Tình hình dịch ở TP. Buôn Ma Thuột diễn biến phức tạp. Khó khăn lớn nhất đó là xác định nguồn lây nhiễm dịch COVID-19. Vậy nên chúng tôi đã tăng cường nhiều giải pháp như: Hạn chế tối đa tập trung đông người.
Dừng nhiều hoạt động như: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao (vũ trường, karaoke, quán bar, cơ sở làm đẹp, trò chơi điện tử, khu vui chơi trẻ em, sân vận động. Dừng các chợ tự phát và hoạt động bán hàng rong, buôn bán vỉa hè, vé số dạo. Nghi lễ tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự…
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (quán ăn, nhà hàng, cà phê), trừ căn tin phục vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong các bệnh viện thì tạm dừng phục vụ tại chỗ, chỉ được phép bán mang về. Đồng thời phải đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 29/10, ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ, có tờ trình gửi Thường trực Thành ủy và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 xem xét và chấp thuận việc nâng lên cấp độ 2.
Theo Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ, từ ngày 18/10, thành phố đã ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch, tương đương với cấp độ 1.
Khi chuyển qua trạng thái "bình thường mới", TP. Cần Thơ với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận lượng lớn người dân các tỉnh, thành khác đến công tác, khám chữa bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, Công văn số 4204/CV-BCĐ ngày 29/10, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Pleiku- Gia Lai thông tin, từ ngày 25/10 tới nay, địa phương ghi nhận 37 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, nhiều ca chưa rõ nguồn lây.
Hiện, có nhiều khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như Siêu thị Nông nghiệp (đường Trường Chinh), Chợ Yên Thế (phường Yên Thế), Chợ Nơ Trang Long (phường Trà Bá), các khu dân cư hẻm Trần Quý Cáp, Trường Chinh.
Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP. Pleiku yêu cầu ngành y tế tăng cường giám sát, khoanh vùng, xử lý và cách ly triệt để ổ dịch mới, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ để tìm kiếm và cắt đứt nguồn lây, sớm bóc tách F0, F1 ra khỏi cộng đồng; khuyến cáo người dân tại TP. Pleiku có dấu hiệu sốt, ho, khó thở…đến trạm y tế xã, phường để test nhanh Covid-19 miễn phí.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 29/10, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành văn bản tăng cường tạm thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả.
Theo đó trong thời gần đây, các tỉnh xung quanh Vĩnh Phúc đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt Phú Thọ và Mê Linh (Hà Nội), số công dân về Vĩnh Phúc tăng nhanh. Tại Vĩnh Phúc ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến người về từ các tỉnh phía Nam, TPHCM, Phú Thọ, Mê Linh - Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, trong đó đã ghi nhận ca bệnh tại cộng đồng.
Để tăng cường công tác giám sát và chủ động kiểm soát dịch hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu người đến/về tỉnh Vĩnh Phúc từ vùng có cấp độ dịch 4 hoặc các vùng đang phong tỏa (tính đến quy mô cấp xã, phường, thị trấn) thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày, xét nghiệm theo quy định (ngày thứ nhất, ngày thứ 3, thứ 7 và ngày thứ 14 bằng phương pháp PCR)
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng, đại diện của Bộ Ngoại giao và một số sở, ban, ngành của tỉnh Tây Ninh. Chủ trì trao tặng phía Campuchia là Quốc vụ khanh Bộ Y tế Or Vandine, cùng dự có Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng Men Vibol, Tổng Lãnh sự Campuchia tại TPHCM Sok Dareth và đại diện một số cơ quan liên quan của Campuchia.
Phát biểu tại buổi lễ, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia cho biết số vắc xin quà tặng này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Chính phủ và nhân dân Campuchia cũng như của cá nhân Thủ tướng Hun Sen đối với nhân dân Việt Nam anh em, theo đúng tinh thần quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và truyền thống tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn giữa hai dân tộc.
Campuchia hy vọng số vắc xin này sẽ đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, nhất là tại các địa phương giáp biên với Campuchia; đồng thời tin tưởng chắc chắn rằng với nỗ lực và các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, cùng sự đồng lòng của người dân, Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh, phục hồi kinh tế - xã hội và tiếp tục phát triển bền vững.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống chiều tối 29/10, bà Nguyễn Kim Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Việt Yên cho biết, trong ngày trên địa bàn ghi nhận thêm 9 trường hợp F0 là công nhân công ty Luxshare ICT, KCN Quang Châu.
Các bệnh nhân lưu trú ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu; thôn Vân Cốc 1, xã Vân Trung; tổ dân phố Ninh Khánh, thị trấn Nếnh (cùng huyện Việt Yên). Riêng có 2 bệnh nhân ở xã Thường Thắng (Hiệp Hòa) và xã Hương Sơn (Lạng Giang) hàng ngày đi làm bằng xe máy và xe đưa đón công nhân.
Hiện nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với doanh nghiệp bố trí cho toàn bộ công nhân làm ca đêm của xưởng có ca mắc COVID-19 để rà soát phân loại F1, F2, phun khử khuẩn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 tỉnh Bắc Giang, sáng 29/10, cơ quan chức năng phát hiện 5 công nhân mắc COVID-19 tại Công ty TNHH Luxshare ICT, KCN Quang Châu (huyện Việt Yên).
Số bệnh nhân này đều là công nhân ở xưởng D, trong đó 4 người đã tiêm vắcxin phòng COVID - 19. Các bệnh nhân lưu trú ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu; thôn Vân Cốc 1, xã Vân Trung; tổ dân phố Ninh Khánh, thị trấn Nếnh (cùng huyện Việt Yên). Hai bệnh nhân ở xã Thường Thắng (Hiệp Hòa) và xã Hương Sơn (Lạng Giang) hằng ngày đi làm bằng xe máy và xe đưa đón công nhân.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, cơ quan này đã phối hợp với công ty TNHH Luxshare ICT bố trí cho toàn bộ công nhân làm ca đêm của xưởng D ở lại nơi làm việc, nhanh chóng rà soát phân loại F1, F2, phun khử khuẩn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.169
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 816.132
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.990 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.969
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 587
- Thở máy không xâm lấn: 103
- Thở máy xâm lấn: 312
- ECMO: 19
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 28/10, Australia đã giao 800.000 liều vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam, như một phần tiếp tục cam kết với người bạn thân thiết và đối tác chiến lược của mình.
Ngoài những liều vaccine này, Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie, gần đây đã thông báo Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam mua thêm khoảng 3,7 triệu liều vaccine thông qua thỏa thuận mua sắm với UNICEF và hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam. Tổng cộng, Australia hiện đã cam kết chia sẻ 5,2 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam.
Đại sứ Mudie hoan nghênh chuyến giao vaccine lần thứ ba từ Australia. "Tôi tự hào vì chúng tôi đã đáp ứng cam kết chia sẻ 1,5 triệu liều vaccine ban đầu cho Việt Nam. Những liều vaccine này, cùng với 3,7 triệu liều mà chúng tôi giúp Việt Nam mua thêm sẽ hỗ trợ những nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế", Đại sứ Mudie chia sẻ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 28/10 đến 18h ngày 29/10, Hà Nội ghi nhận 47 ca bệnh, trong đó 6 ca ngoài cộng đồng, 27 ca tại khu cách ly và 14 ca ở khu phong tỏa.
Phân bố theo quận, huyện: Mê Linh (14), Quốc Oai (14), Hoài Đức (3), Long Biên (3), Nam Từ Liêm (2), Bắc Từ Liêm (2), Hoàng Mai (2), Đống Đa (2), Sóc Sơn (1), Thanh Trì (1), Gia Lâm (1), Hà Đông (1), Mỹ Đức (1).
Các ca bệnh phân bố theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, TT Quốc Oai (15), Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (14), Chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu – Ô Chợ Dừa (4), Chùm sàng lọc ho sốt (1), Chùm ho sốt thứ phát (7), Chùm liên quan đến các tỉnh có dịch (2), Chùm liên quan các tỉnh có dịch – thứ phát (4).
6 ca bệnh cộng đồng ở các quận huyện: Hoài Đức (3), Thanh Trì (1), Gia Lâm (1), Nam Từ Liêm (1) tại các chùm: Chùm liên quan các tỉnh có dịch (1), Chùm liên quan các tỉnh có dịch – thứ phát (3), Chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu – Ô Chợ Dừa (1), Chùm sàng lọc ho sốt (1).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thông tin từ CDC Hà Nội, tính đến 13h ngày 29/10, huyện Quốc Oai ghi nhận thêm 11 ca mắc COVID-19.
Như vậy tính từ ngày 24/10 đến nay, Quốc Oai ghi nhận 54 ca mắc COVID-19, trong đó có 46 ca thường trú tại huyện, 8 người thường trú tại địa phương khác. Các ca mắc COVID-19 tại huyện Quốc Oai đã lan rộng ra các địa bàn là thị trấn Quốc Oai, các xã: Liệp Tuyết, Sài Sơn, Đông Yên, Cấn Hữu, Phượng Cách.
Qua rà soát, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định 4800 ngày 12/10 của Bộ Y tế, UBND huyện Quốc Oai xác định địa phương ở cấp 2 (màu vàng), trong đó thị trấn Quốc Oai được xác định ở cấp 4, nguy cơ rất cao (màu đỏ).
Bên cạnh đó, 5 xã (Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán) xác định ở cấp 2, các xã còn lại được xác định ở cấp 1 (màu xanh).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
86.324 trẻ 12 - 17 tuổi tại TP.HCM đã được tiêm vaccine Covid-19, trong đó 4 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm đều được xử lý kịp thời và ổn định, tính đến hết ngày 28/10.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) trưa 29/10 công bố số trẻ này được tiêm tại 131 điểm tiêm (trường học và bệnh viện) thuộc 21 quận, huyện, TP. Thủ Đức. Trong số đó, 79.788 trẻ 16 - 17 tuổi, 6.536 trẻ 12 - 15 tuổi.
Địa phương còn lại là quận Gò Vấp triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ ngày 29/10.
658 trẻ được tiêm tại các bệnh viện trực thuộc bộ, ngành, gồm 265 em 16 - 17 tuổi và 393 em 12 - 15 tuổi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 29/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh này vừa ghi nhận 8 ca nhiễm COVID-19. Trong đó, có 5 ca nhiễm trong cộng đồng, là thành viên trong một gia đình ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Trước đó, ngày 28/10, sau khi có triệu chứng ho, đau rát họng, anh H.Đ.N (40 tuổi) và vợ là chị N.T.D (trú xã Quỳnh Bảng) đến bệnh viện khám thì được xác định dương tính với dịch COVID-19. Ngay sau đó, 3 người con của vợ chồng anh N. cũng được xét nghiệm và cho kết quả tương tự.
Lãnh đạo xã Quỳnh Bảng cho biết, cả 3 người con của anh N. đều đang là học sinh. Qua điều tra dịch tễ ban đầu cơ quan chức năng đã xác định có 257 trường hợp F1 của 5 F0 nói trên, trong đó hơn 100 F1 là học sinh, giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 3 và Trường tiểu học Quỳnh Bảng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, tri ân các thầy thuốc tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, tổ chức tại Bộ Y tế sáng 29/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi lời chúc mừng TP.HCM đã vượt qua thời khắc cam go, khốc liệt.
Bộ trưởng cho biết, giai đoạn vừa qua là "cuộc chiến" khốc liệt nhất trong cuộc đời làm nghề của nhiều y bác sĩ. "Một số giáo sư, bác sĩ chia sẻ, trải qua 4 tháng tại TP.HCM, kinh nghiệm 5 năm, cả cuộc đời cũng chưa thể bằng. Chúng ta trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn. Đến nay, cuộc sống đang dần trở lại bình thường", Bộ trưởng nói.
Theo ông, TP.HCM đạt được như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp, đồng lòng của người dân TP dù trải qua bao mất mát, vất vả. "Như Thủ tướng từng nói: Chiến thắng dịch bệnh Covid-19 là chiến thắng của nhân dân", ông nói thêm.
Người đứng đầu ngành y nhấn mạnh, khó khăn rất lớn của TP.HCM là phải đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự, đảm bảo đời sống, tính mạng sức khỏe… cho hàng triệu người dân trong lúc dịch bệnh tấn công. "Chúng tôi cảm ơn người dân TP.HCM. Sự đóng góp hy sinh của người dân là điều các lực lượng y tế chúng tôi khắc ghi mãi mãi", Bộ trưởng bày tỏ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tính đến hết ngày 28/10, tỉnh Nam Định ghi nhận thêm 38 ca mắc Covid-19 mới, trong đó TP. Nam Định có 18 ca, nâng tổng số ca mắc trên địa bàn lên 47 trường hợp chỉ sau 3 ngày. Để ứng phó các ổ dịch phức tạp tại 11 xã, phường, TP. Nam Định đã thực hiện nhiều biện pháp chống dịch khẩn trương, quyết liệt.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Nam Định đã thiết lập 6 vùng cách ly y tế tại địa bàn các phường Vị Hoàng, Phan Đình Phùng, Vị Xuyên, Nguyễn Du; các xã Nam Vân, Nam Phong và xóm Nam Hùng 1, tổng cộng 76 hộ dân với 255 nhân khẩu.
Đồng thời, kích hoạt 4 khu cách ly tập trung gồm: Trường Cao đẳng Công nghệ (100 giường); Trung tâm Điều dưỡng người có công (143 giường); Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định (250 giường) và Trường Cao đẳng Xây dựng (500 giường).
Để sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh, với phương châm phòng, chống dịch phải được ưu tiên hàng đầu, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, tỉnh Nam Định đã yêu cầu TP. Nam Định, các Sở, ban, ngành có liên quan tập trung triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết thông tin trên tại Hội thảo tuyên truyền nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trước mắt đang triển khai tiêm ưu tiên nhóm 16 - 17 tuổi. Hiện nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch và rà soát đối tượng tiêm. "Bộ Y tế đã giao cho Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương chiều nay tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ y tế các tuyến triển khai tiêm chủng vắc xin cho trẻ em tại 63 tỉnh thành. Việc tiêm cho trẻ chủ yếu thực hiện ở các trường học, tiếp theo là ở các trạm y tế, các trung tâm y tế và các bệnh viện (với trẻ có bệnh nền, béo phì)… làm sao để công tác tổ chức tiêm chủng vừa nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời đảm bảo an toàn", Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Ông Tuyên cho biết thêm, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm cho trẻ theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao. Hiện mới có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 29/10, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2021-2022.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, TP có hơn 1.500 trường học được trưng dụng trong công tác phòng chống dịch. Hiện nay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện đã chuyển giao lại hơn 250 trường để chuẩn bị cho việc học trực tiếp. Dù đang học trực tuyến nhưng chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng để chuyển sang trạng thái học trực tiếp.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP cũng cho biết, về việc tổ chức đi học lại, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến của các sở ngành và phụ huynh học sinh.
"Sau khi đánh giá cấp độ dịch ở các quận huyện phường xã, tiến độ tiêm vaccine cho học sinh, đây là cơ sở quan trọng để Sở GD&ĐT tham mưu UBND TP quyết định cho các đơn vị giáo dục cho học sinh đi học trở lại. Trong đó, ưu tiên cho học sinh lớp 9, lớp 12 và những học sinh đã tiêm 2 mũi. Đầu tháng 12, sau khi các em hoàn tất tiêm xong 2 mũi, Sở sẽ có kế hoạch trình UBND TP, phối hợp các quận huyện, đánh giá mức độ an toàn để các em đến trường. Việc trở lại trường phải trên quan điểm, đến trường là phải an toàn và an toàn thì mới đến trường", ông Hiếu nhấn mạnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo UBND huyện Quốc Oai, tính từ ngày 24 đến ngày 28/10, huyện Quốc Oai đã ghi nhận 43 ca mắc COVID-19 liên quan đến chùm ca bệnh trong huyện, bao gồm: 34 ca ghi nhận tại cộng đồng và 9 ca ghi nhận tại khu cách ly tập trung của huyện.
Qua rà soát, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định 4800 của Bộ Y tế, UBND huyện xác định huyện Quốc Oai ở cấp 2 (màu vàng).
Với các thị trấn, xã thuộc huyện, thị trấn Quốc Oai được xác định ở cấp 4 (nguy cơ rất cao - màu đỏ) và có 5 xã gồm Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán xác định ở cấp 2. Các xã còn lại được xác định ở cấp 1 (màu xanh).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin từ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang cho biết, đến ngày hôm nay 29/10, đã giải thể bệnh viện dã chiến số 7 tại trường Đại học Tiền Giang, thuộc xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Cơ sở 2 của bệnh viện dã chiến số 1 thuộc Tiểu đoàn Ấp Bắc - Trung đoàn Bộ binh 924 (Tỉnh đội Tiền Giang) và bệnh viện dã chiến số 8 tại Trung tâm xã hội, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho. Như vậy hiện nay, tỉnh Tiền Giang còn 7 bệnh viện dã chiến và 2 Trung tâm hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân Covid-19.
Theo phân công của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Tiền Giang, tại các bệnh viện dã chiến: Sở Y tế phụ trách công tác điều trị, Bộ Chỉ huy quân sự chăm lo công tác hậu cần, công an tỉnh phụ trách bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự.
Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, các bệnh viện dã chiến và Trung tâm hồi sức tích cực tỉnh Tiền Giang đã điều trị khỏi cho hơn 14.400 bệnh nhân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 29/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này vừa ghi nhận 8 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, trong đó có 5 ca cộng đồng tại huyện Quỳnh Lưu và 3 ca từ các tỉnh miền Nam về đã được cách ly từ trước.
5 ca cộng đồng vừa ghi nhận là 5 người trong cùng một gia đình. Cụ thể, trước đó anh H.Đ.N. (SN 1982, trú xóm Văn Học, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu) cùng vợ là chị N.T.D. bị ho, đau họng.
Ngày 28/10, anh N. cùng vợ đến Bệnh viện đa khoa Quang Thành để khám và được lấy mẫu test nhanh cho kết quả dương tính. 2 bệnh nhân sau đó được lấy mẫu test khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Sau khi anh N. có kết quả nhiễm SARS-CoV-2, cơ quan chức năng đã lấy mẫu của người thân trong gia đình và phát hiện thêm 3 người con cũng bị lây nhiễm SARS-CoV-2 gồm: H.T.N.L. (SN 2006); H.Đ.D. (SN 2010); H.T.T.P. (SN 2014).
Tính từ đầu mùa dịch đến nay, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 2.386 bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện đã có 2.021 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh. Tổng số công dân từ các tỉnh phía Nam về từ ngày 1/10 đến nay là 25.151. Phát hiện 333 ca dương tính (330 ca nhiễm mới, 3 ca tái dương tính).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chỉ trong ít ngày, Hà Nội liên tiếp xuất hiện những ổ dịch mới với diễn biến phức tạp. Ổ dịch Quốc Oai với ca bệnh đầu tiên được ghi nhận từ ngày 24/10, đến nay, huyện Quốc Oai ghi nhận tổng số 55 ca mắc Covid-19, trong đó 34 ca thường trú tại huyện, 8 ca tại địa phương khác.
Đáng lưu ý, các ca mắc Covid-19 tại huyện Quốc Oai đã lan rộng ra các địa bàn: Thị trấn Quốc Oai, các xã Liệp Tuyết, Sài Sơn, Đông Yên, Cấn Hữu, Phượng Cách.
Hiện nay, lực lượng chức năng của huyện và các địa phương đã điều tra truy vết và đưa đi cách ly y tế tập trung 501 trường hợp F1, ra quyết định cách ly tại nhà 2.670 trường hợp F2, hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà gần 5.000 trường hợp F3.
Huyện cũng ra quyết định phong tỏa 9 khu dân cư, nơi có F0 sinh sống, gồm 208 hộ gia đình với 832 nhân khẩu.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 29/10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, cho biết trong 24 giờ qua địa phương đã ghi nhận 175 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Trong đó, 104 trường hợp dương tính được ghi nhận tại cộng đồng thông qua xét nghiệm tầm soát tại thị xã Giá Rai, các trường hợp liên quan đến chuỗi lây nhiễm Công ty Tấn Khởi, Công ty Bá Thảo; 64 ca ghi nhận tại khu vực cách ly tập trung, phong tỏa và 7 trường hợp từ các tỉnh thành có dịch trở về địa phương.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu nhận định ngoại trừ các trường hợp về từ tỉnh, thành có dịch không có khả năng lây lan trong cộng đồng còn các trường hợp còn lại có khả năng lây lan cao do trước khi có kết quả dương tính bệnh nhân đã tiếp xúc với nhiều người.
Hiện, ngành chức năng địa phương đang khẩn trương truy vết các trường hợp liên quan đến ca mắc Covid-19 để khoanh vùng và dập dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 28/10, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chủ trì buổi làm việc với TP. Nam Định để bàn, triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch khi liên tiếp ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 mới, bao gồm nhiều ca cộng đồng.
Trước tình hình dịch phức tạp, Chủ tịch tỉnh Nam Định yêu cầu TP. Nam Định huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là cấp cơ sở; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương châm "phát hiện nhanh, khoanh vùng gọn, truy vết thần tốc, xét nghiệm sàng lọc, điều trị tích cực, không để dịch lây lan ra diện rộng".
Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh yêu cầu đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết. Giảm quy mô tổ chức đám cưới, đám tang, đám giỗ. Không mời người từ các tỉnh, TP khác, huyện khác trong tỉnh tham dự.
Người dân trên địa bàn TP. Nam Định được yêu cầu không ra khỏi nhà sau 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, trừ trường hợp cần thiết như làm nhiệm vụ, cấp cứu, lao động sản xuất...
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo báo cáo chưa đầy đủ, tính đến 12 giờ cùng ngày, TP.HCM đã tiêm tổng cộng hơn 38.000 trẻ. Có 160 trẻ hoãn tiêm do F0 trong vòng 6 tháng, bệnh cấp tính và bệnh dị ứng; 1 trẻ chống chỉ định tiêm. Còn 39 trẻ chuyển bệnh viện để tiêm.
Như vậy, tính đến 12 giờ ngày 28/10, tức sau 2 ngày tiêm, TP.HCM đã tiêm tổng cộng hơn 39.700 trẻ, trong đó có 167 trẻ hoãn tiêm, 1 trẻ chống chỉ định tiêm và 44 trẻ chuyển bệnh viện tiêm. Tất cả đều an toàn.
Thông tin được dẫn nguồn:
Các hàng quán ở TP.HCM đã đồng loạt phục vụ tại chỗ trở lại sau nhiều tháng tạm đóng cửa do dịch. Tuy nhiên, nhiều nhà hàng nằm tại địa bàn được phép phục vụ rượu bia tại chỗ vẫn "cửa đóng then cài" với lý do chưa được hướng dẫn cụ thể.
Những hàng quán đã mở cửa đều cho biết việc mở bán trở lại trong giai đoạn này chủ yếu để tạo công ăn việc làm cho nhân viên, kiếm tiền để trang trải chi phí thuê mặt bằng... chứ chưa hy vọng có lợi nhuận do những quy định khắt khe về phòng chống dịch.
Một số hàng quán cũng băn khoăn rằng nhiều thực khách mang theo trẻ em, vốn chưa được tiêm vắc xin, trong khi quy định khách đến quán ăn tại chỗ phải tiêm đủ liều vắc xin.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 trên cả nước trong 2 tuần qua giảm 48% so với 2 tuần trước. Tuy nhiên nếu tính riêng từng tuần thì tuần sau tăng 14,4% so với tuần trước.
17/19 tỉnh thành phố miền Đông, Tây Nam Bộ từ ngày 19 đến 25/10 so với tuần trước đó ghi nhận ca mắc trong cộng đồng gia tăng, chỉ có 2 địa phương ghi nhận số ca mắc giảm.
Đặc biệt các tỉnh Tây Nam Bộ trong tình trạng nguy cơ rất cao, cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống và nâng cao mức độ cảnh giác.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho hay, đến nay, địa phương vẫn chưa cho học sinh đến trường trở lại mà học qua hình thức trực tuyến và qua truyền hình.
Theo dự kiến trước đó, Đà Nẵng định cho học sinh các khối lớp 1, 9, 12 đi học trở lại từ ngày 1/11 và từ 8/11 với học sinh toàn thành phố. Tuy nhiên, cách đây 2 hôm, TP đã quyết định dời lịch cho học sinh trở lại trường học trực tiếp, dự kiến đến 15/11.
Hiện, Sở GD-ĐT đang phối hợp với Sở Y tế để lập danh sách và tổ chức tiêm vắc xin cho học sinh.
"Theo như dự kiến của lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng tại các phiên họp thì sẽ tiêm trước đối với học sinh cấp THPT, sau đó sẽ lần lượt đến các cấp học nhỏ hơn nếu triển khai", bà Thuận nói.
Ông Lý Thanh Tâm, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước cho biết, đến ngày hôm nay, toàn tỉnh có 9 học sinh vào diện F0 và 1 giáo viên F0.
Số cán bộ, giáo viên vào diện F1 là 4, diện F2 là 21. Số học sinh vào diện F1 là 6, F2 là 35 em.
Theo ông Tâm, lịch cho học sinh trở lại trường sẽ do UBND tỉnh chỉ đạo. Đến nay, Sở GD-ĐT Bình Phước cũng chưa tham mưu về ngày cụ thể cho học sinh đi học trở lại.
"Hiện, Sở GD-ĐT Bình Phước đang phối hợp với ngành y tế và các huyện, thị để nắm tình hình dịch của các địa phương, từ đó có tham mưu chính xác cho UBND tỉnh về thời gian cho học sinh trở lại", ông Tâm nói.
Ông Tâm cho hay, Sở GD-ĐT Bình Phước cũng đã có công văn về các phòng GD-ĐT các huyện để lập danh sách các học sinh chuẩn bị tiêm vắc xin.
"Sở GD-ĐT sẽ có tham mưu cho UBND tỉnh về việc tiêm cho những học sinh bậc học nào nhưng phải đợi nhận các góp ý từ các địa phương lên", ông Tâm nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 28/10, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình khẩn về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ gửi UBND TP.HCM.
Tờ trình do Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu vừa ký với nội dung: Thực hiện chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 8043 ngày 26/10 về tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Sở Y tế đã tổ chức họp chuyên gia y tế để lấy ý kiến về các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 theo phân công của UBND TP.
Theo đó, Sở Y tế đề xuất UBND TP.HCM cho phép mở lại 4 hoạt động theo Nghị quyết 128, gồm:
- Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời.
- Vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định.
- Cơ sở làm tóc (bao gồm cắt tóc).
- Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo...
Thông tin được dẫn nguồn từ: