Ngày 22/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định ghi nhận thêm 36 ca bệnh mới, trong đó chỉ có 1 ca được cách ly, còn lại 35 ca nhiễm trong cộng đồng (trong đó TP.Quy Nhơn có 30 ca, H.Phù Cát 4 ca và TX.Hoài Nhơn 1 ca).
Trong số các ca bệnh mới ở TP.Quy Nhơn, ngoài 1 tài xế đường dài còn lại là các ca liên quan ổ dịch P.Bùi Thị Xuân (12 ca), P.Nhơn Bình (12 ca), P.Hải Cảng (5 ca).
Trong 4 ca bệnh tại H.Phù Cát có 2 người ở xã Cát Hanh được phát hiện qua tầm soát bằng test nhanh trong cộng đồng và 2 người là F1.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/9, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản khẩn về việc thực hiện xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch khi giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố...).
Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể trong thời gian 14 ngày. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân; triển khai hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng; đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 21/9, Bộ GTVT nhận được văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc mở lại đường bay giữa sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và sân bay Vinh để tổ chức chuyến bay đưa công dân Hà Tĩnh về quê.
Trước đề xuất này, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh thống nhất với UBND TP.HCM, UBND tỉnh Nghệ An về kế hoạch tổ chức các chuyến bay, phương án tổ chức đón và vận chuyển công dân về tỉnh Hà Tĩnh đảm bảo các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh và chỉ đạo Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tổ chức khai thác 1 chuyến bay đón công dân (người đang mang thai) từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của UBND TP.HCM, các tỉnh phía Nam (nơi đi), UBND tỉnh Nghệ An (sân bay đến) và UBND tỉnh Hà Tĩnh (nơi đến); bảo đảm thực hiện đúng phương án, kế hoạch của địa phương, và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/9, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp huyện, xã, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu các địa phương nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đưa tỉnh trở về trạng thái "bình thường mới" vào ngày 30/9.
Để đưa Bình Dương trở về trạng thái "bình thường mới" vào ngày 30/9, từ nay đến 27/9, các địa phương phải tập trung thực hiện xét nghiệm "bóc" sạch F0 ra khỏi cộng đồng để toàn tỉnh công bố "vùng xanh". Các địa phương chủ động phân loại F0, nếu trường hợp nhẹ, không triệu chứng thì cho tự cách ly, điều trị tại nhà; nặng thì chuyển đến các khu điều trị tập trung. Việc quản lý F0 tại nhà do lực lượng y tế cơ sở phụ trách, theo dõi nhưng không được để xảy ra tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều ngày 22/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Pháp Nicolas Warnery.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam và Pháp có mối quan hệ truyền thống, gắn kết về mọi mặt, từ lịch sử, quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế đến văn hóa - nghệ thuật, con người; khẳng định Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Thúc đẩy quan hệ hai nước vừa có tính chiến lược, vừa là yêu cầu khách quan; góp phần tăng cường tiềm lực mỗi nước, để mỗi nước tự phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, cùng phát triển, đó chính là hợp tác đi vào chiều sâu và thực chất.
Một lần nữa, Thủ tướng gửi lời cảm ơn chân thành đến Chính phủ và nhân dân Pháp đã hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời vắc-xin phòng ngừa Covid-19 và trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, Thủ tướng mong muốn quan hệ hợp tác truyền thống, lâu đời và rất hiệu quả trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Pháp càng được củng cố, thắt chặt hơn nữa, đặc biệt là trong việc chia sẻ kinh nghiệm chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại cuộc họp Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội diễn ra chiều 22/9, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh đánh giá thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch, tỷ lệ mắc rất thấp, đặc biệt trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, ông Hạnh nhận định trong thời gian tới thành phố vẫn còn xuất hiện các F0 trong cộng đồng. Vì vậy, ông cho rằng việc kiên quyết xử lý dứt điểm các ổ dịch là hết sức quan trọng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Văn phòng Chính phủ vừa có công điện truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng tới các bí thư tỉnh ủy, thành ủy, trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ tướng yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định, giải pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh trong thời gian nhanh nhất, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vắc xin… phục vụ phòng chống dịch phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, lợi ích nhóm trong việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm và tiêm chủng vắc xin.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 22/9, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết đã chỉ đạo Thanh tra sở phối hợp với các đơn vị làm rõ thông tin Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thị xã Buôn Hồ (gọi tắt là BIDV Buôn Hồ) đưa người ngoài vào tiêm vaccine.
Trước đó, có thông tin cho rằng BIDV Buôn Hồ đã đưa nhiều người ngoài vào danh sách và đã được tiêm vaccine phòng chống COVID-19 mũi 1 vào ngày 23/6, mũi 2 vào ngày hôm nay (22/9). Trong khi đó, tại thời điểm ngày 23/6, nhiều người làm công tác chống dịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa được tiêm mũi 1 vì thiếu vaccine và đến nay nhiều đối tượng ưu tiên vẫn chưa được tiêm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 22/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét tờ trình của Chính phủ về phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021.
Đây là nội dung mới được bổ sung vào chương trình phiên họp thứ ba của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 22/9 và được Uỷ ban Tài chính - ngân sách hoàn thành thẩm tra lúc 15h cùng ngày.
Dự kiến cần mua 170 triệu liều vaccine, với tổng kinh phí khoảng 28,5 nghìn tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin, tổng số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 là 14,62 nghìn tỷ đồng. Gồm cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2021 là 7,42 nghìn tỷ đồng; giảm chi trả nợ lãi của ngân sách Trung ương năm 2021 là 4,2 nghìn tỷ đồng; kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ còn dư là 3 nghìn tỷ đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ chiều 22/9, các chốt kiểm soát tại các tuyến đường lớn như Quang Trung, Lý Thường Kiệt (thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn) bắt đầu triển khai mô hình lấy mẫu test nhanh ngẫu nhiên người lưu thông.
Đối với các chốt thuộc khu vực "vùng xanh", toàn bộ người dân khi ra vào phải có lý do chính đáng và tự test Covid-19 tại chốt. Việc kiểm tra không ngoại trừ đối tượng nào, kể cả lực lượng chống dịch khi ra vào cũng phải chấp hành việc kiểm tra để bảo đảm an toàn cho người dân
Mỗi người sẽ được phát 1 kit test nhanh, nhân viên y tế hướng dẫn người dân tự lấy mẫu đúng cách.
Nghị quyết của Chính phủ ban hành ngày 21/9, đồng ý việc Thủ tướng cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo điều 26 Luật Đấu thầu đối với việc mua 20 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc.
Chính phủ đồng ý chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm đối với các khiếu nại phát sinh liên quan đến vắc xin hoặc việc sử dụng vắc xin.
Chính phủ cũng chấp nhận phương thức thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng. Chấp nhận không có nội dung về bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Việc ký kết, hiệu lực, giải thích, thực hiện và giải quyết tranh chấp của hợp đồng áp dụng theo luật pháp của Trung Quốc. Trường hợp không giải quyết được, tranh chấp do Uỷ ban Trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc phán quyết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều ngày 22/9, tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết trong 24 giờ qua, trên địa bàn tiếp tục ghi nhận thêm 20 ca mắc Covid-19 thông qua việc xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real-Time PCR.
Đáng chú ý, tất cả 20 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận đều là giáo viên và học sinh. Trong đó, tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, TP Phủ Lý, ghi nhận 1 giáo viên và 2 học sinh lớp 5. Tại Trường THCS Trần Quốc Toản ghi nhận 1 giáo viên chủ nhiệm và 16 học sinh lớp 7.
Theo CDC tỉnh Hà Nam, tất cả các học sinh là bạn học cùng lớp, hàng ngày đi học theo lịch, có yếu tố dịch tễ cơ bản giống nhau.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/9, ông Nguyễn Duy Mạnh - Phó Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng cho biết, đơn vị vừa ra thông báo về việc tạm dừng hoạt động và phong tỏa chợ Kiến Hưng để phòng chống dịch COVID-19.
Theo nội dung văn bản, lúc 0h30 ngày 22/9, UBND phường Kiến Hưng nhận được báo cáo của Trạm Y tế phường về 2 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hai người này sinh sống tại số nhà 194, tổ dân phố 8, phường Kiến Hưng.
Qua điều tra dịch tễ, lúc 18h30 ngày 19/9, một trường hợp F0 đi mua sầu riêng tại chợ Kiến Hưng ở đường Đa Sỹ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, số ca mắc Covid-19 ở TP Phú Quốc vừa tăng thêm 40 người. Như vậy, từ khi phát hiện trường hợp F0 trong cộng đồng vào chiều 20/9, chỉ sau 2 ngày, Phú Quốc đã có 57 người mắc Covid-19.
Các ca F0 mới đều phát sinh từ hàng chục ca F1 có liên quan tới 17 ca F0 đã phát hiện trước đó.
Cũng theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Phú Quốc, ngay sau khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên là bà H.T.H. (ngụ khu phố 1, phường An Thới) thì chính quyền TP Phú Quốc và các ngành liên quan đã vào cuộc huy động tổng lực truy vết F1, F2. Đồng thời, tiến hành lấy mẫu gộp xét nghiệm 505 mẫu, với 1.200 người ở phường An Thới.
Trong đêm 21 và ngày 22/9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Phú Quốc đã phát đi hai thông báo hỏa tốc tìm người (từ ngày 7/9 tới 21/9) đã đến các địa điểm gồm: cầu cảng An Thới, nhà thùng Hớn Hưng, cảng Vịnh Đầm, trại hòm Sáu Điệp và gia đình bà H.T.H. liên hệ với y tế địa phương để khai báo. Và thông báo khẩn tìm người (từ ngày 16/9 tới 21/9) có tiếp xúc gần với bà T. ở số 35, đường Nguyễn Trãi, khu phố 2, phường Dương Đông. Bà T. là chủ quán cơm chay khá nổi tiếng tại địa chỉ này, mỗi ngày phục vụ nhiều khách.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ:
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11.919
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 487.262
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.991 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.185
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 837
- Thở máy không xâm lấn: 164
- Thở máy xâm lấn: 773
- ECMO: 32
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 22/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, thành phố không ghi nhận thêm ca dương tính mới.
Tính tổng trong ngày 22/9, thành phố ghi nhận 6 ca trong đó, 5 ca ở khu cách ly, 1 ca cộng đồng. Đây là ngày ghi nhận số ca dương tính thấp nhất trong hơn 2 tháng qua (từ 20/8 đến 22/9).
Đây cũng là ngày thứ 2, Hà Nội thay đổi biện pháp phòng chống dịch từ Chỉ thị 16 xuống theo nguyên tắc Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/9, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết, trong ngày 21/9 trên địa bàn đã tiêm được 51.300 người. Tính từ khi bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết 21/9 đã tiêm được 8.927.763 mũi tiêm, trong đó 2.146.015 người tiêm mũi 2. Riêng vắc xin Vero Cell đã tiêm cho 2.354.412 người, tất cả đều an toàn.
Đối tượng đăng ký là người từ 18 tuổi trở lên, chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19, đang ở TPHCM. Đầu số tiếp nhận tin nhắn SMS: 8066. Cú pháp tin nhắn SMS: MUI1 HoTen NamSinh QuanHuyen. Danh sách đăng ký tiêm vắc xin của người dân sẽ được chuyển qua thư điện tử đến UBND các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức.Hiện, các điểm tiêm chủng trên toàn thành phố đang tập trung chích ngừa mũi 2 và tiếp tục thực hiện tiêm vét mũi 1 cho cộng đồng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chưa tiêm vắc xin, Thành phố đã triển khai Tổng đài tiếp nhận tin nhắn đăng ký đối với người dân chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng quyết định thiết lập vùng cách ly y tế đối với toàn bộ xã Lai Hòa (thị xã Vĩnh Châu) gồm 11 ấp, 5.037 hộ, 27.228 nhân khẩu. Cụ thể, phía Đông giáp xã Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu); phía Tây giáp xã Vĩnh Trạch (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu); phía Nam giáp đê biển; phía Bắc giáp sông Mỹ Thanh. Ngày 21 đến sáng nay (22/9), tại xã Lai Hòa ghi nhận gần 29 ca nhiễm COVID-19.
Vùng cách ly y tế đối với khu vực dân cư thuộc ấp Tham Chu, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu với chiều dài 650m theo tuyến Quốc lộ Nam sông Hậu với 141 hộ, 567 nhân khẩu. Thời gian áp dụng 15 ngày, kể từ 13 giờ ngày 22/9/2021.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tham dự buổi lễ có Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9; Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 9 và các tướng lĩnh trong Bộ tư lệnh Quân khu 9; đại biểu một số cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu 9.
Đợt ra quân này, Quân khu 9 điều động hơn 1.000 cán bộ, chiến sỹ và y, bác sỹ của các đơn vị trong Quân khu gồm: Cục hậu cần, Trường Quân sự Quân khu, Sư đoàn 330, Lữ đoàn 226, Lữ đoàn Thông tin 29…Được chia thành 250 tổ, hỗ trợ 7 quận trên địa bàn TPHCM trong việc lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 cho biết, thời gian qua, LLVT Quân khu 9 đã và đang ngày đêm sát cánh cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương trên địa bàn Quân khu thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh trật tự xã hội, góp phần cùng quân và dân cả nước quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 22-9, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Bạch Mai tại TPHCM, Bệnh viện dã chiến số 16 (do Bệnh viện Hùng Vương phụ trách) và Trạm Y tế lưu động tại phường 11, quận Phú Nhuận.
Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện dã chiến số 16 cho biết, hiện hai bệnh viện đang điều trị cho gần 1200 bệnh nhân, trong đó tại Trung tâm HSTC của Bạch Mai có 360 bệnh nhân nặng, tại Bệnh viện dã chiến số 16 có hơn 800 bệnh nhân, chủ yếu là sản phụ mắc COVID-19, với khoảng 20 – 30 sản phụ nhập viện/ngày.
PGS.TS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm HSTC BV Bạch Mai cho hay: công tác điều trị tuần qua đã có những tín hiệu khả quan với số lượng bệnh nhân tử vong giảm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, từ 0 giờ ngày 23/9, TP.Vũng Tàu tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với 6 phường, gồm Nguyễn An Ninh, Thắng Nhất, Thắng Nhì, các phường 1, 10, 11. Tại huyện Long Điền có 4 xã, thị trấn gồm xã An Ngãi, xã Phước Hưng và các khu phố thuộc thị trấn Long Hải cũng sẽ áp dụng Chỉ thị 16.
TP.Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và các xã, phường, thị trấn còn lại của huyện Long Điền, TP.Vũng Tàu sẽ áp dụng Chỉ thị 15. Đối với huyện Côn Đảo, các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được trở lại bình thường nhưng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát giao thông từ đất liền ra đảo.
Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đánh giá, trong 2 tuần qua, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn giảm mạnh, tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Đến 18h ngày 21/9, địa phương này ghi nhận 3.943 ca bệnh, trong đó hơn 3.800 bệnh nhân được chữa khỏi, đạt tỉ lệ ca khỏi bệnh gần 89%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đối với các công ty, doanh nghiệp muốn tổ chức sản xuất (kể cả theo mô hình "3 tại chỗ") thì 100% công nhân, người lao động tham gia phải được tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi, hoặc 1 mũi sau 14 ngày.
Trước khi vào công ty người lao động phải được xét nghiệm ít nhất 2 lần bằng test nhanh có kết quả âm tính vào ngày 1 và ngày 4. Sau khi vào công ty phải được bố trí tại nơi cách ly tạm thời ít nhất 3 ngày, xét nghiệm test nhanh có kết quả âm tính vào ngày thứ 3 thì mới được tham gia sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện nghiêm theo quy định 5K và sau 7 ngày test nhanh một lần cho công nhân. Nếu phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 phải lập tức cách ly, báo ngay cho y tế địa phương nơi trú đóng để phối hợp truy vết F1, lấy mẫu xét nghiệm khẳng định PCR. Trường hợp xét nghiệm khẳng định PCR âm tính, tất cả quay trở lại sản xuất bình thường; dương tính thì phong tỏa tạm thời phân xưởng, khu vực, hay toàn bộ công ty theo mức độ để chờ hướng dẫn tiếp theo. Khi người lao động muốn ra khỏi công ty về nơi ở thì phải có kết quả test nhanh âm tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo CDC Hà Nam, tính đến trưa nay, số ca mắc Covid-19 mới ở tỉnh này là 24 trường hợp. Đây đều là các F1 của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 trước đó được phát hiện ở TP Phủ Lý. Như vậy, tổng số ca bệnh đang phải cách ly, điều trị tại Hà Nam là 45 ca.
Tính từ 27/4 đến nay, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nam là 122 bệnh nhân, trong đó đã có 77 bệnh nhân được chữa khỏi và ra viện. Số ca đang điều trị là 45 (40 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, 4 trường hợp mắc mới đang cách ly chờ chuyển vào Bệnh viện, 1 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Hà Nam cũng đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 156.088 lượt người.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trưa 22/9, trước việc người dân đổ ra đường đông nghẹt trong đêm Trung thu 21/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhận định sự việc trên đã thể hiện sự chủ quan và không thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch.
Ông Phong lo ngại, trước sự việc trên và hiện nay nhiều người dân "đã bắt đầu có tư tưởng lơ là phòng dịch", thì thành quả chống dịch trong 2 tháng qua của TP. Hà Nội đang bị "thách thức rất lớn".
"Tôi mong rằng mọi người dân đang sinh sống trên địa bàn Thủ đô hãy rút kinh nghiệm, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch, nhất là thường xuyên theo dõi sức khỏe và khai báo y tế. Đừng để thành quả bước đầu đạt được, công sức của chúng ta uổng phí vì sự chủ quan", ông Phong cho hay.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Các ca bệnh phân bố tại các quận Hà Đông (2), Long Biên (2) và huyện Phú Xuyên (1) theo các chùm ca bệnh: Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt (3), chùm sàng lọc ho sốt (1), chùm liên quan TP.HCM (1).
Cụ thể:
Chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng (1)
1) Đ.V.H, nam, sinh năm 1992,
- Địa chỉ: Kiến Hưng, Hà Đông.
- Dịch tễ: BN đã được xét nghiệm ngày 12/9 âm tính. Ngày 20/9 có triệu chứng ho, đau rát họng, sốt nhẹ được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tại chốt kiểm soát dịch số 1 Sao Mai, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum, lực lượng chức năng đã phát hiện hai trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 qua test nhanh. Theo đó, các trường hợp tiếp xúc gần cũng đã được xác định và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo Kon Tum vẫn "sạch" COVID-19 trong cộng đồng.
PV Khoa Điềm/VOV - Tây Nguyên đưa tin, hai trường hợp phát hiện dương tính là lái xe N.V.T, 33 tuổi trú tỉnh Bình Định, làm việc tại TP.HCM và người cùng đi là H.V.T (chưa rõ quê quán).
Ngay sau khi phát hiện có 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, lực lượng chức năng tại Chốt kiểm dịch Sao Mai đã tiến hành khoanh vùng, yêu cầu các nhân viên và người dân đang làm thủ tục tại chốt không ra ngoài.
Qua tổ chức truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với 2 trường hợp trên xác định có 9 trường hợp là F1 và được đưa đi cách ly tập trung. Đối với 2 trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 được đưa tới Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Kon Tum cách ly điều trị.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hàng chục ca mắc COVID-19 đã được ghi nhận trong 2 ngày qua tại Phủ Lý, Hà Nam. Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan rộng, UBND TP. Phủ Lý đã thiết lập các chốt kiểm soát từ 6h sáng 22/9, để phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tại các phường Minh Khai, Liêm Chính, Thanh Châu, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng. Đồng thời, quyết định dừng hoạt động của chợ tạm tại khu vực phường Hai Bà Trưng và phường Trần Hưng Đạo.
Người dân trong khu vực kiểm soát hạn chế đi lại và không ra ngoài trong trường hợp không thực sự cần thiết để thành phố Phủ Lý tập trung triển khai lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 theo kế hoạch.
Cùng với việc tạm dừng hoạt động kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu trên địa bàn thành phố (kể cả hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống), chỉ cho phép hoạt động kinh các loại hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt của nhân dân, TP. Phủ Lý yêu cầu người dân thực hiện nghiêm biện pháp 5K và đang giám sát triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau khi nghe tin tháng 11 Hà Nội mới tính đến việc cho học sinh trở lại trường học, nhiều phụ huynh cho biết, họ rơi vào thế khó khi hết giãn cách phải đi làm trở lại trong khi con chưa được tới trường. "Hai đứa học trực tuyến liên quan đến thiết bị, ổ điện… có nguy cơ mất an toàn nhưng không có ai trông nom tôi không thể yên tâm", chị Nguyễn Thu Hà ở quận Thanh Xuân nói.
Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, trường học luôn sẵn sàng để đón học sinh trở lại. Khi có quyết định, chỉ cần 1 - 2 ngày để trường thực hiện sát khuẩn, lau rửa sàn nhà, bàn ghế, thiết bị học tập. Trường học cũng sẽ lên phương án phân luồng học sinh tránh ùn tắc trước cổng trường; cử giáo viên đo nhiệt độ trước khi các em vào lớp…
Cũng theo bà Lý, học sinh hiện đã học trực tuyến gần 3 tuần tuy nhiên chỉ có khoảng 40% học sinh có máy tính, số còn lại các em học qua điện thoại, màn hình nhỏ rất ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như hiệu quả học tập không cao. "Do đó, tuỳ tình hình thực tế để cân nhắc việc học sinh sớm quay lại trường học vì ở tiểu học, khối lớp 1 gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, hết giãn cách phụ huynh cũng đi làm, không có người hỗ trợ càng không hiệu quả", bà Lý nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Yonhap dẫn lời người phát ngôn Nhà Xanh Park Kyung-mee cho biết, thông tin này được đưa ra trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cho biết nước này có kế hoạch cung cấp cho Việt Nam 1 triệu liều vaccine hoặc hơn trong tháng 10.
Ông Moon nói thêm rằng hai nước đã cùng nhau hỗ trợ đối phó dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Lô vaccine tới mà Việt Nam nhận được là lô vaccine đầu tiên Hàn Quốc viện trợ trực tiếp cho nước ngoài. Nước này trước đó gián tiếp cung cấp vaccine cho các nước khác thông qua cơ chế COVAX.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bác sĩ Đặng Văn Đạt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, TP. Thủ Đức, TP.HCM, người trực tiếp điều trị cho các F0, cho hay trong thời gian qua, các bạn trẻ cả nước cũng như người dân TP.HCM trải qua thời gian giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nhất của Chính phủ, ai ở đâu ở yên đó. Sau ngày 30/9, thành phố có thể nới nới lỏng giãn cách, thực hiện chiến lược sống chung với dịch, mọi hoạt động giao thương hàng hóa, các nhà máy, xí nghiệp nên được hoạt động trở lại. Song, theo bác sĩ Đạt, dù như thế nào, mỗi người dân, mỗi bạn trẻ cần tiếp tục tuân thủ các quy định phòng chống dịch trong trạng thái bình thường mới.
"Nên đảm bảo cho bản thân đủ hai mũi vắc xin đúng thời gian quy định để đạt nồng độ kháng thể tốt nhất chống lại vi rút. Luôn tuân thủ 5K ở mọi lúc mọi nơi. Không tập trung đông người. Tránh ở những nơi có không gian kín. Khẩu trang đảm bảo chất lượng (ví dụ N95) là một mắt xích quan trọng để ngăn ngừa vi rút xâm nhập vào cơ thể. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang nhưng không đảm bảo chất lượng, không có khả năng phòng chống dịch", bác sĩ Đạt nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại TP.HCM, Bộ Y tế đánh giá theo mức độ quận, huyện. Cụ thể, khu vực bình thường mới (vùng xanh) hiện tại có 3 đơn vị: huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ và Quận 7. Khu vực nguy cơ (vùng vàng) gồm: TP. Thủ Đức, huyện Bình Chánh và Quận Phú Nhuận. Vùng nguy cơ cao (vùng cam) có 14 đơn vị gồm các Quận: 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11 và các quận/huyện: Nhà Bè, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Bình Tân, Tân Phú. Khu vực nguy cơ rất cao (vùng đỏ) là Quận 4, Quận 12.
Thống kê cho thấy, TP.HCM có 24.330 tổ dân phố với 1.782.203 hộ dân, trong đó có 14.034 tổ dân phố (58%) đạt bình thường mới, có 6.098 tổ dân phố (25%) đạt mức nguy cơ, có 1.962 tổ dân phố (8%) đạt mức nguy cơ cao, vẫn còn 3.091 tổ dân phố (13%) ở mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ). Hiện TP.HCM đã tiêm được 8,83 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trên tổng số 9,49 triệu liều vắc xin đã phân bổ.
Tại các vùng đỏ, vùng cam thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho toàn bộ người dân, trừ các trường hợp F0 đã được xác định trong 14 ngày gần đây và các F0 đã xuất viện, khỏi bệnh. Việc lấy mẫu cần lặp lại sau mỗi 2 ngày, làm liên tục 3 lần trong 7 ngày.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong sáng nay, 22/9, đại diện lãnh đạo phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) cho biết, trên địa bàn phường ghi nhận 2 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.
Cụ thể, hai trường hợp này có địa chỉ tại tổ dân phố 8, phường Kiến Hưng, có kết quả dương tính SARS-CoV-2.
"Đây là hai trường hợp làm việc tại nơi khác trên địa bàn thành phố. Một làm nghề cắt tóc ở quận Cầu Giấy, một làm ở phòng khám Medlatec ở khu chung cư HH huyện Thanh Oai", đại diện lãnh đạo phường Kiến Hưng thông tin.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 22/9, ông Huỳnh Quang Hưng - Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - đã ký thông báo khẩn về việc truy tìm người tiếp xúc gần với trường hợp mắc Covid-19 từng đến quán cơm chay Khánh Ly trên đường Nguyễn Trãi, phường Dương Đông trong khoảng thời gian từ ngày 16/9 đến 21/9. Những người có liên quan hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và theo dõi tình hình sức khỏe.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phát biểu tại phiên khai mạc sáng 22/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết trong công tác phòng chống dịch bệnh, thành phố đã chủ động, kịp thời, kiên định, kiên trì và bình tĩnh trong mọi tình huống, có các chủ trương, giải pháp trúng, đúng với tinh thần quyết liệt nhưng không cầu toàn.
"Đến nay, đã cơ bản hoàn thành đợt 1 xét nghiệm tầm soát diện rộng trên toàn địa bàn thành phố, tiêm vắc cho toàn bộ người dân từ đủ 18 tuổi trở lên, dịch bệnh trên địa bàn thành phố đã cơ bản được kiểm soát, được dư luận nhân dân tin tưởng, đánh giá cao công tác chỉ đạo", ông Dũng nói.
Biểu dương nỗ lực của lực lượng tuyến đầu, sự chung tay của người dân, tuy nhiên ông Dũng cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tại sao mở cửa cho người "thẻ xanh"? Những người "thẻ xanh" đúng là vẫn có khả năng nhiễm bệnh và có khả năng lây cho người khác nhưng thấp hơn rất nhiều. Họ khó nhiễm hơn và khi nhiễm cũng rất ít virus nên khó lây cho người khác hơn.
Nếu các "thẻ xanh" chỉ giao tiếp với nhau thì tất cả cùng an toàn. Thứ nhất, nếu ai mắc bệnh thì hầu hết đều nhẹ. Thứ hai, mầm bệnh trong một cộng đồng toàn "thẻ xanh" sẽ lây chậm hơn do ai cũng khó bị lây và khó lây cho người khác hơn. Khi ít ca bệnh và hiếm ca bệnh nặng, mọi người lần lượt bị nhẹ... thì bệnh Covid-19 không đáng lo nữa, lúc đó không cần đếm số ca mắc, chỉ cần thống kê số ca nặng và tập trung chữa cho họ là được.
Ai nguy hiểm nhất đối với người chưa tiêm vắc-xin? Chắc chắn không phải người tiêm đủ 2 mũi mà là người chưa tiêm khác. Vì khả năng bị nhiễm và làm lây bệnh cho người khác của người chưa tiêm cao hơn nhiều. Vì thế, nếu bạn chưa tiêm, đừng nghĩ ngược là "thẻ xanh" sẽ gây nguy hiểm cho bạn. Chính bạn mới dễ đem bệnh lây cho người khác. Vì vậy, tiêm ngừa khi đến lượt không chỉ bảo vệ bạn mà còn cả những người quanh bạn nữa.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tính đến nay, đã có 9/9 huyện, thị, TP ở Bình Dương đã công bố vùng xanh, trong đó sáu địa phương công bố là vùng xanh toàn địa bàn là Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, thị xã Bến Cát, TP. Thủ Dầu Một.
Còn tại ba địa phương được xem là vùng đỏ đậm đặc là thị xã Tân Uyên, TP. Dĩ An và TP. Thuận An chỉ có một số phường được công bố vùng xanh.
Các địa phương vùng xanh vẫn thực hiện Chỉ thị 15 tăng cường và Chỉ thị 16 ở những điểm đỏ.
Ở vùng xanh, một số dịch vụ thiết yếu đã hoạt động trở lại, các cơ sở ăn uống đã được bán mang về, các công trình xây dựng cũng đã được hoạt động trở lại nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 21/9 (đêm Trung thu), rất nhiều người dân ở Hà Nội đã đổ về các tuyến phố chính ở quận Hoàn Kiếm để vui chơi Trung thu khiến tình trạng tập trung đông người, ùn tắc giao thông diễn ra tại nhiều tuyến phố chính.
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết ngay sau khi có tình trạng người dân đổ về nhiều tuyến phố trung tâm của TP để vui chơi Trung thu, quận đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tiến hành các biện pháp phòng chống dịch, phân luồng giao thông, giải tán đám đông. Người dân cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch Covid-19 trong thời điểm này bởi hiện dịch Covid-19 ở TP vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, vẫn còn những ca F0 trong cộng đồng. Người dân nếu không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch thì sẽ có nguy cơ lây lan dịch, bao nhiêu công sức phòng chống dịch của TP thời gian qua sẽ bị ảnh hưởng.
Nói về vấn đề này, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng người dân đã quá chủ quan trong phòng chống dịch bệnh khi vẫn đi chơi Trung thu rất đông, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Với thuốc kháng virus là các thuốc ức chế sự sao chép của virus. Trong đó, thuốc kháng virus đường uống thường được dùng cho tất cả những trường hợp xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 giai đoạn sớm. Thuốc đường tiêm, truyền thường được dùng cho bệnh nhân nội trú.
Đối với thuốc chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới, Bộ Y tế lưu ý việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.
Thuốc đã được WHO khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất một nước trên thế giới thì cho phép sử dụng theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất kèm theo khi nhập khẩu (như thuốc remdesivir, favipiravir...).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hai phương pháp điều trị, gồm: truyền huyết tương có chứa kháng thể chống virus SARS-CoV-2 của những người vừa khỏi COVID-19 cho các bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ chuyển nặng và truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn sớm cho các bệnh nhân COVID-19 có biểu hiện suy hô hấp để ngăn chặn cơn bão cytokine - nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân suy hô hấp.
Truyền huyết tương
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, người đã bị nhiễm COVID bao giờ cũng sinh ra kháng thể tiêu diệt virus. Sau khi khỏi bệnh, kháng thể chống virus có thể tồn tại nhiều tháng trong máu của người đã bị nhiễm. Lấy huyết tương trong máu của người bị bệnh đã hồi phục truyền cho bệnh nhân khác là phương pháp đã được sử dụng từ rất lâu.
Y văn thế giới ghi nhận trong vụ dịch cúm ở Tây Ban Nha (1918-1920), phương pháp này đã được sử dụng. Phân tích hồi cứu 1.703 bệnh nhân được sử dụng cho thấy tỉ lệ tử vong đã giảm. Huyết tương của người hồi phục cũng đã được sử dụng trong nhiều vụ dịch khác như: Ebola, Mer-Covi, H1N1...
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Phó Giám đốc HCDC Nguyễn Hồng Tâm, cơ quan này đã ban hành văn bản hướng dẫn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tự điều trị tại nhà. Với F0 cách ly và điều trị tại nhà có 2 dạng.
Một là F0 do ngành y tế phát hiện, quản lý từ đầu. Ông Tâm cho biết trường hợp này sẽ rất dễ dàng. Khi F0 đã kết thúc thời gian điều trị, ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã sẽ ra quyết định kết thúc cách ly.
Trường hợp thứ 2 là người dân tự xét nghiệm, tự điều trị, tự theo dõi, tự hoàn thành thời gian cách ly.
Với trường hợp này, người dân cần làm đơn gửi lên ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã và có bên thứ 3 xác nhận hoàn thành cách ly. Bên thứ 3 có thể là trạm y tế phường, xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, tổ trưởng tổ chăm sóc F0 tại nhà... Sau đó cơ quan y tế căn cứ theo để ra quyết định kết thúc cách ly cho người dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/9, Bộ Y tế cho biết đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Cục Y tế, Bộ Công an, Cục Quân y... các đơn vị được giao nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng COVID-19 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ có thai.
Bộ Y tế cho biết, để tăng tỉ lệ bao phủ vắc xin ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên trên địa bàn quản lý, lập kế hoạch và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa sau khi giải thích nguy cơ/lợi ích và các đối tượng đồng ý tiêm chủng.
Bộ Y tế cho biết cần uu tiên cho các địa bàn, khu vực đang có dịch và lực lượng y tế tuyến đầu, các đối tượng khác phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết, hiện tỉnh vẫn kiểm soát chặt chẽ người từ nơi khác vào, đặc biệt là các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 15, 16.
Cụ thể, người từ các địa phương khác vào tỉnh (kể cả người Hải Dương trở về từ tỉnh ngoài) phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ; trường hợp đặc biệt phải báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh.
Với những người đến/về từ Hà Nội đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 khi vào tỉnh phải thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14.
Riêng đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương. Thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7 kể từ ngày đến/về địa phương.
"Kể cả người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 theo quy định, khi vào tỉnh Hải Dương vẫn phải có phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ", ông Cường lưu ý.
Người đến từ Hà Nội đến Hải Phòng phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ; cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 14.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 21/9, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP. Phú Quốc (Kiên Giang) có báo cáo nhanh về các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn.
Theo đó, Phú Quốc ghi nhận 17 ca F0, 38 ca F1 đang cách ly tại Trung tâm Y tế. Cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa khu vực F0 sinh sống và lấy 505 mẫu test nhanh trong cộng đồng (mẫu gộp) đối với 1.200 người ở phường An Thới.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, quan điểm, chủ trương của Trung ương nếu kiểm soát dịch bệnh thì Kiên Giang vẫn tiếp tục thí điểm đón khách. "Phú Quốc đã xác định được số ca mắc COVID-19, chùm ca và nguồn gốc lây nhiễm. Địa phương đang triển khai truy vết khoanh vùng dập dịch. Tỉnh đã thành lập tổ công tác ra Phú Quốc hỗ trợ", ông Trung nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội sáng 22/9 cho biết trong 12 giờ qua TP ghi nhận 1 ca COVID-19 mới có địa chỉ tại Thanh Xuân đã được cách ly.
Đó là chị N.T.M.P, 36 tuổi, ở phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân. Chị là F1 của bệnh nhân N.C.K, đã được cách ly tập trung tại Đại học FPT (khu công nghệ cao Hoà Lạc). Ngày 20/9, chị xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Đến nay, sau tròn 1 tháng phát hiện ca mắc đầu tiên, ổ dịch phường Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 590 ca mắc COVID-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Bình Dương vừa có văn bản hướng dẫn điều kiện tham gia sản xuất tại công ty, doanh nghiệp và điều kiện được ra đường của người dân sau ngày 21/9 gửi UBND huyện, thị, thành phố.
Cụ thể, các nhóm được ra đường không bị hạn chế gồm lực lượng y tế, công an, quân sự, lực lượng tham gia phòng chống dịch; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, thiên tai, thảm họa.
Đối với người dân đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19, tiêm mũi 1 ít nhất 14 ngày hoặc người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà được ra đường mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, khám, chữa bệnh; được vận chuyển hàng thiết yếu, giao hàng, dịch vụ điện lực, bưu chính viễn thông, năng lượng, vệ sinh đô thị, tham gia sản xuất.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ: