Đáng chú ý ở Vĩnh Lộc có 19 học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc, 2 học sinh Trường THCS Vĩnh Phúc và 4 trường hợp người nhà học sinh bị mắc COVID-19. Hiện huyện Vĩnh Lộc đã cho học sinh 2 trường học nêu trên có F0 tạm thời nghỉ học, phong tỏa diện hẹp tại các khu vực dân cư có F0. Đồng thời, tập trung lực lượng khẩn trương truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng nhận định, đây là ổ dịch rất phức tạp, lây nhiễm nhanh và đã ngấm sâu trong cộng đồng, chưa xác định được nguồn lây.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 4/12, nguồn tin của Thanh Niên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, có 2 bệnh nhân nhập viện với dấu hiệu khó thở. Trong đó, bệnh nhân T.V.T đau ngực dữ dội, tử vong sau khi vào viện gần 2 giờ đồng hồ, kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Bệnh nhân T.V.T trước đó khai thông tin 41 tuổi, trú Hà Nội. Người còn lại là N.V.M, 32 tuổi, trú Nghệ An. Cả hai cùng làm việc tại một công ty ở Hà Nội, vào Quảng Trị công tác.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phân bố 628 bệnh nhân tại 205 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện: Đống Đa (92), Chương Mỹ (84), Ba Đình (52), Hoàng Mai (37), Bắc Từ Liêm (32), Thanh Xuân (32), Nam Từ Liêm (29), Thanh Trì (25), Thạch Thất (24), Mê Linh (23), Hà Đông (20), Hoàn Kiếm (19), Quốc Oai (18), Gia Lâm (16), Mỹ Đức (15), Đông Anh (15), Đan Phượng (14), Ứng Hòa (12), Hai Bà Trưng (11), Cầu Giấy (10), Sóc Sơn (9), Thường Tín (9), Thanh Oai (8), Long Biên (8), Phú Xuyên (5), Ba Vì (3), Tây Hồ (3), Hoài Đức (3).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (336), Đắk Lắk (129), Hải Phòng (117).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP HCM (325), Bạc Liêu (231), Thừa Thiên Huế (207).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.784 ca/ngày.
Từ 17h30 ngày 3/12 đến 17h30 ngày 4/12 ghi nhận 203 ca tử vong:
Tại TP HCM (75) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (6), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Tiền Giang (1).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 3/12 toàn thành phố ghi nhận 542 ca mắc Covid-19, trong đó 161 ca cộng đồng, 236 ca trong khu cách ly và 145 ca trong khu phong tỏa. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Hà Nội vượt mốc 500 ca Covid-19/ ngày.
Cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 (ngày 27/4) đến nay, thành phố có tổng 12.082 ca mắc. Như vậy, từ đầu năm 2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 12.117 ca, trong đó 4.833 ca cộng đồng và 7.284 người đã được cách ly.
Ngày 4/12, một lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định, một trong những nguyên nhân khiến F0 gia tăng "kỷ lục" là do bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Nhiều người dân chưa thực sự tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K, vẫn thường xuyên tụ tập đông người.
Theo dự báo, thời gian tới, số ca Covid-19 vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, nếu người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch sẽ góp phần "chặn đứng" sự "leo thang" của dịch bệnh.
Hiện trong bối cảnh F0 gia tăng nhanh, Hà Nội đã thay đổi trong chiến lược chống dịch, đặc biệt các biện pháp cách ly, điều trị. Thành phố đã cho phép cách ly F1 và điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà.
Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng nhấn mạnh, trong tình hình mới, Hà Nội luôn bám sát theo chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19. Theo đó, thành phố sẽ có các biện pháp chống dịch Covid-19 phù hợp với từng cấp độ dịch cụ thể. Mặc dù số F0 tăng nhưng Thủ đô sẽ không giãn cách diện rộng như trước đây.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 4/12, theo tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Huế, sau 5 ngày thực hiện Tuần cao điểm tầm soát Covid-19 trên địa bàn thành phố, đã có lượng lớn ca dương tính dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng được phát hiện.
Cụ thể, theo số liệu cập nhật đến 21h ngày 3/12, qua triển khai test nhanh kháng nguyên diện rộng, toàn TP.Huế đã phát hiện đến 1.062 ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Những phường ở thành phố phát hiện nhiều ca dương tính dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng qua test nhanh diện rộng như: Thuận Lộc (124 ca), An Cựu (91 ca), Hương Sơ (89 ca), Hương Vinh (72 ca), Gia Hội (59 ca), Phú Hậu (56 ca), Vỹ Dạ (54 ca), Kim Long (49 ca), Tây Lộc (45 ca), Thuận Hòa (41 ca), Xuân Phú (35 ca)…
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 4/12, theo tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Huế, sau 5 ngày thực hiện Tuần cao điểm tầm soát Covid-19 trên địa bàn thành phố, đã có lượng lớn ca dương tính dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng được phát hiện.
Cụ thể, theo số liệu cập nhật đến 21h ngày 3/12, qua triển khai test nhanh kháng nguyên diện rộng, toàn TP.Huế đã phát hiện đến 1.062 ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Những phường ở thành phố phát hiện nhiều ca dương tính dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng qua test nhanh diện rộng như: Thuận Lộc (124 ca), An Cựu (91 ca), Hương Sơ (89 ca), Hương Vinh (72 ca), Gia Hội (59 ca), Phú Hậu (56 ca), Vỹ Dạ (54 ca), Kim Long (49 ca), Tây Lộc (45 ca), Thuận Hòa (41 ca), Xuân Phú (35 ca)…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 4-12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 6 giờ ngày 3-12 đến 6 giờ ngày 4-12), Nghệ An ghi nhận 98 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 11 ca cộng đồng (Hưng Nguyên: 4, Yên Thành: 4, Quế Phong: 1, TP Vinh: 1, Quỳnh Lưu: 1), các trường hợp còn lại nằm trong vùng phong tỏa hoặc đã cách ly từ trước. Trong 98 ca mắc Covid-19 mới có 42 ca có triệu chứng, 56 ca không có triệu chứng.
Lực lượng chức năng Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.
Được biết, trong các ca mắc Covid-19 cộng đồng ở Nghệ An có 2 trường hợp là học sinh tại huyện Yên Thành. Đó là trường hợp của em P.T.T. (SN 2008, trú xóm 11, xã Công Thành, huyện Yên Thành) và em N.V.T.T. (SN 2008, trú xóm 4, xã Công Thành, huyện Yên Thành). Cả 2 em là học sinh Trường THCS Công Thành, trước khi mắc Covid-19 cả 2 em không có triệu chứng.
Như vậy, tính từ đầu mùa dịch đến nay, tại Nghệ An ghi nhận 4.895 bệnh nhân mắc Covid-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 910, Nghi Lộc: 496, Quỳnh Lưu: 409, Yên Thành: 413, Diễn Châu: 298, Tân Kỳ: 268, Nam Đàn: 223, Quế Phong: 202, Hưng Nguyên: 186, Cửa Lò: 179, Hoàng Mai: 171, Con Cuông: 159, Đô Lương: 151, Nghĩa Đàn: 143, Thanh Chương: 129, Quỳ Châu: 129, Tương Dương: 112, Kỳ Sơn: 116, Quỳ Hợp: 104, Anh Sơn: 68, Thái Hòa: 29...
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Liên quan tới vấn đề tiêm chủng mũi 3, Ths.BS Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết một số quốc gia (Châu Âu, Hoa Kỳ, Singapore...) đã cho tiêm mũi 3 để cải thiện hiệu quả của vắc xin Covid-19 cũng như tăng cường bảo vệ trước những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Với những người từ 18 tuổi trở lên, mũi 3 vắc xin của Pfizer hoặc Moderna được tiêm 6 tháng sau mũi tiêm thứ hai; đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, khoảng cách tối thiểu là 28 ngày sau mũi tiêm thứ hai.
Với vắc xin có lịch cơ bản là 1 mũi như vắc xin Johnson & Johnson’ thì mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu là 2 tháng.
Ở Thái Lan, những trường hợp tiêm vắc xin Sinovac thì sau tối thiểu 3 tháng người dân được tiêm mũi thứ 3 là vắc xin của AstraZeneca hoặc Pfizer hoặc Moderna. Nếu tiêm 2 mũi đầu là vắc xin AstraZeneca thì sau tối thiểu 6 tháng được tiêm mũi 3 là vắc xin của Pfizer hoặc Moderna.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn bệnh viện và nhân viên y tế trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thường xuyên đánh giá và tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện tiêu chí bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn theo quy định của Bộ Y tế; Giám sát, đánh giá sự tuân thủ của nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc trong việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch của cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh tập trung rà soát, củng cố, siết chặt khâu sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm đối với người ra hoặc vào, điều trị nội trú, ngoại trú tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, các cơ sở khám, chữa bệnh phải bố trí sẵn sàng buồng hoặc phòng cách ly tạm thời tại các khoa lâm sàng để sử dụng, ban hành quy định nội bộ về sử dụng buồng cách ly, lối đi tách biệt từ buồng khám sàng lọc, buồng cấp cứu sàng lọc lên buồng cách ly tại các khoa lâm sàng.
Trường hợp phát hiện ca mắc Covid-19 trong cơ sở y tế, thực hiện việc điều tra, truy vết, xét nghiệm đầy đủ đối với các trường hợp liên quan; người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh đánh giá tính chất, mức độ nguy cơ để áp dụng các biện pháp cách ly y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Bộ Y tế, trong số hơn 147,5 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ hơn 138,1 triệu liều. Hiện nay còn hơn 9,4 triệu liều vừa được tiếp nhận, đang làm các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng, dự kiến phân bổ trong tuần tới.
Lượng lớn vaccine Covid-19 sẽ về trong tháng 12
Bộ Y tế cũng cho biết, dự kiến trong tháng 12 sẽ có một lượng lớn vaccine Covid-19 về Việt Nam. Cụ thể khoảng 63,5 triệu liều vaccine Covid-19 các loại, trong đó có hơn 40 triệu liều vaccine Pfizer, ưu tiên tiêm cho trẻ em để đảm bảo bao phủ 2 mũi vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Do lượng vaccine Covid-19 trong tháng 12 về nhiều nên Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng cho cả người lớn và trẻ em.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Vân, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) quận 11 kiêm Giám đốc BV Dã chiến điều trị Covid-19 quận 11 (TP HCM), cho biết BV quận 11 đã thành lập Đơn vị Điều trị Covid-19 từ giữa tháng 10-2021, đồng thời phụ trách điều trị, quản lý tại BV Dã chiến điều trị Covid-19 quận 11.
Chủ động tiếp nhận, điều trị F0
Những bệnh nhân đến khám bệnh ngoại trú hay nhập viện điều trị tại BV quận 11 nếu phát hiện là F0 qua khám sàng lọc sẽ được phân loại, nếu bệnh nhân đủ điều kiện sẽ được cách ly tại nhà, trường hợp nào nhập viện thì sẽ được chuyển vào điều trị tại BV dã chiến. Hiện Đơn vị Điều trị Covid-19 thuộc BV quận 11 chủ yếu điều trị các ca F0 có bệnh lý nền như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch, gan, thận… Các ca F0 không có bệnh lý nền sẽ điều trị tại BV dã chiến của quận.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 3/12, lãnh đạo Sở Công Thương TPHCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã đăng đàn trực tiếp đối thoại với người dân trong chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề "Mua sắm an toàn trong điều kiện bình thường mới".
Theo Bác sỹ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, số ca mắc COVID-19 mới tại TPHCM trong những ngày qua đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, số ca khỏi bệnh tăng cao là một trong những tín hiệu lạc quan cho thấy TPHCM đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Về một số ý kiến thắc mắc đối với nguy cơ bị lây nhiễm khi đến mua sắm tại nơi đông người, bác sỹ Lê Hồng Nga thừa nhận người dân càng đến nơi có mật độ tập trung đông người thì nguy cơ nhiễm dịch bệnh càng cao. Bà khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc 5K, thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến các địa điểm mua sắm nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng, thời gian dạy học trực tiếp đối với cấp THPT và tương đương dự kiến từ ngày 4/1/2022; đối với cấp THCS và tương đương dự kiến từ ngày 10/1/2022; đối với cấp Tiểu học và trẻ mẫu giáo dự kiến từ ngày 14/2/2022; riêng đối với nhà trẻ vẫn tiếp tục tạm dừng cho đến khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường học trực tiếp, Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị trước khi học sinh đến trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể, có giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể vận động học sinh ra lớp, không để xảy ra tình trạng học sinh thiếu sách vở, quần áo, tập viết, vì điều kiện khó khăn mà không đi học.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Nhiều F0 điều trị tại nhà lo lắng vì chậm được cấp thuốc Molnupiravir để điều trị. Mặc dù, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị Trung tâm Y tế, các quận, huyện phải phát thuốc điều trị Covid-19 cho các F0 trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận nhưng nhiều người vẫn trong tình trạng không nhận được gói thuốc C.
Gia đình anh Nguyễn Văn Kh. trú tại Quận 9, TP.HCM cho biết, khi cả nhà là F0 anh đã liên hệ với y tế phường và được hướng dẫn cách ly tại nhà, sẽ được cấp phát thuốc xuống gia đình. Tuy nhiên, gói thuốc anh nhận chỉ là thuốc hạ sốt, vitamin không có gói thuốc C.
Anh Kh. cho biết các thuốc này (gói A) gia đình anh đã tự mua từ trước, cái anh cần là thuốc kháng virus để nhanh âm tính thì không được phát.
Sau khi test nhanh dương tính tại nhà, chị N.H.T (ngụ tại quận Gò Vấp, TP. HCM) tự đến y tế phường khai báo và cũng chỉ được cấp 2 gói thuốc A-B.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị do Bộ Y tế vừa ban hành, 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 dễ có nguy cơ tử vong cao.
Đó là các bệnh: đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; béo phì, thừa cân; bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); bệnh lý mạch máu não.
Hội chứng Down; HIV/AIDS; bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ; bệnh hồng cầu hình liềm; bệnh hen suyễn; tăng huyết áp; thiếu hụt miễn dịch; bệnh gan; rối loạn sử dụng chất gây nghiện; sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các loại bệnh hệ thống.
Các bệnh nền của trẻ em như trẻ đẻ non, cân nặng thấp; béo phì, thừa cân; đái tháo đường; các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp); bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Chính phủ, Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội đã cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có việc áp dụng các biện pháp như trong tình trạng khẩn cấp mà chưa ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thực tiễn phòng, chống dịch hai năm vừa qua, đồng thời rà soát, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ nhận thấy thực tế vẫn còn những vướng mắc, bất cập do quy định tại các Luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt, đặc thù, chưa có tiền lệ của công tác phòng, chống dịch.
Vì vậy, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch COVID- 19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID– 19.
Theo đó, dự thảo Nghị quyết có 6 chính sách lớn quy định về: nhân lực tham gia tiêm chủng, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID - 19; Thanh toán chi phí tiêm chủng, xét nghiệm, khám bệnh, chữa bệnh COVID - 19; Khám bệnh, chữa bệnh từ xa; Thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Bình ổn giá trang thiết bị y tế; Chính sách tiền lương, tiền công, phụ cấp và chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID - 19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký thông báo về cấp độ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố (tính đến 9h ngày 3/12).
Theo đó, toàn địa bàn thành phố Hà Nội ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình.
Có 7 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng màu xanh) trong phòng, chống dịch gồm: Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất, Ứng Hòa. Còn lại 23 quận, huyện ở cấp độ 2.
Trong thông báo ngày 27/11, có 11 quận, huyện ở cấp độ 2. Như vậy, thành phố tăng thêm 12 quận, huyện từ cấp độ 1 sang cấp độ 2 về COVID-19 - màu vàng - nguy cơ trung bình.
Trong 23 quận, huyện ở cấp độ 2, Đống Đa có số ca mắc cộng đồng 14 ngày qua nhiều nhất với 599 ca, số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 79 ca. Đứng thứ 2 là Nam Từ Liêm với các con số tương ứng là 322 ca - 57 ca. Ba Đình tương ứng là 258 ca - 57 ca. Hoàng Mai tương ứng là 254 ca - 24 ca. Hà Đông 252 ca - 30 ca. Hai Bà Trưng tương ứng là 247 ca - 41 ca. Đông Anh tương ứng 245 ca - 30 ca. Mê Linh tương ứng 240 ca - 47 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây