Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du và TP Từ Sơn là địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất của tỉnh Bắc Ninh với cùng 166 ca; thành phố Bắc Ninh 101 ca.
Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 69/126 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 (bình thường mới); 41 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình); 16 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 (nguy cơ cao) và không còn địa phương ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao).
Toàn tỉnh có 301 ổ dịch tại 8/8 huyện, thành phố. Cụ thể, huyện Thuận Thành 29 ổ dịch, huyện Quế Võ 37 ổ dịch, huyện Tiên Du 37 ổ dịch, huyện Lương Tài 26 ổ dịch, thành phố Bắc Ninh 87 ổ dịch, thành phố Từ Sơn 28 ổ dịch, huyện Yên Phong 36 ổ dịch, huyện Gia Bình 19 ổ dịch và Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi mỗi địa bàn 1 ổ dịch.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 10 quận/huyện là vùng cam (cấp độ 3). Riêng quận Đống Đa được xác định trở lại cấp độ 2 (vùng vàng). Chỉ có hai huyện Phú Xuyên và Phúc Thọ là vùng xanh.
Theo phân cấp độ dịch mới, toàn TP Hà Nội vẫn thuộc cấp độ 2. Các quận/huyện có dịch COVID-19 ở cấp độ 3 gồm: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Thanh Trì và Gia Lâm. Như vậy, hiện có thêm quận Thanh Xuân và hai huyện Thanh Trì, Gia Lâm đã chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3.
Trong khi đó, cấp độ dịch ở quận Đống Đa chuyển từ vùng cam xuống vùng vàng. Ở quy mô cấp xã/phường/thị trấn, Hà Nội ghi nhận 111 địa phương có dịch ở cấp độ 3, số địa phương cấp độ 2 là 278 và 190 địa phương ở cấp độ 1.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội thông tin, theo quy định, các địa phương có cấp độ dịch ở mức độ 1, 2 thì học sinh được đi học trực tiếp tại trường.
Còn tại các địa phương có cấp độ dịch 3, 4 thì học sinh tạm dừng đến trường trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. Sau thời gian đánh giá lại, nếu vùng dịch đó chuyển về cấp độ 2 hoặc 1, học sinh lại tiếp tục đi học trực tiếp. Do đó, các nhà trường và địa phương được phép linh hoạt việc dạy học theo từng cấp độ dịch.
“Các trường THPT ở quận Đống Đa có thể cho học sinh khối 12 đi học trở lại từ tuần sau, miễn sao đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn liên ngành TP"- ông Tiến nói.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo thông báo cuối ngày 2-1 của Bộ Y tế, trên địa bàn Hải Phòng ghi nhận đến 1.804 ca nhiễm Covid-19 trong ngày 2-1.
Tuy nhiên, ngay sau đó, TP Hải Phòng thông tin số ca nhiễm trong ngày 2-1 chỉ là 548 ca. Đây không phải là lần đầu tiên số liệu của TP Hải Phòng và Bộ Y tế công bố lệch nhau. Điều này không chỉ làm người dân hoang mang mà còn có một số thông tin cho rằng TP Hải Phòng giấu dịch, báo cáo giảm số ca nhiễm Covid-19.
Liên quan vấn đề này, ngày 3-1, ông Phan Huy Thục, Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, khẳng định số ca mắc Covid-19 mới trong ngày 2-1 chính xác là 548 ca chứ không phải 1.804 ca.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch về số liệu là do có tình trạng các labo xét nghiệm báo cáo danh sách bệnh nhân dương tính về Bộ Y tế các khung giờ khác nhau và để dồn số liệu. Do vậy, tình trạng số liệu trên bản tin quốc gia không khớp với số liệu ca nhiễm thực tế của Hải Phòng.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Hải Phòng đã chỉ đạo thống nhất về số liệu báo cáo, giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thực hiện khai báo lấy mã số bệnh nhân trên Hệ thống lấy mã số ca bệnh quốc gia.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 3/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 2.106 ca mắc Covid-19, trong đó, 366 ca cộng đồng, 1.454 ca ở khu cách ly và nơi cách ly, 286 ca ở khu phong tỏa.
Như vậy, đây là ngày thứ 2 liên tiếp Hà Nội vượt mốc 2.000 ca và cũng là ngày có số ca cao nhất kể từ đầu dịch.
Số ca mắc cộng đồng hôm nay so với ngày hôm qua đã giảm mạnh, chỉ còn hơn 300 ca.
Theo thông báo của Bộ Y tế, hôm nay, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về số ca mắc.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, từ 6 giờ ngày 2/1/2022 đến 6 giờ ngày 3/1/2022, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 533 ca mắc COVID-19; trong đó có 403 ca tại cộng đồng, 130 ca ở khu cách ly, phong tỏa, xâm nhập, nhập cảnh.
Đây là ngày tỉnh Bắc Ninh ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn.
Huyện Tiên Du và thành phố Từ Sơn là địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất tỉnh với cùng 166 ca; thành phố Bắc Ninh 101 ca...
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Liên quan đến ổ dịch trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên, ngày 2/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản phê bình Sở Giáo dục và đào tạo; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Bắc Giang; UBND TP Bắc Giang. Đồng thời phê bình cá nhân Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo; Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Bắc Giang; Chủ tịch UBND TP Bắc Giang.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Bắc Giang tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan để xảy ra ổ dịch tại các trường học trên địa bàn thành phố, Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 10/01/2022.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa ra quyết định điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó từ 12h trưa 3/1, tạm ngừng kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày; tạm dừng hoạt động kinh doanh tại các chợ cóc, chợ tạm; tạm dừng các hoạt động thể dục, thể thao nơi công cộng. Hoạt động tại các cơ quan, công sở: Hạn chế tiếp khách làm việc trực tiếp tại đơn vị, tăng cường hoạt động làm việc trực tuyến. Quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người đến giao dịch, khách hàng… thực hiện khai báo y tế điện tử thông qua mã QR, sử dụng phần mềm PC-COVID.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Do số lượng F0 tăng nhanh dẫn đến nguy cơ quá tải tại các cơ sở y tế, thành phố đã lên phương án huy động lực lượng bác sĩ, tình nguyện viên đến chăm sóc, tư vấn và điều trị kịp thời cho F0 tại nhà .
Cụ thể, Hà Nội huy động khoảng 4.000 bác sĩ và tình nguyện viên. Ngoài hệ thống y tế của thành phố, các bệnh viện Trung ương, y tế tư nhân thì đội ngũ y bác sĩ nghỉ hưu, tình nguyện viên là sinh viên trường y cũng được huy động. Mạng lưới thầy thuốc đồng hành cùng đội ngũ tình nguyện sẽ tham gia cấp phát thuốc đến tận tay người bệnh.
Bên cạnh đó, Hà Nội thiết lập Tổng đài 1022 đồng hành cùng F0, tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa cho các ca bệnh. Hà Nội cũng khuyến khích người dân tự test nhanh kháng nguyên để phát hiện bệnh. Khi người dân tự xét nghiệm có kết quả dương tính sẽ được xác nhận lại kết quả dưới sự giám sát của nhân viên y tế tuyến cơ sở.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
PGS. TS Vũ Minh Phúc, Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, hiện TP.HCM đang làm tốt các giải pháp ứng phó với Covid-19 nói chung và biến thể Omicron nói riêng.
Theo PGS Phúc, Omicron gây bệnh nhẹ hơn, không tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong, có thể do biến thể này xuất hiện khi tỷ lệ chủng ngừa đã rất cao. Điều đáng ngại nhất với Omicron là lây lan nhanh.
“Nếu lây lan kéo dài, thì chúng ta không lo lắng. Nhưng vì Omicron có tốc độ lây rất nhanh, khi số mắc quá cao trong một thời gian ngắn, hệ thống y tế sẽ không đáp ứng kịp. Chúng ta phải từng bước chặn đường lây”, PGS Phúc chia sẻ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Để giảm tải cho các bệnh viện dã chiến và khu thu dung, từ giữa tháng 11/2021, tỉnh đã triển khai điều trị F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà. Đến nay, trong số gần 13.000 ca F0 của tỉnh đang điều trị, có gần 10.000 ca đang được điều trị tại nhà.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh Kiên Sóc Kha cho biết, để hỗ trợ, chăm sóc và phát thuốc kịp thời cho F0 điều trị tại nhà, tỉnh đã thành lập các trạm y tế lưu động tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mới đây, thành phố Trà Vinh vừa thành lập Đội Thanh niên tình nguyện hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. Đội gồm các lực lượng đoàn viên thanh niên, công an và y tế; đảm nhiệm các công việc như tư vấn, hướng dẫn cách điều trị F0 tại nhà, cấp phát thuốc điều trị, hỗ trợ đi chợ, mua nhu yếu phẩm…cho các gia đình có thành viên bị mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền tiêm vaccine phòng COVID-19 để hạn chế tỷ lệ tử vong. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh, tuần gần đây (từ 24-30/12), tỉnh ghi nhận 29 ca tử vong, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong số này, người trên 50 tuổi chiếm gần 90%. Theo kế hoạch, từ ngày 8-12/1, tỉnh sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 (liều bổ sung và liều nhắc lại) cho những người có bệnh nền, bị suy giảm miễn dịch và người từ 50 tuổi trở lên, dự kiến khoảng trên 263.200 người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bệnh nhân tử vong là nam, 92 tuổi, sống tại phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có tiền sử Viêm phế quản mãn tính, nhồi máu não, xuất huyết não, điều trị Rung nhĩ - Suy tim - Tăng huyết áp - Suy thận - Gút mạn - Sỏi túi mật, chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Bệnh nhân là F1, xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-COV-2 ngày 15/12/2021. Ngày 16/12/2021, bệnh nhân vào nhập viện cách ly, điều trị.
Từ 16/12/2021 đến 01/01/2022 người bệnh được điều trị, hồi sức tích cực tại khoa điều trị cách ly của Bệnh viện đa khoa tỉnh bằng thở oxy dòng cao (HFNC), sau tiếp tục chuyển đặt ống nội khí quản, an thần, thở máy qua ống nội khí quản, lọc máu liên tục, các bác sĩ hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị.
10h35 phút ngày 01/01, bệnh nhân ngừng tuần hoàn và đã được cấp cứu nhưng tử vong hồi 11h 05 phút. Nguyên nhân tử vong được xác định: sốc tim - nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh - Suy đa tạng/ Rung nhĩ - Suy tim - Tăng HA - Suy thận mạn - gút mạn - Sỏi túi mật và nhiễm SARS-CoV-2 ngày thứ 16./.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong ngày 2/1, Hà Nội ghi nhận 2.045 ca bệnh trong đó: cộng đồng: 555 ca, khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú: 1.462 ca, khu phong tỏa: 28 ca.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 53.000 ca mắc, trong đó: 18.365 ca tại cộng đồng; 28.625 ca trong khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú; 5.697 ca tại khu phong tỏa; 100 ca nhập cảnh; 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.
Cộng dồn đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 53.240 ca mắc, trong đó ghi nhận 18.486 ca tại cộng đồng trên địa bàn TP Hà Nội; 28.644 ca tại các khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú; 5.697 ca tại khu phong tỏa, khu ổ dịch cũ; 200 ca nhập cảnh và 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.
Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay (từ 11/10), Hà Nội có 48.693 ca mắc Covid-19 (trung bình 579 ca/ngày), trong đó 17.046 ca trong cộng đồng (35%), 26.708 ca tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú (54,84%), 4.895 ca tại khu phong tỏa (10,05%), 44 ca nhập cảnh (0,11%).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Bộ Y tế, tổng số ca F0 được điều trị khỏi tính đến nay là 1.372.696 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.746 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 4.771 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 988 ca; thở máy không xâm lấn: 148 ca; thở máy xâm lấn: 815 ca; ECMO: 24 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam là 32.831 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho hay, F0 điều trị tại nhà chia thành 3 nhóm.
Thứ nhất, nhóm đã tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19. Ở nhóm này, khi điều trị tại nhà cần hết sức bình tĩnh vì thông thường, khoảng 5-7 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Đối với các trường hợp có vấn đề xảy ra ở nhóm này thường gặp ở những người đã tiêm vaccine quá 3 tháng, còn với những người tiêm vaccine mũi 2 trong vòng 3 tháng sẽ không có gì đặc biệt.
Nhóm thứ 2 là nhóm chưa tiêm vaccine và nhóm 3 là những người có tiêm vaccine nhưng thừa cân, nhiều bệnh nền.
Các F0 điều trị tại nhà phải hiểu mình thuộc nhóm nào. "Dù ở nhóm nào đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là phải bình tĩnh, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động điều độ, tinh thần thoải mái", BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng các kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian, khả năng sinh miễn dịch của một số loại vaccine cho thấy các kháng thể sẽ tồn tại ít nhất 6 tháng. Mặc dù vaccine có thể mất khả năng bảo vệ chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 theo thời gian, nhưng khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng vẫn được duy trì lâu dài. Việc tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 là cần thiết, 2 liều này được WHO định nghĩa như sau:
Liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Là liều vaccine được sử dụng cho những người đã hoàn thành đủ số mũi tiêm cơ bản theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine (có thể là một hoặc hai liều vaccine COVID-19 tùy thuộc vào loại vaccine). Mục tiêu của liều nhắc lại này là khôi phục hiệu quả của vaccine mà từ đó được coi là không còn đủ hiệu quả bảo vệ nữa.
Liều bổ sung vaccine phòng COVID-19: Có thể cần thêm liều bổ sung của vaccine cho những người mà tỷ lệ đáp ứng miễn dịch được coi là không đủ sau khi đã tiêm đủ số mũi tiêm của liều cơ bản. Mục tiêu của liều bổ sung này là tối ưu hóa hoặc tăng cường đáp ứng miễn dịch để thiết lập mức hiệu quả bảo vệ đủ để chống lại COVID-19. Đặc biệt, đối với những người bị suy giảm miễn dịch hay người cao tuổi thường không đạt được phản ứng miễn dịch đủ để bảo vệ sau khi đã tiêm đủ số mũi vaccine cơ bản.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mới đây, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, Bệnh viện đã điều trị cho 60 thai phụ, sản phụ mắc Covid-19. Đáng nói là trong số các sản phụ này nhiều người chưa tiêm Covid-19.
Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã phải điều trị cho nhiều thai phụ mắc Covid-19 nặng. Đa phần trong số họ chưa tiêm vaccine Covid-19. Nhiều thai phụ phải chạy ECMO. Ở trong tình trạng như vậy, việc cứu được cả mẹ và thai nhi là rất khó khăn.
Lý giải về việc thai phụ mắc Covid-19 dễ tiến triển nặng, PGS Ánh cho biết, đó là do khi mang thai, sản, phụ nữ có sự suy giảm về miễn dịch. Đồng thời, họ phải hô hấp cả cho mẹ và con nên khi mắc Covid-19 dễ bị suy hô hấp nặng và biến chứng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, khi tổ chức dạy học trực tiếp, các trường có thể bố trí lệch ca, lệch giờ. Các cơ sở giáo dục được chủ động trong sắp xếp thời lượng dạy học trực tiếp nhưng tại cùng một thời điểm, số lượng học sinh (HS) học tập trực tiếp không được vượt quá 50% tổng số HS của đơn vị.
Sẵn sàng đón học sinh
Theo ghi nhận tại các trường THCS, THPT, ngay khi có quyết định chính thức của UBND TP HCM về mở rộng dạy học trực tiếp, các trường đều ráo riết chuẩn bị các phương án đón HS quay trở lại trường. Ông Trương Quốc Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí (quận 1), cho hay do được "tập dượt" ở giai đoạn đón HS lớp 9 nên công tác đón HS lớp 7, 8 cũng không bỡ ngỡ, khó khăn, trường có gần 900 HS từ lớp 7-9. Theo ông Hưng, nhà trường sắp xếp cho HS lớp 7 và 9 học buổi sáng, lớp 8 học buổi chiều; nếu lớp nào có sĩ số trên 45 mới thực hiện chia đôi. Về quy trình xử lý khi phát hiện ca dương tính với SARS-CoV-2 trong quá trình tổ chức dạy học, ông Hưng cho biết thêm, vừa qua khi dạy học trực tiếp khối 9, nhà trường cũng đã phát hiện F0 nhưng việc xử lý được thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của ngành Y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Hà Nội ghi nhận 50.955 ca mắc, trong đó: 17.810 ca tại cộng đồng. Trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay (11/10 - 18h00 ngày 01/01/2022): 46.648 ca mắc (trung bình 562 ca/ngày), trong đó 16.491 ca ngoài cộng đồng (35,35%), 25.246 ca tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú (54,12%), 4.867 ca tại khu phong tỏa (10,43%), 44 ca nhập cảnh (0,11%).
Tính đến nay tổng số bệnh nhân đã điều trị là 63.598 trường hợp. Hiện còn 29.431 bệnh nhân đang điều trị.
Cụ thể tại BV Nhiệt đới Trung ương: 121 trường hợp; BV Đại học Y Hà Nội: 208 ca và tại các bệnh viện của Hà Nội là 2.493 người. 2.585 người đang được điều trị tại các cơ sở thu dung điều trị của thành phố, 5.223 người tại các cơ sở thu dung ở quận/huyện và 18.801 F0 được theo dõi cách ly tại nhà.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Nhiều người khi gặp phải dạng phản ứng nổi hạch thường có tâm lý lo lắng, lầm tưởng bản thân mắc các loại bệnh ác tính. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tỉ lệ phản ứng hạch đã gia tăng hơn sau khi tiêm mũi 3 vắc xin ngừa COVID-19.
Sửng sốt vì tưởng... ung thư
Tiêm vắc xin mũi 3 loại Pfizer-BioNTech vào ngày 13-12, sau đó hai tuần, ông T.T. (quận Phú Nhuận, TP.HCM) thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát thì được bác sĩ báo cơ thể nổi rất nhiều hạch.
Hoang mang không biết nguyên nhân từ đâu vì trước giờ sức khỏe bản thân vẫn ổn định, theo lời bác sĩ, ông T. thực hiện kiểm tra sinh thiết và được báo các loại hạch này đều thuộc dạng lành tính.
"Sau khi siêu âm, bác sĩ bảo có thể mắc lao hạch hoặc trầm trọng hơn là ung thư hạch vì cơ thể nổi rất nhiều. Tôi rất sửng sốt vì thời gian qua cũng không để ý tới, may mắn kết quả kiểm tra sau đều an toàn", ông T. chia sẻ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trái ngược với tình hình dịch phức tạp tại Hà Nội, TP.HCM tiếp tục có những dấu hiệu tích cực khi ngày có số ca nhiễm nCoV trong ngày dưới 500 ca với 384 F0.
TP.HCM tập trung cao độ cho việc tiêm vaccine, phấn đấu hoàn thành mũi 3 cho người trên 18 tuổi trong tháng 1, đặc biệt chú ý người trên 50 tuổi, người có bệnh nền.
Gắn với việc quản lý, chăm sóc F0 tại nhà, ngành y tế phải đảm bảo thuốc điều trị, đặc biệt là oxy. "Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu oxy phục vụ F0 khi cần, kể cả F0 cách ly, điều trị tại nhà", ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ ngày mai, học sinh (HS) các khối lớp 7, 8, 10 và 11 tại TP.HCM sẽ đến trường học trực tiếp cùng với khối lớp 9 và 12 đã học trước đó.
Điều mà nhiều phụ huynh quan tâm, lo lắng là công tác phòng chống dịch Covid-19 như thế nào và việc ứng phó với trường hợp F0 (nếu có) sẽ ra sao?
Nhìn chung, công tác phòng chống dịch của hầu hết các trường trong những tuần lễ vừa qua đã thực hiện rất tốt. Quan sát HS khối lớp 12, chúng tôi thấy các em tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của nhà trường về thông điệp 5K, như rửa tay sát khuẩn, đảm bảo giãn cách và đeo khẩu trang trong suốt thời gian hoc tập và sinh hoạt tại trường. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường mở rộng thêm các khối lớp vào học trực tiếp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Omicron là biến chủng làm dịch COVID-19 lây lan nhanh hơn biến chủng Delta và hiện đang chiếm ưu thế ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù chưa phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng nhưng những ngày gần đây, TP.HCM đã bắt đầu ghi nhận một số ca nhiễm nghi biến chủng Omicron nhập cảnh.
Chín trường hợp nhập cảnh không có triệu chứng
Bệnh viện (BV) dã chiến số 12 do BV Da liễu TP.HCM phụ trách, nơi chịu trách nhiệm tiếp nhận các ca nhập cảnh dương tính và điều trị bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron trên địa bàn TP hiện đang theo dõi chín trường hợp và chờ kết quả giải trình tự gen.
Bảy trong số chín trường hợp này có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện cả chín trường hợp đều có sức khỏe ổn định, không có triệu chứng.
Chín trường hợp nhập cảnh đến từ nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Đài Loan, Nga, Mỹ và Việt Nam.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 2/1, thành phố phát hiện thêm 2.045 trường hợp nhiễm nCoV. Trong đó, các bệnh nhân được ghi nhận tại cộng đồng (555), khu cách ly (1.462), khu phong tỏa (28).
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca nhiễm trong ngày là: Đông Anh (232); Thanh Xuân (227); Thanh Trì (225); Gia Lâm (163); Hoàn Kiếm (148); Ba Đình (147); Hoàng Mai (132).
555 ca cộng đồng được ghi nhận tại 191 xã, phường thuộc 29/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Một số quận, huyện nhiều ca cộng đồng gồm: Gia Lâm (78); Hoàng Mai (65); Thanh Trì (64); Đông Anh (36); Long Biên (35); Sóc Sơn (33).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) tại Hà Nội, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận là 52.725 ca, số trường hợp ghi nhận ngoài cộng đồng là 17.578 ca. Số F0 đã được cách ly là 35.147 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
"Các bệnh nhân suy tim, cao huyết áp, hen suyễn, nhồi máu cơ tim… có thể khởi phát mọi lúc. Tuy nhiên, nhiều người có tâm lý chỉ khi xuất hiện triệu chứng Covid-19 mới gấp rút đến bệnh viện, còn các dấu hiệu bệnh khác lại bỏ qua. Điều này dẫn đến nhiều bệnh nhân Covid-19 đã trở nặng từ trước khi nhập viện", bác sĩ (BS) Nguyễn Viết Hậu, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết.
Theo BS Nguyễn Viết Hậu, những người từng phẫu thuật ghép gan, thận; người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị ung thư, các bệnh tự miễn…; những người có sức đề kháng đã suy giảm sẵn như bệnh nhân đái tháo đường, suy gan, suy tim, các bệnh nội khoa phức tạp, đều có nguy cơ cao nhiễm Covid-19 và diễn biến nặng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây