Cập

Diễn biến dịch ngày 26/3: Qua đỉnh dịch, Hà Nội lần đầu dưới 10.000 ca/ngày trong 1 tháng qua; Tái nhiễm Covid-19 có làm suy yếu hệ miễn dịch?

Sở Y tế Hà Nội tối 26/3 thông báo TP vừa ghi nhận thêm 9.623 ca COVID-19 mới. Đây là ngày có số ca mắc thấp nhất tính từ ngày 25/2.

  diễn biến
  • 14:32:00 26-03-2022

    Những người Việt đầu tiên tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19

    Ngày 26-3, những người đầu tiên tại Việt Nam đã được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 do hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (tại TP HCM và Hà Nội) chính thức triển khai.

    Kháng thể này dành cho những người suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng, người không thể tiêm hoặc đã tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng không sản sinh đủ kháng thể để chống lại SARS-CoV-2.

    Diễn biến dịch ngày 26/3: Qua đỉnh dịch, Hà Nội lần đầu dưới 10.000 ca/ngày trong 1 tháng qua; Tái nhiễm Covid-19 có làm suy yếu hệ miễn dịch? - Ảnh 1.

    Người bệnh ký vào giấy đồng ý tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld

    Bà Nguyễn Thị Phiên (76 tuổi, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM) vui mừng khi biết mình là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam nhận được tin nhắn mời đến tiêm kháng thể đơn dòng này.

    Bà bị tăng huyết áp, tiểu đường, vảy nến, viêm đa khớp, rối loạn tiền đình, dị ứng nặng, không tiếp nhận được nhiều loại vitamin cả đường ăn và đường uống nên không tiêm được vắc-xin Covid-19.

    Hai năm qua, bà chỉ ở trong phòng, ăn uống một mình, đến nói chuyện với con cháu ngay trong nhà cũng phải qua điện thoại vì sợ lây nhiễm bệnh. "Cuộc sống của người bệnh không tiêm được vắc-xin Covid-19 rất khổ sở" - bà Phiên nói.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://nld.com.vn/suc-khoe/nh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:34:00 26-03-2022

    TP.HCM có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường chưa?

    Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi biến thể BA.2 của Omicron có mặt trên địa bàn, TPHCM đã nhanh chóng ứng phó và có được những dấu hiệu khả quan về tình hình dịch COVID-19 . Trong lần công bố cấp độ dịch COVID-19 gần nhất, địa phương này đã xóa sổ những nơi thuộc cấp độ 3 - vùng cam của dịch COVID-19.

    Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM chiều 24/3, phóng viên đặt câu hỏi cho ngành y tế về việc, với tỷ lệ tiêm chủng, số ca khỏi COVID-19 cao, địa phương này đã đạt miễn dịch cộng đồng hay chưa? Ngoài ra, quan điểm của thành phố ra sao về việc coi COVID-19 là bệnh thông thường?

    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết, hiện tại, nhiều chuyên gia trên thế giới đang thảo luận và đề xuất coi COVID-19 là "bệnh lưu hành" hay "bệnh đặc hữu". Bộ Y tế vừa qua đã trao đổi cùng chuyên gia trong và ngoài nước, Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ về nhận định, đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/tphc...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:26:00 26-03-2022

    Qua đỉnh dịch, Hà Nội lần đầu dưới 10.000 ca/ngày trong 1 tháng qua

    Sở Y tế Hà Nội tối 26/3 thông báo TP vừa ghi nhận thêm 9.623 ca COVID-19 mới, giảm 1.200 ca so với hôm qua. Đây là ngày có số ca mắc thấp nhất tính từ ngày 25/2 (thời điểm ghi nhận hơn 9.800 ca trong ngày).

    Bệnh nhân phân bố tại 411 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (984); Đông Anh (931); Hoàng Mai (533); Sóc Sơn (450); Long Biên (442).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 1.251.190 ca.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/qua-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:07:00 26-03-2022

    Ngày 26/3, thêm 103.126 ca COVID-19 mới tại 63 tỉnh, thành phố

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.623), Phú Thọ (4.679), Nghệ An (4.362), Bắc Giang (4.000), Yên Bái (3.995), Lào Cai (3.557), Đắk Lắk (3.443), Lạng Sơn (3.010), Thái Bình (2.865), Hà Giang (2.659), Quảng Ninh (2.640), Quảng Bình (2.626), Bắc Ninh (2.590), Vĩnh Phúc (2.582), Thái Nguyên (2.500), Sơn La (2.384), Tuyên Quang (2.180), Bắc Kạn (2.159), Hải Dương (1.952), Cao Bằng (1.949), Gia Lai (1.945), Cà Mau (1.840), Hưng Yên (1.830), Hòa Bình (1.815), Lâm Đồng (1.786), Bình Định (1.775), Lai Châu (1.671), Vĩnh Long (1.601), Điện Biên (1.542), Quảng Trị (1.537), Ninh Bình (1.521), Hà Nam (1.507), Tây Ninh (1.338), Bình Dương (1.229), TP. Hồ Chí Minh (1.059), Bình Phước (1.045), Phú Yên (938), Trà Vinh (933), Kon Tum (927), Hà Tĩnh (926), Đắk Nông (826), Nam Định (817), Bến Tre (808), Thanh Hóa (766), Thừa Thiên Huế (668), Đà Nẵng (655), Quảng Ngãi (651), Bà Rịa - Vũng Tàu (629), Khánh Hòa (534), Hải Phòng (483), Bình Thuận (375), Quảng Nam (315), Bạc Liêu (227), An Giang (170), Long An (152), Kiên Giang (142), Đồng Nai (105), Cần Thơ (83), Sóc Trăng (78), Ninh Thuận (43), Hậu Giang (39), Đồng Tháp (27), Tiền Giang (11).

    - Ngày 26/3/2022, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 55.179 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-1.180), Hải Dương (-821), Bình Dương (-770).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+1.945), Nghệ An (+339), Bắc Giang (+280).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 123.363 ca/ngày.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://soha.vn/ngay-26-3-them...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:20:00 26-03-2022

    70% bệnh nhân COVID-19 kéo dài bị 2 triệu chứng này

    Những người bị nhiễm virus corona không chỉ phải đối mặt với các triệu chứng của virus truyền nhiễm trong giai đoạn đầu mà còn phải trải qua các triệu chứng khác nhau sau khi khỏi bệnh. Rụng tóc, mệt mỏi, đau cơ là những triệu chứng phổ biến nhất nằm trong danh sách các triệu chứng COVID kéo dài. Khi các nhà nghiên cứu tiếp tục mở rộng sự hiểu biết của họ về tác động của COVID-19 đối với cơ thể chúng ta, người ta đã tiết lộ rằng có hai triệu chứng chiếm 70% các trường hợp mắc bệnh COVID kéo dài.

    Hai dấu hiệu phổ biến của COVID kéo dài

    Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, các vấn đề về trí nhớ và thiếu tập trung là hai triệu chứng phổ biến được phát hiện trong khoảng 70% các trường hợp mắc COVID kéo dài. Nghiên cứu chi tiết tiết lộ rằng cứ 10 bệnh nhân COVID-19 thì có một người bị một số vấn đề thần kinh khác sau những tháng kể từ lần nhiễm trùng đầu tiên.

    Tác động của những triệu chứng này

    Dựa trên dữ liệu mà nhóm các nhà nghiên cứu thu thập được, những người mắc phải hai triệu chứng cơ bản này rất lâu sau khi bị nhiễm ban đầu thường phải vật lộn để cố gắng thực hiện các bài kiểm tra nhận thức. 75% những người bị các vấn đề về thần kinh sau khi nhiễm COVID-19 cho biết họ khó tập trung vào công việc. Những dấu hiệu này kéo dài trong khoảng sáu tháng đến một năm sau lần nhiễm COVID đầu tiên.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vtc.vn/70-benh-nhan-co...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:56:00 26-03-2022

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Phát ban sau mắc Covid-19, vì sao?

    Đợt Omicron này, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con phát ban sau khi các triệu chứng khác đã khỏi, người lớn có đôi khi cũng thấy, nhưng đó là ban hồi phục.

    Đó là một kiểu ban nổi dưới da, dưới dạng những sẩn mẩn đỏ, có thể xuất hiện rải rác toàn thân, nhiều ít là tùy người, thường trẻ nhỏ thì không ngứa, trẻ lớn thì có thể ngứa. Đôi khi người lớn cũng gặp nhưng ít phổ biến hơn, người ngứa người không.

    Dạng ban này cũng phổ biến trong nhiều bệnh do virus khác, ví dụ như zika, sốt xuất huyết, rubella, hay đôi khi không xác định được virus gì thì gọi là "sốt phát ban".

    Ban do Covid-19 cũng là ban phục hồi, tức xuất hiện trong giai đoạn khỏi bệnh và hồi phục như các bệnh kể trên. Chỉ có sởi là sau khi ra ban vẫn "hành" khoảng 4 ngày.

    Nhưng Covid-19 không vậy, khi ra ban thì trẻ đã khỏe, các triệu chứng khác đã lui và ban này cũng sẽ tự hết nhanh chóng, không cần làm gì.

    Chỉ khi nào trẻ phát ban mà có sốt cao trở lại thì mới cần lưu ý, đưa đi khám, vì đó có thể là dấu hiệu trẻ vừa mắc thêm một bệnh khác, nhưng mà tỉ lệ này cũng thấp lắm.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://nld.com.vn/suc-khoe/ba...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:43:00 26-03-2022

    Virus gây COVID-19 làm tổn thương tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đời sống tình dục

    Tại khoa nam học Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), trung bình mỗi ngày có khoảng 5 bệnh nhân nam sau khỏi COVID-19 đến khám và than phiền vì bị rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng việc có con.

    Thông tin trên được TS.BS Mai Bá Tiến Dũng - trưởng khoa nam học Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sáng 26-3. Theo đó, qua khai thác, các bác sĩ nhận thấy những bệnh nhân trên đều từng nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và trung bình, chưa ghi nhận bệnh nặng từng thở máy hay thở oxy.

    Bác sĩ Dũng cho biết thêm, tại bệnh viện, các bệnh nhân được khám tư vấn đánh giá các than phiền về rối loạn tình dục, thực hiện các xét nghiệm đánh giá nội tiết sinh sản và điều trị tùy theo thương tổn sinh bệnh học (nội tiết, mạch máu, tâm lý...) của người bệnh.

    Đồng thời, bác sĩ cũng tư vấn cho người bệnh về những tác động do hậu COVID-19 đến toàn thân và sức khỏe nam giới, trong đó vô sinh nam là một vấn đề cần được đánh giá.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/virus-gay-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:01:00 26-03-2022

    Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19 liều nhắc lại

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký ban hành công văn về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.

    Theo đó, hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế cho phép người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin AstraZeneca . Thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

    Bộ Y tế cũng thông tin, ghi nhận đến ngày 25/3 cả nước đã tiêm được tổng số 204.566.009 liều vắc xin Covid-19. Trong đó:

    Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.444.998 liều. Bao gồm: Mũi 1 là 71.195.421 liều; Mũi 2 là 67.958.781 liều; Mũi 3 là 1.499.176 liều; Mũi bổ sung là 14.789.217 liều; Mũi nhắc lại là 32.002.403 liều.

    Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.121.011 liều. Bao gồm: Mũi 1 là 8.778.817 liều; Mũi 2 là 8.342.194 liều.

    Tính đến giữa tháng 3/2022, Việt Nam là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin Covid-19 cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên: 1 mũi là 100%, 2 mũi là 99% và tỷ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt 43,5%. Đối với người từ 12 -17 tuổi: 1 mũi là 99%, 2 mũi là 94%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:16:00 26-03-2022

    F1 tại TP.HCM được đi học, đi làm nếu đủ những điều kiện này

    Diễn biến dịch ngày 26/3: Số ca F0 cả nước thấp nhất hơn 3 tuần qua, đã qua đỉnh dịch? Tái nhiễm Covid-19 có làm suy yếu hệ miễn dịch? - Ảnh 1.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://plo.vn/suc-khoe/f1-tai...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:01:00 26-03-2022

    Lợi ích của tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 khi mang thai

    Chị Trần Thị T., 29 tuổi, ở xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang bị ho, sổ mũi, nên mua que thử test Covid -19 tại nhà, phát hiện có 2 vạch nên vội đến bác sĩ khám. Vậy bà mẹ mang thai mắc Covid-19 có nguy hiểm?

    Hệ thống miễn dịch của phụ nữ trong thai kỳ thay đổi theo hướng bất lợi, như suy giảm tế bào lympho T, một loài tế bào chỉ huy chống lại nhiễm trùng, giảm sản xuất các chất trung gian điều hòa miễn dịch như cytokine, làm tăng khả năng nhiễm nhiều mầm bệnh, kể cả sự bộc phát của các dạng tiềm ẩn. Các bà mẹ mang thai dễ bị lây và dễ mắc bệnh nặng hơn khi mắc Covid-19, có nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần). Tuy nhiên, điều đáng mừng là SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 cho mẹ, mà không gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác cho em bé.

    Làm thế nào để giữ cho bà mẹ mang thai và em bé an toàn? Đó là tiêm vắc-xin khi mẹ mang thai trên 13 tuần. Lợi ích của vắc-xin Covid-19 lớn hơn bất kỳ rủi ro nào đã biết hoặc tiềm ẩn của vắc-xin trong khi mang thai. Vắc-xin Covid-19 được khuyến cáo cho những người đang mang thai, cho con bú, cố gắng mang thai hoặc có thể mang thai trong tương lai.

    Hiện tại, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vắc-xin Covid-19 gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới. Có thể có tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm vắc-xin, đặc biệt là sau mũi tiêm thứ 2 của vắc-xin 2 liều như Pfizer và Moderna.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://nld.com.vn/suc-khoe/lo...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:54:00 26-03-2022

    Trẻ mất ngủ, giật mình khóc đêm sau Covid-19

    Bé N.T.H -  12 tuổi, Phú Thọ được bố mẹ đưa tới khám vì rối loạn giấc ngủ. Theo người nhà của bé N. khoảng 10 ngày nay từ khi bị Covid-19 trẻ hay tỉnh dậy giữa đêm, gặp các cơn ác mộng, la hét khi ngủ.

    Sau khi hỏi bệnh và thăm khám làm thêm các cận lâm sàng. Bác sĩ thấy nổi bật lên ở trẻ là tình trạng rối loạn lo âu. Trên nền một tích cách nhút nhát, dễ lo lắng khi mắc Covid-19 đứa trẻ giống như giọt nước tràn ly làm các vấn đề của con bùng nổ. Bác sĩ đã tư vấn điều trị cho bé H. để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và học tập của bé.

    Trường hợp của bé V.Đ.L. 5 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cũng tương tự. Bố mẹ của bé cho con đi kiểm tra vì sau khi mắc Covid-19, bé L. thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ. Trong khi trước đó bé hoàn toàn không có biểu hiện này, bé sẽ ngủ 1 mạch tới sáng.

    Trong giai đoạn Covid-19, bé L. bị sốt cao 2 ngày và kèm theo tiêu chảy. Mẹ của L. cho biết từ khi mắc Covid-19 thấy con hay giật mình khi ngủ, bé chới với quơ quơ tay, thậm chí bé giật mình ngồi dậy khóc thét. Mẹ của bé lo lắng con có thể ảnh hưởng tới thần kinh.

    Không chỉ ban đêm, buổi trưa bé L. ở nhà ngủ với ông bà cũng vậy. Khi quan sát bé ngủ,  ông bà theo dõi có tình trạng ngủ không sâu giấc, hay giật mình và bật dậy khóc lớn bất ngờ, ngủ trưa chỉ 30 phút – 1 tiếng và dễ thức giấc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:23:00 26-03-2022

    Covid-19 Hà Nội một tháng qua: "Kỷ lục" hơn 32.000 ca nhiễm/ngày, đã bước qua đỉnh dịch nhưng không chủ quan

    Từ sau Tết Nguyên đán, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao và "dẫn đầu" cả nước. Tích lũy đợt dịch thứ 4 đến ngày 25/3, thành phố ghi nhận 1.241.567 ca nhiễm. Sở Y tế đánh giá thành phố đã qua đỉnh dịch , song không được chủ quan, lơ là.

    Đỉnh dịch Covid-19

    Trước Tết, Hà Nội duy trì xấp xỉ 3.000 ca/ngày. Trong Tết, con số này có xu hướng giảm nhẹ, nhưng được cảnh báo là giảm "giả tạo". Kết thúc kỳ nghỉ lễ, người dân di chuyển, giao thương nhiều nơi, Hà Nội tăng đột biến gần 4.000 ca/ngày.

    Những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3, Hà Nội tăng vọt số ca nhiễm, liên tục "lập đỉnh" trên dưới 30.000 ca. Các chuyên gia đánh giá biến chủng Omicron "đe dọa" và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

    Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 27/2, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cảnh báo, theo các chuyên gia, khoảng giữa tháng 3, số ca mắc tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch.

    Thành phố đánh giá đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ và khuyến cáo người dân nâng cao ý thức.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/covid-19-ha-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:34:00 25-03-2022

    Tái nhiễm Covid-19 nhiều lần có làm suy yếu hệ miễn dịch?

    Tải lượng virus quyết định nặng nhẹ

    PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ở lần nhiễm Covid-19 sau nếu bạn tiếp xúc gần với F0, không đeo khẩu, tải lượng virus nhiều thì nguy cơ bị bệnh nặng vẫn cao.

    "Khi virus tấn công vào cơ thể người sẽ gắn với thụ thể ACE2 để xâm nhập vào bên trong, do đó khi hệ miễn dịch kích hoạt kháng thể tấn công vào protein gai của virus sẽ ảnh hưởng chéo đến các thụ thể ACE2. Trong khi đó ACE2 đóng vai trò bảo vệ phổi, tim mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các di chứng hậu Covid-19", ông Dũng chia sẻ.

    Tái nhiễm càng nhiều lần, nguy cơ hậu Covid-19  càng cao

    Ngoài ra, theo tiến sĩ Dũng việc cơ thể liên tục kích hoạt các phản ứng miễn dịch cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe . Do đó dù tái nhiễm sẽ nhẹ nhưng nguy cơ hậu Covid-19 sẽ không khác gì lần đầu, tức càng nhiễm nhiều lần, nguy cơ hậu Covid-19 càng cao.

    Cùng quan điểm với tiến sĩ Dũng, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết dù tái nhiễm thường không gây nên các triệu chứng nặng nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid-19, tỷ lệ này sẽ dao động từ 6-15%. Các triệu chứng hậu Covid-19 thường rất đa dạng như mất ngủ, khó thở, hụt hơi, ho khan, mệt mỏi…


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://thanhnien.vn/tai-nhiem...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:33:00 25-03-2022

    Số ca COVID-19 cả nước thấp nhất hơn 3 tuần qua, đã qua đỉnh dịch?

    Trước đó, vào ngày 2-3 cả nước ghi nhận 110.280 ca, gần tương đương với số mắc mới ngày 25-3, những ngày kế tiếp số ca liên tục leo thang, đỉnh điểm vào ngày 16-3 với 180.552 ca. Số ca mới đã giảm dần đều từ 17-3 đến nay và ngày 25-3 là thấp nhất trong 3 tuần qua.

    Riêng tại Hà Nội, địa phương liên tục đứng đầu về số ca mắc mới, trong ngày 25-3 ghi nhận 10.803 ca. Đây là mức thấp nhất hơn 1 tháng qua (thời điểm có số mắc mới trong ngày tương đương là 27-2 với 11.517 ca).

    Hiện toàn TP có hơn 264.300 người mắc COVID-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 14.000 ca so với ngày trước.

    Tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội, phó giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho hay TP đã bước qua đỉnh dịch.

    Tính chung cả nước, báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết so sánh tuần này với tuần trước, số mắc mới tuần này giảm 26,3%, số ca tử vong ít hơn 19,2%, số ca nặng, nguy kịch giảm 3,1%.

    So sánh tháng này với tháng trước, số mắc mới tăng hơn 5 lần nhưng số khỏi bệnh tăng 7 lần, số tử vong thấp hơn 12,1%. Đáng chú ý, TP.HCM không phải là địa phương có số ca mắc mới cao thời gian qua nhưng hiện lại có số ca chuyển nặng cao nhất với 565 ca, kế đến là Bến Tre 452 ca, Hà Nội 302 ca...

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/tin-sang-26...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ