h cùng ngày.
Bà T. có chồng bị tai nạn giao thông tử vong tại TP.HCM nên gia đình vào đưa hài cốt về quê. Đám tang được tổ chức vào 16h ngày 30/1 đến 13h ngày 31/1. Trong đám tang, 5 trường hợp F1 trên có tiếp xúc nhiều người. Ngành chức năng đang điều tra thêm.
Từ ngày 1/2 đến nay, gia đình ở nhà, không đi đâu. Hiện sức khỏe của 5 F1 này bình thường, chưa có dấu hiệu sốt, ho, khó thở và đã được cách ly tập trung.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Bé gái 8 tháng tuổi, con của "bệnh nhân 1886", ở ấp Cà Na, xã An Bình, sáng 4/2 có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV
Bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cho biết bé gái là người thứ 5 lây nhiễm từ "bệnh nhân 1801", do mẹ bé, "bệnh nhân 1886", tiếp xúc bà này. Bé được đưa đi cách ly từ trước nên không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, theo ông Chương.
Hiện Bộ Y tế chưa ghi nhận ca dương tính này, nên được xem là ca nghi nhiễm. Cả 5 người dương tính tại Bình Dương đều ngụ ở ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo. 388 hộ với hơn 1.500 người ở ấp Cà Na, bị phong tỏa từ ngày 31/1.
Lực lượng chức năng phun xịt khử khuẩn trên đường phố TP. Thủ Dầu Một sáng 4/2 (Ảnh: Nguyệt Triều)
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
52. Đồng Nai: Trẻ em mầm non, học sinh phổ thông; Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ 4/2
51. Hà Tĩnh: Theo thông báo mới nhất từ Sở GDĐT, học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 4/2
50. Lào Cai: Học sinh toàn tỉnh nghỉ học phòng chống dịch COVID-19 từ ngày 4/2 cho đến khi có thông báo đi học lại.
49. Đăk Nông: Trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên nghỉ học từ ngày 4/2.
48. Quảng Trị: quyết địnhcho học sinh nghỉ Tết sớm đồng thời phòng chống dịch COVID-19 từ ngày 4/2 cho đến khi có thông báo đi học lại.
47. Trà Vinh: Học sinh các cấp toàn tỉnh nghỉ học phòng chống COVID-19 từ ngày 4/2.
46. Lạng Sơn: Sở GDĐT có văn bản cho học sinh nghỉ Tết Nguyên đán sớm để phòng dịch COVID-19 từ ngày 4/2
45. Quảng Bình: Học sinh trên địa bàn tỉnh được nghỉ học từ ngày 4/2 để phòng chống dịch COVID-19 cho đến khi có thông báo đi học trở lại.
44. Kiên Giang: Học sinh các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 3/2 để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
43. Phú Thọ: Học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 3/2 cho đến khi có thông báo đi học lại.
42. Bình Thuận quyết định cho học sinh nghỉ học từ 3/2. Tỉnh này yêu cầu hướng dẫn học sinh tự học phù hợp điều kiện, không gây áp lực và quá tải cho học sinh.
41. Quảng Ngãi: Học sinh toàn tỉnh nghỉ học phòng chống dịch COVID-19 và Tết Nguyên đán Tân Sửu từ ngày 4/2.
40. Kon Tum: Học sinh các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học từ 3/2 cho đến khi có thông báo đi học trở lại.
39. Lâm Đồng: Học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nghỉ học từ 3/2 để phòng chống dịch COVID-19.
38. Tây Ninh: Học sinh toàn tỉnh nghỉ học phòng chống COVID-19 từ ngày 2/2 cho đến khi có thông báo đi học lại.
37. Tiền Giang: UBND tỉnh Tiền Giang cho học sinh từ cấp học mầm non đến THPT, học viên thuộc hệ GDTX, học viên các trường nghề, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh được nghỉ học từ ngày 3/2 đến hết 16/2 để phòng, chống dịch COVID-19.
36. Vĩnh Long: Trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên nghỉ học từ ngày 3/2.
35. Bình Định: Sở GDĐT Bình Định đã có công văn yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh, học viên nghỉ học từ ngày 3/2.
34. Đăk Lăk: Học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 3/2 để phòng, chống dịch COVID-19. Các trường thực hiện chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
33. Ninh Thuận: Học sinh các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 3/2 đến 16/2 để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
32. Ninh Bình: Sở GDĐT điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 như sau: Đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên GDTX nghỉ Tết từ ngày 4/2 đến hết ngày 16/2.
31. Hà Nam: Ngày 2/2, UBND tỉnh Hà Nam có Công văn 292/UBND- KGVX về việc cho trẻ em, học sinh, sinh viên các cấp học trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 3/2 đến hết 16/2 để phòng, chống dịch bệnh.
30. Sơn La: Học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh được nghỉ học từ ngày 1/2 để phòng chống COVID-19.
29. Điện Biên: Trẻ em mầm non, học sinh phổ thông; Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 3/2 đến khi có thông báo mới.
28. TP. Hồ Chí Minh: Ngày 1/2, UBND TP.HCM vừa có quyết định cho phép học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn dừng đến trường từ ngày 2/2.
Theo đó, UBND TP.HCM cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố dừng đến trường từ ngày 2/2/2021, thực hiện việc chuyển đổi sang hình thức dạy và học trên internet, đảm bảo kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 theo quy định.
27. Phú Yên: Công văn hỏa tốc tối 1/2, Sở GDĐT Phú Yên thông báo cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh dừng đến trường từ ngày 2/2.
Công văn yêu cầu trưởng phòng giáo dục và đào tạo và các trường THPT, đơn vị trực thuộc chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi sang hình thức dạy và học trực tuyến phù hợp trình độ, bậc học, cấp học đảm bảo kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 theo quy định.
26. Lai Châu: Ngày 1/2, Sở GDĐT tỉnh Lai Châu thông báo cho học sinh các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên nghỉ học từ ngày 1/2 cho đến khi có thông báo mới.
Sở yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học dưới các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đảm bảo chương trình năm học trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
25. Cần Thơ: UBND thành phố Cần Thơ ngày 1/2 có công văn cho học sinh nghỉ học từ ngày 2/2 để phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, trẻ mầm non trên địa bàn thành phố được nghỉ học từ ngày 2 đến 20/2; học sinh phổ thông, học viên các trung tâm chuyển sang hình thức ôn tập, học tập tại nhà, học tập trực tuyến từ ngày 2/2.
24. Thanh Hoá: Sở GDĐT phát thông báo đến học sinh toàn tỉnh Thanh Hóa nghỉ học từ 2/2 cho đến khi có thông báo trở lại.
23. An Giang: Hơn 416.000 học sinh An Giang nghỉ Tết từ ngày 2/2 thay vì từ ngày 3/2 như thông báo trước đó. An Giang chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào ở cộng đồng.
22. Long An: Học sinh từ cấp học mầm non đến trung học phổ thông, học viên thuộc hệ giáo dục thường xuyên, học viên các trường nghề, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 2/2 đến hết ngày 21/2.
21. Đồng Tháp: Ngày 1/2 , Sở GDĐT hoả tốc phát đi thông báo về việc cho học sinh nghỉ Tết Tân Sửu và phòng chống dịch COVID-19. Học sinh Đồng Tháp sẽ nghỉ học từ ngày 2/2.
20. Cao Bằng: Học sinh toàn tỉnh nghỉ học phòng chống COVID-19 từ ngày 1/2/2021 cho đến khi có thông báo mới.
19. Hà Giang: Sở GDĐT cho học sinh nghỉ học phòng chống dịch bệnh từ ngày 1/2 đến khi có thông báo tiếp theo.
18. Hậu Giang: Sở GDĐT tỉnh Hậu Giang thông báo thay đổi thời gian bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cùng phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, học sinh, học viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Trung tâm GDNN-GDTX bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 từ thứ Tư, ngày 3/2/2021 đến hết ngày 16/2/2021 (nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết Mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu).
17. Bắc Kạn: Sở GDĐT Bắc Kạn đã quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 30.1 đến hết ngày 16/2/2021(tức mùng 5 Tết Nguyên đán).
Điều này xuất phát từ tình hình dịch tại các tỉnh phía Bắc đang có diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Kạn cũng đã có một số trường hợp tiếp xúc gần với các ca nhiễm bệnh.
16. Thái Nguyên: UBND tỉnh Thái Nguyên đã đồng ý cho học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nghỉ học từ ngày 1/2/2021 đến hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (hết ngày 16/2/2021) để phòng, chống dịch COVID-19.
15. Hưng Yên: UBND tỉnh mới ban hành công văn cho phép học sinh mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Học sinh Hưng Yên nghỉ học từ ngày 1/2 đến khi có thông báo đi học trở lại.
14. Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định cho học sinh nghỉ Tết Nguyên đán từ 1/2, sớm hơn 4 ngày so với lịch trước đó của Sở GDĐT. Thông tin được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 nghe báo cáo tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
13. Bình Dương cho toàn bộ học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 1/2.
12. Vĩnh Phúc: Học sinh toàn tỉnh được nghỉ học từ 1/2. Học sinh lớp 9, lớp 12 sẽ học trực tuyến. UBND tỉnh yêu cầu Sở GDĐT phối hợp với các cơ quan chỉ đạo triển khai các biện pháp hiệu quả để phòng dịch, hướng dẫn học sinh tự ôn tập trong thời gian nghỉ học, bố trí học bù phù hợp, đúng quy định của Bộ GDĐT.
11. Tuyên Quang: Sở GDĐT đã có văn bản về việc cho phép học sinh nghỉ học, phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, học sinh Tuyên Quang nghỉ học từ 1/2, cho đến khi có thông báo đi học trở lại.
10. Bình Phước: Tối 31/2, Sở GDĐT Bình Phước đã có thông báo khẩn về việc cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học. Theo đó, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở giáo dục khác trên toàn tỉnh được nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 1/2 đến khi có thông báo đi học trở lại.
9. Hà Nội: Sáng 31/1, UBND TP. Hà Nội đã quyết định cho tất cả học sinh các cấp học (mầm non đến THPT) nghỉ học để phòng dịch COVID-19. Như vậy, 2 triệu học sinh sẽ nghỉ Tết Nguyên đán trước 1 tuần để đảm bảo an toàn. Thời gian nghỉ bắt đầu từ Thứ hai ngày 1/2 đến khi có thông báo mới.
8. Bắc Giang: Sở GDĐT Bắc Giang có văn bản cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học. Học sinh Bắc Giang nghỉ từ ngày 4/2 cho đến khi có thông báo mới.
7. Thái Bình cho toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa, trung tâm tư vấn du học trong toàn tỉnh nghỉ học từ 1.2 đến khi có thông báo mới.
Trong thời gian học sinh nghỉ, thủ trưởng các cơ sở giáo dục bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên trực trường, xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến hoặc học bù cho học sinh, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống COVID-19.
6. Gia Lai: Ngày 30/1, Sở GDĐT Gia Lai gửi thông báo khẩn tới các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh cho học sinh, sinh viên nghỉ học từ chiều 30.1 cho đến khi có thông báo mới, đồng thời nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm.
Thông báo này được đưa ra sau công văn điện khẩn ngày 30/1 của chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19 do liên quan đến việc Gia Lai ghi nhận 5 trường hợp dương tính lần 1 với COVID-19.
5. Hòa Bình: Sau khi ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 ở TP. Hòa Bình và huyện Tân Lạc, ông Nguyễn Văn Chương - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, chỉ đạo ngành giáo dục cho học sinh nghỉ học từ ngày 1/2 đến khi có thông báo mới.
4. Bắc Ninh: Sở GDĐT Bắc Ninh ra thông báo khẩn, yêu cầu các trường cho trẻ em, học sinh, học viên, sinh viên nghỉ học từ 29 đến 31/1 để rà soát các trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Sở GDĐT chỉ đạo các trường tăng cường sử dụng hiệu quả hình thức dạy học qua Internet, hoạt động chuyên môn, họp triển khai nhiệm vụ của ngành bằng hình thức trực tuyến, hướng dẫn học sinh tự ôn tập, làm bài tập trong thời gian nghỉ học.
3. Hải Phòng: Theo thông báo khẩn của UBND TP, học sinh các cấp nghỉ học từ ngày 29/1 đến khi có thông báo mới.
2. Quảng Ninh: Theo chỉ thị của UBND tỉnh, Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cơ sở giáo dục thông báo để tất cả trẻ em, học sinh, học viên, sinh viên, giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19.
Trước mắt, toàn bộ học sinh nghỉ từ ngày 28/1 đến hết ngày 31/1. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, sở sẽ có thông báo tiếp theo.
1. Hải Dương: Ngay trong ngày 28/1, UBND tỉnh Hải Dương quyết định cho học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng sống, học sinh, sinh viên tại các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 29/1 đến khi có thông báo đi học trở lại.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM, sáng 4.2, một lãnh đạo UBND TP.HCM khẳng định "mọi thứ đang trong tầm kiểm soát và trở nên tốt hơn". Kể từ đợt bùng phát đầu năm 2021 đến nay, TP.HCM mới có một ca bệnh là anh B.T.T. (Hải Dương) đến trọ tại khách sạn Như Quỳnh (Q.11), sau này được xác định là bệnh nhân 1660.
Ngay trong đêm, anh T. nhận được thông báo từ người nhà mắc Covid-19 nên đã thông báo cho cơ quan y tế, rồi đi cách ly tập trung ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Các trường hợp F1, F2 liên quan đến ca bệnh 1660 đều âm tính với Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Hơn 1.600 công nhân công ty than Vàng Danh (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) đang thực hiện cách ly và sẽ đón Tết Nguyên đán tại đây
Họ là những F1, F2, F3 làm cùng khai trường giếng Cánh Gà với bệnh nhân N.V.T. (32 tuổi, quê Đông Triều, Quảng Ninh)
"Anh em chúng tôi chuẩn bị tư tưởng năm nay xa gia đình, đón Tết trong khu cách ly. Buồn nhưng cố gắng để an toàn cho gia đình và xã hội", một công nhân cho biết
Cơ quan chức năng trưng dụng khu tập thể đang sửa chữa để cách ly gần 50 công nhân trong diện F1
Xem toàn bộ bài viết tại nguồn
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết đã nắm bắt nhu cầu đổi trả vé tàu xe của người dân do ảnh hưởng dịch bệnh.
"Chúng tôi đã yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là đường sắt và hàng không tổ chức hoàn trả nốt tiền vé của người dân, trả càng sớm càng tốt, nhưng phải trong trật tự", ông Thọ chia sẻ.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 3/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh công tác chống dịch phải chạy đua từng giờ, từng phút với quyết tâm rất cao để bảo đảm an toàn cho người dân trong dịp Tết.
Sau khi phân tích đặc điểm ca bệnh Covid-19 trong đợt dịch lần này có tải lượng virus cao, chu kỳ xoay vòng nhanh, Ban Chỉ đạo yêu cầu tất cả người đi qua vùng dịch và đi từ vùng dịch về phải khai báo y tế. Những đối tượng trốn khai báo y tế phải xử lý nghiêm. Ban Chỉ đạo thống nhất đề nghị Chính phủ quy định bắt buộc khai báo y tế toàn dân.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Ngày 3/2, UBND TP. Buôn Ma Thuột đã ban hành văn bản 505 về việc cách ly y tế tại nhà các trường hợp đến từ vùng đang có dịch.
Theo đó, UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu các trường hợp đi về từ các tỉnh, thành đã công bố dịch như: Hải Dương, Gia Lai, Bình Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, TP.HCM, Hải Phòng và các trường hợp đi về từ các tỉnh, thành khác có liên quan đến ca bệnh, liên quan đến vùng dịch thì buộc phải cách ly tại nhà 21 ngày.
Sau khi văn bản đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người dân TP. Buôn Ma Thuột đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM, Bình Dương… có tranh luận trái chiều. Nhiều người đã đặt vé xe, đặt vé máy bay về quê đón Tết không khỏi băn khoăn, lo lắng.
Sáng 4/2, ông Đoàn Ngọc Thượng - Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị sẽ có những điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể hơn về văn bản hướng dẫn cách ly y tế tại nhà với người dân trở về từ các tỉnh, thành có dịch.
Theo ông Đoàn Ngọc Thượng, văn bản của UBND TP Buôn Ma Thuột không sai nhưng chưa cụ thể, chưa thực sự phù hợp nên gặp sự phản ứng của người dân.
"Sáng nay chúng tôi sẽ họp và tiếp thu các ý kiến chỉ đạo để hướng dẫn, bổ sung và điều chỉnh công văn cho phù hợp. Công văn bổ sung theo hướng, không phải toàn thể công dân từ TPHCM, Bình Dương… về phải cách ly tại nhà 21 ngày mà là công dân sinh sống ở các địa bàn có dịch (các quận, huyện) mới phải các ly tại nhà theo quy định", ông Thượng nhấn mạnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Ngày 3/2, trên một số tờ báo điện tử và dư luận có thông tin và lan truyền về việc có 6 địa phương cách ly người từ vùng dịch về ăn Tết, trong đó, có tỉnh Nam Định, khiến dư luận hoang mang lo lắng.
Thông tin trên một số tờ báo nêu: Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nam Định yêu cầu người trở về từ các điểm dịch phải cách ly tập trung 14-21 ngày và xét nghiệm Covid-19. Ngay sau đó, trên mạng xã hội đã lan truyền những thông tin này khiến dư luận lo lắng.
Để làm rõ nội dung trên, sáng 4/2, trao đổi với PV Dân Việt, đại diện UBND tỉnh Nam Định cho biết: "Hiện, tỉnh đang kiểm chứng thông tin. Thông tin trên một số tờ báo là chưa đúng thật, chắc chắn là không đúng. Chắc chắn Sở Thông tin tỉnh Nam Định sẽ có phản hồi lại về việc này".
Thông tin được dẫn nguồn từ
Sáng 4/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Lâm Đồng cho biết kết quả xét nghiệm Covid-19 đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Cảng hàng không Liên Khương đều cho kết quả âm tính.
Cụ thể, trong hai ngày qua CDC Lâm Đồng đã đến Cảng hàng không Liên Khương lấy 201 mẫu của cán bộ, nhân viên đang làm việc tại đây để xét nghiệm Covid-19. Kết quả cả 201 mẫu đều âm tính với Covid-19.
BS Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc CDC Lâm Đồng, cho biết thêm đến sáng 4/2 có thêm 153 mẫu cho kết quả âm tính với Covid-19 (trong đó Cảng hàng không Liên Khương 136 mẫu). Trước đó, từ cuối tháng 1/2021 khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, CDC Lâm Đồng đã thực hiện 255 mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp liên quan đến vùng dịch của các tỉnh, thành phố đang xảy ra dịch Covid-19 về địa phương Lâm Đồng. Kết quả tất cả đều âm tính với Covid-19. Như vậy, đến sáng 4/2 trên địa bàn TP. Đà Lạt nói riêng, toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung, chưa phát hiện ca dương tính nào với Covid-19.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tính đến 17 giờ ngày 3/2, trên địa bàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 14 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Các ca bệnh này đang được các ly, điều trị tại các cơ sở y tế; trong đó Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa có 8 trường hợp, Trung tâm Y tế huyện Krông Pa có 3 trường hợp, Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện có 1 trường hợp và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai có 2 trường hợp.
Tổng số mẫu xét nghiệm đến 17 giờ ngày 3/2 là 1.795 mẫu. Ngoài 14 mẫu ghi nhận dương tính nêu trên, đã có 1.024 mẫu âm tính, hiện đang chờ kết quả 757 mẫu.
Công tác khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm đối với nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những người có liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (nơi ghi nhận ca dương tính khi đến khám bệnh và đã tổ chức phong tỏa trước đó) đã được tiến hành quyết liệt, khẩn trương đúng quy định.
Đến 17 giờ, ngành chức năng đã lấy 548 mẫu, trong đó có 547 mẫu âm tính, 1 mẫu dương tính (bệnh nhân 1.896). Bệnh nhân này đã được cách ly tại bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm 2 lần (lần 1 kết quả âm tính, lần 2 kết quả dương tính).
Riêng TP. Pleiku đã lấy mẫu 10 trường hợp F1 của bệnh nhân 1.896 để xét nghiệm, trong đó có 7 mẫu âm tính, 3 mẫu đang chờ kết quả.
Dự kiến, ngành chức năng tỉnh Gia Lai sẽ xét nghiệm diện rộng đối với người dân thuộc 2 tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu và Hoàng Sa (TP. Pleiku, là nơi có liên quan đến ca bệnh 1.896, số lượng khoảng 400 người).
Ngành chức năng đã phun khử khuẩn toàn bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai theo quy định. Bệnh viện này sẽ hoạt động trở lại vào ngày hôm nay 4/2 nhưng thực hiện hạn chế, phân luồng và chọn lọc bệnh nhân đang điều trị.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo UBND tỉnh Gia Lai, dịch Covid-19 ở Gia Lai đang có xu hướng lan rộng và có những diễn biến phức tạp. Đến chiều 3/2, Gia Lai có 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 , dịch bệnh đã lan rộng đến 5 huyện, thị xã, thành phố gồm: Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa và Pleiku.
Sau khi phát hiện ca dương tính đầu tiên, ngành y tế Gia Lai đã tập trung điều tra dịch tễ các ổ dịch và truy vết được gần 5.500 trường hợp; trong đó có liên quan tiếp xúc gần với ca bệnh là 1.197 trường hợp F1 và gần 4.300 trường hợp F2. Tại 17 huyện, thị xã, thành phố đều có đội lấy mẫu và khi phát hiện ca dương tính thứ 14 thì công tác lấy mẫu xét nghiệm tiếp tục đẩy mạnh. Gia Lai có 33 điểm cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh với khoảng trên 5.000 người. Hiện nay đã tiếp nhận tại 14 điểm với số lượng 1.321 người đang cách ly tập trung.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) vừa công bố lịch trình của 2 nữ nhân viên karaoke mắc Covid-19.
Theo đó, ngày 26/1, nhân viên Đ.T.T. (20 tuổi) vào quán karaoke Minh Soạn ở khu đô thị thương mại Lai Cách, thị trấn Lai Cách.
Cũng trong ngày, cô đến 2 quán karaoke khác là Men ở khu đô thị Ghẽ, xã Tân Trường và Thanh Thủy ở thôn Quý Dương, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng.
Ngày 27/1, nữ nhân viên này đến quán karaoke Thanh Thủy ở thôn Quý Dương, xã Tân Trường và quán karaoke Hương Sen ở khu đô thị thương mại Lai Cách, cùng ở huyện Cẩm Giàng. Một ngày sau, bệnh nhân vào quán karaoke Trường Phú ở thôn Quý Dương, xã Tân Trường.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho trường hợp F1 ở Hải Dương (Ảnh: Thạch Thảo)
Hôm sau, cô gái này vào quán karaoke Thành Nhung và karaoke Victory cùng ở thôn Tràng Kỹ, xã Tân Trường.Còn nhân viên P.T.L. (20 tuổi) vào quán karaoke Minh Soạn ở khu đô thị thương mại Lai Cách, thị trấn Lai Cách ngày 26/1.
Liên quan đến 2 ca bệnh này, cơ quan chức năng đã truy vết được hơn 50 F1. Riêng khu nhà trọ nơi 2 nữ nhân viên sinh sống có 25 F1, trong đó có cặp vợ chồng đã về Hà Giang từ hôm 29/1.
Những trường hợp còn lại đã được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung. Bên cạnh đó, ngành chức năng đã phong tỏa, khử khuẩn toàn bộ các quán karaoke và khu vực nhà trọ.
Từ tối 3/2, huyện Cẩm Giàng đã phong tỏa toàn bộ xã Tân Trường với khoảng 14.000 người dân.
Hai nữ nhân viên karaoke nêu trên dương tính với Covid-19 do tiếp xúc gần với ông Đ.N.Đ. (44 tuổi, trú thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương). Ông Đ. người được phát hiện nhiễm Covid-19 vào chiều tối 1/2. Ba người của bệnh nhân gồm vợ, mẹ vợ và con trai cũng mắc bệnh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 3/2, phát biểu tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP. Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố hiện ghi nhận 5 quận huyện có ca dương tính với Covid-19. Trong đó nhiều nhất là quận Nam Từ Liêm 10 ca, Mê Linh 4 ca, Cầu Giấy 3 ca, Hai Bà Trưng 2 ca, Đông Anh 2 ca.
"Đặc biệt có trường hợp chúng ta tạm gọi là siêu lây nhiễm. Đó là bệnh nhân 1694. Trường hợp này đã lây ra 12 trường hợp khác, với 3 chùm bệnh nhân ở Đông Anh, Mê Linh và Nam Từ Liêm", ông Nguyễn Khắc Hiền cho hay.
Trong 1 tuần, Hà Nội ghi nhận hơn 20 ca mắc Covid-19
Phát biểu tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP. Hà Nội, ông Nguyễn Huy Cường - Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, trường hợp bệnh nhân 1694 có lịch sử di chuyển phức tạp, lời khai quanh co, gây khó khăn cho ngành y tế.
"Đối với các trường hợp như thế này chúng tôi đề nghị, các phường khi lấy lời khai phải có công an đi cùng", ông Nguyễn Huy Cường - Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm nói.
Bệnh nhân 1694 là anh N.Q.M. (41 tuổi) ở phường Xuân Phương, Nam Từ Liêm, được xác định dương tính với Covid-19 vào ngày 29/1. Về nguồn gốc dịch tễ ca bệnh, Sở Y tế Hà Nội cho biết, vào ngày 16/1, bệnh nhân từ Hà Nội về quê ở Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương và có tiếp xúc gần với 1 ca mắc Covid-19.
Đến ngày 17/1, sau khi tham dự đám cưới tại Hải Dương, anh N.Q.M. quay về Hà Nội. Ngày 29/1, bệnh nhân đến trạm y tế phường Xuân Phương khai báo y tế đi từ Hải Dương về.
Do có triệu chứng ho, mệt mỏi, đau đầu, nên anh N.Q.M. được Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm xác định là trường hợp nghi ngờ, chỉ định lấy mẫu xét nghiệm và chuyển Bệnh viện Đa khoa Đống Đa để cách ly.
Đến khoảng 1h ngày 30/1, CDC Hà Nội xác nhận mẫu xét nghiệm của anh N.Q.M. dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trước lo lắng của một số người sống ở Hà Nội có được về các địa phương dịp Tết Nguyên đán hay không, ông Hiền thông tin: "Hà Nội chưa có chuyện cấm, quan trọng là người dân đi như thế nào và thấy có cần thiết phải đi hay không".
Ông Hiền cũng cho rằng cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, công khai ca bệnh, các trường hợp F1, F2 để người dân yên tâm. Chủ trương của thành phố về phong tỏa, cách ly các địa điểm có ca bệnh là "làm càng nhỏ càng tốt".
Theo ông Hiền, nếu có ca bệnh ở chung cư mà cách ly cả toà nhà thì "người sinh sống ở đó rất khó khăn".
Khi có ca bệnh, việc đầu tiên là tạm phong tỏa toà nhà, sau đó trích xuất camera xem trường hợp đó đi lại, tiếp xúc thể nào rồi đưa ra biện pháp quyết định phong tỏa cả toà hay chỉ tầng nhà, khu vực ca bệnh đó sinh sống.
Hiện nhà chức trách đã có quy định phòng, chống dịch ở các chung cư là phải đeo khẩu trang, có dung dịch sát khuẩn, phun khử khuẩn các khu vực chung...
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tối 3/2, Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) thông tin về việc phát hiện 5 người là F1 của bệnh nhân 1883 (công chứng viên, trú tại Lạc Trung, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Những người này cư trú tại xã Ngô Quyền, huyện Tiên Lữ và cùng một gia đình. Họ tiếp xúc gần BN 1883 (ngồi ghế 35C) trên chuyến bay QH242 từ TP.HCM đến Hà Nội.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Trường Tiểu học Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: Việt Hùng)
Sau khi xuống máy bay lúc 21h55 ngày 29/1, gia đình họ lên taxi 7 chỗ, lái xe là anh N.X.H., trú tại thị trấn Vương, Tiên Lữ, Hưng Yên, về nhà lúc 24h cùng ngày. Những người này gồm: N.T.D. (58 tuổi, ghế 36B), N.T.T. (42 tuổi, ghế 36D), N.T.M.A. (24 tuổi, ghế 36), N.M.T. (3 tuổi, ghế 36), Đ.N.G.H. (1 tuổi, ghế 36).
Bà T. có chồng bị tai nạn giao thông tử vong tại TP.HCM nên gia đình vào đưa hài cốt về quê. Đám tang được tổ chức vào 16h ngày 30/1 đến 13h ngày 31/1. Trong đám tang, 5 trường hợp F1 trên có tiếp xúc nhiều người. Ngành chức năng đang điều tra thêm.
Theo thông tin từ bà T., từ ngày 1/2 đến nay, gia đình ở nhà, không đi đâu. Hiện sức khỏe của 5 F1 này bình thường, chưa có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ đã dùng xe cứu thương chuyển họ đi cách ly tập trung lúc 19h ngày 3/2.
BN 1883 là ông N.A.S., 45 tuổi, mắc Covid-19 sau khi tiếp xúc BN 1814 (nữ giáo viên ở Hải Dương, vừa chuyển lên Hà Nội sống) tại phòng công chứng số 3 (số 6, Duy Tân, Cầu Giấy).
Theo điều tra, truy vết của ngành y tế, ông S. có lịch trình di chuyển nhiều nơi khi tới TP.HCM vào 29/1. CDC Hà Nội và TP.HCM đã phát thông báo khẩn, tìm người đi chung 2 chuyến bay với bệnh nhân này. Đó là VN7245 (Hà Nội - TP.HCM) và QH242 (TP.HCM - Hà Nội) vào ngày 29/1. Theo thống kê, số hành khách trên hai chuyến bay này là 396 người.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Bản tin 6h ngày 4/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 37 ca mắc mới COVID-19, trong động đồng đều ghi nhận tại Hải Dương. Đây là những ông nhân khu công nghiệp thuộc TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã được cách ly, không có nguy cơ lây ra cộng đồng.
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 4/2: Việt Nam có tổng cộng 1059 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 366 ca.
- Tính từ 18h ngày 3/2 đến 6h ngày 4/2: 37 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Thông tin ca mắc mới: 37 CA MẮC MỚI (BN 1912 - BN 1948) là các ca cộng đồng tại Hải Dương. Cụ thể:
- Tỉnh Hải Dương ghi nhận 37 bệnh nhân (BN 1912 - BN 1948), là công nhân khu công nghiệp thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã được cách ly, không có nguy cơ lây ra cộng đồng, được lấy mẫu ngày 28/1/2021 xét nghiệm lần 1 âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
Ngày 3/2/2021, kết quả xét nghiệm lần 2 có 37 bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 48.829, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 378
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 22.610
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 25.841
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.461 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 3 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 7 ca, số ca âm tính lần 3 là 2 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN 1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nẵng là bệnh nhân nặng nhất. BN 1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.
Từ ngày nhập viện (15/1) đến nay, Tiểu ban Điều trị và Hội đồng chuyên môn đã 4 lần tổ chức hội chẩn quốc gia tình hình sức khoẻ của bệnh nhân và yêu cầu BV Phổi Đà Nẵng theo dõi sát sao trường hợp này. Các bác sĩ và điều dưỡng có kinh nghiệm về hồi sức tích cực của BV Đà Nẵng cũng đã được điều động sang BV Phổi để hỗ trợ điều trị cho BN 1536.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (3) và Quảng Trị (1).