Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng sáng ngày 27/3 cho biết: Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccie Pfizer và Moderna để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022
Trước đó, ngày 22/3/2022, Bộ Y tế đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Theo đó, Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.
Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Australia để đưa vaccine về Việt Nam trong tuần tới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các ca mới ghi nhận trong ngày phân bố tại 453 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.272); Hoàng Mai (701), Long Biên (557), Thanh Trì (533), Ba Vì (425)...
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 1.260.790 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 185.861 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 5.351.978 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.447 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.868 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 205 ca
- Thở máy không xâm lấn: 74 ca
- Thở máy xâm lấn: 295 ca
- ECMO: 5 ca
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 26/3, do nhóm chuyên gia của Đại học Edinburgh, Đại học Liverpool, Đại học Imperial London và Đại học Leiden (Hà Lan) thực hiện trên 305.000 người ở Anh nhập viện vì Covid-19. Họ nhập viện trong giai đoạn từ ngày 6/2/2020 đến 8/12/2021.
Kết quả xét nghiệm cho thấy 6.695 người mắc Covid-19 đồng nhiễm virus gây viêm đường hô hấp trên. Trong đó, 227 người nhiễm virus cúm và họ đã trải qua tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với nhóm còn lại.
Theo Bloomberg, nghiên cứu cho thấy người lớn nhập viện vì Covid-19 và cúm có nguy cơ bị bệnh nặng, tử vong cao hơn nhiều lần so với F0 chỉ nhiễm nCoV hoặc với các loại virus khác. Cụ thể, nhóm chuyên gia phát hiện bệnh nhân nhiễm nCoV và virus cúm có thể cần thở máy cao gấp 4 lần và nguy cơ tử vong cao hơn 2,4 lần so với trường hợp chỉ mắc Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
- Thay đổi lối sống cho phù hợp:
+ Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: Việc này giúp máu lưu thông, tăng giãn lỗ chân lông và toát mồ hôi giúp tăng nuôi dưỡng hệ lông, tóc, móng.
+ Tắm và gội đầu một cách khoa học: Khi tắm cần dùng nước ấm 30 - 35 độ C (không quá lạnh và quá nóng), không được tắm khi đang sốt hoặc cơ thể quá yếu và mệt. Với trẻ em nên dùng nước ấm để lau người khi đang sốt, nới lỏng quần áo. Tắm và gội đầu cách ngày (giúp tinh thần thoải mái lạc quan). Tắm và gội nhanh trong khoảng 5 -10 phút (không tắm gội quá lâu gây nhiễm lạnh). Bạn nên tắm nơi kín gió, nếu có đèn sưởi là điều tốt (không sưởi bằng lò than tổ ong; đèn điện đảm bảo độ cao không quá xa hoặc quá gần gây nguy hiểm). Sau tắm, bạn nên lau khô người và mặc quần áo thoáng, sấy khô tóc bằng tốc độ gió vừa và sấy nóng ở khoảng cách đủ ấm.
+ Chế độ ăn hợp lý
Bổ sung Protein: là cơ sở hệ lông, tóc, móng
Bổ sung các vitamin H (trong đậu phộng, hạnh nhân, hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, bông cải trắng...); vitamin B (trong trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu...) và omega-3 (cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ...). Trong đó, miotin là một loại vitamin B thường được khuyên dùng liên quan đến các vấn đề về tóc. Sự thiếu hụt biotin có thể khiến mái tóc mỏng hơn, một số người cho rằng bổ sung biotin có thể làm dày tóc và kích thích sự phát triển. Biotin có thể từ các chế phẩm thuốc hoặc những sản phẩm chăm sóc tóc. Tuy nhiên cách đơn giản nhất để cung cấp vitamin B là từ các loại thực phẩm giàu vitamin B như nấm, lúa mì, lòng đỏ trứng, các cây họ đậu.
+ Dùng các loại dầu gội đầu: Tránh các loại dầu gội có độ PH không phù hợp, ít có tính chất tẩy rửa.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ da liễu Trần Đức Huynh, thành viên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho hay, khi mắc Covid-19 và phải cách ly, điều trị một thời gian, nhiều người dễ có tâm lý stress hoặc tình trạng mất ngủ, ngủ muộn, sinh hoạt không điều độ. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết cấu da, nội tiết tố, gây nên các vấn đề da nổi mụn, thâm sạm.
Bên cạnh đó, một số F0 tự mua các thuốc điều trị không rõ nguồn gốc, thành phần; các thuốc được "người quen mách là tốt" và sử dụng bừa bãi, không theo kê đơn. Điều này có thể dẫn đến hệ lụy là men gan tăng cao, tổn thương gan.
Trên thực tế, bác sĩ Huynh đã từng tiếp nhận thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân sau khỏi Covid-19. Có tới 10-20% khi xét nghiệm phát hiện men gan tăng rất cao, nguyên nhân do dùng thuốc không theo hướng dẫn.
"Thuốc điều trị nếu dùng một cách bừa bãi như vậy rất dễ ảnh hưởng đến gan thận. Có thể hiểu chúng là cơ quan tổng hòa, như một "nhà máy lọc" giúp loại bỏ các độc tố, chất thải. Gan thận nếu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến da, gây các tình trạng nổi mụn, mẩn ngứa,…", bác sĩ Huynh thông tin.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 27/3, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, hiện tại toàn tỉnh Cà Mau có 338 nhân viên Trạm y tế lưu động quản lý trên 21.000 F0 tại nhà, trung bình một nhân viên y tế quản lý đến 56 F0 tại nhà. Cá biệt, có đơn vị một nhân viên y tế quản lý đến 95 F0 tại nhà.
Cũng theo ông Dũng, tình hình dịch bệnh tại Cà Mau tăng cao khiến cho nhân viên y tế nhiễm F0, F1 rất nhiều. Tuy nhiên, trước yêu cầu công việc, số bác sĩ, nhân viên y tế nhiễm F0, F1 vẫn đi làm bình thường tùy theo mức độ nặng, nhẹ.
Cụ thể, chỉ tính riêng ngày 27/3, đã có 72 người là F0 đang làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trong đó làm việc trực tuyến 35 người; 42 F1 vẫn đang làm việc, trong đó làm việc trực tuyến 2 người.
Hiện tỉnh Cà Mau có 22.750 ca đang điều trị. Trong đó, 820 ca điều trị tại các cơ sở y tế, 27 ca điều trị tại khu cách ly tập trung và 21.903 ca điều trị tại nhà.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Bộ Y tế vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vắc-xin Covid-19 cho trẻ em do Úc viện trợ.
Theo đó, Bộ Y tế cho biết chiều 22-3 vừa qua, Bộ Y tế và Đại sứ quán Úc đã có buổi làm việc. Tại buổi làm việc, phía Úc khẳng định có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, chịu trách nhiệm vận chuyển và chi trả chi phí vận chuyển về Việt Nam.
Cụ thể, đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều gồm 0,7 triệu liều vắc-xin Pfizer và 9 triệu liều vắc-xin Moderna. Số vắc-xin này đang sẵn có và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vắc-xin Pfizer được Chính phủ Úc viện trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF). Phía Úc đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4 tới.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Hiện nay, những bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ nhưng phải nhập viện vì bệnh nền chiếm tỉ lệ lớn. Vì vậy, kiểm soát tốt bệnh nền trong làn sóng Omicron này rất quan trọng để có thể vượt qua giai đoạn F0.
Lời khuyên dành cho người có bệnh nền, dù cao tuổi hay còn trẻ, là khi phát hiện mình mắc Covid-19 thì nên báo với y tế địa phương và bình tĩnh. Bởi lẽ, người bệnh nền hay không thì đến nay, hầu hết đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đủ mũi rồi.
Sau khi bác sĩ đánh giá sức khỏe, người bệnh nền thường được cấp thuốc kháng virus Molnupiravir. Thuốc được cấp thì nên uống, không nên sợ ảnh hưởng đến bệnh nền. Thậm chí, người càng có bệnh nền càng nên uống thuốc này để giảm nguy cơ phải nhập viện.
Thường thì người uống Molnupiravir sẽ "bị hành" khoảng 3 liều đầu (1,5 ngày đầu) vì thuốc kháng virus là vậy, ai cũng gặp chứ không riêng gì người bệnh nền. Sau đó, khi cơ thể quen thuốc, dung nạp tốt là hết tình trạng này. "Bị hành" cũng chỉ là cảm giác đầy bụng, hơi biếng ăn.
Bệnh nhân phải duy trì nghiêm ngặt thuốc điều trị bệnh nền đang uống. Các thuốc này không ảnh hưởng xấu tới bệnh Covid-19, cũng không tương tác bất lợi với Molnupiravir. Ngược lại, ngưng thuốc thì mới dễ trở nặng cả bệnh nền lẫn Covid-19, mới dễ nhập viện.
Triệu chứng của người mắc Covid-19 biến chủng Omicron là những triệu chứng bệnh hô hấp thông thường, giống như cảm. Vì vậy, nếu thấy có triệu chứng gì khác lạ, nhất là giống với những lần trước bệnh nền "trỗi dậy", thì phải đi khám ngay, tuyệt đối không chờ hết Covid-19 mới đi khám bệnh nền.
Ngoài ra, việc "mắc cùng lúc 2 bệnh" còn có thể là vừa mắc Covid-19 vừa "xui xẻo" mắc thêm một bệnh nhiễm khác. Ví dụ, ở trẻ con đã có những trường hợp vừa mắc Covid-19 vừa bị sốt xuất huyết.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Bé N.T.H - 12 tuổi, Phú Thọ được bố mẹ đưa tới khám vì rối loạn giấc ngủ. Theo người nhà của bé N. khoảng 10 ngày nay từ khi bị Covid-19 trẻ hay tỉnh dậy giữa đêm, gặp các cơn ác mộng, la hét khi ngủ.
Sau khi hỏi bệnh và thăm khám làm thêm các cận lâm sàng. Bác sĩ thấy nổi bật lên ở trẻ là tình trạng rối loạn lo âu. Trên nền một tích cách nhút nhát, dễ lo lắng khi mắc Covid-19 đứa trẻ giống như giọt nước tràn ly làm các vấn đề của con bùng nổ. Bác sĩ đã tư vấn điều trị cho bé H. để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và học tập của bé.
Trường hợp của bé V.Đ.L. 5 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cũng tương tự. Bố mẹ của bé cho con đi kiểm tra vì sau khi mắc Covid-19, bé L. thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ. Trong khi trước đó bé hoàn toàn không có biểu hiện này, bé sẽ ngủ 1 mạch tới sáng.
Trong giai đoạn Covid-19, bé L. bị sốt cao 2 ngày và kèm theo tiêu chảy. Mẹ của L. cho biết từ khi mắc Covid-19 thấy con hay giật mình khi ngủ, bé chới với quơ quơ tay, thậm chí bé giật mình ngồi dậy khóc thét. Mẹ của bé lo lắng con có thể ảnh hưởng tới thần kinh.
Không chỉ ban đêm, buổi trưa bé L. ở nhà ngủ với ông bà cũng vậy. Khi quan sát bé ngủ, ông bà theo dõi có tình trạng ngủ không sâu giấc, hay giật mình và bật dậy khóc lớn bất ngờ, ngủ trưa chỉ 30 phút – 1 tiếng và dễ thức giấc.
Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trẻ nhỏ mất ngủ, rối loạn giấc ngủ sau Covid-19 không xảy ra nhiều nhưng cũng khiến bố mẹ của trẻ lo lắng.
Việc mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở trẻ hay mất tập trung người ta thấy rằng có thể virus SARS-CoV-2 tác động vào thần kinh trung ương, hệ phó giao cảm, làm cho trẻ rối loạn giấc ngủ.
PGS Dũng cho rằng nếu cha mẹ quá lo lắng về tình trạng của con, cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá xem liệu các phản ứng của cơ thể trẻ có phù hợp với trẻ không và tìm nguyên nhân là do ảnh hưởng của Covid-19 hay các nguyên nhân khác gây ra.
Nếu trẻ mất ngủ mức độ nhẹ, các bác sĩ hướng dẫn cha mẹ để trẻ ngủ sâu vào ban đêm, ban ngày hạn chế ngủ, sinh hoạt bình thường. Nếu trẻ bị mất ngủ nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc liều nhẹ để trẻ ngủ sâu cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ hồi phục sau Covid-19 tốt hơn, tránh ảnh hưởng tới học tập và sức khoẻ.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Trong tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và CDC các quốc gia, nCoV chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc giọt bắn hoặc không khí. Tuy nhiên, ngay từ đầu đại dịch, nhiều quan điểm lo ngại virus này có thể bị lây truyền khi chạm vào các bề mặt chứa virus, dấy lên những cuộc điều tra về thời gian tồn tại của nCoV ngoài môi trường là bao lâu.
Theo The Hill, trong nghiên cứu đầu tiên, nhóm tác giả lấy mẫu da người từ các mẫu khám nghiệm tử thi để làm thí nghiệm. Họ sử dụng nhựa làm bề mặt để so sánh. Thời gian tồn tại của virus được tính là thời gian khi các công cụ xét nghiệm chẩn đoán không còn khả năng phát hiện virus trong các mẫu bề mặt.
Trước đó, chủng virus gốc được tìm thấy ở Vũ Hán có thời gian tồn tại bên bề mặt nhựa là 56 giờ. Các biến chủng sau đó như Alpha, Beta, Gamma, Delta có thời gian tương ứng là 191, 157, 59 và 114 giờ. Trong khi đó, Omicron có thể tồn tại lên tới 193,5 giờ.
Trên da người, chủng nCoV ban đầu tồn tại được trong 8,6 giờ. Các biến thể sau đó dao động từ 11 đến 19,6 giờ. Omicron tiếp tục có thời gian tồn tại lâu nhất với 21,1 giờ.
Bài viết được dẫn từ nguồn: