Cập

Diễn biến dịch ngày 23/3: Hà Nội thêm hơn 13.000 ca COVID-19 mới, chỉ còn 297.000 F0 điều trị, theo dõi; Dung dịch trong kit test nhanh Covid-19 có thể gây độc?

Sở Y tế Hà Nội tối 23/3 thông tin trong 24 giờ qua TP ghi nhận 13.005 ca COVID-19 mới, giảm hơn 3.000 ca so với hôm qua. Đây là ngày thứ 12 liên tục số ca bệnh ở Thủ đô giảm.

  diễn biến
  • 13:38:00 23-03-2022

    Bé 6 tuổi khám hậu COVID-19 vì tức ngực, mệt nhẹ, một ngày sau phải đặt ECMO

    Bệnh nhi quê Yên Sơn, Tuyên Quang, vào một bệnh viện ở Phú Thọ khám hậu COVID-19 hôm 21/3.

    Bé đến viện với triệu chứng rất mờ nhạt, tức ngực, mệt mỏi nhẹ, mọi sinh hoạt ăn, uống và chỉ số sinh tồn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ định xét nghiệm thấy chỉ số Troponin của bệnh nhi tăng bất thường. Các kết quả điện tâm đồ và siêu âm tim đánh giá chức năng và đo chỉ số Ef (chỉ số đánh giá chức năng bơm máu của tim) thì thấy đã có đủ bằng chứng để xác định bé bị viêm cơ tim cấp .

    Ngay lập tức, bác sĩ khuyên gia đình chuyển bệnh nhi chuyển bé về Bệnh viện Nhi Trung ương càng sớm càng tốt, dù lúc này bé chơi đùa và sức khỏe gần như bình thường.

    Tuy nhiên, chỉ 1 ngày sau khi nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương, bé trở nặng rồi nguy kịch, phải chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), tiên lượng rất nặng.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/be-6...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:06:00 23-03-2022

    Ngày 23/3, cả nước ghi nhận 127.883 ca nhiễm mới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:04:00 23-03-2022

    Hà Nội thêm hơn 13.000 ca COVID-19 mới, chỉ còn 297.000 F0 điều trị, theo dõi

    Sở Y tế Hà Nội tối 23/3 thông tin trong 24 giờ qua TP ghi nhận 13.005 ca COVID-19 mới, giảm hơn 3.000 ca so với hôm qua. Đây là ngày thứ 12 liên tục số ca bệnh ở Thủ đô giảm.

    Bệnh nhân phân bố tại 401 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.181); Đông Anh (1.036); Long Biên (729); Hoàng Mai (631); Mê Linh (625).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 1.218.279 ca.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:27:00 23-03-2022

    Số ca mắc mới mỗi ngày giảm nhanh, liệu Hà Nội đã qua đỉnh dịch?

    Sau giai đoạn cao điểm với số ca mắc liên tục trên 30.000 ca, gần đây, số ca mắc COVID-19 của Hà Nội đang có xu hướng giảm nhanh từng ngày. Đơn cử như ngày 20/3 có trên 19.000 ca; ngày 21/3 là trên 17.000 ca; ngày 22/3, số ca giảm xuống chỉ còn trên 16.000 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 21/3, Hà Nội có 318.843 F0 đang điều trị, theo dõi (giảm hơn 28.000 người so với ngày trước đó). Trong đó, có 284 ca điều trị tại khu cách ly; hơn 3.000 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,94% tổng số ca đang điều trị, theo dõi); còn lại 315.833 người đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm hơn 99%).

    Số ca tử vong do COVID-19 của Hà Nội cũng có xu hướng giảm những ngày gần đây; từ trên 20 ca trong thời kỳ cao điểm đã giảm xuống còn 5 ca vào ngày 21/3, có 5 ca vào ngày 22/3...

    Tính đến hết ngày 19/3, Hà Nội đã có 82% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine phòng COVID-19; gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.

    Nhận định về tình hình dịch tại Hà Nội hiện nay, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: "Theo số liệu báo cáo của Hà Nội với số ca mắc đang liên tiếp giảm nhanh những ngày qua; bên cạnh đó, chủng Omicron đang lưu hành có tốc độ lây lan rất mạnh nên có thể Hà Nội đã qua đỉnh dịch. Về mặt lý thuyết, khi số lượng người nhiễm đã rất nhiều, cộng với đa số người dân đã được tiêm chủng, về cơ bản người dân Hà Nội đã có miễn dịch nhất định".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:27:00 23-03-2022

    Làm gì để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trước sự lây lan của dịch bệnh?

    Lo lắng vì số ca nhiễm Covid-19 bỗng tiếp tục "leo thang", lại có thêm biến chủng mới đáng lo ngại, chị Ngọc Hà (TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi ngày thấy người thân, đồng nghiệp báo đã trở thành F0 tôi lại thêm nóng ruột, vì sợ mình có tiếp xúc với F0 rồi mang mầm bệnh về lây cho mẹ, mẹ tôi năm nay đã 55 tuổi lại cao huyết áp nên cả nhà ai cũng lo mẹ nhiễm Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những di chứng hậu F0 có thể làm cơ thể yếu hơn."

    Dù chưa có thống kê chính thức, nhóm người cao tuổi vẫn được các cơ quan y tế đặc biệt quan tâm vì là đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19 do sức đề kháng suy giảm và có nhiều bệnh mạn tính (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…) khi mắc bệnh dễ bị nặng, khó hồi phục. Do đó, ngoài các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế người cao tuổi cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, duy trì ăn uống khoa học, hợp vệ sinh giúp tăng cường miễn dịch để phòng chống nhiễm Covid-19, cũng như vượt qua hội chứng hậu F0 đối với những người đã từng dương tính..

    Chị Yến Vy (quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết: "Bố mẹ tôi đã trên 60 tuổi. Sau khi nhiễm Covid thì sức khỏe bố mẹ giảm đi trông thấy, còn thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn rất ít vì ăn không còn ngon miệng, dễ chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy… Tôi cũng mua nhiều đồ tẩm bổ thêm nhưng bố mẹ cũng không ăn được bao nhiêu."

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://thanhnien.vn/lam-gi-de...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:28:00 23-03-2022

    TPHCM đề xuất F1 đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 được đi học trực tiếp

    Ngày 23/3, trao đổi với PV, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM xác nhận thông tin trên.

    Theo ông Dũng, trước đây TPHCM đã từng cho học sinh F1 đi học trực tiếp nhưng sau khi có hướng dẫn mới của Bộ Y tế, TPHCM đã cho học sinh F1 cách ly ở nhà 5 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và ở nhà 7 ngày nếu chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định.

    "Thời điểm đó, việc cho học sinh F1 đi học trực tiếp khá ổn. Và đến nay, ở gốc độ giáo dục, ngành giáo dục nhận thấy việc cho học sinh F1 đi học là phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi cho việc dạy- học của nhà trường, giáo viên lẫn phụ huynh học sinh. Do đó, Sở GD&ĐT TPHCM và Sở Y tế đang tính toán đề xuất cho những người đã tiêm vắc xin COVID-19 khi được xác định là F1 vẫn được đi học trực tiếp", ông Dũng nói và cho biết.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/tphcm-de-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:28:00 23-03-2022

    Bộ Tài chính nhận bàn giao Cổng thông tin điện tử Quỹ Vaccine phòng Covid-19

    Tại Trụ sở Kho bạc Nhà nước, Ban Quản lý Quỹ Vaccine phòng Covid-19 vừa tiếp nhận Cổng thông tin điện tử Quỹ Vaccine phòng Covid-19 từ Tập đoàn Sovico.

    Theo đó, ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 779/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ Vaccine phòng Covid-19.

    Trên cơ sở này, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1062/QĐ-BTC ngày 27/5/2021 về việc thành lập Ban Quản lý Quỹ Vaccine phòng Covid-19 để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ.

    Tập đoàn Sovico đề xuất với Ban Quản lý Quỹ Vaccine phòng Covid-19 về việc tài trợ xây dựng Cổng thông tin điện tử Quỹ Vaccine phòng Covid-19.

    Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, kể từ khi đầu mùa dịch, Chính phủ có chủ trương mua 150 triệu liều vaccine với kinh phí khoảng 25.000 tỷ đồng. Khi đó, ngân sách chỉ có thể cân đối được 14.000 tỷ đồng, bởi vậy, Chính phủ đã thành lập Quỹ Vaccine để tập hợp nguồn lực từ xã hội cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vneconomy.vn/bo-tai-ch...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:48:00 23-03-2022

    Chuyển sang kiểm soát ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong do COVID-19

    Mục tiêu tổng quát của chương trình là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

    Các mục tiêu cụ thể là:

    Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19 

    Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến 

    Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19 

    Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch

    Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân

    Chương trình được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:48:00 23-03-2022

    Bộ Y tế: Tính toán lại lượng vaccine Covid-19 cần mua cho trẻ 5-11 tuổi

    Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế sẽ làm việc với các đơn vị tính toán lại để báo cáo Thủ tướng về vấn đề vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, nhằm đảm bảo không thừa không thiếu vaccine.

    Việt Nam hiện nằm trong nhóm top 10 thế giới và đứng thứ 6 châu Á về tốc độ bao phủ vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm xong mũi 1, 2; mũi 3 đạt 45% ở người từ 18 tuổi trở lên, đồng thời cũng chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ đầu tháng 12 năm ngoái Bộ đã xây dựng kế hoạch và trình Chính phủ ban hành nghị quyết mua vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Khi đó, theo thống kê của các tỉnh số lượng trẻ 5-11 tuổi ở nước ta là khoảng 11,8 triệu, tương ứng cần khoảng 21,9 triệu liều vaccine (tính theo tỷ lệ tiêm chủng thông thường đạt 95%, tiêm 2 mũi). Thời điểm đó, chúng ta đang trong quá trình đàm phán và vaccine của Pfizer chưa được cấp phép.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:47:00 23-03-2022

    Bộ Y tế lý giải vì sao chậm mua vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi

    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chiều 22/3 cho biết Bộ Y tế sẽ làm việc với các đơn vị tính toán lại để báo cáo Thủ tướng về vấn đề vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, nhằm đảm bảo không thừa không thiếu.

    Việt Nam hiện nằm trong nhóm top 10 thế giới, thứ 6 châu Á về tốc độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19. Chỉ trong thời gian ngắn đến nay, với người từ 18 tuổi trở lên về cơ bản nước ta đã tiêm xong mũi 1, 2; mũi 3 đạt 45%. Đồng thời cũng chuẩn bị tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ đầu tháng 12 năm ngoái Bộ đã xây dựng kế hoạch và trình Chính phủ ban hành nghị quyết mua vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi. Khi đó, theo thống kê của các tỉnh số lượng trẻ 5-11 tuổi ở nước ta là khoảng 11,8 triệu, tương ứng cần khoảng 21,9 triệu liều vắc xin (tính theo tỷ lệ tiêm chủng thông thường đạt 95%, tiêm 2 mũi). Thời điểm đó, chúng ta đang trong quá trình đàm phán và vắc xin của Pfizer chưa được cấp phép.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:24:00 22-03-2022

    Dung dịch trong kit test nhanh Covid-19 có thể gây độc?

    Gần đây, Mỹ đã có một số báo cáo về các tai nạn do tiếp xúc với dung dịch sử dụng trong bộ kit test nhanh kháng nguyên Covid-19 do chứa sodium azide NaN3 (hay tiếng Việt là natri azua). Đây là một chất không màu, không mùi, không vị, tan tốt trong nước.

    Trả lời Zing, TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho biết đối với kit test nhanh kháng nguyên, một số công ty sử dụng NaN3 với vai trò bảo quản cho thành phần protein trong mẫu test không bị phân hủy nhanh trong dung dịch dùng để xét nghiệm. Ngoài NaN3, các chất khác như Triton-X, muối phosphate, Pro-Clin 300 cũng có thể dùng cho mục đích này. Tuy nhiên, ngoài NaN3, các chất khác không có nguy cơ gây độc khi nuốt, ngoại trừ các phản ứng dị ứng, gây ngứa.

    NaN3 từ lâu đã được biết là có độc tính với con người, nếu nuốt phải có thể gây các vấn đề về tim mạch, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, tính độc của NaN3 chỉ thể hiện từ ngưỡng 0,3 mg hấp thụ qua đường tiêu hóa (một người nặng 70 kg). Đây là mức rất cao so với tổng lượng NaN3 có trong các kit xét nghiệm.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/dung-dich-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:23:00 22-03-2022

    Đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài

    Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu y sinh Pennington (Mỹ) chỉ ra rằng tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường liên quan đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).

    Theo nghiên cứu được đăng tải trên tập san khoa học Exercise and Sports Science Reviews, các bằng chứng hiện có về COVID kéo dài cho thấy tình trạng viêm do nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra một loạt tác dụng phụ ở một số người bệnh hậu COVID-19, như sức khỏe tâm thần sa sút hay các mức insulin bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

    Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Candida Rebello tại Trung tâm Pennington, cho rằng điều này có thể tạo ra "vòng luẩn quẩn" dẫn đến các vấn đề về rối loạn chức năng tế bào. Tuy nhiên, việc tập thể dục có thể giúp cải thiện từng vấn đề từ căng thẳng tâm lý, tình trạng viêm cho đến khắc phục chứng rối loạn insulin.

    Tiến sĩ Rebello cũng nêu rõ các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hội chứng COVID kéo dài hủy hoại các ty thể cung cấp năng lượng cho các tế bào từ đó khiến người bệnh suy nhược. Vì vậy, việc tập luyện vừa phải sẽ giúp phục hồi các ty thể, giúp chống lại bệnh tật.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tuoitre.vn/dap-xe-di-b...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ