Trả lời câu hỏi về nguyên nhân số F0 tăng cao cũng như dự báo diễn biến dịch năm 2022 tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 3/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết số ca mắc mới tăng cao hiện nay do nhiều nguyên nhân như tốc độ lây lan của chủng Omicron gấp 5 lần chủng cũ và gấp 2 lần chủng Delta.
Về dự báo kịch bản dịch bệnh trong thời gian tới sẽ ra sao khi số lượng F0 đang tăng mạnh, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết trong báo cáo ngày 14/2, WHO đã nhận định thời điểm này còn quá sớm để coi COVID-19 là bệnh cúm mùa .
Mỗi gia đình chỉ nên test 2-3 ngày/lần
Tuy vậy, theo ông Tuyên, người dân cũng không nên quá lo lắng vì Việt Nam hiện đang đứng top 10 thế giới, top 5 châu Á và top 2 Đông Nam Á về tỷ lệ tiêm và độ phủ vaccine.
Về thuốc điều trị, ông Tuyên cho biết ngày 17/2, Cục Quản lý dược đã cấp giấy phép cho 3 loại thuốc Monulpiravir đưa vào điều trị. Bộ Y tế cũng đã làm việc với Pfizer để đưa một số loại thuốc đã được thế giới cấp phép vào điều trị.
Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi liên quan đến phản ánh của người dân về việc kit test xét nghiệm khan hàng, tăng giá liên tục, ông Tuyên cho rằng khi xuất hiện chủng Omicron tốc độ lây lan nhanh, nhu cầu người dân tăng lên khiến nguồn cung không đáp ứng kịp. Bộ Y tế đã nắm được tình hình và họp bàn giải pháp với các bộ liên quan để đưa ra các giải pháp bình ổn.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng để tránh tăng giá kit test, ý thức người dân rất quan trọng, đó là chỉ mua khi cần, không nên mua dự trữ, dùng đến đâu mua đến đó. "Mỗi gia đình chỉ cần test 2-3 ngày/lần vì chủng Omicron chu kỳ lây là 2-3 ngày," ông Tuyên nói.
Liên quan đến việc công bố số F0 hằng ngày, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, việc công bố bao nhiêu ca, thời điểm nào đều báo cáo và phải được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cho phép. Hiện nay, việc thống kê số F0 vẫn phải làm bình thường vì phục vụ cho công tác dự báo, dự đoán và các biện pháp phòng chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 3/3, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19 ". Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí lâm sàng đối với trẻ là F0 điều trị tại nhà ; những thuốc, vật dụng... gia đình cần chuẩn bị như sau:
3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà
Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết thông tin trên tại cuộc họp cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 vào chiều ngày 3-3. Theo bà Mai, ngành y tế của TP HCM đang theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
UBND TP HCM cũng đã đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong 2 tuần tới TP sẽ vượt qua đỉnh dịch Covid-19. Với chỉ tiêu này, các UBND quận, huyện và TP Thủ Đức, các xã, phường, thị trấn phải thực hiện nghiêm việc đánh giá cấp độ dịch tại địa phương và khắc phục ngay điểm yếu trong các hoạt động phòng chống dịch.
Cùng với đó, các địa phương phải thực hiện đúng quy định về đóng, mở các hoạt động, sự kiện theo hướng dẫn, để có thể kiểm soát và phấn đấu từ vùng vàng, vùng cam thành vùng xanh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Sở Y tế, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tăng cao. Để tránh việc mua, bán thuốc điều trị Covid-19 không có nguồn gốc xuất xứ, không đúng quy định về bán thuốc theo đơn, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý nhằm trục lợi, Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các phòng khám, nhà thuốc trên địa bàn và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị Covid-19 đúng quy định.
Cùng với đó, tăng cường tập huấn cho các phòng khám, nhà thuốc trên địa bàn các quy định về kê đơn, bán thuốc theo quy định và tăng cường kiểm tra giám sát việc kinh doanh các thuốc điều trị Covid-19 tại các nhà thuốc trên địa bàn.
Ngoài ra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi kinh doanh các loại thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc có nghi ngờ về chất lượng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý...
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 2/3 đến 18h ngày 3/3, Hà Nội ghi nhận 18.661 ca F0, trong đó có 6.418 ca tại cộng đồng; 12.243 ca đã cách ly.
Bệnh nhân phân bố tại 525 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên có 987 ca; Sóc Sơn có 958 ca; Hoài Đức có 936 ca; Hoàng Mai có 922 ca; Đông Anh có 918 ca; Nam Từ Liêm có 904 ca. Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 đến nay) là 322.222 ca.
Số ca F0 đang tăng nhanh trên địa bàn Hà Nội, trong đó có không ít ca tái nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo những người từng mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm với biến chủng Omicron và nguy cơ này đang gia tăng trên toàn cầu và thực tế này cũng đang diễn ra tại Hà Nội.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước tình hình F0 tăng cao, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3-3, ông Đỗ Xuân Tuyên, thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết chủng mới Omicron có tốc độ lây nhiễm tăng gấp 2 lần so với Delta, gấp 5 lần so với chủng cũ.
Hiện nay, Việt Nam đã đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin khá cao, mũi 2 đạt 98%, trẻ em 12-17 tuổi đạt 98% với mũi 1, 96% với mũi 2, đứng thứ 10 thế giới, thứ 5 châu Á về tốc độ bao phủ vắc xin.
Do đó, một bộ phận người dân có tư tưởng chủ quan. Việc chuyển hướng sang thích ứng an toàn cũng khiến F0 tăng cao. Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng trong thời gian tới cần thận trọng hơn nhưng chưa phải quá lo lắng về tình hình dịch bệnh. Nhiều quan điểm cho rằng nên coi COVID-19 là bệnh cúm mùa, nhưng WHO chưa xác nhận quan điểm này.
Việt Nam cũng đã nghiên cứu cấp phép thuốc điều trị, cũng như làm việc với Pfizer đưa những thuốc đã được công nhận vào Việt Nam.
"Chúng ta cũng đã bước đầu có kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch và cơ bản đã nghiên cứu, nắm được về con virus này nhưng không quá chủ quan", thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Quy định trên được nêu ra trong công điện của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố ngày 3/3. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết.
Đặc biệt, các địa phương cần ngăn chặn những hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh mà tăng giá bán giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 bất hợp lý. Khi phát hiện cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Các địa phương cũng cần chỉ đạo Sở Y tế giao nhiệm vụ cho các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, đại lý bán lẻ thực hiện niêm yết giá bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 và đảm bảo chất lượng cung ứng sản phẩm này đến người dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 3/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM (Ban Chỉ đạo) đã họp giao ban với các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức.
Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, tuần qua, đa số các quận huyện đều có số ca mắc mới tăng gần gấp đôi so với tuần trước. Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch từ ngày 21 đến 27/2, TP.HCM có 222 phường, xã đạt cấp 1 (vùng xanh); 77 phường, xã cấp 2 (vùng vàng) và 13 địa phương tăng lên cấp độ 3 (vùng cam). Trong khi tuần trước đó chỉ có 1 địa phương đạt cấp độ 3.
Qua đó, ông Thượng cũng đề nghị các vùng cấp độ 3 xem xét lại các hoạt động quán bar, karaoke, khiêu vũ...theo quyết định 3900 của UBND TP, nếu cơ sở nào không tuân thủ sẽ bị phạt theo quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 3-3, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi phòng y tế các quận huyện, TP Thủ Đức và Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm về tăng cường các biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19 .
Sở này cho biết tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị COVID-19 sẽ tăng cao.
Do đó, các đơn vị trên phải tăng cường quản lý để tránh việc mua, bán thuốc điều trị COVID-19 không có nguồn gốc xuất xứ, không đúng quy định về bán thuốc theo đơn, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý nhằm trục lợi.
Sở Y tế đề nghị phòng y tế quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các phòng khám, nhà thuốc trên địa bàn và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19 đúng quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bệnh nhân phân bố tại 525 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (987), Sóc Sơn (958), Hoài Đức (936), Hoàng Mai (922), Đông Anh (918), Nam Từ Liêm (904).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 322.222 ca.
Để đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 , bảo vệ sức khỏe cộng đồng, TP. Hà Nội đề nghị người dân trên địa bàn:
Khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 hoặc liên hệ CDC Hà Nội (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.
Khai báo y tế hằng ngày trên ứng dụng PC-COVID, nhất là những người có biểu hiện ho, sốt để góp phần giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện, phân loại những ca F0 trong cộng đồng, nhằm chặn đứng, khóa chặt nguồn lây nhiễm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (18.661), Nghệ An (6.152), Bắc Ninh (5.648), Quảng Ninh (3.956), Nam Định (3.801), Sơn La (3.751), Hưng Yên (3.497), Lạng Sơn (3.250), Phú Thọ (3.168), TP. Hồ Chí Minh (3.126), Vĩnh Phúc (2.835), Thái Nguyên (2.793), Bắc Giang (2.673), Hòa Bình (2.610), Hải Phòng (2.581), Đắk Lắk (2.480), Lào Cai (2.414), Ninh Bình (2.364), Hải Dương (2.360), Yên Bái (2.358), Quảng Bình (2.335), Bình Dương (2.282), Tuyên Quang (2.269), Hà Giang (2.178), Thái Bình (2.131), Khánh Hòa (1.977), Bình Phước (1.948), Điện Biên (1.843), Cao Bằng (1.838), Cà Mau (1.708), Hà Nam (1.645), Đà Nẵng (1.465), Bình Định (1.450), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.321), Thanh Hóa (1.056), Gia Lai (1.002), Quảng Trị (995), Lâm Đồng (983), Đắk Nông (836), Phú Yên (835), Hà Tĩnh (828), Bến Tre (817), Tây Ninh (691), Bắc Kạn (537), Bình Thuận (486), Quảng Ngãi (453), Thừa Thiên Huế (351), Quảng Nam (346), Vĩnh Long (293), Bạc Liêu (260), Đồng Nai (237), Kon Tum (193), Long An (165), Cần Thơ (147), Kiên Giang (101), Trà Vinh (83), An Giang (55), Đồng Tháp (47), Ninh Thuận (36), Sóc Trăng (35), Tiền Giang (29), Hậu Giang (15).
Ngày 3/3, Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 29.360 ca và Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 28.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lai Châu (1.151), Bắc Kạn (687), Đắk Nông (555). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (3.547), Nghệ An (1.823), Bình Dương (1.249).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 3.885.631 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 39.335 ca nhiễm).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 3-3, Bộ Y tế cho biết căn cứ vào kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý dược đồng ý cập nhật hạn dùng của vắc-xin Covid-19 Spikevax (tên khác: vắc-xin Covid-19 Moderna ).
Theo đó hạn dùng của vắc-xin Moderna được tăng từ 7 tháng lên 9 tháng (kể từ ngày sản xuất) ở điều kiện bảo quản -25 độ C đến -15 độ C đối với các cơ sở sản xuất vắc-xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
ại Bệnh viện Nhi đồng 1, số trẻ mắc Covid-19 nhập viện đã cao gấp 2 - 3 lần nhưng chủ yếu là bệnh nhẹ, rất hiếm gặp trường hợp nặng, nguy kịch.
Cùng với đó, số ca tái nhiễm và người tiêm đủ liều vắc xin nhiễm Covid-19 trong thời gian này cũng gặp nhiều hơn.
Theo ông Nguyên: "Trước đây với biến chủng Delta thì ít hơn. Điều này tương quan với biến chủng Omicron làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine, do đó số ca nhiễm mới, tái nhiễm đều có xu hướng tăng...".
Mặc dù biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế nhưng theo ông Nguyên nhận định, biến chủng mới này "trốn" test nhanh là không đúng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Còn 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi dưới 90%
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 3/3 cho biết cả nước đã tiêm gần 195,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 2/3, cả nước tiêm 364.379 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.317.396 liều, trong đó mũi 1: 70.650.294 liều; Mũi 2: 68.811.055 liều ; Mũi bổ sung: 14.000.910 liều; Mũi 3: 24.855.137 liều.
Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn lại duy nhất 1 tỉnh có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Về số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.991.176 liều, trong đó mũi 1: 8.730.834 liều; Mũi 2: 8.260.342 liều.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022 tổ chức ngày 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng chống dịch đã được tổng kết.
Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện dự thảo chương trình phòng chống dịch bảo đảm sát tình hình để sớm trình ban hành trong tuần này.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 70 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3; 55 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2 và 79 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1.
Từ sáng 2/3 đến 3/3, toàn tỉnh đã phát hiện 3.751 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 . Luỹ kế từ ngày 1/1 đến 3/3, Sơn La ghi nhận 35.632 ca mắc COVID-19 . Trong đó có 13.094 ca khỏi bệnh, 7 ca tử vong và 22.532 ca đang điều trị.
Hiện toàn tỉnh có 15.167 người đang theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.
Tình hình lây nhiễm COVID-19 trong Trại tạm giam và cơ sở giam giữ thuộc Công an tỉnh Sơn La: 949 phạm nhân và 41 can phạm nhân.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản số 763/UBND-VX, về việc đẩy nhanh việc tiêm bổ sung vaccine Vero cell phòng Covid-19. Theo đó, tính đến ngày 28/2/2022, số vaccine Vero cell còn tồn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai là gần 37.000.
Tỉnh Lào Cai cho biết, đến hết tháng 2/2022, tỉnh này có gần 24.000 người đủ điều kiện tiêm vaccine nhưng chưa được tiêm, trong đó điển hình là tại Sa Pa, huyện Bảo Yên, huyện Mường Khương, huyện Văn Bàn, Si Ma Cai...
Để đảm bảo về thời gian và diện bao phủ vaccine theo chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời nhằm chuẩn bị tốt chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5 -11 tuổi, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện việc tăng cường quản lý, bảo vệ tối đa các đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai…).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Liên quan đến bài "Giá kit test "nhảy múa": Có trục lợi?" đăng trên Báo SGGP ngày 3-3, cùng ngày, ông Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế Bình Phước cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu mua kit test Covid-19 của người dân tăng cao, để đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của nhân dân, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các lực lương chức năng và Sở Y tế tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng kit test Covid-19 trên thị trường đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhãn mác lưu thông trên thị trường.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước đã yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các đơn vị: Quản lý thị trường tỉnh, các sở: Y tế, Tài chính, Công thương, Công an và UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo triển khai ngay công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm đối với các mặt hàng vật tư, trang thiết bi y tế, bộ kit test Covid-19… tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bước đầu, qua kiểm tra của ngành y tế, quản lý thị trường tại tỉnh Bình Phước chưa phát hiện trường hợp giá kit test Covid-19 tăng đột biến. Hiện nay giá bán lẻ kit test Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dao động từ 59.000 đồng đến 95.000 đồng/bộ tùy từng nước sản xuất.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong những ngày qua, tỉnh Yên Bái đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 liên tiếp tăng kỷ lục. Đơn cử, từ ngày 27/2 đến ngày 2/3, tỉnh này ghi nhận số ca mắc tăng liên tục từ 1.994 ca mắc (ngày 27/2), 1.998 ca mắc (ngày 28/2), 2.118 ca mắc (ngày 1/3), 2.293 ca mắc (ngày 2/3).
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, ngày 3/3, ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - đã có văn bản hỏa tốc gửi các địa phương trong tỉnh, yêu cầu chậm nhất 10 ngày phấn đấu hạ cấp độ dịch (mức độ dịch cấp 4 xuống cấp 3; cấp 3 xuống cấp 2 và cấp 2 xuống cấp 1), hướng tới mục tiêu đưa tỉnh Yên Bái trở về tỉnh "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19.
Yên Bái yêu cầu ban chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương khẩn trương hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho những người đã đến lịch tiêm, tuyệt đối không được để sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 2/3, cả nước lần đầu ghi nhận 110.301 ca, đứng đầu là Hà Nội với 15.114 ca và 24 tỉnh, thành có số ca từ trên 2.000 - gần 5.000 ca, trong đó có 114 ca tử vong vì COVID-19 và 3.949 ca bệnh nặng.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 97 ca. Tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.452 ca, chiếm tỉ lệ 1,1% so với tổng số ca nhiễm.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trình video test dương tính để mua thuốc
Những ngày qua, số ca mắc Covid-19 tại TP Hà Nội liên tục tăng cao. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết từ 18 giờ ngày 1-3 đến 18 giờ ngày 2-3, TP Hà Nội ghi nhận 15.114 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 5.476 ca cộng đồng, 9.638 ca đã cách ly.
Chị Đặng Bích Diệp (ngụ quận Hoàng Mai) cho biết mẹ chị 72 tuổi bị mắc Covid-19 và có nhiều bệnh nền như: đái tháo đường, tim mạch, huyết áp nên phải uống thuốc kháng virus sớm. Khi chị ra phường thông báo để nhận thuốc miễn phí, nhân viên y tế báo thuốc không còn nên chị phải chạy ra nhà thuốc mua. Vì yêu cầu phải có đơn thuốc của bác sĩ mà mẹ chị lại đang là F0 nên chị Diệp nhờ một bác sĩ kê đơn, chụp lại ảnh rồi gửi cho chị.
"Dù có đơn thuốc của bác sĩ nhưng do là đơn thuốc chụp ảnh, không phải viết tay nên giải thích mãi nhân viên nhà thuốc mới đồng ý bán thuốc cho. Sau khi dùng thuốc, hiện sức khỏe của mẹ tôi đã ổn định" - chị Diệp cho biết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thủ tục mua vaccine phòng COVID-19 Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi cơ bản đã thống nhất
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang thúc đẩy các thủ tục để dự kiến trong tháng 3 sớm hoàn thành việc ký hợp đồng với hãng Pfizer mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Hiện nay chúng ta cơ bản đã thống nhất, chỉ còn là thủ tục. Dự kiến trong quý 1/2022, 7 triệu liều vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ về Việt Nam. 14,9 triệu liều còn lại được giao trong quý 2. Bộ Y tế sẽ sớm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine phù hợp.
Trước đó, tại phiên giải trình "Dạy học trong bối cảnh COVID-19" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết thủ tục mua vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi cơ bản đã hoàn tất.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chị N.T.N. (ngụ quận 1, TP.HCM) lần đầu mắc COVID-19 là trước Tết Nguyên đán, sau đó chị điều trị và cách ly tại nhà 7 ngày thì khỏi bệnh, xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Sau kỳ nghỉ Tết, chị trở lại công việc khi cơ quan và hàng xóm có khá nhiều ca dương tính. Do mới mắc COVID-19 cộng thêm bản thân đã tiêm 3 mũi vaccine nên chị yên tâm không mắc lại. Song kết quả là chị vẫn tái dương tính nCoV sau hơn một tháng khỏi bệnh.
"Tôi mới mắc COVID-19 trước Tết mà giờ lại nhiễm. Cứ nghĩ bị rồi có kháng thể mạnh, còn tiêm vaccine thì dễ gì mắc lại. Vậy mà mấy ngày nay tôi rất mệt, sốt do trước đó tôi tiếp xúc F0. Test nhanh nhận kết quả dương tính nCoV", chị N. nói.
Tương tự, anh T.T.H. (37 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) mắc COVID-19 hồi tháng 11/2021 và đã hoàn toàn bình phục, có chứng nhận hoàn thành cách ly, xét nghiệm âm tính của Trạm y tế phường. Nghĩ bản thân đã tiêm vaccine lại là cựu F0 nên sẽ "bất tử". Nào ngờ, anh lại tái nhiễm COVID-19 sau một cuộc đi ăn uống với bạn bè vào đầu tuần trước.
"Tôi mắc COVID-19 cách đây 3 tháng rồi, nhưng giờ nhiễm lại, tôi cũng không ngờ tái nhiễm nhanh vậy, nhưng tôi nghĩ lần này sẽ nhẹ hơn lần trước do tôi đã tiêm đủ mũi vaccine", anh H. nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 2/3, theo Sở Y tế Hà Nội, thành phố ghi nhận hơn 15.000 ca mắc COVID-19. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phòng, chống dịch, con số này chưa phản ánh chính xác thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn, bởi nhiều người dân hiện có tâm lý không khai báo khi mắc bệnh bởi nhiều thủ tục liên quan. Hiện nay, thủ tục khai báo, xác nhận là F0, xác nhận khỏi bệnh ở nhiều nơi thực hiện rất khác nhau. Nhiều xã, phường yêu cầu phải ra trực tiếp trạm y tế, nhiều nơi chỉ cần thực hiện qua mạng xã hội.
Trao đổi với phóng viên, bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, cho biết, quận đã áp dụng khai báo, xác nhận trực tuyến từ rất lâu. Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hoà cho biết, hiện quận cũng áp dụng triệt để công nghệ thông tin để bù đắp những "hao hụt về mặt nhân sự khi nhân viên y tế mắc COVID-19". Theo ông Hoà, phải triệt để áp dụng công nghệ để "người dân đỡ khổ và chính quyền cũng đỡ khổ".
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bắt đầu từ ngày 3/3, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu phải chuyển sang học trực tuyến do có nhiều trường hợp giáo viên và học sinh mắc Covid-19.
Bà Đỗ Ái Lam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu cho biết: UBND thành phố đã có công văn về việc cho phép một số trường chuyển sang dạy học trực tuyến, gồm trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm, Tiểu học Trần Phú, THCS Trần Huỳnh, THCS Võ Thị Sáu. Riêng trường Mầm non Hoa Sen tạm dừng tiếp nhận trẻ. Thời gian thực hiện từ hôm nay 3/3/2022 đến khi có thông báo mới.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trong tuần qua, tình hình dịch Covid-19 trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Số ca mắc mới không ngừng gia tăng nhanh chóng tại các địa phương. Đặc biệt, ngày 2/3, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam vượt ngưỡng 100.000 người. Theo Bộ Y tế, tổng số ca nhiễm cả nước hiện tại hơn 3,7 triệu ca, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nhận định: "Số ca mắc Covid-19 sẽ phải tăng rồi mới giảm. Số người nhiễm nCoV chưa thể giảm được trong vài tuần tới".
Theo chuyên gia này, việc bùng phát dịch có thể do biến chủng Omicron đã lây lan quá nhanh trong cộng đồng cùng với sau Tết lượng người đi lại, giao lưu lớn. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là một bộ phận người dân chấp hành các quy định về cách ly, phòng dịch không nghiêm.
Tuy nhiên, BS Trương Hữu Khanh (nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), lại nhận định chúng ta đã tiêm đủ vaccine, việc quan trọng trong giai đoạn hiện nay là đánh giá tỷ lệ người dân trong nước nhiễm biến chủng Omicron, chiếm bao nhiêu phần trăm để làm căn cứ bãi bỏ dần các quy định.
Ông nêu thực tế ở một số nước tiên tiến đã bỏ các quy định phòng chống dịch và "không làm gì hết" khi đánh giá tỷ lệ lây nhiễm Omicron khoảng 90%. Quan điểm của những nước này là chủng Omicron rất nhẹ, có thể để miễn dịch cộng đồng tự nhiên.
Vì thế, ở Việt Nam cũng cần xác định tỷ lệ này trên cả nước. Và khi chứng minh nhiễm biến chủng Omicron nhẹ nên để miễn dịch tự nhiên.
"Miễn dịch càng sớm thì càng mau chấm dứt dịch, chỉ cần bảo vệ nhóm người nguy cơ và tiêm chủng cho đủ", ông Khanh nói.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm Eurosurveillance, có 9 triệu chứng được cho là xuất hiện phổ biến ở những người nhiễm biến thể Omicron dù đã tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng Covid-19.
Cụ thể, 8 triệu chứng nhiễm biến thể Omicron gồm ho, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ, sốt, hắt hơi. Trong số này, ho, chảy nước mũi và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến nhất, trong khi sốt và hắt hơi ít phổ biến nhất.
Sau đó, các chuyên gia y tế công cộng bổ sung thêm triệu chứng buồn nôn vào danh sách các triệu chứng này ở những người đã tiêm phòng mà vẫn nhiễm biến thể Omicron.
Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng có 2 triệu chứng sớm báo hiệu nhiễm biến thể Omicron thậm chí trước khi có xét nghiệm dương tính. Đó là mệt mỏi và chóng mặt/ngất xỉu. Trong đó, tình trạng mệt mỏi là ở mức độ mệt nặng, có thể gây đau cơ thể do đau cơ cũng như đau đầu, thị lực giảm và mất cảm giác thèm ăn.
Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ. Theo WHO, các triệu chứng nổi bật do Omicron là: ho, mệt mỏi, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Mất vị giác và khứu giác có vẻ không phải là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân Omicron so với các biến thể trước đó.
Các dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 nếu có gồm:
- Ho
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 1/3, bé Nguyễn Quang Anh (3 tuổi), ở Kim Chung, Đông Anh (TP Hà Nội) được bác sĩ cho xuất viện sau 10 ngày điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Chị Trịnh Huyền Linh, mẹ của bé Quang Anh chia sẻ, cả gia đình chị có 8 người đều bị mắc Covid-19, riêng cháu Quang Anh có tiền sử bị viêm đường hô hấp trên nên khi dương tính với SARS-CoV-2, cháu có biểu hiện sốt cao gần 40 độ, co giật, lịm người.
Tại một phòng bệnh khác, bé Trịnh An Nhi (17 tháng tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng bị mắc Covid-19 và phải nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Chị Nguyễn Thị Nguyệt Quỳnh, mẹ của bệnh nhi cho hay, khi phát hiện bé bị dương tính, cháu có biểu hiện sốt cao liên tục, khó thở, thở rút lõm ngực, sốt mê man. Gia đình ngay lập tức đưa cháu vào BV Đa khoa Xanh Pôn và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. “Khi vào viện, cháu được theo dõi, điều trị, đến nay các triệu chứng đã đỡ, sức khỏe cháu đã ổn định hơn”- chị Nguyễn Thị Nguyệt Quỳnh nói.
Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, BS Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa được Bệnh viện giao cho 80 giường điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19, tuy nhiên hiện nay đã có khoảng hơn 100 bệnh nhi. Số lượng trẻ nhập viện rất đông, tăng đột biến từ trước đến nay. "Trước chỉ lẻ tẻ vài ca, đợt này số lượng bệnh nhi tăng nhanh. Có những ngày cao điểm là hơn 20 trẻ"- BS Nguyễn Thành Lê cho biết.
Cũng theo BS Lê, đa phần trẻ nhập viện là có triệu chứng sốt cao liên tục, kèm theo dấu hiệu li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp. Các bệnh nhi đều được phân ở tầng 2 cần sự can thiệp của y tế.
BS Lê cũng cho rằng, mặc dù tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 diễn biến nặng thấp hơn so với người lớn. Tuy nhiên, số lượng tăng nhanh nên số trẻ em diễn biến nặng cũng sẽ tăng, thường xảy ra ở trẻ có bệnh nền như thận, bệnh về huyết học, cơ địa béo phì. “Hầu hết các trẻ mắc Covid-19 những ngày đầu là sốt. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo cha mẹ hãy bình tĩnh, không nhất thiết phải đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức mà hãy làm theo các cách hướng dẫn của Bộ Y tế như sốt thì dùng hạ sốt. Theo dõi nếu trẻ có những dấu hiệu nặng thì cần đến ngay cơ sở y tế”- BS Lê khuyến cáo.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Nếu kit test nhanh cho hai vạch, bất kể màu đậm nhạt, bạn nên tự cách ly và theo dõi sức khỏe bởi bạn đã bị nhiễm bệnh. Theo TS Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Đại học Johns Hopkins, có nhiều nguyên nhân khiến vạch T bị mờ như tải lượng virus thấp, độ nhạy của kit…
Các chuyên gia cho rằng vạch T mờ có thể cho thấy tải lượng virus của bạn thấp. Thời điểm tải lượng virus đạt đỉnh cũng là lúc hai vạch đậm nhất (khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 8). Tại thời điểm ngày thứ 1 và 10, vạch T có thể mờ dần. Trong giai đoạn ủ bệnh và sau ngày thứ 14, kit test nhanh có thể chỉ còn một vạch C.
Song, họ cũng nhấn mạnh điều này không chính xác hoàn toàn và độ đậm nhạt bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Độ nhạy của test nhanh cũng không bằng rRT-PCR nên dễ xảy ra sai số. Chỉ test rRT-PCR mới xác định được chính xác tải lượng virus của một người.
Ngoài ra, trên các kết quả test nhanh, vạch mờ hay đậm không nói lên được người mắc đang bị bệnh nặng hay nhẹ. Đặc biệt, test nhanh âm tính chỉ mang ý nghĩa nguy cơ lây nhiễm của F0 thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi sức khỏe, đo SpO2 đủ 10 ngày.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: