Cập

Diễn biến dịch ngày 27/2: Hà Nội ghi nhận thêm 11.517 ca mắc COVID-19 mới; cả nước có thêm 35.866 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

Theo Sở Y tế Hà Nội, 24h qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận 11.517 ca bệnh, trong đó có 3.887 ca cộng đồng và 7.630 ca đã cách ly.

  diễn biến
  • 16:38:00 27-02-2022

    Thủ tướng: Không để khủng hoảng y tế xảy ra, tăng cường quản lý bệnh nhân Covid-19 tại nhà

    Phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, Thủ tướng Chỉnh phủ Phạm Minh Chính chia sẻ, nhìn lại hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát và gây hệ lụy nghiêm trọng trên toàn cầu và nước ta, những "chiến sĩ áo trắng", "anh hùng khoác áo Blouse" luôn là hình ảnh đẹp về sự hy sinh, về y đức, về sự quả cảm, về tấm lòng nhân ái.

    "Chúng ta nhớ đến những cán bộ và nhân viên y tế hết mình phục vụ trong các cơ sở y tế, trong các khu cách ly, nhất là vào thời điểm dịch diễn biến phức tạp nhất ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Hơn 25.000 chuyên gia, cán bộ y tế, y bác sĩ, sinh viên các trường y dược đã không quản ngại vất vả và hiểm nguy lên đường hỗ trợ các địa phương. Chúng ta nhớ đến hình ảnh những nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ giữa mùa hè, ướt đẫm mồ hôi, những bàn tay nhăn nheo…

    Nhưng có lẽ điều ám ảnh, day dứt nhất đối với nhiều bác sĩ là khi phải chứng kiến những giây phút lằn ranh giữa sự sống và cái chết, rồi cần mẫn, lặng lẽ giữ gìn những đồ đạc, kỷ vật để trao lại cho gia đình bệnh nhân khi họ ra đi mà không có người thân bên cạnh…", Thủ tướng bày tỏ.

    Thủ tướng cũng nhắc tới những y bác sĩ phục vụ chữa bệnh ở các cơ sở y tế cho nhân dân trên mọi miền Tổ quốc với tần suất làm việc không kể ngày đêm; những bác sĩ, y tá ngày đêm túc trực, làm việc tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; hàng ngàn nhân viên y tế không quản ngại ngày đêm để thực hiện chiến dịch thần tốc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:59:00 27-02-2022

    Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu việc tiêm mũi 4 vaccine phòng Covid-19

    Phát biểu tại chương trình kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam diễn ra tại Hà Nội tối 27/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự vui mừng, xúc động khi có mặt để tôn vinh và tri ân những người tiếp tục viết nên phẩm giá cao quý của ngành y, nhất là khi cả dân tộc ta vượt qua khó khăn, kiên cường, đoàn kết chống lại dịch bệnh Covid-19. Nhìn lại hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát và gây hệ lụy nghiêm trọng trên toàn cầu và nước ta, những "chiến sĩ áo trắng", "anh hùng khoác áo blouse" luôn là hình ảnh đẹp về sự hy sinh, về y đức, về sự quả cảm, về tấm lòng nhân ái...

    "Chúng ta nhớ đến những cán bộ và nhân viên y tế hết mình phục vụ trong các cơ sở y tế, trong các khu cách ly, nhất là vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhất ở TPHCM và các tỉnh phía Nam. Hơn 25.000 chuyên gia, cán bộ y tế, y bác sĩ, sinh viên các trường y dược đã không quản ngại vất vả và hiểm nguy lên đường hỗ trợ các địa phương. Chúng ta nhớ đến hình ảnh những nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ giữa mùa hè, ướt đẫm mồ hôi, những bàn tay nhăn nheo…, đặc biệt là những cử chỉ ân cần, vỗ về, an ủi thậm chí chăm sóc thay người nhà bệnh nhân...", Thủ tướng nói.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:58:00 27-02-2022

    Hà Nội quá tải xác nhận F0, người dân chậm được tiếp cận thuốc điều trị

    Sau khi tự xét nghiệm nhanh và cho kết quả dương tính với virus Sars-CoV-2, chị Nguyễn Thu Thủy (quận Hoàng Mai) đã nhanh chóng liên hệ với y tế phường và được hướng dẫn đến trạm y tế phường để xét nghiệm lại.

    "Sau khi ra phường xét nghiệm lên dương tính, y tế phường đưa cho tờ giấy ghi kết quả dương tính với Covid-19 nhưng không có dấu đỏ, rồi hẹn là khi nào ra phường xét nghiệm âm tính thì trả hết giấy tờ. Mặc dù phường có cấp thuốc trị Covid-19, nhưng tôi muốn mua thêm hộp thuốc nữa ở hiệu thuốc mới được Nhà nước cấp phép bán, thì lại không được. Hiện người nhà tôi cũng nguy cơ lây rất cao" - chị Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

    Cùng chung tâm trạng với chị Thủy, một số người dân cho biết, y tế phường dựa vào tình trạng của người bệnh để có thể cấp thuốc kháng virus Covid-19, do đó không phải ai cũng được cấp thuốc này. Chị Phan Thị Thanh Hiền, ở quận Thanh Xuân cho biết để mua được thuốc kháng virus tại hiệu thuốc được Nhà nước cấp phép bán cần có quyết định F0 của phường hoặc đơn của bác sỹ. Chị mong muốn y tế phường sớm cấp chứng nhận F0, để có thể mua thuốc điều trị kịp thời cho chồng.

    Sau Tết Nguyên Đán, số ca F0 tại Hà Nội tăng nhanh. Mặc dù các trạm y tế xã, trạm y tế lưu động đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn người dân xét nghiệm, cách ly, khám, cấp thuốc cho bệnh nhân điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với số ca nhiễm tăng hàng ngày, việc khám, cấp thuốc điều trị tại trạm y tế cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rất cao cho cán bộ, nhân viên y tế.

    Theo bác sỹ Nguyễn Thị Hằng - Trạm trưởng Trạm y tế phường Mai Động, quận Hoàng Mai, hiện Trạm y tế phường có gần 10 cán bộ y tế, nhưng phải thực hiện nhiều công việc như khám bệnh, lấy thuốc, phát thuốc, nhập dữ liệu để gửi phường làm thủ tục cho người dân cách ly, điều trị tại nhà, công nhận khỏi bệnh cho người nhiễm COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:25:00 27-02-2022

    Bắc Giang thành lập tổ hỗ trợ công nhân F0 khai báo y tế

    Có mặt tại nhà văn hóa Tổ dân phố My Điền 1, thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên) thời điểm sáng ngày 27/2, phóng viên Tiền Phong ghi nhận hàng chục công nhân đến khai báo y tế . Công nhân có biểu hiện mắc COVID – 19 được hướng dẫn làm các thủ tục khai báo y tế, rồi được nhân viên y tế xét nghiệm.

    Ông Phùng Hữu Thống, Tổ phó tổ dân phố My Điền 1 cho biết, hiện Tổ dân phố My Điền 1 có khoảng 5.000 công nhân ở trọ. Thời gian gần đây, số lượng công nhân mắc COVID – 19 tăng nhanh dẫn đến tình trạng quá tải ở Trạm Y tế thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên. Nhiều công nhân F0 gặp khó khi đi khai báo y tế và xin cấp mã số bệnh nhân.

    "Từ chiều tối ngày 26/2, UBND huyện Việt Yên đã thành lập tổ hỗ trợ công nhân F0 khai báo y tế tại Tổ dân phố My Điền 1. Dù ngày cuối tuần, nhưng tổ hỗ trợ vẫn hoạt động. Ngày hôm qua (26/2), chúng tôi tiếp nhận khoảng 300 công nhân đến khai báo y tế , trong đó chủ yếu là F0", ông Thống chia sẻ.

    Chị Nông Thị Hà, một công nhân đang ở trọ tại Tổ dân phố My Điền 1 cho hay, chị quê ở tỉnh Cao Bằng, chị làm công nhân ở tỉnh Bắc Giang được gần 2 năm. Hôm qua, chị tự test phát hiện dương tính với COVID – 19. Hôm nay (27/2), chị đến nhà văn hóa Tổ dân phố My Điền 1 để khai báo y tế, không cần phải đến Trung tâm Y tế thị trấn Nếnh. Chị được tổ hỗ trợ hướng dẫn tận tình và nhân viên y tế xét nghiệm để khẳng định mắc COVID - 19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tienphong.vn/bac-giang...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:25:00 27-02-2022

    Ngày 27/2, thêm 35.866 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh

    TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ

    (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 35.866 ca

    - Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.411.912 ca

    2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.190 ca, trong đó:

    - Thở ô xy qua mặt nạ: 2.526 ca

    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 285 ca

    - Thở máy không xâm lấn: 109 ca

    - Thở máy xâm lấn: 259 ca

    - ECMO: 11 ca

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/ngay-27-2-th...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:34:00 27-02-2022

    Hà Nội ghi nhận thêm 11.517 ca mắc COVID-19 mới

    Bệnh nhân phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (743); Sóc Sơn (734); Hoàng Mai (664); Hoài Đức (660); Nam Từ Liêm (618); Long Biên (618); Bắc Từ Liêm (601).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 262.274 ca.

    Để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, TP. Hà Nội đề nghị người dân trên địa bàn:

    Khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 hoặc liên hệ CDC Hà Nội (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/suc-khoe/ha-noi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:34:00 27-02-2022

    Sơn La ghi nhận hơn 23.000 ca mắc COVID-19 từ đầu năm đến nay

    Trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La đã ghi nhận thêm 2.509 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 . Hai ngày trước đó, địa phương này cũng ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục với 4.137 bệnh nhân.

    Theo đánh giá của CDC Sơn La, đa số các ca mắc đều được phát hiện tại cộng đồng và đã tiếp xúc với nhiều người nên nguy cơ lây nhiễm cao.

    Luỹ kế từ ngày 1/1/2022-27/2/2022, Sơn La phát hiện 23.019 ca mắc COVID-19; trong đó có 8.265 ca khỏi bệnh, 6 ca tử vong. Hiện toàn tỉnh có 14.617 người đang theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/son-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:32:00 27-02-2022

    Lý do nhiều người test Covid-19 âm tính dù xuất hiện triệu chứng

    Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả âm tính trong trường hợp mắc Covid-19 là cách xét nghiệm sai. Xét nghiệm rRT-PCR được coi là tiêu chuẩn vàng để phát hiện sự hiện diện của SARS-CoV-2 trong cơ thể có thể hiển thị thông tin không chính xác do một số yếu tố.

    Ngay cả khi các báo cáo chụp CT hoặc xét nghiệm máu của bệnh nhân xác nhận sự hiện diện của virus, xét nghiệm rRT-PCR có thể không xác minh điều tương tự.

    Theo India Express, điều này phụ thuộc vào việc bệnh nhân có được lấy mẫu đúng cách hay không. "rRT-PCR chỉ có độ nhạy 60%. Kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào việc mọi người đã được gạc đúng cách hay chưa, liệu khu vực được bao gồm trong quá trình lấy gạc có giống với nơi có virus hay không", tiến sĩ Praveen Gupta, Giám đốc và Trưởng khoa Thần kinh, Viện nghiên cứu Fortis Memorial, Gurugram, nhận định.

    Ngoài ra, việc bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển không được thực hiện đúng cách cũng ảnh hưởng kết quả test. Theo bác sĩ Vijay Dutta, khoa Nội, Bệnh viện ESIC (Ấn Độ), nếu đúng quy trình, việc lấy mẫu được thực hiện chính xác, quá trình vận chuyển mẫu ở nhiệt độ 2-5 độ C, sau khi lấy mẫu, rRT-PCR sẽ hiện dương tính nếu người bệnh nhiễm SARS-CoV-2.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/ly-do-nhie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:43:00 27-02-2022

    Nâng cấp độ phòng dịch trên toàn thành phố Cao Bằng

    UBND thành phố Cao Bằng đã có văn bản yêu cầu, từ 18h ngày 27/2 tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn thành phố triển khai áp dụng nghiêm các biện pháp phòng chống dịch tương ứng theo cấp độ dịch cấp 3 (nguy cơ cao).

    Theo đó, không tổ chức hội họp, tập huấn, hội thảo quá 50 người và toàn bộ người tham dự phải tiêm đủ liều vaccine hoặc có xét nghiệm âm tính COVID-19 còn hiệu lực. UBND thành phố Cao Bằng cũng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết; Dừng các hoạt động tụ tập, thể dục ngoài trời, tạm dừng các hoạt động biểu diễn, văn hóa, nghệ thuật thể dục, thể thao; Tạm thời đóng cửa không phục vụ các hoạt động thăm quan, các hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở thờ tự, các di tích lịch sử trên địa bàn; Tuyên truyền người dân tạm dừng tổ chức cưới và với việc hiếu cần tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, gói gọn trong 24h.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:24:00 27-02-2022

    Khi nào dịch Covid-19 tại Hà Nội đạt đỉnh?

    Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 sáng 27/2, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhận định diễn biến dịch phức tạp khi hôm qua vượt 10.000 ca nhiễm. Theo đánh giá cấp độ dịch, 74 xã, phường, thị trấn đã chuyển sang cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao), chiếm 12,8%.

    Tuy nhiên số bệnh nhân thể nhẹ, không triệu chứng chiếm đa số 96%, (trong đó 95% tổng số ca nhiễm điều trị tại nhà), kiểm soát số ca điều trị chuyển tầng 2 và 3.

    "Diễn biến này mang đến áp lực ngày càng tăng cho y tế các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở", ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh gánh nặng hiện nay là thủ tục xác nhận F0 và khỏi bệnh. Ông yêu cầu các sở ngành, quận huyện quản lý người nhiễm qua phần mềm, tăng cường điều phối lực lượng để giảm tải hệ thống y tế cơ sở, đảm bảo an toàn trường học.

    Diễn biến dịch ngày 27/2: Trường hợp nào không được sử dụng thuốc Molnupiravir?; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TP.HCM - Ảnh 1.

    Toàn cảnh buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội sáng 27/2

    Tại phiên họp, các quận huyện phản ánh tình trạng quá tải, thiếu nhân lực ở cấp xã, phường. Quận Hà Đông cho biết, trạm y tế phường có 50% nhân sự là F0, nhiều F1. Quận đã chủ động liên hệ các bệnh viện, y bác sĩ nghỉ hưu trên địa bàn tình nguyện hỗ trợ để đảm bảo đủ nhân lực.

    Quận Nam Từ Liêm đề xuất thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế tư nhân tích cực hỗ trợ công tác chống dịch ở địa phương. Bảo hiểm xã hội linh hoạt trong việc chi trả bảo hiểm cho các F0 khỏi bệnh nhanh nhất.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://kenh14.vn/khi-nao-dich...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:00:00 27-02-2022

    3 người tử vong, Lào Cai khuyến cáo dấu hiệu F0 cần báo y tế, chuyển viện

    Ngày 27.2, thông tin từ Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Lào Cai cho biết, trong ngày hôm qua 26.2, địa phương này đã ghi nhận 1.929 ca nhiễm Covid-19 (F0) mới, tăng 404 F0 so với ngày 25.2.

    Đáng lưu ý, dịch Covid-19 ở Lào Cai đang diễn biến rất phức tạp . Số lượng F0 nhiều nhất được ghi nhận ở địa bàn TP.Lào Cai; các huyện Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát, Bảo Thắng và TX.Sa Pa.

    Trong ngày 26.2, Lào Cai ghi nhận thêm 3 F0 tử vong, trong đó 2 người ở TP.Lào Cai và 1 người ở H.Bảo Thắng, đều là người cao tuổi có nhiều bệnh nền và chưa được tiêm vắc xin Covid-19. Tính từ đầu dịch Covid-19, Lào Cai đã có 18 F0 tử vong.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://thanhnien.vn/3-nguoi-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:34:00 27-02-2022

    Hàng loạt trường ở Hà Nội dừng học trực tiếp vì F0 quá nhiều

    Mới đây, Trường THCS Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa phát thông báo, hiện nay, số cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường vào diện F0, F1 ngày càng tăng.

    Cụ thể, chiều 26/2, cả 2 khối 7 và 8 của trường chỉ có 25 học sinh lớp 7A1 đủ điều kiện đến trường học trực tiếp.

    Do đó, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và đảm bảo chất lượng dạy học, nhà trường quyết định, tuần sau (từ 28/2-5/3), 100% học sinh khối 7 và 8 học trực tuyến theo thời khóa biểu đang thực hiện.

    Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thúy Nhàn, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhà trường buộc phải quyết định như vậy.

    "Số giáo viên của trường vào diện F0 hiện nay là 14 người cùng rất nhiều người là F1. Hiện nay, ban giám hiệu của trường chúng tôi cũng toàn F0,F1; cá nhân tôi cũng đang là F1", bà Nhàn nói.

    Trường THCS Archimedes Academy mới đây cũng thông báo, theo kết quả lấy ý kiến cha mẹ học sinh của các lớp gửi về cùng với thực trạng số lượng F0 trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường hiện nay tương đối nhiều, trường quyết định vẫn học trực tuyến (online) trong tuần tới. Kế hoạch trở lại trường được cho hay sẽ được ban giám hiệu trường thực hiện từ từ, dựa vào tình hình thực tế của dịch bệnh.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/giao-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:23:00 27-02-2022

    Không để trẻ mồ côi do COVID-19 phải bỏ học

    Sáng 27-2, Tổ Đại biểu HĐND TP.HCM đơn vị bầu cử TP Thủ Đức phối hợp cùng Thành Đoàn Thủ Đức và đơn vị tài trợ tổ chức chương trình "Chia sẻ tình thương và hi vọng" tại Nhà thiếu nhi TP Thủ Đức.

    Chương trình trao tặng 170 phần quà đến với trẻ mồ côi do COVID-19, nhằm chia sẻ và động viên gia đình, các em để cùng nhau vượt qua nổi đau hướng đến tương lai tươi đẹp hơn.

    Diễn biến dịch ngày 27/2: Trường hợp nào không được sử dụng thuốc Molnupiravir?; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TP.HCM - Ảnh 1.

    Ông Cao Thanh Bình - trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP.HCM trao quà cho trẻ mồ côi - Ảnh: KIM ÚT

    Phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Thanh Bình - trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP.HCM - cho biết đợt dịch lần thứ tư diễn ra trên địa bàn cả nước đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân, nhất là thiếu nhi bị mồ côi cha mẹ vì đại dịch. Những món quà gửi tặng các em chỉ là một phần rất nhỏ chia sẻ động viên với gia đình, mong rằng các em cố gắng vượt qua khó khăn này để bước đến tương lai.

    "Tổ đại biểu sẽ cùng đồng hành với hơn 170 em trong suốt chặng đường còn lại, để các em đều có điều kiện học tập, vui chơi giải trí. Rất mong các em tiếp tục nghị lực vươn lên. Các đơn vị tài trợ chương trình ngày hôm nay sẵn sàng nhận đỡ đầu những em khó khăn, cần sự giúp đỡ", ông Bình nói.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/khong-de-tr...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:25:00 27-02-2022

    Sẽ cấp vắc xin COVID-19 tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi từ cuối tháng 3

    Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, hiện các cơ quan chức năng của Bộ Y tế đang rà soát lần cuối về số vắc xin sẽ đặt mua đợt đầu, đồng thời trao đổi với nhà sản xuất, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc có tiêm cho trẻ đã mắc COVID-19 và nếu tiêm thì sau khi trẻ khỏi COVID-19 bao lâu thì tiêm?

    Với người lớn, WHO đã khuyến cáo là có tiêm nhưng chưa khuyến cáo cho trẻ em.

    Các thủ tục mua sắm vắc xin cũng đang tiến hành song song, dự kiến tháng 3 sẽ hoàn tất và cuối tháng 3 bắt đầu được nhận vắc xin, hoàn thành kiểm định để cuối tháng 3 có thể bắt đầu cấp phát vắc xin tiêm cho trẻ em.

    Theo Bộ Y tế, với người từ 18 tuổi trở lên, tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 1 cho đến nay đạt trên 99%, mũi 2 khoảng 98%, mũi 3 khoảng 32%. Đối với trẻ từ 12 - 17 tuổi, tỉ lệ tiêm mũi 1 khoảng 99%, mũi 2 khoảng 94%.

    Diễn biến dịch ngày 27/2: Trường hợp nào không được sử dụng thuốc Molnupiravir?; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TP.HCM - Ảnh 1.

    Đồ họa: NGỌC THÀNH

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/tin-sang-27...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:24:00 27-02-2022

    Hà Nội vượt mốc 10.000 ca/ngày: Lo ngại tâm lí chủ quan "ai rồi cũng thành F0"

    PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết Hà Nội hiện có đến 97% là những F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên những ngày qua Hà Nội cũng là địa phương có tỉ lệ tử vong cao nhất, đơn cử ngày 26/2, có 24 bệnh nhân tử vong nên người dân không nên giữ tâm lí "ai rồi cũng thành F0". Bởi lẽ khi số ca COVID-19 tăng cao sẽ kéo theo số bệnh nhân nặng tăng, tỉ lệ tử vong cũng từ đó nhiều hơn, gây quá tải cho hệ thống y tế. "Đây là tâm lí rất nguy hiểm. Người trẻ tuổi, thể trạng khỏe mạnh vẫn có thể nhiễm bệnh và có thể trở nặng với tỉ lệ nhất định. Ngoài ra nếu số F0 tăng vì tâm lí chủ quan sẽ dẫn đến tăng nguồn lây cho cộng đồng, họ sẽ lây cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, đều là đối tượng chưa tiêm vắc xin, nguy cơ bệnh nặng, thậm chí tử vong", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

    Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), rất nhiều F0 chưa phát hiện ra hoặc không khai báo. Thực tế hiện nay cho thấy dịch đã ngấm sâu trong cộng đồng, thậm chí lây lan mạnh trong các gia đình chứ không chỉ ở nơi đông người hay công sở. Ông Nga cho rằng: "Với tốc độ lây lan nhanh như hiện nay thì thực tế dần dần sẽ nhiễm hết. Xu hướng của chúng ta là sống chung, thích ứng với dịch. Nhưng sống chung thế nào để an toàn thì cần phải tính toán kĩ lưỡng".

    Thông rtin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tienphong.vn/ha-noi-vu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:22:00 27-02-2022

    Thời điểm cần test nhanh Covid-19

    Theo Trung tâm hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), để tránh lãng phí, tránh đầu cơ, đẩy giá bán, người dân sử dụng test nhanh trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm Covid-19: sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp…

    Đối với người được xác định là F0: Xét nghiệm test nhanh kháng nguyên Covid-19 sau thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày. Người bệnh có thể tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện từ xa.

    Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định. Tại thời điểm này có thể xét nghiệm bằng test nhanh.

    Đối với người được xác định là F1: Nếu F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1, thì test nhanh Covid-19 tại thời điểm xác định là F1, và sau khi thực hiện đủ cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú.

    Nếu F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì test nhanh Covid-19 tại thời điểm xác định là F1 và sau khi thực hiện đủ cách ly 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/thoi-diem...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:11:00 26-02-2022

    Trường hợp nào không được sử dụng thuốc Molnupiravir?

    Ngày 25.2, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có khuyến cáo về sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir trong điều trị Covid-19.

    Theo đó, thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

    Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị Covid-19 như sau:

    Chỉ định của thuốc

    Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

    Giới hạn sử dụng

    Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid -19.

    Khuyến cáo và thận trọng khi dùng thuốc

    Với phụ nữ: Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

    Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

    Với nam giới: Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

    Với trẻ em và thanh thiếu niên: Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

    Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc nêu trên.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/truong-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:08:00 26-02-2022

    Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TP.HCM

    Ngày 26/12, tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Thành Đoàn TPHCM phối hợp VinaCapital Foundation (VCF) và Hội Thầy thuốc trẻ TPHCM tổ chức chương trình khám sàng lọc cho trẻ em bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Yêu thương nâng bước" (Care to Rise), chương trình hướng đến hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ mồ côi hậu COVID và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong thời gian qua.

    Các trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tiếp đó, những em có vấn đề sức khỏe phức tạp hơn sẽ được các thầy thuốc chuyên khoa kiểm tra kỹ càng hơn để đưa ra những chỉ định phù hợp theo từng chuyên khoa: răng hàm mặt, mắt, X-quang phổi, tâm lý, dinh dưỡng, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng và vật lý trị liệu. Tình trạng sức khỏe của từng trẻ sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của chương trình để theo dõi và kiểm tra định kỳ trong tương lai.

    Diễn biến dịch ngày 27/2: Không uống Molnupiravir để phòng Covid-19; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TPHCM - Ảnh 1.

    Các bác sĩ thực hiện khám sàng lọc cho tất cả các em.

    Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TPHCM ảnh 4

    Diễn biến dịch ngày 27/2: Không uống Molnupiravir để phòng Covid-19; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TPHCM - Ảnh 2.

    Sau bước khám sàng lọc, nếu các em có vấn đề sức khỏe phức tạp thì sẽ được giới thiệu khám chuyên khoa.


    Diễn biến dịch ngày 27/2: Không uống Molnupiravir để phòng Covid-19; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TPHCM - Ảnh 3.

    Diễn biến dịch ngày 27/2: Không uống Molnupiravir để phòng Covid-19; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TPHCM - Ảnh 4.

    Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho trẻ.


    Diễn biến dịch ngày 27/2: Không uống Molnupiravir để phòng Covid-19; Khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng ngàn trẻ tại TPHCM - Ảnh 5.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tienphong.vn/kham-sang...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:07:00 26-02-2022

    Không uống Molnupiravir để phòng Covid-19

    Căn cứ các chỉ định, các khuyến cáo của Molnupiravir được phê duyệt bởi Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý Dược và Sản phẩm Y tế của Anh (MHRA), Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn sử dụng loại thuốc này.

    Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

    Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân không được sử dụng Molnupiravir dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng ngừa Covid-19. Thuốc này chỉ dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày và không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp.

    Vì vậy, người không được tự ý mua và uống thuốc Molnupiravir để phòng ngừa Covid-19, chỉ sử dụng khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, giới hạn.

    Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, F0 cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://zingnews.vn/khong-uong...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ