Dù ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực Nam Trung Bộ nhưng việc thích ứng an toàn được triển khai mạnh mẽ ở Khánh Hòa.
Địa phương này cũng vừa chính thức ban hành quyết định thay đổi cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo Quyết định do ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ký ban hành về thay đổi cấp độ dịch COVID-19 thì cấp độ dịch COVID-19 hiện tại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là cấp độ 1: Nguy cơ thấp với COVID-19 (bình thường mới), tương ứng với màu xanh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo nhận định của lãnh đạo Sở Y tế, dịp Tết là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện, lễ hội tập trung đông người. Biến chủng Omiron có tốc độ lây nhiễm cao hơn so với Delta nếu cộng đồng chủ quan, lơ là thì dịch sẽ lây lan rất nhanh. Vì thế, bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch của cơ quan chức năng, ý thức phòng chống nguy cơ lây nhiễm của cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ thành quả đã đạt được.
Trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ngành y tế TPHCM sẽ liên tục duy trì lực lượng để đảm bảo mọi hoạt động dự phòng và điều trị, đồng thời chủ động ngăn chặn những tình huống đột xuất có thể xảy ra. Ngành y tế thành phố đang chủ động mọi phương án tiếp nhận, thu dung, điều trị mọi bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên Đán.
Theo đó, với những trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 khi tiếp nhận thông tin khai báo và chưa đủ chứng cứ để xác định là F0, trạm y tế phường, xã, thị trấn, Trạm y tế lưu động thực hiện lại xét nghiệm cho người bệnh. Những trường hợp F0 mới phát hiện sẽ được cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung nếu không đủ các điều kiện cách ly tại nhà.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tính đến ngày 26/1, Hà Nội đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron, gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Tối 26/1, Sở Y tế Hà Nội thông tin, trường hợp nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại cộng đồng đã được xác định khỏi bệnh.
Cụ thể, bệnh nhân là nữ, sinh năm 1980 tại quận Đống Đa. Bệnh nhân là nhân viên vệ sinh buồng phòng tại khách sạn Grand Vista Hà Nội (là khách sạn thực hiện cách ly người nhập cảnh theo quy định của TP).
Trong khoảng thời gian từ 28/12/2021 đến ngày 9/1/2022, bệnh nhân làm việc tại khách sạn và có phục vụ cho các đoàn khách nhập cảnh cách ly tại khách sạn, trong đó có 7 trường hợp nhiễm Omicron là khách nhập cảnh (Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm, thông báo ngày 21/1/2022).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 26/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La cho biết, trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, lực lượng chức năng đã ghi nhận thêm 140 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 . Trong đó có nhiều ca nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao, đặc biệt là ở huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ.
Hiện, các địa phương đang khẩn trương truy vết những trường hợp tiếp xúc gần, quản lý, cách ly và triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Tổ chức khoanh vùng các địa điểm có nguy cơ cao, đồng thời thông báo để người dân chủ động khai báo y tế và truyền thông để người dân thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt nhóm các công dân đi làm ăn xa trở về địa phương.
Từ ngày 1/1/2022 đến nay, Sơn La đã phát hiện 2.317 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch, lây nhiễm thứ phát và tại cộng đồng. Hiện toàn tỉnh có 19.953 người đang theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 25/01/2022 đến 18h ngày 26/01/2022, Hà Nội ghi nhận 2.884 ca mắc Covid-19. Số ca mới mắc ghi nhận trong ngày phân bố tại 439 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (112); Đông Anh (108); Chương Mỹ (97); Đống Đa (90); Nam Từ Liêm (84); Hoài Đức (82)
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 120.419 ca.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.884), Đà Nẵng (991), Bắc Ninh (865), Hải Phòng (702), Thanh Hóa (587), Quảng Nam (572), Bắc Giang (485), Vĩnh Phúc (465), Bình Định (433), Hòa Bình (425), Quảng Ngãi (396), Hưng Yên (387), Hải Dương (370), Nam Định (360), Bình Phước (315), Bến Tre (301), Quảng Ninh (297), Nghệ An (294), Thái Bình (270), Phú Thọ (270), Thừa Thiên Huế (255), Cà Mau (244), Thái Nguyên (235), Lâm Đồng (229), Lào Cai (202), Kon Tum (192), Lạng Sơn (154), Vĩnh Long (153), Khánh Hòa (145), Sơn La (140), Hà Nam (137), Tây Ninh (136), Hà Tĩnh (131), Ninh Bình (121), TP. Hồ Chí Minh (121), Quảng Bình (121), Quảng Trị (120), Điện Biên (117), Bà Rịa - Vũng Tàu (115), Tuyên Quang (110), Hà Giang (109), Yên Bái (100), Trà Vinh (96), Bình Thuận (87), Bình Dương (76), Đắk Nông (69), Cao Bằng (62), Hậu Giang (57), Đồng Tháp (54), Cần Thơ (44), Đồng Nai (39), Long An (39), An Giang (37), Lai Châu (32), Ninh Thuận (29), Kiên Giang (28), Sóc Trăng (26), Tiền Giang (26), Bắc Kạn (23), Gia Lai (3), Đắk Lắk (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (-236), Thanh Hóa (-98), Phú Thọ (-93).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+305), Quảng Nam (+271), Hà Tĩnh (+131).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.574 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 26-1, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 991 ca Covid-19. Trong đó, có 721 ca cộng đồng, 267 ca cách ly tại nhà, 3 ca đã cách ly tập trung.
Cụ thể, 721 ca cộng đồng gồm: 403 ca tự đến các cơ sở y tế khám bệnh, xét nghiệm; 258 ca tự test nhanh dương tính được các trạm y tế lấy mẫu; 47 ca có triệu chứng được trạm y tế lấy mẫu; 6 ca về từ các tỉnh; 2 ca xét nghiệm định kỳ tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh; 4 ca là nhân viên Bệnh viện C Đà Nẵng; 1 ca lực lượng phòng chống dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 26/1, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Hiện Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn đến 18 giờ ngày 25/1/2022, Hà Nội đã ghi nhận 118.111 ca mắc (tại Hà Nội 117.915 trường hợp, 254 trường hợp nhập cảnh), 506 trường hợp tử vong (0,43%). Toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2.
Về công tác tiêm chủng, thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi. Trong đó với người trên 50 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 là 99,3% (1.903.018 mũi /1.916.049 người); Tỷ lệ tiêm mũi 2: 98,3 % (1.884.173 mũi /1.916.049 người)
Từ 27/4 đến nay, tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 117.871 bệnh nhân, hiện đang quản lý, điều trị: 45.720 người, trong đó: Bệnh viện Trung ương: 365 người (Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội). Hiện đang quản lý, điều trị: 45.355 người bệnh thuộc các tầng quản lý và điều trị của Thành phố; Điều trị tại nhà: 36.260 người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong cuộc họp Thường trực Thành ủy chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19, chiều 25/1, Ban Cán sự đảng UBND thành phố cho biết, trong tuần từ ngày 16/1 đến 24/1, toàn thành phố ghi nhận hơn 20.400 ca mắc Covid-19, hơn 17.600 người được điều trị khỏi.
Toàn thành phố đang quản lý, điều trị 40.040 ca, trong đó, hơn 93% bệnh nhân thể nhẹ được điều trị ở tầng 1 (39.167 người), 3,25% đang điều trị ở tầng 2 (2.225 người) và chỉ có 1,55% đang điều trị ở tầng 3 (648 người).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành căn cứ diễn biến thực tế dịch bệnh, tiếp tục bám sát chủ trương chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Cán sự đảng UBND thành phố để triển khai nhiệm vụ.
Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố, cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng, chống dịch và thực hiện nghiêm "5K"; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, khu dân cư và người dân, nhất là người về từ tỉnh, thành khác, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tự giác thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, tránh để lây lan ra cộng đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đối xử với người về quê ăn Tết mỗi nơi một kiểu, cấm bán hàng ăn tại chỗ, nơi vùng vàng và vùng đỏ thì người dân lại đến vùng xanh để tụ tập… Những bất cập này phần nào bắt nguồn từ cách đánh giá cấp độ vùng dịch COVID-19 hiện nay. Trước thực tế này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu, điều chỉnh lại các tiêu chí đánh giá cấp độ vùng dịch cho phù hợp tình hình thực tiễn. Vậy các tiêu chí đánh giá cần được thực hiện theo hướng nào?
Từ ngày 13/10/2021 Bộ Y tế hướng dẫn lấy tỷ lệ mắc mới COVID-19 trong 1 tuần trên 100.000 dân là 1 trong 3 tiêu chí đánh giá cấp độ của một vùng dịch nào đó.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tiêu chí này không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi tỷ lệ tiêm vaccine đủ liều cơ bản ở nước ta đã đạt 93,4%, và số người đã tiêm nếu mắc COVID-19 thì tỷ lệ chuyển nặng thấp.
Đơn cử tại Hà Nội, những tuần gần đây, số ca mắc mới đều gần 3.000 ca/ngày, nhưng phần lớn đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, đặc biệt tỷ lệ tử vong chỉ chiếm 0,4%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo PGS.TS Vũ Minh Phúc, nguyên Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM, trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan trên toàn cầu cùng tinh thần sống chung an toàn với SARS-CoV-2, việc hiểu rõ virus là tối quan trọng để "con thuyền" Việt Nam đứng vững trước những làn sóng dịch Covid-19 tiếp theo.
Vị chuyên gia khẳng định: "Sau Tết Nguyên đán, số ca nhiễm nCoV mới trong cộng đồng chắc chắn sẽ tăng. Tuy nhiên, số lượng tăng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào mức độ di chuyển của người dân trong thời gian này. Trong đó bao gồm di chuyển trong nước, giữa các tỉnh, thành phố, từ nước ngoài trở về khi những chuyến bay thương mại được mở lại, du lịch được phép tái hoạt động".
Bên cạnh đó, PGS Phúc cũng cho rằng tốc độ gia tăng ca nhiễm còn được quyết định bởi mức độ tuân thủ 5K của người dân cũng như tình hình du nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam.
"Việc gia tăng số ca nhiễm là không thể tránh khỏi ngay cả khi chúng ta đã triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường. Điều này đã được chứng minh ở một số quốc gia như Israel, Mỹ, Anh, Nhật,...", bà nói.
PGS Phúc cũng khẳng định Việt Nam không thể ngăn biến chủng Omicron lây lan trong cộng đồng dù áp dụng chiến lược truy vết, cách ly nghiêm ngặt như trước đây. Nguyên nhân là chúng ta đã mở cửa và chấp nhận sống chung an toàn với virus.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội trong ngày 25/1, thành phố đang điều trị cho 69.075 người mắc Covid-19.
Các bệnh nhân được phân bổ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (142), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223), các bệnh viện thuộc Hà Nội (3.394), cơ sở thu dung của thành phố (745), cơ sở thu dung cấp quận/huyện (4.956). Ngoài ra, 59.615 F0 đang được theo dõi và cách ly tại nhà.
Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 25/1, cho thấy Hà Nội có 1.227 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.
Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 2.221 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 691 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 6,4% so với trung bình 7 ngày trước).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 24/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp bàn về lộ trình mở cửa trường học; phương án, kế hoạch và lộ trình mở cửa đón khách du lịch an toàn, hiệu quả.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tham vấn ý kiến với các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, y tế về phương án đưa trẻ trở lại trường, và nhận được các ý kiến đồng thuận. Nếu để trẻ ở nhà quá lâu sẽ ảnh hưởng tiêu cực về tâm sinh lý.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong triển khai kế hoạch đưa trẻ trở lại trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ."Theo kiến nghị của các địa phương, đến ngày 7/2, dự kiến có 49 tỉnh, thành phố triển khai học trực tiếp, 14 tỉnh dự kiến cho trẻ trở lại trường vào ngày 12/2", bà Minh cho biết.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định đã có những điều kiện, căn cứ để đưa trẻ trở lại trường học an toàn. "Quan điểm của Bộ Y tế cơ bản ủng hộ kế hoạch đưa trẻ trở lại trường sau Tết. Sau Tết, Bộ Y tế sẽ có đánh giá cụ thể tình hình dịch để góp ý cho Bộ GD&ĐT về kế hoạch đưa trẻ trở lại trường", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, từ 18h ngày 24/1 đến 18h ngày 25/1, Hà Tĩnh có 85 ca mắc COVID-19, trong đó có 15 ca cộng đồng. Hà Tĩnh có 32 bệnh nhân COVID-19 trong các cơ sở y tế và 50 bệnh nhân cách ly, điều trị tại nhà được khỏi bệnh. Tổng số bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh trong ngày là 82 người.
Hà Tĩnh ghi nhận 85 ca mắc mới.
Các địa phương, cơ sở y tế rà soát được 196 trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm. Các cơ quan y tế đã xét nghiệm 292 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR , trong đó có 85 mẫu cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 ; thực hiện test nhanh 2.507 người để sàng lọc nguy cơ dịch trong cộng đồng.
Ngày 25/1, Hà Tĩnh rà soát được 5.210 công dân trở về từ các vùng dịch. Tết Nguyên đán cận kề, số lượng người dân từ ngoại tỉnh về trên địa bàn rất đông.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, nhưng số ca mắc mới tại Hà Nội vẫn xấp xỉ 3000 ca mỗi ngày. Số lượng người dân Hà Nội được tiêm đủ 2 mũi vắc xin đã ở mức gần 90% và thành phố đang triển khai tiêm vaccine mũi thứ ba, song thực tế số ca F0 tăng nhanh đã khiến hệ thống y tế của Hà Nội không khỏi bị động trong quản lý xét nghiệm phân loại bệnh nhân điều trị.
Hà Nội đang duy trì mức hơn 3.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày.
Chỉ còn khoảng chưa đầy một tuần nữa là tới Tết Nguyên đán, Hà Nội vẫn dẫn đầu trong số các địa phương có ca mắc Covid-19 cao nhất với mức trên dưới 3.000 trường hợp mắc mới một ngày. Con số này được nhận định là có thể chưa phản ánh hết thực tế số ca nhiễm. Đặc biệt, những ngày cận Tết, người dân đi lại, gặp gỡ nhiều hơn. Đây là "cơ hội" để Covid-19 bùng phát mạnh hơn nữa nếu người dân không tự thực hiện nghiêm quy định 5K. Theo TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tới thời điểm này, đeo khẩu trang được coi là biện pháp quan trọng nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm.
"Việc đếm ca nhiễm vào thời điểm này không còn quá quan trọng. Vấn đề là bảo vệ sức khỏe cho những người có bệnh nền, người già, đề kháng kém, dễ tử vong. Không gì khác là người dân phải tự bảo vệ mình thôi, "sức khỏe là vàng", vậy thì không ai có thể bảo vệ tài sản sinh mạng của mình được cả", TS Nguyễn Huy Nga cho hay.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin từ Bộ Y tế ngày 25/1 cho biết, trên địa bàn TPHCM ngày 25/1 ghi nhận 99 trường hợp mới mắc COVID-19 . Đây là con số thấp nhất kể từ khi dịch bùng phát cuối tháng 4/2021 đến nay. Giai đoạn dịch đạt đỉnh vào tháng 8 và tháng 9/2021 mỗi ngày thành phố có từ 6.000 đến 8.000 trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận.
Tín hiệu đáng lạc quan hơn trong cuộc chiến chống dịch là số ca tử vong vì COVID-19 đã liên tiếp giảm sâu và tiến dần về số 0. Tính riêng trong ngày 25/1, các bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố ghi nhận 5 trường hợp tử vong, trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm: Tiền Giang (1), Đồng Nai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 25/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết, đối với những người từ vùng đỏ, vùng vàng về Hải Phòng ăn Tết, nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 trở lên thì thực hiện khai báo và tự theo dõi y tế.
Những người về từ vùng đỏ, vùng vàng nhưng chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine thì phải thực hiện biện pháp tự cách ly tại nhà.
Đối với những người đến từ vùng vàng, vùng xanh thì về Hải Phòng vui Xuân, đón Tết thì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện "5K" theo quy định.
"Thành phố không "ngăn sông cấm chợ", tất cả những người về Hải Phòng đón Tết chỉ cần thực hiện đủ các quy định phòng chống dịch", ông Nam cho biết.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo thông báo của Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận 163 ca nhiễm biến thể Omicron , trong số đó có 14 ca ghi nhận ở Hà Nội.
Tới hết ngày 24/1, trên địa bàn thành phố có 68.541 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (142 ca), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223 ca), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.436 ca).
Thông tin được dẫn nguồn từ: