Cập

Diễn biến dịch ngày 25/2: Ngày 25/2, Hà Nội sắp chạm ngưỡng 10.000 ca mắc Covid-19 mới trong ngày; Mua thuốc Molnupiravir trị Covid-19 cần thủ tục gì?

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 24/02/2022 đến 18h ngày 25/02/2022 Hà Nội ghi nhận 9.836 ca mắc mới, trong đó 3.404 ca cộng đồng, 6.432 ca đã cách ly.

  diễn biến
  • 13:15:00 25-02-2022

    F0 tăng mạnh, một số trạm y tế Hà Nội quá tải khi xét nghiệm

    Những ngày gần đây, Trạm Y tế phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai thường xuyên đông đúc, quá tải, xe máy của người dân để kín 2 mặt của Trạm y tế.

    Chị Trần Thị Liên, trú tại Tổ 22, phường Thịnh Liệt cho biết, sau khi tự test nhanh cho kết quả dương tính với COVID-19, chị đã gọi điện cho Trạm Y tế phường, nhưng phải mất hàng chục cuộc gọi mới kết nối được với nhân viên y tế vì tổng đài báo bận liên tục.

    Theo hướng dẫn, chị phải mang kít ra Trạm y tế để nhân viên trực tiếp xét nghiệm, như vậy kết quả mới được công nhận và có quyết định cách ly. Chị Trần Thị Liên cho rằng, quy định như vậy là bất cập trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, vừa tốn tiền mua thêm kít xét nghiệm, vừa tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh khi các F0 đi lại ngoài đường, đến tập trung đông người tại Trạm Y tế.

    Tương tự, tình trạng quá tải cũng xảy ra tại Trạm Y tế phường Hoàng Liệt, khi 11 nhân viên y tế phải phục vụ cho địa bàn khoảng 90.000 dân. Để giảm áp lực cho Trạm y tế cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho người dân, chính quyền địa phương đã bố trí thêm điểm xét nghiệm tại Nhà văn hóa khu dân cư Linh Đàm. Đồng thời, kêu gọi sự tham gia, hỗ trợ xét nghiệm của đội ngũ y tế tư nhân, đoàn thanh niên.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:56:00 25-02-2022

    Có tình trạng không khai báo khi mắc COVID-19

    Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội vừa có báo cáo một số vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 gửi Tổ Công tác thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15.

    Báo cáo nêu hiện nay, tại một số địa phương có tình trạng nhiều người khi phát hiện mắc COVID-19 đã không khai báo với y tế địa phương mà tự điều trị tại nhà gây khó khăn cho địa phương, ngành y tế trong công tác giám sát, quản lý số lượng người mắc COVID-19 trên địa bàn, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng khi rác thải của những người mắc COVID-19 này không được xử lý đúng quy trình. 

    "Theo phản ánh của người dân thì một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do người dân không được hỗ trợ gì nhiều trong quá trình điều trị COVID-19 tại nhà", Uỷ ban Pháp luật thông tin.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:

    https://tienphong.vn/co-tinh-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:37:00 25-02-2022

    Ngày 25/2, Hà Nội sắp chạm ngưỡng 10.000 ca mắc Covid-19 mới trong ngày, trong đó 3.404 ca cộng đồng

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 24/02/2022 đến 18h ngày 25/02/2022 Hà Nội ghi nhận 9.836 ca mắc mới, trong đó 3.404 ca cộng đồng, 6.432 ca đã cách ly.

    Số bệnh nhân mới ghi nhân trong ngày phân bố tại 542 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (904), Sóc Sơn (781), Hoài Đức (611); Nam Từ Liêm (542); Hoàng Mai (521); Bắc Từ Liêm (467)

    Theo báo cáo từ Bộ Y tế, từ 17h30 ngày 24/02 đến 17h30 ngày 25/02 Hà Nội ghi nhận 20 ca tử vong.

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 239.974 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:57:00 25-02-2022

    Ngày 25/2: Số mắc mới COVID-19 tăng vọt lên 78.795 ca, Hà Nội gần 10.000 F0

    Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

    - Tính từ 16h ngày 24/02 đến 16h ngày 25/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 78.795 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 78.774 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.655 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 54.345 ca trong cộng đồng).

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.836), Quảng Ninh (4.615 ca trong 02 ngày), Bắc Giang (3.563), Tuyên Quang (2.797), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.581), Hải Dương (2.441), Nghệ An (2.424), Hưng Yên (2.403), Hòa Bình (2.385), Vĩnh Phúc (2.367), TP. Hồ Chí Minh (2.206), Bắc Ninh (2.139), Lạng Sơn (2.046), Sơn La (2.001), Ninh Bình (1.971), Hải Phòng (1.919), Đắk Lắk (1.912), Yên Bái (1.785), Khánh Hòa (1.631), Thái Bình (1.585), Lào Cai (1.525), Hà Giang (1.493), Thái Nguyên (1.489), Quảng Nam (1.328), Quảng Bình (1.218), Bình Phước (1.080), Bình Định (963), Đà Nẵng (957), Cao Bằng (914), Điện Biên (891), Thanh Hóa (885), Bà Rịa - Vũng Tàu (846), Lâm Đồng (785), Phú Yên (777), Hà Tĩnh (734), Lai Châu (623), Hà Nam (619), Gia Lai (603), Cà Mau (558), Quảng Trị (546), Bình Dương (339), Bình Thuận (254), Quảng Ngãi (235), Đắk Nông (220), Bắc Kạn (210), Thừa Thiên Huế (200), Kon Tum (194), Tây Ninh (174), Bến Tre (147), Bạc Liêu (135), Đồng Nai (109), Vĩnh Long (84), Cần Thơ (74), Kiên Giang (67), Long An (66), Trà Vinh (39), An Giang (29), Ninh Thuận (24), Đồng Tháp (14), Hậu Giang (11), Sóc Trăng (10), Tiền Giang (2).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tuyên Quang (+1.679), Hà Nội (+972), Nghệ An (+795).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-608), Hải Dương (-507), Hồ Chí Minh (-260).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 57.160 ca/ngày.

    - Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.120.301 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 31.588 ca nhiễm).

    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

    + Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.112.985 ca, trong đó có 2.352.802 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (528.265), Bình Dương (295.560), Hà Nội (236.800), Đồng Nai (100.923), Tây Ninh (89.723).

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://suckhoedoisong.vn/ngay...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:39:00 25-02-2022

    Bộ Y tế khuyến cáo trường hợp không được sử dụng thuốc Molnupiravir

    Theo Bộ Y tế, Molnupiravir là thuốc kê đơn, mới được cấp phép và cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

    Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc. Bởi sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ do các phản ứng có hại của thuốc.

    Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị Covid-19.

    Về chỉ định của thuốc, Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh diễn biến nặng.

    Các giới hạn sử dụng gồm: Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid-19.

    Ngoài ra, Cục Quản lý Dược cũng đưa các khuyến cáo và thận trọng khi dùng thuốc.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/bo-y-te-kh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:23:00 25-02-2022

    Ca COVID-19 đang cao nhất gần 5 tháng qua, TP.HCM ứng phó ra sao?

    Cùng với nhiều tỉnh thành trên cả nước, những ngày qua, số ca COVID-19 mới tại TP.HCM liên tục tăng. Đặc biệt hôm qua 24-2, TP.HCM ghi nhận đến 2.466 ca nhiễm. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất 5 tháng qua (ngày 4-10-2021 là 2.490 ca). Trong khi đó, những ngày đầu tháng, TP chỉ ghi nhận vài chục ca, thấp nhất là 24 ca vào ngày 5-2.

    Đáng lưu ý, số ca nhiễm tăng nhanh tại TP được ngành y tế cho hay là do trẻ quay trở lại trường học trực tiếp. Cụ thể trong tuần gần nhất (từ 14-2 đến 21-2), số trẻ nhiễm tăng cao gấp 3 lần so với tuần trước đó.

    Ngoài ra, biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế trong cộng đồng, với tỉ lệ ca dương tính nhiễm biến chủng này là 76%, cũng "góp phần" khiến ca nhiễm tại TP tăng.

    Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho rằng dù số ca nhiễm COVID-19 tại TP tăng cao nhưng số ca nặng, thở máy, tử vong đang ở mức thấp nhất. Và hiện có khoảng 90% ca nhiễm cách ly, điều trị tại nhà.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tuoitre.vn/ca-covid-19...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:45:00 25-02-2022

    Đắk Lắk: Số ca mắc Covid-19 trong các cơ quan nhà nước ngày càng nhiều

    Ngày 25.2, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị đã có công điện gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn.

    Theo công điện, từ sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh bùng phát mạnh, với số ca nhiễm liên tục tăng cao. Đáng chú ý, số ca mắc trong cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước ngày càng nhiều, ảnh hưởng không tốt đến công tác và hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://thanhnien.vn/dak-lak-s...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:44:00 25-02-2022

    F0 tăng cao, y tế cơ sở Hà Nội quá tải

    Gần 5h chiều ngày 24/2, em Nguyễn Châu Anh - sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội vẫn đang lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 cho cư dân phường Thịnh Liệt. Em được nhà trường cử sang hỗ trợ trạm y tế phường này khi số ca mắc COVID-19 tại địa bàn tăng cao mấy ngày gần đây. Em đã mệt lả vì phải làm xuyên cả buổi trưa.

    "Từ sáng tới giờ, bọn em đã xét nghiệm cho hơn 500 trường hợp rồi, cả người già và trẻ em" - em Châu Anh cho hay.

    Vất vả hơn em Châu Anh, các cán bộ y tế phường Hoàng Liệt đang phải căng hết sức mấy ngày nay.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/xa-hoi/f0-tang-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:19:00 25-02-2022

    Nhân viên công sở ở Hà Nội: 'Đến văn phòng tôi có cảm giác... sai sai'

    Văn phòng công ty Toàn còn "thoáng, rộng" hơn nữa. Mở máy tính làm việc gần một tiếng, anh ngẩng lên và chợt nhận ra cả căn phòng rộng dành cho gần 30 nhân viên nay chỉ có dăm bảy người. Gần đây do có nhiều nhân viên mắc hoặc có người thân mắc COVID-19, phải ở nhà điều trị hoặc theo dõi, công ty thường không đông đủ, nhưng chưa bao giờ vắng tanh như vậy. Hỏi ra mới biết, ngoài việc có thêm một số ca F0 phải ở nhà, nhiều người khác vì tiếp xúc gần với F0 hoặc có triệu chứng nghi ngờ nên xin nghỉ một buổi đi xét nghiệm.

    "Cách đây mấy tháng, dù đánh chết tôi cũng không tin có một ngày công ty như biến thành chùa bà Đanh vì F0, F1 xuất hiện liên tiếp như vậy", Toàn nói.

    Chị Hải Vân (nhân viên kế toán, sống ở quận Cầu Giấy, Hà Nội), chia sẻ: "Bãi đỗ xe của công ty tôi ngày thường rất chật, đưa xe vào và lấy xe ra đều rất khó khăn, vất vả. Tôi thường hay đi làm sớm, xe để phía trong nên mỗi lần tan sở, dắt được nó ra cũng toát mồ hôi. Thế nhưng mấy ngày gần đây bãi xe trở nên rộng rãi. Ngoài các F0 đương nhiên không tới, nhiều người khác cũng xin làm việc từ xa vì đang có nguy cơ thành F0, hoặc phải ở nhà chăm con nhỏ mắc COVID-19. Riêng phòng tôi 4 người thì 3 đang ở nhà, họ cùng đi công tác và 2 ngày sau khi trở về thì một người phát hiện dương tính".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/nhan-vien-cong-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:13:00 25-02-2022

    Sớm bao phủ vaccine, Quảng Ninh thích ứng linh hoạt trong tình hình mới

    Gần 1 năm nay, Quảng Ninh bền bỉ thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất lịch sử với hơn 3 triệu liều, gấp đôi dân số Quảng Ninh. Bác sỹ Phạm Văn Đoan, Trung tâm y tế thành phố Hạ Long cho biết gần tuần nay, các bác sỹ của Trung tâm tăng cường cho hơn 30 phường xã tại Hạ Long đi từng ngõ, ngõ cửa từng nhà, tiêm chủng vét, đặc biệt cho người già có bệnh nền, không đi lại được, phấn đấu hoàn thành trước ngày 27/2: "Chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều phường từ mũi 1 cho tới mũi 2. Hôm nay ở phường Bãi Cháy chúng tôi thăm khám, được tiêm sẽ cho các cụ tiêm và nếu không được chúng tôi sẽ chống chỉ định luôn. Đi tiêm ở các khu cứ bao giờ các cụ có trong danh sách tiêm hết thì thôi, còn 1-2 cụ vẫn phải cố có khi tới 7 giờ tối mới xong".

    Thực tế, Quảng Ninh đang có số ca mắc Covid-19 ở mức cao nhất từ trước đến nay với khoảng 2.000 ca mỗi ngày. Nhờ tỷ lệ bao phủ vacine lớn nên hiện 97% F0 tại Quảng Ninh có diễn biến nhẹ hoặc không triệu chứng và đang điều trị tại nhà. Quảng Ninh đã rà soát hơn 150.000 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để chuẩn bị tiêm vaccine khi được phép. Điều đặc biệt là Quảng Ninh luôn sẵn sàng tiêm cho bất kỳ công nhân, người lao động nào đến địa bàn Quảng Ninh làm việc và lao động. Đây là những bước chuẩn bị từ xa, từ sớm, từ cơ sở để Quảng Ninh ứng phó khoa học với dịch bệnh và là những việc làm nhân văn, thiết thực nhất đồng hành cùng doanh nghiệp khi bước vào trạng thái bình thường mới.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/som-bao-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:06:00 25-02-2022

    Cần biết: Hướng dẫn mới nhất về dỡ bỏ cách ly cho trẻ em mắc COVID-19 của Bộ Y tế

    Theo Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em ban hành kèm Quyết định 405/QĐ-BYT của Bộ Y tế, quy định về dỡ bỏ cách ly/xuất viện với trẻ mắc COVID-19, cụ thể:

    Về tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà

    Đối với trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:

    - Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

    - Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.

    - Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/can-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:25:00 25-02-2022

    Cần làm gì để có thể mua thuốc trị Covid-19 Molnupiravir?

    Sáng 24/2, thuốc điều trị Covid-19 chứa hoạt chất Molnupiravir cho F0 điều trị theo chỉ định chính thức lên kệ bán. Tuy nhiên, nhiên, bệnh nhân Covid-19 không dễ tiếp cận thuốc này vì nhiều vướng mắc.

    Theo quy định, để mua được thuốc Molnupiravir, người dân cần đáp ứng một trong 3 điều kiện sau:

    - Có giấy chứng nhận là F0.

    - Có đơn thuốc có chữ ký của bác sĩ chỉ định dùng thuốc Molnupiravir.

    - Có giấy xét nghiệm bằng phương pháp PCR dương tính SARS-CoV-2.

    Hiện nay, mặc dù nhiều người dân chủ động test nhanh Covid-19 tại nhà, tuy nhiên, để được xác nhận là F0, theo quy định của Bộ Y tế, việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên phải do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện, dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

    Theo một lãnh đạo ngành y tế Hà Nội, khi người dân tự test nhanh tại nhà có kết quả dương tính có thể đến trạm y tế phường để xét nghiệm lại; một phương án khác là người dân có thể tự thực hiện lại test nhanh tại nhà dưới sự giám sát từ xa của nhân viên y tế bằng các hình thức "online".

    Nếu kết quả xét nghiệm lại bằng một trong 2 phương án trên dương tính SARS-CoV-2, người đó sẽ được khẳng định là F0 và được y tế cơ sở cấp giấy chứng nhận là F0.

    Một phương án khác để người dân có thể mua thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir là có đơn thuốc có chữ ký của bác sĩ chỉ định dùng thuốc Molnupiravir. Tuy nhiên, hiện có nhiều vướng mắc xoay quanh việc kê đơn.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:50:00 25-02-2022

    Chuyên gia: Bỏ ngay tâm lý chủ quan 'ai cũng thành F0'

    Nhiều người đang có tâm lý bản thân và những người xung quanh có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào mà chủ quan phòng dịch. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo suy nghĩ đó có thể khiến số ca COVID-19 tăng cao, kéo theo số bệnh nhân nặng tăng, rồi tỷ lệ tử vong nhiều hơn, gây quá tải cho hệ thống y tế.

    Tâm lý chủ quan "sống chung với lũ"

    Nhìn hàng xóm xung quanh treo biển thông báo nhà có F0, thay vì hoảng loạn, lo sợ như những lần trước, anh Vũ Văn Hà., 34 tuổi, ở Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội "bình thản" hơn với suy nghĩ hầu như những người trong gia đình đều đã tiêm vaccine đủ.

    "Cũng nghe đài báo nói nhiều về tình hình dịch căng thẳng, số ca bệnh tăng nhưng đặc thù công việc của tôi làm nghề xây dựng nên đi lại, gặp gỡ nhiều. Tôi cũng xác định tâm lý có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào. Tránh sao được khi xung quanh bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, thậm chí cả người thân cũng nhiễm rồi. Tôi từng là F1 của nhiều người nên xác định sẽ nhận kết quả "2 vạch". Với lại xem ti vi, đọc báo thì thấy tiêm vaccine đủ rồi thì nếu mắc cũng nhẹ nên tôi cũng yên tâm hơn", anh Hà kể.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/chuyen-gia-bo-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:50:00 25-02-2022

    Hà Nội thêm gần 9.000 F0, TP.HCM chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ 5 -11 tuổi

    Hôm qua (24/2), Bộ Y tế ghi nhận 69.128 F0 tại 62 tỉnh, thành (nhiều hơn ngày trước đó gần 8.800 ca) trong đó 9 ca nhập cảnh và 69.119 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.781 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (48.179 ca trong cộng đồng). Trong ngày thêm gần 20.000 F0 khỏi bệnh; 111 trường hợp tử vong

    10 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh trên 2.000 ca/ngày: Hà Nội (8.864), Bắc Giang (4.171), Hải Dương (2.948), Sơn La (2.860), Phú Thọ (2.596), Nam Định (2.592), TP.HCM (2.466), Hòa Bình (2.391), Bắc Ninh (2.375), Vĩnh Phúc (2.117).

    Trong ngày hôm qua, Sở GD&ĐT TP.HCM gửi văn bản yêu cầu các Phòng GD&ĐT về chuẩn bị tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Dự kiến mỗi cơ sở giáo dục sẽ thành lập 1 điểm tiêm tại trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS. Thành phố sẽ thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ ngay khi có hướng dẫn chi tiết từ Bộ Y tế.

    Theo thống kê, TP.HCM có khoảng 970.000 trẻ trong độ tuổi từ 5 - 11 tuổi có nhu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó, số trẻ đang theo học tại các cơ sở giáo dục là 950.000 trẻ, số trẻ ngoài nhà trường là 20.000 trẻ.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/ha-noi-them-gan...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:12:00 25-02-2022

    Việt Nam vượt mốc 3 triệu ca mắc Covid-19 kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát

    Diễn biến dịch ngày 25/2: Chọn mua que test nhanh nào cho kết quả chính xác nhất?; Mua thuốc Molnupiravir trị Covid-19 cần thủ tục gì? - Ảnh 1.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/viet-nam...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:11:00 25-02-2022

    Phát hiện F0, cả lớp test nhanh, tốn kém, lãng phí

    Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học có nhiều điểm mới như: giảm thời gian cách li đối với F1 đã tiêm vắc xin chỉ còn 5 ngày; 7 ngày đối với F1 chưa tiêm vắc xin. Khi lớp phát hiện có F0, đầu tiên, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của trường. Cán bộ y tế chuyển ngay F0 xuống phòng cách li tạm thời của trường theo lối đi riêng.

    Sau đó, nhà trường thông báo ngay cho trạm y tế xã, phường để đến cùng xử lý. Đối với lớp có học sinh F0, sẽ được thông báo ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường, cán bộ y tế xã, phường điều tra, xác định F1. Đồng thời, tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho toàn bộ học sinh của lớp đó. Nếu học sinh có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính thì xử lý theo quy định; học sinh không tiếp xúc có kết quả âm tính thì đi học bình thường.

    Tại Hà Nội, sau Tết Nguyên đán, học sinh đi học trở lại, số lượng F0, F1 tăng nhanh. Theo tìm hiểu của PV, mỗi ngày tổ chức dạy học trực tiếp, ở tất cả các trường đều phát sinh số lượng F0. Khi đó, theo quy định cũ, các trường sẽ rà soát học sinh F1 là trên, dưới, trước sau, học sinh có tiếp xúc để test nhanh và chuyển sang học trực tuyến đối với những em này.

    Sau 2 tuần dạy trực tiếp, đến nay có những trường tỷ lệ học sinh mắc COVID-19 và F1 lên tới 40-50%, phải chuyển gần một nửa số lớp sang học trực tuyến. Huyện Mê Linh (Hà Nội), riêng F0 có hơn 2.000 em và rất nhiều F1 là giáo viên, học sinh. Do đó, hiệu trưởng các trường nói rằng, quy định mới sẽ gây tốn kém hàng trăm triệu đồng/tuần và không có ngân sách nào đáp ứng được.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/phat-hien...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:26:00 24-02-2022

    Chọn mua que test nhanh nào cho kết quả chính xác nhất?

    Theo ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nội, để có kết quả test nhanh chính xác, trước hết, cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép.

    Diễn biến dịch ngày 25/2: Chọn mua que test nhanh nào cho kết quả chính xác nhất?; Mua thuốc Molnupiravir trị Covid-19 cần thủ tục gì? - Ảnh 1.

    16 loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép. Nguồn: Sở Y tế Hà Nội ngày 28/12.

    Để có kết quả chính xác, người dân cần tuân thủ các bước theo đúng hướng dẫn kèm theo bộ test tùy nhà sản xuất, bao gồm: Lấy mẫu đúng, thao tác đúng và xử lý rác thải đúng.

    Bộ sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 gồm 7 thành phần: 1. Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng; 2. Ống nhựa đựng dung dịch đệm; 3. Nút màng lọc nhỏ giọt; 4. Khay thử; 5. Giá đỡ ống chiết mẫu; 6. Hướng dẫn sử dụng; 7. Đồng hồ đếm thời gian.

    Lưu ý tất cả thành phần bộ sinh phẩm được để ở nhiệt độ phòng từ 15 – 30 độ C trước khi xét nghiệm khoảng 30 phút. Nếu bộ sinh phẩm bị nhiễm ẩm có thể làm giảm độ ổn định của chất thử. Vì vậy, người dân cần sử dụng ngay khi mở.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/chon...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:25:00 24-02-2022

    Mua thuốc Molnupiravir trị Covid-19 cần thủ tục gì?

    Ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc kinh doanh nhà thuốc Long Châu, khu vực TP HCM cho biết từ chiều qua rất nhiều người đã tìm đến nhà thuốc để mua Molnupiravir. Tuy nhiên, trong số đó cũng có nhiều trường hợp không đủ điều kiện phải ra về và hôm nay họ đến mua lại.

    "Nhà thuốc đã mua 1 triệu viên đầu tiên và tiếp tục đặt lô tiếp theo với 5 triệu viên thuốc trị Covid-19, thành phần chứa hoạt chất molnupiravir để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người bệnh trên toàn quốc" - ông Nhật cho biết.

    Điều kiện để nhà thuốc bán cho F0 gồm giấy xác nhận F0 do phường cấp và đơn thuốc có chữ ký của bác sĩ. Nếu đủ điều kiện, người dân sẽ mua được 1 liệu trình Molnupiravir với giá 250.000 đồng. Bên cạnh cung cấp đơn thuốc, người mua (thường là người thân, quen của F0) phải ký vào giấy xác nhận do nhà thuốc cung cấp. Những giấy tờ này sẽ được lưu và nộp về Bộ Y tế. Mỗi đơn thuốc/giấy xác nhận F0 chỉ mua được 1 hộp/1 liệu trình.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://nld.com.vn/suc-khoe/mu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ