Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam, ông Cho Han Deog và Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, bà Rana Flowers, đã trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trong hai năm qua.
Ông Cho Han Deog cho rằng, năm 2021 là một năm khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới do sự xuất hiện của các chủng virus mới với lây nhiễm nhanh đột biến.
Mặc dù vậy, với sự lãnh đạo của những người đứng đầu đất nước, năng lực của Chính phủ, sự hy sinh của đội ngũ nhân viên y tế và sự đồng lòng cố gắng của người dân, dịch bệnh đã được ngăn chặn hiệu quả.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, do đó cần coi trọng công tác phòng chống dịch, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "vui Xuân mới không quên nhiệm vụ mới". Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành đóng góp ý kiến để ngay sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng ban hành Chỉ thị về những nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết và quý I năm 2022.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, cần tiếp tục kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì tiếp tục thúc đẩy chiến dịch thần tốc tiêm chủng vaccine mùa Xuân. Kinh nghiệm cho thấy khi mũi 3 phát huy tác dụng thì việc mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế - xã hội rất an toàn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bệnh nhân phân bố tại 376 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (125); Đông Anh (103); Nam Từ Liêm (98); Đống Đa (95); Long Biên (88).
Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay Hà Nội có 142.851 ca bệnh.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 2/2, thành phố có 59.832 bệnh nhân đang điều trị cách ly, trong đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là 155 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 168 ca; các bệnh viện của Hà Nội là 2.507 ca; cơ sở thu dung thành phố 142 ca; cơ sở thu dung của các quận, huyện 1.168 ca; còn lại 55.696 ca điều trị tại nhà.
Về công tác tiêm chủng, trong ngày 2/2, Hà Nội đã triển khai tiêm cho 2.434 người. Như vậy, đến nay, thành phố đã tiêm được hơn 14,7 triệu mũi vaccine phòng COVID-19. Ngoài ra, thành phố cũng đã triển khai tiêm được 245.526 mũi bổ sung và 2.378.886 mũi nhắc lại.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 3/2 ghi nhận 2.738 ca Covid-19 trong 24 giờ qua; số bệnh nhân nặng, nguy kịch giảm.
Các ca nhiễm hôm nay phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai 125; Đông Anh 103; Nam Từ Liêm 98; Đống Đa 95, Long Biên 88.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ghi nhận đến ngày 2/2 Hà Nội có 638 ca nặng và nguy kịch, giảm 10,4% so với trung bình một tuần trước. Trong đó, bệnh nhân thở oxy qua gọng kính 524 ca, giảm 12,1%. Các bệnh nhân thở máy gồm: 23 bệnh nhân thở máy dòng cao (HFNC), giảm 32,1%; 31 bệnh nhân thở máy không xâm lấn, tăng 25,4% và 58 bệnh nhân thở máy xâm lấn, tăng 6,8%. Ngoài ra, 2 bệnh nhân lọc máu, không có ca chạy ECMO.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, cả nước thực hiện chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa xuân với hơn 782.000 liều tại 30 tỉnh, thành.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 3/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, 5 ngày qua có hơn 92.000 liều tiêm mũi hai; 339.000 liều mũi bổ sung; 311.000 liều mũi ba (liều nhắc lại).
Dịp Tết, trung bình mỗi ngày cả nước ghi nhận khoảng 12.200 ca mắc và 100 ca tử vong. So với tuần trước, số ca tử vong trong tuần giảm 22%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 15% và số ca nặng, nguy kịch giảm 22%.
Theo ông Long, dịch bệnh được kiểm soát trên cả nước. Số ca mắc mới, ca chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm. Việc giao thương, đi lại của người dân dịp Tết diễn ra thuận lợi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.094 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.093.947 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.889 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.977 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 408 ca
- Thở máy không xâm lấn: 94 ca
- Thở máy xâm lấn: 396 ca
- ECMO: 14 ca
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết, các triệu chứng thường gặp khi mắc COVID-19 là sốt, ho, hắt hơi, buồn nôn và nôn, đi lỏng…
Sốt chính là cơ thể đang chiến đấu với virus. Nếu sốt nhẹ, không quá ảnh hưởng đến cơ thể thì chưa cần hạ sốt. Ở những người miễn dịch kém (dùng thuốc ức chế miễn dịch) hầu như không sốt.
Hạ sốt dùng paracetamol, liều dùng tùy theo lứa tuổi. Về cơ bản thì paracetamol an toàn, nhưng với một số ít người thì paracetamol lại gây độc với gan và khi dùng nhiều có thể gây suy gan.
Nếu không dùng được paracetamol thì người mắc COVID-19 có thể dùng ibuprofen, hàm lượng 200 hoặc 400mg. Cũng như paracetamol, có vài chục loại tên thuốc khác nhau chứa thành phần ibuprofen.
Ngoài dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, người bệnh cần bù đủ nước và điện giải để cơ thể đỡ mệt mỏi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo BS Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội vẫn tăng cao, trong dịp Tết bác sĩ vẫn trực xuyên Tết để hỗ trợ các F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà.
BS Hoàng cho biết đa số mọi người đều không có triệu chứng, tuy nhiên khi có triệu chứng người bệnh cần hết sức lưu ý. BS Hoàng gợi ý các biện pháp điều trị triệu chứng cho F0.
Nếu bạn bị sốt, có nghĩa là cơ thể đang chiến đấu với virus. Nếu sốt nhẹ, không quá ảnh hưởng đến cơ thể thì cũng chưa cần hạ sốt. Ở những người miễn dịch kém (dùng thuốc ức chế miễn dịch) thì lại hầu như không sốt.
Bạn bị ho, hắt hơi... cũng là những phản xạ nhằm đẩy các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chỉ khi ho gây khó chịu quá, khiến bụng đau quặn, đau ngực, mất ngủ... thì mới cần phải dùng thuốc giảm ho.
Thông thường, để giảm ho ta cần dùng chanh và mật ong pha với nước ấm, dùng các loại bổ phế thảo dược. Ngoài ra, ho còn có thể do nhiễm khuẩn, trong trường hợp này nên sử dụng kháng sinh. Đặc biệt, có một số loại thuốc giảm ho bằng cách ức chế trung khu hô hấp, ví dụ có thành phần codein, theo BS Hoàng F0 nên hạn chế dùng loại này.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, đến sáng 3/2, tức mùng 3 Tết Nhâm Dần, số điểm phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố là 0/1.290.
Hiện, số bệnh nhân đang điều trị cách ly là 59.832 người. Cụ thể, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư có 151 trường hợp, Bệnh viện Đại học Y có 168 trường hợp, các bệnh viện của Hà Nội đang điều trị 2.507 ca, cơ sở thu dung thành phố có 142 ca, thu dung quận, huyện có 1.168 ca và điều trị tại nhà 55.696 ca.
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Hà Nội vẫn tích cực triển khai chiến dịch tiêm chủng xuyên Tết. Ngày 1/2, tức mùng 1 Tết Nguyên đán, thành phố thực thiện tiêm 2.434 mũi vaccine COVID-19, nâng tổng số mũi tiêm lên 14.747.595, trong đó, tiêm bổ sung 245.526 mũi và tiêm nhắc lại 2.378.886 mũi.
Hiện tại các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 như giám sát nhập cảnh, xét nghiệm, chiến dịch tiêm chủng xuyên Tết, tổ chức điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung và hỗ trợ người bệnh điều trị tại nhà vẫn đang được ngành y tế phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân./.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết người nhiễm Omicron có vẻ mắc bệnh nhẹ hơn đối với Delta là có nhưng nếu như rất nhiều người bị trong cùng một thời điểm thì chắc chắn số lượng tuyệt đối của bệnh nhân nặng tăng lên. "Khi đó, số ca diễn biến nặng sẽ tăng, từ đó làm quá tải hệ thống y tế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ngoài ý muốn. Chúng tôi cảnh báo toàn cộng đồng không vì cho rằng người nhiễm Omicron diễn biến nhẹ mà chủ quan, lơ là. Chúng ta đón Tết an toàn nhưng phải kiểm soát được dịch", Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo.
Tư lệnh ngành lưu ý đây chính là nghi ngại đang khiến ngành Y tế hết sức quan tâm. "Đó cũng là lý do vì sao tất cả những trường hợp nhập cảnh chúng ta đều phải quản lý chặt chẽ để tránh lây nhiễm trong cộng đồng", Bộ trưởng nói.
Vì thế, Bộ Y tế liên tục có cảnh báo các địa phương, không nên lơ là với biến chủng này và tập trung thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện 5K và kiểm soát số ca mắc mới, tránh tăng cao quá mức.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trả lời báo chí dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần về vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi , Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan.
Bộ Y tế trao đổi chặt chẽ và thường xuyên tham khảo ý kiến với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với các nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới. Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thống kê của Bộ Y tế chiều tối ngày 2/2/2022 cho biết, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 186 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại 15 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), TP. Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), TP. Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Trong đó, bước đầu đã ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng tại TP HCM và Hà Nội.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
"Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" được xây dựng với mục đích cung cấp các hướng dẫn và quy định về quản lý, hỗ trợ và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà.
Ba tiêu chí lâm sàng đối với người mắc COVID-19 được điều trị tại nhà
Thứ nhất: người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.
Thứ hai: không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20="" lần/phút;="" spo2=""> 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
Thứ ba: không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Thông tin được dẫn nguồn từ: