Theo thông tin từ UBND tỉnh Phú Thọ ngày 26/4, bệnh nhân số 74 trú tại thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao là du học sinh tại Pháp. Ngày 16/3, ngay khi nhập cảnh, bệnh nhân về Việt Nam và được chuyển đi cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bắc Ninh. Ngày 18/3 bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và được xác định nhiễm Covid-19.
Sau một thời gian điều trị, với 3 lần xét nghiệm liên tiếp âm tính SARS-CoV-2, bệnh nhân được xác định khỏi bệnh và được cho xuất viện, trở về địa phương này vào ngày 10/4 bằng xe chuyên dụng.
Sau khi về địa phương, bệnh nhân số 74 tiếp tục được cách ly, theo dõi tại nhà 14 ngày. Trong suốt thời gian cách ly tại nhà, bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở.
Ngày 24/4/2020, sau khi đủ thời gian cách ly tại nhà, bệnh nhân được Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao lấy mẫu bệnh phẩm, sau đó gửi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để thực hiện xét nghiệm lại.
Ngày 25/4/2020, sau 2 lần xét nghiệm trên cùng mẫu bệnh phẩm, kết quả RT-PCR đều nghi ngờ dương tính trở lại với Covid-19 sau 14 ngày cách ly tại nhà.
Ngay sau khi có kết quả, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã chuyển bệnh nhân số 74 về cơ sở 2 của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để được xác định lại tình trạng và tiếp tục theo dõi, điều trị phù hợp; đồng thời thực hiện điều tra dịch tễ, khoanh vùng những trường hợp có phơi nhiễm vòng 1, 2, 3 với bệnh nhân 74 trong thời gian cách ly tại nhà.
Theo Dân trí.
Cụ Nguyễn Văn Mễ, 88 tuổi, người dân xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân xúc động khi nhận tiền hỗ trợ của nhà nước - Ảnh: Đ. BÌNH
Ngày 26-4, trên toàn địa bàn tỉnh Hà Nam, Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp cùng chính quyền các huyện, thị đã đồng loạt triển khai chi trả tiền hỗ trợ tới hơn 90.000 người dân thuộc nhóm người có công, hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội.
Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến - giám đốc Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam - dù Hà Nam chưa cân đối được ngân sách nhưng không vì thế mà đợi trung ương, tỉnh đã chủ động ứng tiền ngân sách của tỉnh để thực hiện chi trả nhanh nhất đến người dân.
"Tỉnh đã tạm ứng 106 tỉ đồng để trước mắt thực hiện chi trả cho 25.000 người có công, 34.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và 42.000 người bảo trợ xã hội.
Đây là nhóm đối tượng đã có danh sách và hàng tháng tỉnh vẫn thực hiện chi trả chế độ, nên ngay khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định thì hôm nay, chúng tôi bắt đầu thực hiện chi trả tiền cho người dân để kịp thời hỗ trợ họ trong lúc khó khăn" - ông Tiến nói.
Theo Tuổi trẻ.
Bản tin lúc 18h00 ngày 26/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày không có ca mắc mới COVID-19 nào. Hiện cả nước vẫn có 270 ca mắc. Như vậy, đã hai ngày liên tiếp trôi qua, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 và là ngày thứ 10 không có ca mắc mới trong cộng đồng.
Cũng theo bản tin này, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.196, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 325;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.836;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 42.035.
Tình hình điều trị các ca bệnh hiện tại như sau:
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 3 ca.
Hà Nam, Hải Phòng là những địa phương đầu tiên trong ngày hôm nay (26-4) thực hiện chi trả tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Cụ thể, ngày 26-4, trên toàn địa bàn tỉnh Hà Nam, Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp cùng chính quyền các huyện, thị đã đồng loạt triển khai chi trả tiền hỗ trợ tới hơn 90.000 người dân thuộc nhóm người có công, hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội.
Người dân nghèo tỉnh Hà Nam ngày 26-4 đã được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tại xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, dù là ngày chủ nhật nhưng tại hội trường UBND xã, hàng trăm người dân là người nghèo, người già đã tập trung để nhận tiền - Ảnh: Đ. BÌNH
Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến - giám đốc Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam - dù Hà Nam chưa cân đối được ngân sách nhưng không vì thế mà đợi trung ương, tỉnh đã chủ động ứng tiền ngân sách của tỉnh để thực hiện chi trả nhanh nhất đến người dân.
"Tỉnh đã tạm ứng 106 tỉ đồng để trước mắt thực hiện chi trả cho 25.000 người có công, 34.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và 42.000 người bảo trợ xã hội.
Đây là nhóm đối tượng đã có danh sách và hàng tháng tỉnh vẫn thực hiện chi trả chế độ, nên ngay khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định thì hôm nay, chúng tôi bắt đầu thực hiện chi trả tiền cho người dân để kịp thời hỗ trợ họ trong lúc khó khăn" - ông Tiến nói.
Theo ông, trong tuần này, tỉnh sẽ tiếp tục ứng tiền đợt 2 chuyển các địa phương để tiếp tục thực hiện chi trả. "Việc khó nhất là những người lao động tự do, nhưng tỉnh cũng chỉ đạo những trường hợp nào rõ ràng rồi thì vẫn thực hiện chi trả trước mắt 1 tháng hỗ trợ 1 triệu đồng/người", ông Tiến cho biết.
Tiếp đó, Sở Tài chính sẽ bổ sung tiêu chí cụ thể vì Hà Nam có nhiều làng nghề, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên sẽ căn cứ từng tiêu chí để xem ai được hưởng tối đa 3 tháng, ai được 1 tháng.
Bài viết được dẫn nguồn từ báo Tuổi Trẻ.
Bản tin lúc 18h00 ngày 26/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày không có ca mắc mới COVID-19 nào. Hiện cả nước vẫn có 270 ca mắc. Như vậy, đã hai ngày liên tiếp trôi qua, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.
Số ca mắc:
- Tính từ 6h00 đến 18h00 ngày 26/4: 0 ca mắc mới.
- Tính từ ngày 16/4 đến nay: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
- Như vậy từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19.
Số người cách ly:
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 52.196, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 325;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.836;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 42.035.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 3 ca.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh giao 4 bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng là BV Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện TW Huế, BV Chợ Rẫy và BV Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.
Việc lấy huyết tương trước mắt chỉ giao thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện như Viện Huyết học - Truyền máu TW, BV Chợ Rẫy, BV Truyền máu - Huyết học TP. Hồ Chí Minh.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ TW và các Viện Pasteur đảm bảo lấy huyết tương đúng quy trình chuyên môn và nồng độ kháng thể. Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện phải đảm bảo công tác an toàn sinh học trong tất cả các quy trình; vận động người hiến và có chính sách giúp đỡ, động viên với người tham gia tình nguyện hiến huyết tương hồi phục.
Bài viết được dẫn nguồn từ báo Tiền Phong.
Tờ An ninh thủ đô đưa tin, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia nhận định, mặc dù Việt Nam không còn hoặc có rất ít ca bệnh mới nhưng vẫn có thể có mầm bệnh, có người mang virus. Qua tổng kết có nhiều trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng, hoặc những triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt, chỉ đau mỏi cơ thể, triệu chứng của cảm cúm, dấu hiệu rất mơ hồ nên rất dễ bỏ qua...
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế: Vì chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng Covid-19 lây nhiễm trở lại là rất lớn
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 xác định có thể tồn tại một số trường hợp người lành mang virus trong cộng đồng nhưng không phát hiện ra được. Vì chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn. Bài học từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, bị làn sóng thứ 2 xâm nhập và phát triển trong một cộng đồng mà không biết.
Nếu chúng ta cũng bị như vậy thì hệ thống y tế sẽ rất khó khăn. Do đó, cần phải kiên quyết kiểm soát với từng chuyến bay, từng hành khách nhập cảnh vào Việt Nam và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng chống dịch. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin, đối với cộng đồng, cơ quan chuyên môn đã điều chỉnh lại vấn đề xét nghiệm. Theo đó, tất cả những trường hợp có triệu chứng mơ hồ hoặc liên quan bệnh cúm thông thường thì lập tức xét nghiệm. Tiếp đến là tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ như khu công nhân, khu nhà trọ công nhân, khu tập trung nhiều lao động tự do, người yếu thế...
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://anninhthudo.vn/oto-xe-...
Sở GD-ĐT Hà Nội đã xây dựng kịch bản đón học sinh trở lại trường với 4 giai đoạn để trình UBND thành phố, dự kiến học sinh lớp 9 và 12 đến trường đầu tháng 5, trẻ mầm non vào đầu tháng 6.
Đơn vị này đã dự kiến một số kịch bản cho học sinh trở lại trường để xin ý kiến UBND thành phố.
Theo đó, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, giai đoạn đầu, Sở đề xuất cho học sinh khối 9 và 12 đi học từ ngày 4/5 để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng như thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT .
Lúc này, do số học sinh đi học ít nên có đủ phòng và số giáo viên để chia tách lớp ra từng lớp nhỏ, đảm bảo khoảng cách giãn cách học sinh tối thiểu 1,5m theo quy định của Bộ Y tế.
Giai đoạn 2, dự kiến khoảng sau đó 2 tuần, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định, sẽ cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 12 đi học.
Giai đoạn 3, dự kiến vào tuần cuối cùng của tháng 5, học sinh từ lớp 1 đến 12 sẽ trở lại trường.
Giai đoạn cuối cùng đối với trẻ mầm non và nếu dịch kiểm soát tốt, Sở sẽ đề xuất cho đi học trở lại từ đầu tháng 6.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/giao-...
Ngoài cung cấp, lắp đặt hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tại hàng loạt bệnh viện lớn như: Vinmec, Phổi TƯ, Nhi TƯ, Đa khoa Bắc Giang, CDC Quảng Ninh, CDC Hà Nội… Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông còn cho Hải Phòng mượn hệ thống xét nghiệm này theo đề nghị của thành phố này.
Hệ thống Realtime PCR tại Quảng Nam. Ảnh minh họa
Trong vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cơ quan CSĐT cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 bị can.
Trong đó, có liên quan đến 5 đơn vị: CDC Hà Nội, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam; Công ty CP Định giá và Bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech và Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị y tế, trong đó có cung cấp hệ thống Realtime PCR. Đơn vị này được giới thiệu cung cấp nhiều thiết bị y tế cao cấp hỗ trợ điều trị phòng chống dịch. Đặc biệt, cung cấp máy xét nghiệm real-time PCR giúp rút ngắn thời gian xét nghiệm SARS-CoV-2 từ 10 ngày xuống còn 4 giờ.
Từ cuối tháng 1/2020, công ty này đã hỗ trợ, lắp đặt hệ thống xét nghiệm real-time PCR tại hàng loạt bệnh viện lớn như: Vinmec, Phổi TƯ, Nhi TƯ, Đa khoa Bắc Giang, CDC Quảng Ninh, CDC Hà Nội…
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Sáng 26/4, Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về trường hợp nhiễm Covid-19 duy nhất còn điều trị tại TP.HCM. Nam phi công người Anh (BN91, ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại ổ dịch bar Buddha) đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Theo đó, kết quả xét nghiệm PCR ngày 25/4, bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-COV-2, tiếp tục thở máy, can thiệp ECMO (lọc máu) và tiên lượng còn nặng. Dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân tạm ổn định, không sốt, phổi trái đông đặc 1/2 dưới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 25.4, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết theo kế hoạch TP trả khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM.
Như vậy, TP sẽ còn các khu cách ly tập trung do quân đội quản lý: Quân đoàn 4, Quân khu 7 (ở Q.12, H.Hóc Môn, H.Nhà Bè, H.Củ Chi) với 2.000 giường cách ly đang có sẵn và quân đội đang mở thêm. Riêng BV điều trị Covid-19 Cần Giờ (600 giường) và BV dã chiến Củ Chi (300 giường) vẫn duy trì để điều trị.
Theo bác sĩ Dũng, những người nhập cảnh là những người có nguy cơ lây nhiễm Covid -19, nên sau khi nhập cảnh sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm giám sát.
Hiện năng lực xét nghiệm của các BV ở TP.HCM là 2.000 mẫu/ngày. Ngoài ra, HCDC còn giám sát Covid-19 đối với toàn bộ tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại TP.HCM.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/c...
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 41.000 giáo viên, nhân viên bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương hoặc bị chấm dứt hợp đồng và các cơ sở giáo dục ngoài công lập đối mặt nguy cơ phải đóng cửa trường.
Trong thời gian nghỉ học phòng dịch, có tới 80% giáo viên ở TPHCM bị ảnh hưởng việc làm, đặc biệt đối với đội ngũ làm việc tại các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Các cô giáo tại một trường mầm non ngoài công lập tại quận 12 (TPHCM) không có việc làm trong dịch Covid-19 phải bán cam. Ảnh: Thanh Chân
Trên địa bàn, có 39.000 giáo viên thuộc diện bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương. Trong đó, 29.700 giáo viên mầm non ở các trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; 1.500 người ở trường mầm non công; còn lại là giáo viên, nhân viên cấp tiểu học, trung học.
Hơn 2.000 giáo viên khác bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hơn 400 người có giao kết hợp đồng nhưng mất việc tại các cơ sở giáo dục khác.
Không chỉ các giáo viên, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM cũng "lao đao" vì Covid-19.
Thống kê cho thấy, thành phố có tới 879 cơ sở giáo dục mầm non với hơn 23.464 cán bộ quản lý, giáo viên, và nhân viên bị ảnh hưởng về các khoản lương, bảo hiểm theo quy định. Vì vậy, nguy cơ đóng cửa trường là rất cao nếu tình hình dịch kéo dài.
Các cơ sở giáo dục công lập cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, do không có nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và không được bố trí dự toán từ nguồn ngân sách để chi trả lương khoán nên người làm việc theo chế độ hợp đồng các cơ sở này cũng không được trả lương.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://dantri.com.vn/viec-lam...
Tính đến 6h ngày 26/4, Việt Nam có 270 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 225 người đã khỏi bệnh.
Hiện số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 13, 2 lần trở lên là 3 ca.
45 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại 6 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó 37 ca đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, 6 ca tại bệnh viện tuyến tỉnh và 2 ca tại các bệnh viện tuyến huyện.
Các ca bệnh dương tính trở lại tiếp tục được điều trị tại các bệnh viện: BN188, BN136 (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2); BN52, BN149 (Bệnh viện số 2 Quảng Ninh); BN36 (Bệnh viện Y dược Cổ truyền Bình Thuận).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 54.966. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 280, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 7.020, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 47.666.