Cập

Diễn biến dịch ngày 3/4: Hà Nội ghi nhận 6.304 ca mắc COVID-19 mới; Thái Bình, Bắc Giang bổ sung 51.316 ca bệnh

Theo Bộ Y tế, ngày 3/4, ghi nhận 50.370 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố; hơn 74.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

  diễn biến
  • 11:05:00 03-04-2022

    Hà Nội ghi nhận 6.304 ca mắc COVID-19 mới

    Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ngày 3/4, thành phố ghi nhận 6.304 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 1.826 ca cộng đồng và 4.478 ca đã cách ly.

    Bệnh nhân phân bố tại 375 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (521); Gia Lâm (492); Ba Đình (481); Sóc Sơn (441); Hoàng Mai (324).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.496.781 ca.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/suc-khoe/ha-noi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:03:00 03-04-2022

    Ngày 3/4: Thêm 50.730 ca mắc COVID-19 mới; Thái Bình, Bắc Giang bổ sung 51.316 ca bệnh

    Tình hình dịch bệnh

    Thông tin các ca nhiễm mới

    Tính từ 16h ngày 2/4 đến 16h ngày 3/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 50.730 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 50.730 ca ghi nhận trong nước (giảm 14.886 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 27.307 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (6.304), Yên Bái (2.604), Nghệ An (2.599), Quảng Ninh (2.522), Bắc Giang (2.503), Phú Thọ (2.435), Lào Cai (2.034), Thái Bình (1.725), Vĩnh Phúc (1.592), Tuyên Quang (1.420), Lạng Sơn (1.361), Quảng Bình (1.283), Bắc Kạn (1.112), Thái Nguyên (997), Hà Giang (968), Hà Nam (957), Sơn La (948), Bình Định (929), Cao Bằng (789), Lâm Đồng (768), Vĩnh Long (758), Hải Dương (754), Bắc Ninh (735), Hưng Yên (709), Hà Tĩnh (688), Bình Phước (674), Tây Ninh (669), Hòa Bình (591), Bình Dương (589), Lai Châu (572), Cà Mau (565), Quảng Trị (562), Thừa Thiên Huế (555), Ninh Bình (520), Bến Tre (519), Điện Biên (467), Quảng Ngãi (463), Bà Rịa - Vũng Tàu (454), Đắk Nông (437), Đà Nẵng (419), Thanh Hóa (409), Nam Định (368), Phú Yên (362), Hồ Chí Minh (347), Quảng Nam (251), Hải Phòng (247), Trà Vinh (229), Khánh Hòa (194), An Giang (136), Bình Thuận (135), Long An (128), Bạc Liêu (117), Kon Tum (88), Cần Thơ (46), Kiên Giang (44), Đồng Nai (37), Đồng Tháp (19), Ninh Thuận (9), Hậu Giang (9), Tiền Giang (3), Đắk Lắk (2).

    Ngày 3/4, Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 40.000 ca và Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 11.316 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/suc-khoe/ngay-3...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:16:00 03-04-2022

    Hà Nội đốc thúc "chốt" giá xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà

    UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc Covid-19 (F0) quản lý tại nhà.

    Trong văn bản này, UBND TP Hà Nội thúc giục Sở Tài chính khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét thẩm duyệt giá dịch vụ về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm (Sars-CoV-2) theo chỉ của UBND thành phố, báo cáo trong tháng 4. Việc thẩm duyệt sẽ căn cứ vào hồ sơ giá dịch vụ về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm (Sars-CoV-2) của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco).

    Đồng thời, thành phố yêu cầu Urenco khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan hoàn thành việc xây dựng giá dịch vụ xử lý chất thải F0 được cách ly, điều trị tại nhà theo nội dung đã chỉ đạo vào hồi cuối tháng 1 vừa qua.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://dantri.com.vn/xa-hoi/h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:59:00 03-04-2022

    "Biến chủng mới" XE: Đã xuất hiện từ tháng 1, vẫn là Omicron

    Tuyên bố mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về XE - một kiểu biến chủng phụ của Omicron - được tạo ra dựa trên sự tái tổ hợp 2 chủng phổ biến là BA.1 và BA.2 đã gây chú ý và lập tức nó được quan tâm như một biến chủng mới, nhất là sau khi tuyên bố của WHO cho hay khả năng lây truyền của XE cao hơn BA.2 10%.

    Tuy nhiên, theo Cục An ninh Y tế Vương Quốc Anh (UKHSCA), XE thật ra đã xuất hiện từ ngày 19-1 và từ đó cho đến ngày 2-3, có 637 trường hợp mới được báo cáo ở Anh.

    NDTV cho hay Vương Quốc Anh đã trải qua mức tăng kỷ lục về số ca mắc Covid-19 trong những ngày qua. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, cứ 13 người thì có 1 người nhiễm virus trong tuần lễ trước ngày 27-3. Tuy nhiên, XE được tìm thấy trong ít hơn 1% tổng số trường hợp được giải trình tự.

    Theo WHO, XE vẫn được coi là thuộc về Omicron ít nhất là cho đến khi tìm thấy sự khác biệt đáng kể về đặc điểm lây truyền và bệnh tật.

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn khối Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM) phân tích rằng lý do WHO bàn đến XE là vì nhận thấy nó có thể lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, tuyên bố cũng cho rằng cần xem xét thêm, bởi ngay cả việc lây lan nhanh hơn này cũng chưa chắc.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://nld.com.vn/suc-khoe/bi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:58:00 03-04-2022

    Rối loạn tâm thần tăng nhanh sau dịch Covid-19: Dấu hiệu cần khám sớm

    Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần là vấn đề đã được nói đến và cảnh báo.

    Thời gần đây bác sĩ tiếp nhận rất nhiều trường hợp rối loạn trầm cảm. Đa phần các trường hợp bệnh nhân phải nhà quá lâu, môi trường sống đột ngột thay đổi, mất việc làm, áp lực cuộc sống... đã khiến cho không ít người dẫn đến trầm cảm.

    Mới đây, PGS.TS. BS Hồng Thu tiếp nhận trường hợp của nữ bệnh nhân tại Hà Nội (20 tuổi) bị rối loạn trầm cảm lo âu khá nghiêm trọng tới khám.

    Bệnh nhân tâm sự sau khi mắc Covid-19 đã khỏi luôn cảm thấy chán nản, bi quan tiêu cực, mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần, không có động lực, dễ nổi nóng, nói lời khó nghe với người khác dù bản thân không có ý đó.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://soha.vn/roi-loan-tam-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:01:00 03-04-2022

    F0 khỏi bệnh sau bao lâu thì có thể hiến máu?

    Sau tiêm phòng vaccine COVID-19, nếu sức khỏe ổn định thì có thể hiến máu sau 7 ngày với các loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt; sau 1 tháng với các loại vaccine sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vaccine đã được tiêm và sau 6 tháng với người tham gia thử nghiệm vaccine. Những người đã mắc Covid-19 khỏi thì sau 10 ngày có thể hiến máu được.

    Các trường hợp mắc COVID-19 (F0) có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: âm tính với virus SARS-CoV-2 (phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy…).

    Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA cũng không khuyến cáo phải xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người hiến máu.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/f0-khoi-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:25:00 03-04-2022

    Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm những loại vaccine phòng COVID-19 nào?

    Hiện có 2 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế đưa vào danh sách vaccine tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi gồm:

    Vaccine Pfizer dành cho người từ 5 đến dưới 12 tuổi: Do công ty Pfizer Manufacturing Belgium NV (Bỉ);  BioNTech Manufacturing GmbH (Đức); Pharmacia and Upjohn Company LLC (Hoa Kỳ); Hospira Incorporated (Hoa Kỳ) sản xuất.

    Vaccine này được tiêm bắp, liều 0,2 ml; tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần.

    Vaccine này được bảo quản âm sâu từ  -90 độ C đến -60 độ C, hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Vaccine Moderna dành cho người từ 6 đến dưới 12 tuổi:  

    Vaccine này được tiêm bắp, liều 0,25ml; tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần.

    Vaccine này được bảo quản từ -25 độ C đến -15 độ C; hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://baotintuc.vn/covid19/t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:51:00 03-04-2022

    Rối loạn tâm thần tăng nhanh sau dịch Covid-19: Dấu hiệu cần khám sớm

    Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần là vấn đề đã được nói đến và cảnh báo.

    Thời gần đây bác sĩ tiếp nhận rất nhiều trường hợp rối loạn trầm cảm. Đa phần các trường hợp bệnh nhân phải nhà quá lâu, môi trường sống đột ngột thay đổi, mất việc làm, áp lực cuộc sống... đã khiến cho không ít người dẫn đến trầm cảm.

    Mới đây, PGS.TS. BS Hồng Thu tiếp nhận trường hợp của nữ bệnh nhân tại Hà Nội (20 tuổi) bị rối loạn trầm cảm lo âu khá nghiêm trọng tới khám.

    Bệnh nhân tâm sự sau khi mắc Covid-19 đã khỏi luôn cảm thấy chán nản, bi quan tiêu cực, mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần, không có động lực, dễ nổi nóng, nói lời khó nghe với người khác dù bản thân không có ý đó.

    Hiện nay, rất nhiều người có vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần nhưng không hề hay biết, đi khám nhiều nơi, chụp chiếu và xét nghiệm nhiều thứ, uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi bệnh. Đến khi phát hiện ra vấn đề mình gặp phải thì đã quá muộn, thậm chí là gây ra hậu quả.

    Để điều trị trầm cảm, điều quan trọng nhất chính là từ phía người bệnh. Người bệnh phải chấp nhận mình đang có bệnh và phải tuân thủ điều trị cùng bác sĩ.

    Bác sĩ Hồng Thu khuyến cáo: "Dù trong bối cảnh dịch bệnh hay không, người dân khi xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, bồn chồn, mất phương hướng, kèm theo đó là một số vấn đề như" đau mỏi cơ, ợ hơi, trào ngược, nhói tim…cần nghĩ ngay đến bệnh lý tâm thần và đi khám sớm".

    Bác sĩ Thu cho hay, Covid-19 ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của tất cả mọi người, vì vậy khi có một vài biểu hiện nên đi khám. Ví dụ, một vài chức năng như: ăn uống, ngủ, nghỉ… không còn được bình thường, như:

    - Khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, ngủ hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi…

    - Trạng thái hay gặp nhất đó là mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.

    - Cảm xúc thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

    - Trạng thái thứ 4 cũng rất hay gặp là sự lo lắng thái quá, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://soha.vn/roi-loan-tam-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:48:00 03-04-2022

    TP.HCM còn hơn 3.000 người trên 65 tuổi, có bệnh nền chưa tiêm vắc xin COVID-19

     Sau chiến dịch 'đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng', TP.HCM đã tiếp cận được 4.299 người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ban chỉ đạo các phường, xã vận động, thuyết phục và đã tiêm cho 1.261 người.

    Như vậy, tại TP.HCM vẫn còn hơn 3.000 người trên 65 tuổi, có bệnh nền nhưng chưa tiêm vắc xin COVID-19.

    Theo Sở Y tế TP.HCM, trước đó, từ ngày 8-3 đến 31-3, TP.HCM đã triển khai đợt cao điểm của chiến dịch "Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" nhằm tập trung nguồn lực và chủ động chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ cao (người trên 65 tuổi kèm bệnh nền), góp phần giảm thấp hơn nữa tỉ lệ tử vong do COVID-19.

    Trọng tâm của đợt cao điểm lần này là cập nhật danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao để can thiệp hỗ trợ, kết quả đã phát hiện thêm 164.053 người đang sinh sống trên địa bàn TP thuộc nhóm nguy cơ cao cần được chăm sóc và quản lý.

    Tính từ lúc triển khai chiến dịch đến nay, từ ngày 8-12-2021 đến 31-3-2022, TP đã phát hiện 440.497 người thuộc nhóm nguy cơ cao và đã lập danh sách và chăm sóc, quản lý. Trong đó, đã xét nghiệm cho 344.907 người nguy cơ cao và phát hiện 5.953 trường hợp dương tính với COVID-19.

    Qua đó, 48% người thuộc nhóm nguy cơ cao đã được cấp phát thuốc từ Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ, các trường hợp còn lại đã được bác sĩ kê đơn và mua thuốc kháng virus tại các nhà thuốc.

    Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 5.287 người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, hiện còn 570 người đang cách ly điều trị và 96 trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/tp-hcm-con-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:06:00 02-04-2022

    Khỏi Covid-19 2 tuần vẫn mệt mỏi, nhớ nhớ quên quên

    "Bình thường tôi hay tắm sau khi đã ăn tối, dọn dẹp nhà cửa xong. Từ ngày bị ốm, tôi không dám tắm muộn nhưng cứ 10 ngày thì có đến 2 ngày tắm xong là đánh răng luôn dù chưa ăn tối. Không chỉ hay quên, người tôi lúc nào cũng mệt. Buồn ngủ nhưng nằm xuống là mắt lại thao láo", chị H. buồn rầu nói.

    Người phụ nữ trẻ này đã đến viện khám và được chẩn đoán mắc hội chứng 'sương mù não' hậu Covid-19. Chị lo sợ một ngày cất lược trong tủ lạnh, chưa ăn tối đã đi đánh răng… xảy ra thường xuyên hơn, mất ngủ nhiều hơn thì không biết sẽ bị kịch đến như thế nào? Liệu tình trạng này có hết hay không?.

    TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang,Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng sương mù não là do thiếu chất dinh dưỡng, quá tải đường, thiếu ngủ và căng thẳng, tất cả đều làm cạn kiệt mức năng lượng. Hoạt động của não bộ phụ thuộc vào hàm lượng ổn định các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo thiết yếu, glucose, cùng với việc nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ.

    Tuy nhiên, TS, lương y Phùng Tuấn Giang cũng nhấn mạnh, 'sương mù não' là một tình trạng có thể khắc phục được. Bắt đầu bằng việc giải quyết các vấn đề cơ bản, bao gồm chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng, giấc ngủ và mức độ hoạt động thể chất.

    Cụ thể, Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết nên cắt giảm thực phẩm đóng gói và chế biến có chứa nhiều đường, cùng với nhiều thành phần nhân tạo và có hại khác là bước đầu tiên để khắc phục tình trạng sương mù não.

    Rau củ quả còn chứa đầy chất chống oxy hóa, vitamin chống lại stress oxy hóa và tổn thương não. Các thực phẩm chống oxy hóa có chứa flavonoid cho thấy hứa hẹn trong việc kiểm soát các triệu chứng của các chứng rối loạn lo âu, bệnh tâm thần kinh và thoái hóa thần kinh.

    Ngoài trái cây, rau củ quả ra, người mắc hội chứng sương mù não cũng nên cung cấp đủ protein và chất béo lành mạnh

    Bởi theo TS, lương y Phùng Tuấn Giang, cơ thể cần một nguồn cung cấp ổn định các axit amin và axit béo thiết yếu để tạo ra tất cả các chất hóa học trong não để trí não, suy nghĩ rõ ràng, minh mẫn.

    "Nên cung cấp 20% ​​đến 30% protein từ các nguồn chất lượng (thịt, cá, trứng… hữu cơ, nuôi thả tự nhiên) và khoảng 30% - 40% chất béo lành mạnh (dầu dừa, dầu ô liu, các loại hạt dinh dưỡng). Như vậy, sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm", TS. lương y Phùng Tuấn Giang cho hay.

    Điều tối quan trọng, theo lương y là người bệnh cần kiểm soát căng thẳng. Mức độ căng thẳng cao làm tăng sản xuất cortisol, hormone này có các tác dụng phụ bao gồm cảm giác mệt mỏi, tăng cân, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn chức năng tình dục, mất ngủ, trầm cảm và lo lắng hơn nữa.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:04:00 02-04-2022

    Những việc người dân cần làm để được cấp hộ chiếu vắc xin

    Ngày 30/3, Bộ Y tế đã thực hiện cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho hơn 1.000 đối tượng tiêm tại Bệnh viện Bạch Mai, trong tuần tới, sẽ thực hiện cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân.

    Trả lời câu hỏi của người dân về việc đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhưng hiện vẫn chưa có thông tin trên hệ thống, ông Hùng cho hay: "Người dân cần gửi phản ánh lên hệ thống tiêm chủng quốc gia để được cập nhật dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Nếu không có dữ liệu trên hệ thống, sẽ không được cấp hộ chiếu vắc xin".

    Nếu mất giấy xác nhận tiêm chủng nhưng trên hệ thống đã được cập nhật thông tin thì không ảnh hưởng gì đến việc cấp hộ chiếu vắc xin. Vì vậy người dân không cần làm thủ tục gì để được cấp hộ chiếu vắc xin.

    Ông Hùng thông tin thêm, Bộ Y tế hiện đang phối hợp với các đơn vị xây dựng trang thông tin cho phép người dân tra cứu hộ chiếu vắc xin và sẽ công bố trong tuần tới. Người dân có thể in ra giấy để sử dụng. Như vậy những người không sử dụng điện thoại thông minh vẫn có thể được cấp hộ chiếu vắc xin.

    Bên cạnh đó các cơ sở tiêm chủng sẽ có trách nhiệm ký chứng nhận các mũi tiêm do cơ sở thực hiện tiêm. Cục Y tế dự phòng thực hiện ký số tập trung gộp các mũi tiêm và người dân sẽ nhận được mã QR mà không phải làm gì thêm. Do đó người dân không cần lo lắng về việc đã tiêm 3 mũi vắc xin phòng COVID-19, đã được cập nhật đầy đủ trên hệ thống tiêm chủng quốc gia, nhưng do 2 cơ sở tiêm chủng khác nhau thì có được cấp hộ chiếu vắc xin hay không.

    Hiện nay còn khoảng gần 80 triệu mũi tiêm vắc xin phòng COVID-19 sai thông tin về căn cước công dân hoặc chưa được nhập lên hệ thống, mới đây Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố đề nghị chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với công an tỉnh để rà soát, xác minh và nhập bổ sung các thông tin.

    Qua rà soát, kiểm tra hiện nay việc này các tỉnh chưa thực hiện xong, do vậy những người dân sai thông tin sẽ không cấp được hộ chiếu vắc xin. Hệ thống chỉ cấp hộ chiếu vắc xin cho những người dân được xác thực thông tin đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tienphong.vn/nhung-vie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ