Ngày 31/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 0h ngày 1/9 đến ngày 15/9. Thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và 2 thị xã Bến Cát, Tân Uyên sẽ hạn chế lưu thông trong khung thời gian từ 18h đến 6h sáng hôm sau.
Theo quyết định này, Bình Dương "khóa chặt, đông cứng" đối với 15 phường thuộc TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên trong thời gian nêu trên. Các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thực hiện giãn cách từ 0h ngày 1/9 đến ngày 5/9 nhưng không thực hiện áp dụng hạn chế lưu thông, hoạt động trong khung thời gian từ 18h đến 6h sáng hôm sau.
Sau thời gian này, căn cứ diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại từng địa bàn, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương sẽ xem xét, điều chỉnh biện pháp giãn cách.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Cường cho biết, chủ trương của Chính phủ và Bộ Y tế là rất ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, các tỉnh, thành chủ động tìm, đàm phán, mua vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và có nguồn gốc xuất xứ. Hiện danh sách các đơn vị được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vắc xin, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, trong đó có vắc xin COVID-19 do Bộ Y tế công bố (38 đơn vị) đến nay không có Công ty Donacoop.
Theo quy định, chỉ đơn vị được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vắc-xin mới được nhập khẩu vắc xin. Tuy nhiên, Cục Quản lý Dược cho biết sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp để giới thiệu, tiếp nhận và xử lý hồ sơ liên quan đến vắc xin COVID-19 nhanh nhất có thể.
Hiện ngoài hợp đồng của Công ty VNVC mua 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca từ năm 2020, đến nay mới chỉ có một doanh nghiệp gửi hồ sơ chính thức lên Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế đăng ký nhập khẩu vắc xin. Hiện hội đồng đang đề nghị bổ sung thêm hồ sơ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết từ đầu tháng 7 đến ngày 30/8, Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp với Sở Y tế và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức vận động gần 500 khách sạn đăng ký làm điểm cách ly cho F1 với tổng công suất gần 20.000 phòng.
Trong đó, 209 khách sạn với 11.350 phòng đã được thẩm định đủ điều kiện và đang triển khai hoạt động cách ly y tế.
Hiện tại, người dân có thể tìm kiếm thông tin khách sạn cách ly, loại phòng, giá phòng và tình trạng phòng trống để lựa chọn, đặt phòng và thanh toán trực tuyến trên trang web và ứng dụng của Traveloka.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 31/8, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhu yếu phẩm cho Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương đã kết hợp đón học sinh của tỉnh Thái Bình bị "mắc kẹt" tại Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương an toàn.
Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình, Trưởng đoàn Đoàn công tác , cho biết trong điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg tăng cường để phòng, chống dịch COVID-19, theo nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, đặc biệt là sự phối hợp giữa hai địa phương và Hội Đồng hương tỉnh Thái Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình đã đón 21 học sinh trở về địa phương sau gần 4 tháng chờ đợi.
Trong số này có 7 học sinh bậc tiểu học, 9 học sinh bậc trung học cơ sở và 5 học sinh bậc trung học phổ thông.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 31-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đến kiểm tra Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), trước khi chính thức tiếp đón bệnh nhân từ ngày 1-9.
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch nằm trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai với diện tích 3,5 ha. Bệnh viện được chia thành 17 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên gồm 30 buồng bệnh, trong đó có 15 buồng áp lực âm. Đây là bệnh viện Covid-19 đầu tiên sử dụng hệ thống điều hòa không khí một chiều cho phòng điều trị bệnh nhân Covid-19.
Được biết, đầu mỗi giường bệnh có hệ thống hút khí thải từ bệnh nhân, một màng lọc chuyên dụng được đặt tại lỗ hút khí để giữ lại virus, sau đó tia cực tím sẽ xử lý số virus này. Đây là hàng đặt riêng, công suất tương đương 800 máy điều hòa dân dụng thông thường, kết hợp với 360 máy lọc không khí. Ngoài ra, một đội ngũ kỹ thuật viên và bác sĩ, chuyên gia y tế tư vấn, đã kết hợp hệ thống thông gió một chiều với quạt hút khí thải tại từng giường, tránh phát tán virus và chống nhiễm chéo.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau 3 ngày tiếp tục thực hiện quét mã QR , chiều nay, ngày 31/8, tại buổi họp báo về Covid-19, thượng tá Lê Mạnh Hà, phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM đã thông tin về tình hình lưu thông trong thời gian TP tăng cường các biện pháp giãn cách và khai báo y tế thông qua phần mềm của Bộ Công an.
Theo ông Hà, mật độ người tham gia giao thông những ngày gần đây ổn định, không tăng giảm đột biến, không có ùn tắc tại các chốt kiểm tra.
Báo Tuổi Trẻ Online dẫn thông tin từ buổi họp báo cho hay, liên quan đến việc khai báo y tế "di chuyển nội địa", phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho hay, nhờ có việc khai báo y tế thông qua mã QR, công an phát hiện 30 trường hợp F0 di chuyển trên đường, qua các chốt chặn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến cuối ngày 31/8, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 8.650 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi), tổng số cá nhân, tổ chức đóng góp là 535.929.
Ban quản lý Quỹ cho biết, đã xuất quỹ thanh toán 282 tỷ đồng mua vaccine nên số dư Quỹ còn là 8.368 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính để tiêm được cho 75 triệu dân, nguồn lực cần khoảng 25.200 tỷ đồng; trong đó, ngân sách đã chuẩn bị được hơn 14.000 tỷ đồng và cần thêm khoảng 11.000 tỷ đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Lãnh đạo UBND xã Tân Lập cho biết, toàn khu đô thị Tân Tây Đô có khoảng 9.000 dân, trong đó tòa HHA khoảng hơn 600 người.
Chiều 31.8, Trung tâm Y tế H.Đan Phượng đã huy động lực lượng, tổ chức test nhanh cho hơn 50 người là bảo vệ, nhân viên lao công và người dân tiếp xúc gần với các ca nhiễm.
"Để đảm bảo khoảng cách an toàn, ngoài phát loa của tòa nhà, chúng tôi còn gọi điện cho từng người, mời xuống khu vực lấy mẫu để tiến hành test nhanh", một lãnh đạo UBND xã Tân Lập cho hay.
Khoảng 17 giờ chiều 31.8, việc test nhanh được hoàn thành, toàn bộ các mẫu đều cho kết quả âm tính với Covid-19. Lực lượng y tế phun khử khuẩn khu vực lấy mẫu.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, dựa trên yêu cầu bao phủ vaccine cho người dân và quy định của Bộ Y tế về tiêm 2 liều vaccine phòng Covid-19, TP.HCM đã xây dựng lộ trình với 4 giai đoạn tiêm vaccine từ ngày 29/8 đến 31/12.
Trong đó, giai đoạn 1 (từ ngày 29/8 - 15/9) tiêm mũi 1 cho khoảng 680.000 người trên 18 tuổi, tiêm nhắc mũi 2 cho 2.089.00 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vaccine.
Giai đoạn 2 (từ ngày 16/9 - 30/9) tiếp tục tiêm phủ mũi 1 cho khoảng 720.000 người từ 18 tuổi trở lên chưa được tiêm ở giai đoạn 1. Tiêm nhắc mũi 2 cho khoảng 656.900 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian tiêm ngừa.
Giai đoạn 3 (từ ngày 1/10 - 15/10) tiêm nhắc mũi 2 cho 2.600.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian, loại vaccine được tiêm ngừa là AstraZeneca hoặc Pfizer.
Giai đoạn 4 (từ ngày 16/10 - 31/12) tiêm nhắc mũi 2 cho 1.400.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo loại vaccine phù hợp trong giai đoạn từ ngày 29/8 đến ngày 30/9.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong ngày 31/8, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 138 ca dương tính COVID-19 (50 ca trong cộng đồng), có thêm 237 bệnh nhận xuất viện và 3 ca tử vong.
Tổng số ca dương tính trên địa bàn tỉnh ghi nhận đến nay là 7.015 ca, đã có 4.944 trường hợp khỏi bệnh và 138 ca tử vong.
Trong ngày, các đơn vị đã hỗ trợ cho 977 lao động tự do, nâng tổng số lao động đến nay được hỗ trợ là 52.458 người, với tổng số tiền gần 78,6 tỉ đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM chiều 31/8, Phó giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết tính đến sáng 31/8, TP HCM có hơn 59.000 F0 được cách ly tại nhà. Đây là những người không có bệnh nền và không thuộc nhóm nguy cơ. Tỷ lệ chuyển tuyến của các F0 cách ly tại nhà từ 0,4 đến 0,5%.
Song song đó, TP đang có 312 trạm y tế phường, xã và có 414 trạm y tế lưu động để theo dõi, điều trị F0 cách ly tại nhà. Cơ quan chức năng cũng cấp 64.000 túi thuốc chăm sóc F0 tại nhà.
Cũng tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP HCM vào chiều 31/8, bác sĩ Châu cho biết nếu tính trên tổng số ca điều trị tại bệnh viện là 158.262 thì tỉ lệ tử vong là 5,8%. Nhưng nếu cộng thêm hơn 59.000 F0 đang điều trị tại nhà thì tỉ lệ này trong khoảng 4,2%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 31/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 30/8 đến 18h ngày 31/8/2021, tỉnh này ghi nhận 42 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.
Cụ thể, TP.Vũng Tàu có 9 ca. Trong đó, 3 ca trong khu vực cách ly tập trung (1 ca tại khách sạn Hà Sơn, 1 ca tại Trường Tiểu học Thắng Tam, 1 ca tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân); 6 ca ghi nhận trong khu vực phong tỏa (5 ca tại phường Thắng Nhì, 1 ca phường Thắng Tam).
TP.Bà Rịa ghi nhận 2 ca trong khu vực phong tỏa tại phường Long Toàn. Huyện Long Điền có nhận 22 ca. Trong đó, 10 ca trong khu vực cách ly tập trung (4 ca tại Trường Tiểu học Chu Văn An, 2 ca tại Trường THPT Minh Đạm, 4 ca tại Trường THCS Nguyễn Huệ); 8 ca ghi nhận trong khu vực phong tỏa tại thị trấn Long Hải; 4 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, là những người về từ vùng có dịch (Đắk Lắk), khai báo y tế tại chốt kiểm dịch Phước Lâm, Phước Hưng và được đưa vào khu cách ly Trung đoàn Minh Đạm, phát hiện dương tính tại đây.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ:
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.044
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 238.860
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.295 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.006
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.259
- Thở máy không xâm lấn: 91
- Thở máy xâm lấn: 916
- ECMO: 23
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Đến thời điểm 18 giờ 45, Tiểu ban Điều trị (Cục Quản lý khám chữa bệnh) vẫn chưa cung cấp số liệu.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày30/8 là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, ngày 31/8, Bệnh viện dã chiến tại ký túc xá phía tây thành phố, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng công bố khỏi bệnh và cho xuất viện 122 bệnh nhân mắc Covid-19.
Được biết, cả 122 bệnh nhân này đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 3 lần liên tiếp vào các ngày gần đây nhất.
Hiện, các bệnh nhân không khó thở, không sốt, không ho, ăn uống tạm. Hình ảnh chụp X-quang phổi và các xét nghiệm chức năng gan, thận đều bình thường.
Sau khi nhận giấy xuất viện, các bệnh nhân đã được xe cứu thương đưa về tận nhà. Tại nhà, họ được yêu cầu tiếp tục cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày. Đồng thời sẽ được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (33), Hoàng Mai (1) đều là F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (34), Như vậy, tính từ 18 giờ ngày 30/8 đến 12 giờ ngày 31/8: ghi nhận 74 bệnh nhân.
Cụ thể:
Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (34)
1) T.H.H, nam, sinh năm 1963,
- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa được xét nghiệm 2 lần âm tính, 30/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
2) B.T.N, Nữ, sinh năm 1965,
- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa được xét nghiệm 2 lần âm tính, ngày 30/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
3) N.T.Đ, Nam, sinh năm 1999,
- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa được xét nghiệm 2 lần âm tính, ngày 30/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 31/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An cho biết tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Nghệ An có 1.439 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, TP. Vinh có 481 ca, nguồn lây chủ yếu từ chợ đầu mối Vinh và chợ Quang Trung.
Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cộng đồng cho người dân TP. Vinh
Trước diễn biến F0 xuất hiện nhiều trong cộng đồng, TP. Vinh đã tổ chức lấy mẫu 2 đợt test nhanh, phát hiện 83 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 16 trẻ em. Các địa phương được đánh giá có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh gồm phường Vinh Tân, phường Hồng Sơn và xã Nghi Phú.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 31/8, quận Hải Châu tiếp tục thử nghiệm sử dụng thiết bị flycam để ghi hình việc chấp hành "ai ở đâu ở yên đó" tại các khu dân cư trong các ngõ, hẻm
Trong lần thứ 2 bay thử nghiệm này, có 15 thiết bị flycam bay ghi hình tại tất cả 13 phường của quận Hải Châu; trong đó, mỗi phường một thiết bị, riêng phường Hòa Cường Nam và Hòa Cường Bắc địa bàn rộng hơn nên mỗi phường 2 thiết bị
Ông Vũ Quang Hùng - Bí thư Quận ủy Hải Châu - cho biết, thời gian qua, người dân ở trong các kiệt, hẻm, khu phong tỏa cứng chưa ý thức rõ nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Nhiều người còn đi ra đi vào thậm chí ngồi ngoài hiên để nói chuyện
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 31/8, các chiến sĩ trường Sĩ quan Lục quân 2 đã phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh (TP.HCM) ra đồng ruộng hỗ trợ người dân tại khu phố 3 thu hoạch lúa.
Có mặt tại ruộng lúa của mình, ông Nguyễn Văn Bảy (47 tuổi, ngụ thị trấn Tân Túc) rất vui mừng khi được các anh bộ đội giúp thu hoạch.
Theo ông Bảy, trước đó ông loay hoay không biết làm sao khi cánh đồng lúa chín vàng ươm của mình đến thời điểm phải thu hoạch nhưng do đang giai đoạn siết chặt giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19 nên gặp nhiều khó khăn trong việc thuê người làm.
Sau đó ông có chia sẻ sự việc lên Hội nông dân của thị trấn Tân Túc thì được các anh bộ đội đang làm nhiệm vụ hỗ trợ người dân tại địa phương này sẵn sàng phụ giúp thu hoạch lúa.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát triệt để, còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, ca bệnh phát hiện trong cộng đồng vẫn gia tăng.
Trong khi đó, thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dễ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ lễ 30/4 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phát huy tinh thần trách nhiệm với mục tiêu vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân, tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm ngặt, triệt để và hiệu quả cao các biện pháp phòng chống dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố khẳng định thời gian qua, các giải pháp phòng chống dịch liên tục được điều chỉnh từ thực tiễn phát sinh để linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng các kịch bản cao hơn với yêu cầu: "Bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe của nhân dân là trước hết, trên hết".
Bên cạnh đó, Hà Nội đã tập trung xét nghiệm thần tốc, kịp thời phát hiện phân loại F0; truy vết kỹ không để sót, lọt các trường hợp liên quan, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân; chăm lo an sinh xã hội, người khó khăn, yếu thế…
Chủ tịch thành phố nhấn mạnh trong đợt bùng phát thứ 4 này, việc thực hiện giãn cách xã hội được thành phố quyết định kịp thời từ 24/7 với 2 mũi "chủ công" để khống chế dịch bệnh. Cụ thể là xét nghiệm diện rộng tranh thủ "thời gian vàng" bóc tách F0 và tổ chức thần tốc "chiến dịch" tiêm vaccine diện rộng cho các tầng lớp nhân dân.
"Thực tế, số vùng xanh không ngừng tăng lên, số ca mắc mới có ngày giảm sâu trong giãn cách", Chủ tịch thành phố nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Việc tiêm vắc-xin cho người dân chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ ngày 29/8 đến ngày 5/9): TP.HCM cần hơn 2,7 triệu liều để tiêm mũi 1 cho khoảng 680.000 người để đạt tỉ lệ bao phủ 90% người từ 18 tuổi trở lên.
Trong giai đoạn này, TP.HCM tiêm nhắc mũi 2 cho hơn 2 triệu người đã tiêm mũi 1, gồm: 733.000 người cần tiêm vắc-xin AstraZeneca hoặc Pfizer; 485.000 người tiêm Moderna; 31.000 người tiêm Pfizer; 840.000 người tiêm Vero Cell. Số này sẽ tiêm trong thời gian 6 đến ngày 10/9.
Giai đoạn 2 (từ ngày 19 đến ngày 30/9): TP.HCM cần hơn 1,3 triệu liều vắc-xin để phủ mũi 1 cho 10% còn lại người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 720.000 người). Đồng thời, tiêm nhắc mũi 2 cho khoảng 656.900 người đã tiêm mũi 1, gồm: 500.000 người cần tiêm vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer; 18.200 người tiêm Moderna; 700 người tiêm Pfizer; 138.000 người tiêm Vero Cell.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tiêm vắc xin sớm ngày nào, trở lại sản xuất sớm ngày đó
Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ cho biết hôm qua, Công ty Changshin ở xã Thạnh Phú, H. Vĩnh Cửu, Đồng Nai (doanh nghiệp có số công nhân bị nhiễm Covid-19 nhiều, đang cho hơn 41.000 công nhân tạm nghỉ việc) đã có văn bản đề nghị xin 5.000 liều vắc xin Sinopharm để tiêm cho công nhân.
Giải thích về tác dụng ngăn ngừa Covid-19 của loại vắc xin Sinopharm (Đồng Nai mới nhận 500.000 liều hôm 29/8) được nhiều người dân quan tâm, ông Vũ cho biết vắc xin Sinopharm đã có hàng tỉ người dân ở Trung Quốc tiêm, nhiều nước ở châu Phi, Mông Cổ và một số quốc gia khác đã tiêm loại vắc xin này. Sinopharm cũng đã được 64 quốc gia trên thế giới phê duyệt.
"Các thống kê y học cho thấy, tất cả những người được tiêm mũi 1 rất ít khả năng tử vong. Trong bối cảnh vắc xin khan hiếm trên toàn cầu, chỉ cần tiêm đủ 1 mũi thì tỷ lệ tử vong cũng đã giảm rất rõ, không phân biệt bất cứ loại vắc xin nào", ông Vũ nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chung cư Văn Tiến Dũng (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) hiện đã ghi nhận 17 ca nhiễm COVID-19. Đặc biệt có phòng có tới 6 người bị nhiễm.
Trao đổi với Tiền Phong ngày 31/8, một thành viên BCĐ phòng chống dịch COVID-19 TP. Đà Nẵng cho hay hiện chung cư này đã có 17 ca nhiễm, là người trong 5 hộ gia đình, đều sống tại tầng 2. Lực lượng chức năng đã xác định được gần 20 F1.
Chung cư Văn Tiến Dũng có 7 tầng, với gần 90 hộ dân đang sinh sống. Đây là chung cư phát hiện nhiều ca nhiễm nhất tại Đà Nẵng từ trước đến nay.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND TP.HCM tổ chức tiêm vaccine mũi 1 và 2 cho học sinh 12-18 tuổi để các em có thể học tập trung từ học kỳ II.
Đề xuất trên được Sở Giáo dục và Đào tạo nêu tại tờ trình UBND TP.HCM ngày 27/8. Số lượng học sinh được đề xuất tiêm vaccnine là hơn 642.000 em, từ lớp 7 đến lớp 12, kể cả học sinh hệ giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt, học viên các trường trung cấp, cao đẳng thuộc Sở. Các em được đề xuất tiêm mũi 1 và mũi 2 với nguồn vaccine phù hợp.
Việc này nhằm giúp học sinh thành phố an toàn, yên tâm học tập, giữ vững chất lượng giáo dục trước tình hình dịch bệnh phức tạp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận, qua xét nghiệm sàng lọc, trên địa bàn thành phố Phan Thiết vẫn còn phát sinh ca nhiễm mới trong cộng đồng, trong khu cách ly và khu phong tỏa; thành phố đang tiếp tục xét nghiệm tăng cường ở một số khu vực để khẳng định vùng an toàn; đồng thời cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá, khẳng định sự chắc chắn của vùng an toàn trước khi đề xuất áp dụng biện pháp giãn cách phù hợp. Vì vậy, tỉnh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố Phan Thiết theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 7/9/2021.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (31/8) ghi nhận 27 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 1 tại cộng đồng, 21 tại khu cách ly và 5 ca tại khu vực phong tỏa.
Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Trì (4), Thanh Xuân (4), Ba Đình (3), Đống Đa (3), Hai Bà Trưng (3), Hoàng Mai (3), Thường Tín (2), Đông Anh (2), Cầu Giấy (1), Đan Phượng (1), Hoàn Kiếm (1) với các chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc ho sốt (1), Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (24), Chùm liên quan TP. Hồ Chí Minh (2).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
5 cơ sở thu dung, điều trị gồm:
Cơ sở tại tòa nhà A1, khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) với quy mô 2.000 giường bệnh.
Cơ sở này được bố trí, sắp xếp tại 2 tòa nhà 19 tầng thông với nhau tầng 1.
Tầng 1: Khu vực cấp cứu (20 giường hồi sức cấp cứu), tiếp nhận bệnh nhân, chụp Xquang.
Tầng 2: Bộ Tư lệnh thủ đô.
Tầng 3: Sinh hoạt của nhân viên y tế.
Tầng 4: Khu vực hành chính, điều hành, kho thuốc, vật tư.
Tầng 5 đến tầng 19 (tổng 15 tầng/1 tòa nhà): Mỗi tầng của tòa nhà gồm 14 phòng 4 giường, 56 giường tầng.
Tầng hầm: Khu xử lý rác thải.
Trưởng ban quản lý, điều hành cơ sở là Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 31-8, ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, cho biết hai trường hợp tử vong tại huyện Đức Trọng sau 36 giờ tiêm vắc-xin Covid-19 là do bệnh lý nền.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc có nhiều ý kiến thắc mắc 2 trường hợp này tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 loại Moderna khi mới chỉ cách mũi 1 khoảng 22 ngày, trong khi quy định từ 4 đến 6 tuần, ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, khẳng định: "Ngành Y tế địa phương thực hiện đúng quy định, không sớm và nguyên nhân tử vong là do mắc bệnh lý nền từ trước".
Đại diện lãnh đạo huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cũng cho rằng hai trường hợp tử vong nêu trên là điều đáng buồn nhưng nguyên nhân không liên quan đến việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 mà do các bệnh lý nền.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 31/8, ông Nguyễn Hoàng Điệp, Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) xác nhận nam bảo vệ trường Tiểu học Đặng Trần Côn (số 9, phố Nguyễn Quý Đức) mắc COVID-19.
Phường Thanh Xuân Bắc đã yêu cầu nhà trường thông báo tới các phụ huynh từng đến trường nhận sách giáo khoa vào các ngày 20, 21, 22/8 cần chủ động khai báo y tế tại nơi cư trú để được hướng dẫn và tư vấn công tác phòng, chống dịch.
"Chúng tôi nhận định trường học không có nguy cơ lây nhiễm, người bảo vệ có thể bị nhiễm bệnh tại nơi sinh sống. Nhà trường thực hiện các quy định phòng chống dịch đảm bảo, quá trình giao nhận sách giáo khoa tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, trong thời gian ngắn, phân chia thời gian, lớp học và địa điểm", ông Điệp khẳng định.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 31/8, bà Giang Phương Thảo, Chủ tịch UBND P.Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), cho biết đã đưa đi cách ly 28 người dân có kết quả kiểm tra dương tính Covid-19 .
Theo đó, từ khuya 30/8 đến 2 giờ ngày 31/8, lực lượng y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT- PCR và kiểm tra nhanh Covid-19 cho hàng ngàn người dân trên đường Tiền Cảng, P. Thắng Nhất (TP. Vũng Tàu). Tại một khu vực trên đường Tiền Cảng, kết quả kiểm tra nhanh cho thấy 28 người dân dương tính Covid-19.
Ngay sau đó, 28 trường hợp này đã được UBND P. Thắng Nhất đưa vào khu cách ly y tế tập trung để chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR. Lực lượng chức năng cũng đã phong tỏa khu vực phát hiện 28 trường hợp dương tính với Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi thêm với PV về nguy cơ tiềm ẩn "ổ dịch" thứ 2 của quận Thanh Xuân từ cửa hàng tự chọn này, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh, từ thực tế tại đây, người dân cần phải phối hợp, khai báo kịp thời với cơ quan chức năng khi có bất cứ biểu hiện bất thường với sức khỏe.
Ông Tuấn nói, thời gian qua, nhiều ca dương tính được phát hiện qua sàng lọc ho, sốt trong cộng đồng, nhưng chỉ khi triệu chứng nặng hơn, phải đến cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm họ mới chịu khai báo.
"Đơn cử như trường hợp F0 P.L.C. - là người mua hàng tại cửa hàng và có tiếp xúc với F0 N.T.H.
Ngày 25/8, chị C. có biểu hiện cảm cúm, ho nhẹ, nhưng đến ngày 28/8 khi thấy các biểu hiện tăng lên, đau đầu, cay mắt, ớn lạnh, nghi nhiễm Covid-19 mới khai báo với Ban Quản lý tòa nhà nơi mình sinh sống.
Người dân nếu cứ để muộn vậy mới khai báo sẽ không bao giờ cắt đứt được chuỗi lây nhiễm", ông Tuấn nêu rõ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, từ ngày 29/8 đến 31/12, thành phố đạt mục tiêu cơ bản hoàn thành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 7.208.800 người).
Tổng cộng số lượng vaccine thành phố cần sử dụng trong đợt này là khoảng 8.145.900 liều. Trong đó, vaccine sử dụng cho mũi 1 là khoảng 1.400.000 liều, mũi 2 là khoảng 6.745.900 liều.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 31/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 31 ca COVID-19. Cụ thể, 19 ca liên quan chùm ca bệnh ở Công ty Hoya Lens Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi (KCN VSIP Quảng Ngãi); 3 ca cộng đồng: TP Quảng Ngãi 2 ca, Sơn Tịnh 1 ca; 6 ca là lái xe đã được cách ly tập trung; 1 ca là người từ TP.HCM về, đã được cách ly tập trung; 2 ca là ngư dân đánh cá tại thị xã Đức Phổ, đã được cách ly tập trung tại Trường Mầm non Long Thạnh 1.
Theo thống kê, từ 26/6 đến nay, ngành Y tế Quảng Ngãi ghi nhận 660 ca COVID-19, trong đó 90 ca nằm trong chùm ca bệnh liên quan đến Công ty Hoya Lens Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi. Toàn bộ công nhân của doanh nghiệp này đã được đưa đi cách ly tập trung.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, tính đến 18h tối 30/8, đơn vị này phát hiện thêm 9 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 7 trường hợp là công dân nhập cảnh từ Malaysia được cách ly tại Trung đoàn 855, thành phố Ninh Bình; 2 trường hợp là lái xe đường dài được cách ly tại TP. Tam Điệp.
Hiện tỉnh Ninh Bình đang điều trị 107 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó: Phòng khám Đa khoa (PKĐKKV) Cầu Yên: 23 trường hợp; PKĐKKV Cồn Thoi: 38 trường hợp; PKĐKKV Quỳnh Sơn: 27 trường hợp; PKĐKKV Gia Lạc: 18 trường hợp và Trung đoàn 855 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: 1 trường hợp). Trong số 107 bệnh nhân trên có 104 bệnh nhân dương tính và 3 bệnh nhân tái dương tính (BN 2810; BN 12775; BN143971).
Ngày 30/8, tỉnh Ninh Bình thực hiện cách ly mới 212 trường hợp. Số trường hợp hết thời hạn cách ly là 154 trường hợp.
Theo thống kê, từ khi có dịch Covid-19 đến 18h ngày 30/8/2021: Tổng số trường hợp được cách ly và giám sát tại tỉnh Ninh Bình là 54.820 trường hợp (cách ly tại cơ sở y tế: 1.804 trường hợp; cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung: 8.598 trường hợp; cách ly y tế tại nhà và nơi lưu trú: 44.418 trường hợp). Hiện Ninh Bình đang cách ly, theo dõi hoặc giám sát đối với 5.415 trường hợp.
Vê tiến độ tiêm vaccine, tính đến ngày 30/8, tỉnh Ninh Bình đã tiêm được 73.674 mũi vaccine, trong đó mũi 1: 52.185 người; mũi 2: 21.489 người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, cho rằng để đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine ngừa Covid-19, ngành y tế cần bỏ qua những quy tắc không hợp lý, trong đó có việc đo huyết áp sàng lọc trước tiêm.
"Đi tiêm vaccine mà đo huyết áp trong tình hình cần phải tiêm thần tốc là không hợp lý. Ai đi tiêm vaccine thường sẽ lo lắng, căng thẳng, huyết áp tăng là tất yếu. Việc đo đi đo lại chỉ số huyết áp đến khi đạt yêu cầu rất mất thời gian. Quan trọng hơn, nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 từ máy đo huyết áp là có thật", bác sĩ Tuấn đưa quan điểm.
Bên cạnh đó, ông cho rằng khi sàng lọc trước tiêm, huyết áp không đạt yêu cầu, nhiều người tạm hoãn tiêm chờ đo lại, sau đó lại càng căng thẳng hơn, huyết áp lại càng tăng.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo Bộ Y tế, đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật. Do vậy Bộ Y tế đã khuyến cáo người nhiễm không nên tiếp xúc với vật nuôi.
Bên cạnh đó, người cùng nhà với người nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần với vật nuôi.
Không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.
"Theo CDC Mỹ, đến nay, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật là thấp. Tuy nhiên, con người có thể truyền virus trên sang động vật, đặc biệt là khi tiếp xúc gần. Thế giới cũng đã ghi nhận các báo cáo về vật nuôi hoặc động vật nói chung mắc COVID-19. Hầu hết các con vật nhiễm bệnh sau khi ở gần chủ, người chăm sóc nhiễm SARS-CoV-2", Bộ Y tế cảnh báo.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 31/8, ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (Từ 18h00 ngày 30/8 đến 06h00 ngày 31/8), Nghệ An ghi nhận 3 ca dương tính mới với SARS-CoV-2.
Trong 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới được phát hiện sáng 31/8 có 1 ca cộng đồng tại TP Vinh và 2 ca là F1 đã được cách ly trước đó.
Các địa phương ghi nhận ca dương tính mới (3 địa phương) trong 12 giờ qua gồm: TP. Vinh: 1, Yên Thành: 1, Thanh Chương: 1.
Tính đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 1.439 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở 21 địa phương. Đêm qua, 1 bệnh nhân nặng đã tử vong tại TT Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Lũy tích số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện, chuyển tuyến trên: 414. Lũy tích số BN tử vong: 3. Số BN hiện đang điều trị: 1.022.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 31/8, TP. Hà Nội ghi nhận 13 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 7 ca tại khu cách ly và 6 ca tại khu vực phong tỏa.
Lực lượng chức năng làm công tác phòng chống dịch tại ổ dịch ở quận Thanh Xuân, Hà Nội
Các ca bệnh phân bố theo quận, huyện: Hai Bà Trưng (4); Hoàng Mai (2); Đan Phượng (2); Thạch Thất (1); Gia Lâm (1); Thanh Xuân (1); Đông Anh (1); Hà Đông (1). Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (13).
1. L.V.H. (nam, SN 1946), địa chỉ: Nguyên Khê, Đông Anh. Bệnh nhân là F1 (bố) của L.T.H., đã được cách ly. Ngày 30/8, có triệu chứng sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
2. Đ.Q.C. (nam, SN 2019), địa chỉ: Khương Mai, Thanh Xuân. Bệnh nhân là F1 (con) của P.L.C. Ngày 29/8, được lấy mẫu chuyển cách ly tập trung, kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
3. N.M.C. (nam, SN 2012), địa chỉ: Minh Khai, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là F1 của N.X.H., được lấy mẫu và chuyển cách ly tập trung. Ngày 30/8 có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, đây là giải pháp nhằm kịp thời khống chế sự bùng phát của dịch bệnh, đặc biệt khi tới đây có đợt nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 dài ngày.
Đánh giá tình hình qua truy vết các ca mắc Covid-19 vừa phát hiện trong cộng đồng tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh nhận định đến nay, các ca Covid-19 cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản kiểm soát được nguồn lây.
Tuy nhiên, yếu tố dịch tễ trong cộng đồng ở nguy cơ cao, có thể có F0 không triệu chứng trong cộng đồng và đặc biệt là sự nguy hiểm khó lường của chủng virus mới.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo ông Phạm Đức Hải, Phó BCĐ phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, tính đến 6 giờ ngày 30/8, TP.HCM có 210.425 ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố.
Riêng trong ngày 29/8, TP.HCM có 2.372 bệnh nhân (BN) xuất viện, nâng tổng số xuất viện lũy kế từ ngày 1/1 đến nay là 107.216 người.
Về số BN tử vong, ông Hải cho biết đã có xu hướng giảm sau thời gian tăng cường giãn cách xã hội. Cụ thể, trước thời điểm tăng cường giãn cách, ngày 22/8, TP.HCM có 340 BN COVID-19 tử vong và đến ngày 29/8, con số đó hiện ở mức 245 người, giảm 95 người/ngày.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đề nghị các đơn vị phụ trách công tác an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa ngồi lại, bàn kỹ, từ nắm thông tin, đảm bảo nguồn cung ứng cho đến đối tượng phân phối, phân bổ, vận chuyển… Tất cả thông tin phải công khai minh bạch cho người dân biết.
"Không thể để TP cứ phải thực hiện Chỉ thị 16 mãi được. Nhưng, cũng không thể nới rộng, khi chúng ta chưa đủ điều kiện. Phải đủ điều kiện cần và đủ ở mức tương đối mới có thể nới rộng các giải pháp. Lúc này, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, cùng cố gắng để vượt qua", ông Nên nhấn mạnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phó Chủ tịch Dương Anh Đức cũng dành khá nhiều thời gian để lý giải nguyên nhân trong 7 ngày vừa qua, số ca nhiễm mới tại TP.HCM tăng cao. Theo đó, từ ngày 23/8, TP.HCM đã triển khai kế hoạch cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và triển khai xét nghiệm diện rộng trên toàn địa bàn.
Việc xét nghiệm được thực hiện tập trung tại các khu vực có nguy cơ cao và rất cao với mục tiêu nhanh chóng tìm được các ca F0 còn trong cộng đồng. Vì vậy, số ca nhiễm mới phát hiện mỗi ngày tăng cao hơn trước với số lượng bình quân mỗi ngày khoảng 4.800 ca F0.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố vẫn đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
"Nhằm thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng, của Bộ GTVT trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn quốc cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không trong nước (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines) dừng việc mở bán vé trên các đường bay nội địa cho đến khi có thông báo mới", văn bản có đoạn.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng dừng bán vé, hoàn tiền vé từ ngày 21/7 (Ảnh: Khánh Huyền)
Cục Hàng không cũng yêu cầu các hãng hoàn trả tiền cho hành khách theo đúng kênh hành khách đã thực hiện việc thanh toán vé trên các chuyến bay nội địa được xuất từ sau ngày 21/7 cho đến khi có thông báo mới.
Ngày 30/8, khu vực "ổ dịch" tại ngõ 328 - 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) ghi nhận thêm 55 trường hợp dương tính, nâng tổng số ca mắc COVID-19 kể từ ngày 23/8 là 311 ca.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hoà cho biết, các trường hợp ho, sốt sẽ được xét nghiệm, cách ly ngay. "Số lượng các ca mắc vừa được ghi nhận là do thực hiện việc phong tỏa chặt, xét nghiệm triệt để trong khu vực. Hiện nay, quận đã phong tỏa nên không có di biến động, không có sự tiếp xúc với khu vực bên ngoài", ông Hoà nói.
Có một khó khăn, theo ông Hoà, trong khu vực phong toả có 5 khu tập thể, có các nhà vệ sinh sử dụng chung. Quận đã khuyến cáo phân chia, sử dụng theo giờ, nhưng nhiều khi nhu cầu cá nhân không thể theo được giờ giấc quy định. Vì thế, có thể có những phát sinh sự tiếp xúc khi người dân sử dụng nhà vệ sinh chung này.
"Những nhà dân có nhà vệ sinh riêng thì chúng tôi đảm bảo, khẳng định ai ở đâu yên đấy, tuyệt đối cách ly, không có chuyện bước chân ra cửa. Lương thực, thực phẩm cần thiết đã được vận chuyển đến tận cửa", ông Hoà thông tin.
Thông tin được dẫn nguồn từ: