Liên quan đến một ca F0 trở về từ vùng dịch bằng đường bộ, lọt qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 vào thành phố, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu, UBND quận Lê Chân làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để gia đình tổ chức đưa cháu M. về trên địa bàn mà không phát hiện để đưa đi cách ly tập trung ngay.
Lãnh đạo TP Hải Phòng yêu cầu Công an TP, điều tra, xác minh việc đưa cháu Ng.Đ.M. về địa phương mang nguồn dịch bệnh Covid-19 về thành phố, đồng thời khởi tố vụ án (nếu đủ điều kiện) theo quy định của pháp luật.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 23/8, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh với các địa phương về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các địa phương không được để dân đói trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ông Lĩnh yêu cầu các cấp ủy phải lấy sinh mệnh chính trị của mình để đảm bảo việc này. Nếu để một hộ dân nào đói, thì cấp ủy phải chịu trách nhiệm, phải cam kết việc này vì đó là Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chính phủ.
Trao đổi với Zing lúc 20h15, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết sẽ kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu địa phương nếu người dân bị đói trong thời gian giãn cách xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở phải chịu kỷ luật trước tiên, thậm chí ngay cả Bí thư Tỉnh ủy cũng phải chịu trách nhiệm.
"Nếu để người dân Đồng Nai đói trong thời gian giãn cách thì tôi xin từ chức luôn", ông Lĩnh nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tối 23-8, tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết ngày mai 24-8, tỉnh Thanh Hóa sẽ đón 190 công dân địa phương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về từ TP HCM. Các công dân được đón về bằng đường hàng không từ Sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) về sân bay Thọ Xuân.
Theo kế hoạch, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiếp nhận, cách ly công dân, bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 23-8, UBND quận Bình Thuỷ (TP Cần Thơ) đã ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa toàn bộ phường Trà Nóc để phòng, chống dịch Covid-19.
Tính từ 17 giờ chiều nay, toàn bộ phường Trà Nóc sẽ bị phong toả với 4.008 hộ dân và 8.357 nhân khẩu, nhằm ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng liên quan ca mắc Covid-19. Người dân được yêu cầu ở yên tại chỗ, trừ trường hợp phải chuyển cơ sở khám bệnh và các trường hợp khác được sự đồng ý của địa phương.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê nhận định xe cấp cứu hú còi ngày đêm gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội.
"Tôi mong muốn ngành y tế suy tính, quán triệt, nếu được và không cần thiết thì không sử dụng còi hú của xe cứu thương cả ngày và đêm", ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, đưa ra đề xuất tại họp báo chiều 23/8.
Theo ông Khuê, trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội tại TP.HCM, lượng phương tiện lưu thông trên đường giảm rõ rệt. Do đó, ông cho rằng xe cấp cứu không cần thiết phải hú còi. Bởi lẽ, tiếng còi hú ngày đêm từ nhiều hướng trong thành phố khiến tâm lý người dân hoang mang, lo lắng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 23/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 13 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 11 ca ở khu cách ly và 2 ca ở cộng đồng.
Phân bố ca dương tính theo quận, huyện gồm Đống Đa 3 ca, Đông Anh 3 ca, Hoàn Kiếm 3 ca, Thường Tín 1 ca, Thanh Xuân 1 ca, Hà Đông 1 ca, Thanh Trì 1 ca.
Phân bố theo chùm ca bệnh thì chùm ho sốt thứ phát có 12 ca và chùm sàng lọc ho sốt 1 ca.
Trước đó, trong sáng cùng ngày CDC Hà Nội đã thông tin 13 ca dương tính, trưa 10 ca dương tính. Như vậy, trong ngày 23/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận tổng cộng 36 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, ghi nhận 12 ca tại cộng đồng, 24 ca khu cách ly
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 23/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 389 ca tử vong tại 8 tỉnh, thành phố.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (340), Bình Dương (34), Long An (6), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 23/8 là 8.666 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Bộ Y tế cho biết hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 711 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 26 ca.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Là Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 Quận 4, ông Lê Văn Chiến cam kết thực hiện nghiêm việc giãn cách theo Chỉ thị 16, bảo đảm "người cách ly người", "nhà cách ly nhà", mỗi xã, phường, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một "pháo đài". Tổ chức chỉ huy, điều phối thống nhất, nhịp nhàng các lực lượng chống dịch trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, không để người dân nào bị thiếu đói, đứt bữa hay không được chăm sóc y tế kịp thời. Xét nghiệm thần tốc, vẽ lại bản đồ dịch bệnh trên địa bàn. Phấn đấu 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn Quận được tiêm vaccine.
"Bước vào một chiến dịch, tất cả các lực lượng, dù là Trung ương hay địa phương, vũ trang hay dân sự đều là một, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất, tất cả để lo cho nhân dân. Những lời hứa, cam kết đó được thể hiện bằng những hành động rất cụ thể. Chúng ta phải cùng nhau quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đã được giao", Phó Thủ tướng nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Những ngày tới dự báo số ca F0 sẽ tăng do thành phố lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân theo kế hoạch mới, theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.
Thông tin trên được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 23/8. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận gần 176.000 ca nhiễm và bước vào ngày đầu tiên thực hiện siết chặt giãn cách với nguyên tắc " ai ở đâu yên đó ".
Theo ông Hải, theo kế hoạch ngày 15/8, chính quyền thành phố dự kiến lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân tại "vùng xanh và vàng" (an toàn và ít nguy cơ); còn "vùng đỏ và cam" (nguy cơ cao và rất cao) chỉ lấy mẫu ở khu vực phong tỏa. Sau khi có công điện của Thủ tướng vào ngày 22/8, thành phố điều chỉnh kế hoạch theo hướng xét nghiệm toàn bộ người dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên cả nước nói chung, các tỉnh/thành khu vực Tây Nam Bộ nói riêng đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tính đến ngày 20/8, tỉnh Hậu Giang ghi nhận trên 388 ca mắc COVID-19, trong đó tử vong 2 ca; tổng số người đã cách ly tập trung 6.744 (hiện còn đang cách ly 1.197 người)…
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về việc triển khai đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tỉnh Hậu Giang đã khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai thực hiện và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để phục vụ công tác tiêm chủng.
“Nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, UBND tỉnh Hậu Giang rất mong lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghệ cao AS-TK Việt Nam chia sẻ và hỗ trợ 200.000 liều vắc xin Nanocovax nhằm giúp cho tỉnh Hậu Giang có nguồn vắc xin tiêm cho người dân đạt miễn dịch cộng đồng” - UBND tỉnh Hậu Giang cho biết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay (23/8) có văn bản khẩn số 4294/SYT-NV thu hồi một văn bản liên quan đến việc "đồng ý cho chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 là người thân của cán bộ Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ TP.HCM về điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu".
Quyết định thu hồi trên được đưa ra sau 4 ngày ban hành văn bản số 4266/SYT-NV vì việc đồng ý chuyển bệnh nhân Covid-19 từ TP.HCM về điều trị tại Bà Rịa - Vũng Tàu là vi phạm các quy định phòng chống dịch.
Trước đó, vào ngày 20/8, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu nhận được đơn đề nghị của ông Trần Duy Khoa (công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với nguyện vọng được chuyển người thân (mẹ vợ và vợ của anh ruột ông Khoa) hiện mắc Covid-19 ở Quận Bình Tân, TP.HCM về Bệnh viện Vũng Tàu điều trị, vì các bệnh viện ở TP.HCM đang quá tải.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thay mặt Bộ Y tế tiếp nhận lô vắc xin Covid-19 này.
Phát biểu tại lễ bàn giao, Đại sứ Gerwel chia sẻ những khó khăn với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đặc biệt các tỉnh, thành đang là điểm nóng về dịch Covid-19. Đồng thời Đại sứ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ về những hiệu quả quyết tâm của Chính phủ cũng như sự đồng lòng của người dân trong thực hiện các chính sách mà Chính phủ đưa ra.
"Với sự quyết tâm và đồng lòng như vậy, chúng tôi tin chắc chắn Việt Nam sẽ nhanh chóng chiến thắng đại dịch"- ngài Đại sứ Wojciech Gerwel nói.
Đại sứ Gerwel cho hay, ông rất cảm động khi được chứng kiến cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã có nhiều hành động đẹp như nấu cơm phục vụ cán bộ y tế của nhiều bệnh viện ở Ba Lan chống dịch hồi năm ngoái. "Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của bạn bè Việt Nam trong lúc khó khăn thì bây giờ cũng là lúc chúng tôi đền đáp điều đó"- ngài Wojciech Gerwel nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 21/8, UBND quận Đống Đa ra quyết định cách ly y tế đối với phường Văn Chương trong thời gian 14 ngày, kể từ 18h ngày 21/8
Để kiểm soát người dân ra vào khu vực phong tỏa, lực lượng chức năng đã dựng cả hàng rào thép gai tại ngõ Văn Chương 2, phường Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội)
Lực lượng chức năng lập lán dã chiến bên trong khu vực phong tỏa ngõ Văn Chương
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 23/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Du Lịch và các đơn vị khám chữa bệnh trong tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng Bệnh viện Dã chiến số 4 Nghệ An và khảo sát các cơ sở lưu trú để xây dựng thêm các bệnh viện dã chiến tiếp theo.
Bệnh viện Dã chiến số 4 Nghệ An được xây dựng trên cơ sở trưng dụng Khách sạn ARMY - Cửa Lò, với quy mô 270 giường bệnh. Hiện, các hạng mục cơ bản đã hoàn thành.
Sở Y tế Nghệ An giao Bệnh viện Nội tiết Nghệ An xây dựng khung nhân lực và trực tiếp điều trị cho bệnh nhân.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đoàn công tác cũng đã thực hiện khảo sát tại Khách sạn Công đoàn, Nhà khách Kiểm toán và Trung tâm điều dưỡng Người có công (thị xã Cửa Lò) để xây dựng các Bệnh viện Dã chiến 5, 6, 7.
Dự kiến, các Bệnh viện Dã chiến 5, 6, 7 sẽ có sức chứa khoảng 800 giường bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế TP.HCM cho biết để đạt được thành quả 10.000 bệnh nhân xuất viện, Bệnh viện dã chiến số 8 (do Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Thống Nhất phụ trách) đã nỗ lực triển khai hàng loạt hoạt động, đáp ứng chiến lược điều trị COVID-19 trong tình hình mới.
Thứ nhất là đảm bảo tiến độ xét nghiệm RT-PCR cho người bệnh vào ngày thứ 7 sau nhập viện và trả kết quả trong 24 giờ kể từ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Điều này không chỉ giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, mau bình phục mà còn giảm áp lực cho hệ thống y tế, nhanh chóng tiếp nhận những bệnh nhân mới cần được chăm sóc điều trị.
Thứ hai là tăng cường kết nối trực tuyến với người bệnh, theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện những trường hợp diễn tiến bất thường để xử trí ngay. Bệnh viện đã tạo lập các đường dây nóng hoạt động 24/24, nhóm Zalo kết nối người bệnh với bác sĩ phụ trách.
Thứ ba là nâng cao trình độ chuyên môn, tập trung chuyên sâu vào điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng từ trung bình tới nặng. Hàng trăm nhân sự từ Bệnh viện Bình Dân tiếp tục tăng cường để gấp rút thiết lập và vận hành khu hồi sức cấp cứu điều trị cho nhiều trường hợp COVID-19 diễn tiến nặng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 23/8, Văn phòng UBND TP. Cần Thơ có Công văn hỏa tốc số 3056 về việc triển khai thực hiện Công văn số 3441 ngày 21/8/2021 của UBND TP. Cần Thơ gửi Giám đốc Sở, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành TP; Chủ tịch UBND quận/huyện, xã/phường/thị trấn.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng có ý kiến như sau: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (viết tắt là CCVC) ở các cơ quan, đơn vị nhà nước và người lao động làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… ngoài nhà nước đang được phép hoạt động khi di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc phải xuất trình các văn bản, giấy tờ sau (khi được cơ quan chức năng kiểm tra):
+Giấy tờ tùy thân (một trong các loại giấy tờ sau: CMND, CCCD, hộ chiếu, thẻ cán bộ, thẻ công chức, thẻ viên chức, thẻ ngành, thẻ nhân viên, thẻ nhà báo… do cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền cấp).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Kế hoạch số 2727 của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Long An, các phương tiện vận tải hàng hóa trước khi thực hiện vận chuyển ghi rõ lịch trình, lộ trình cụ thể trong giấy vận tải.
Ghi lịch trình cụ thể
Trong đó, phải ghi chi tiết điểm đi, điểm đến và cung đường để các lực lượng chức năng thực hiện việc theo dõi, kiểm soát.
Trường hợp địa phương cấp huyện có quy định chi tiết về tuyến đường được phép lưu thông; bắt buộc giao hàng tại điểm tập kết, điểm trung chuyển... thì phương tiện thực hiện theo hướng dẫn tại các chốt kiểm soát.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Năm nay là năm đầu tiên dịp Quốc khánh 2/9, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cả nước được nghỉ 2 ngày, cộng với 2 ngày nghỉ cuối tuần liền kề nên kỳ nghỉ sẽ kéo dài 4 ngày.
Trả lời báo chí tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 8/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện phương châm "ai ở đâu, ở yên đấy", chung sức, đồng lòng cùng chính quyền thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
"Việc vận động người dân 'ai ở đâu, ở yên đấy' thời điểm này và đặc biệt là dịp nghỉ lễ 2/9 trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, sau đến việc phục hồi sản xuất là hết sức cần thiết và cần được cán bộ, nhân dân hưởng ứng thực hiện.
Nếu chúng ta khống chế, ngăn được dịch, chúng ta sẽ thành công và có nhiều kỳ nghỉ lễ khác. Còn không, nếu người dân tiếp tục di chuyển, về thăm quê, thăm người thân và chắc chắn không tránh được việc ăn uống đông người thì nguy cơ cao lây lan dịch bệnh", ông Dương nhấn mạnh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 23/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký công văn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp vận chuyển, tiếp nhận, cách ly, điều trị F0 trên địa bàn TX. Tân Uyên và TP. Thuận An.
Nhận định quá trình xét nghiệm sẽ có nhiều F0, UBND tỉnh Bình Dương giao các địa phương, gồm: TP. Thủ Dầu Một, TX. Bến Cát, huyện Bàu Bàng, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo và huyện Bắc Tân Uyên bảo đảm nhân vật lực cho tiếp nhận cách ly, điều trị tạm thời 17.000 ca F0 (TP. Thuận An 10.000 ca F0; TX. Tân Uyên 7.000 ca F0) chuyển về để nhường chỗ cho F0 mới ghi nhận.
17 nghìn F0 được chuyển đến: TP. Thủ Dầu Một tiếp nhận 5.000 ca F0 của TP. Thuận An; huyện Bàu Bàng tiếp nhận 2.500 ca F0 của TP. Thuận An; huyện Dầu Tiếng tiếp nhận 2.500 ca F0 của TP. Thuận An; TX. Bến Cát tiếp nhận 4.000 ca F0 của TX. Tân Uyên; huyện Phú Giáo tiếp nhận 2.500 ca F0 của TX. Tân Uyên; huyện Bắc Tân Uyên tiếp nhận 500 ca F0 của TX. Tân Uyên.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 23/8, bác sĩ Võ Minh Hùng - Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 17 trường hợp mắc Covid-19. Các trường hợp này ở 4 hộ khác nhau nhưng đều có quan hệ gia đình.
Trước đó, ngày 22/8, bà H.B.E (trú tại buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) đến Trạm Y tế xã Cư Êbur làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo truy vết, từ ngày 8 đến ngày 22/8, bà H.B.E đã đi nhiều nơi như viếng đám tang, đi chợ, đi mua thuốc và ngày 17/8 tổ chức sinh nhật cho cháu, có những thành viên trong gia đình tham gia. Từ ngày 16/8, bà thấy mệt, sau đó ho và đau họng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trưa 23/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết tính đến nay, TP có 178.557 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 429 trường hợp nhập cảnh.
Các bệnh viện ở TP.HCM đang điều trị 35.425 bệnh nhân, trong đó có 2.096 trẻ dưới 16 tuổi, 2.519 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO. Thêm 1.742 bệnh nhân vừa xuất viện, nâng tổng số người xuất viện cộng dồn đến nay là 89.547. TP.HCM không ghi nhận ổ dịch mới cần theo dõi, hiện còn 16 ổ dịch đang diễn tiến.
Theo HCDC, nguyên tắc của tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là dựa trên sự tự nguyện đồng ý của người dân. TP.HCM đang tiếp tục triển khai tiêm phủ vắc-xin mũi 1.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Không ngơi nghỉ
Vừa tới địa bàn nhận nhiệm vụ, ngồi chưa ấm chỗ, thân nhân 1 ca F0 mời bác sĩ Trạm y tế lưu động đến xem bệnh, đồng thời đề nghị test nhanh Covid-19 cho 8 thành viên trong gia đình.
Bất ngờ, kết quả test cho ra thêm 5 ca F0 khác không triệu chứng. Trấn an bệnh nhân, tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà, bác sĩ Hiếu kê toa thuốc cho F0 và trở về Trạm y tế lưu động.
Sau chuyến hành quân kéo dài từ Hà Nội vào TP.HCM chiều 21/8, hành quân đến Trạm y tế lưu động ngày 22/8, mặc dù mệt mỏi nhưng bác sĩ Hiếu vẫn "ôm" điện thoại tư vấn cho 10 ca F0 ở P.12 đến 1 giờ sáng và không bỏ sót tin nhắn nào. Đến sáng 23/8, các F0 báo cáo sức khoẻ tốt, ăn uống bình thường. Bác sĩ Hiếu thấy lòng vui lên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Bộ Y tế, hiện nay, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9/2021 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg).
Song song đó, lô hàng thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên hơn 300.000 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam trong ngày 23/8. Dự kiến đến ngày 28/8 sẽ có thêm 1.700.000 viên 200mg đủ cho 50.000 liều được đưa về. Đồng thời các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong chương trình trong đầu tháng 9/2021.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, chiến lược hỗ trợ người bệnh F0 điều trị tại nhà và cộng đồng được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu.
Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về quản lý, chăm sóc, điều trị, đảm bảo để các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng được tiếp cận, chăm sóc điều trị một cách tốt nhất.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 23/8, Trung tâm Y tế huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có báo cáo nhanh về 12 trường hợp mắc COVID-19. Ngành y tế đang tập trung truy vết và truy tìm nguồn lây từ ổ dịch này.
Theo đó, ngày 21/8, ngành y tế thực hiện test nhanh cho cán bộ, nhân viên phục vụ của khu cách ly Trường THCS-THPT Phú Qưới thì phát hiện 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Kết quả xét nghiệm Realtime RT - PCR khẳng định, có 12 người dương tính với SARS-CoV-2. Đa số những người này là cán bộ công an huyện, dân quân tự vệ, điều dưỡng, nhân viên tình nguyện đều thuộc khu vực hậu cần của khu cách ly.
Ngành y tế điều tra dịch tễ các trường hợp tiếp xúc gần và phun khử khuẩn khu cách ly. 12 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được ngành y tế đưa đi điều trị và tiến hành truy vết các trường hợp F1, F2 theo quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam, sau khi được quán triệt công điện của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 về việc điều động xe cứu thương, nhân viên quân y tăng cường cho Quân khu 7 phục vụ chống dịch Covid-19, nhiều quân nhân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự TP.Hải Phòng đã viết đơn tình nguyện, xung phong vào các tỉnh phía Nam chống dịch Covid-19.
Theo đó, sáng 23/8, hai quân nhân là Thiếu tá Nguyễn Văn Khiêm - nhân viên lái xe và Trung úy Vũ Cao Thắng - nhân viên quân y thuộc Ban Quân y, Phòng Hậu cần, Bộ Chỉ huy quân sự TP.Hải Phòng và 1 xe cứu thương đã lên đường tham gia cùng với đoàn cán bộ, nhân viên quân y của Quân khu 3, tăng cường cho Quân khu 7 phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Được biết, đây là hai quân nhân trong số những quân nhân đã viết đơn tình nguyện, xung phong đi chống dịch tại các tỉnh phía Nam. Cả hai quân nhân đều đã được tiêm mũi 2 vaccine phòng dịch Covid-19, đồng thời được bảo đảm đầy đủ các vật tư y tế phòng, chống dịch như dung dịch sát khuẩn tay nhanh; khẩu trang, găng tay y tế; tấm chắn giọt bắn; quần áo bảo hộ phòng, chống dịch và một số nhu yếu phẩm, quân tư trang cá nhân…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 23-8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng thượng tướng Võ Minh Lương - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - thứ trưởng Bộ Công an, cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận 4.
Trong cuộc họp, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết khi kiểm tra công tác phòng, chống dịch vẫn ghi nhận tại 2 địa điểm ở quận 4 còn người lang thang cơ nhỡ trên đường.
Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị phải kiểm soát chặt nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao này.
Thượng tướng Võ Minh Lương đề nghị tập trung toàn bộ đối tượng trên đưa vào các doanh trại quận, huyện đội. Tại đây sẽ tổ chức xét nghiệm để phân loại đưa vào các khu cách ly nếu dương tính với COVID-19.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đến chiều nay 23-8, toàn bộ 312 phường, xã trên địa bàn TP.HCM bằng mọi giá phải tập trung được hết nhóm người lang thang cơ nhỡ còn trên đường.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trưa 23/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h cùng ngày, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 10 ca dương tính mới trong đó, 2 ca tại cộng đồng và 8 ca khu cách ly.
Phân bố ca dương tính theo quận/huyện gồm Phú Xuyên (4), Mỹ Đức (2), Đống Đa (2), Bắc Từ Liêm (1), Hoàng Mai (1). Phân bố theo chùm ca bệnh thì chùm ho sốt thứ phát (4), chùm liên quan Hồ Chí Minh (6).
Trước đó, sáng nay, CDC Hà Nội đã thông tin 13 ca dương tính mới phát hiện. Như vậy tính tính từ 6h sáng đến trưa nay, Hà Nội, ghi nhận 23 ca, trong đó ghi nhận 10 ca tại cộng đồng, 13 ca khu cách ly.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Những ngày qua, Bình Dương thực hiện xét nghiệm sàng lọc cộng đồng và phát hiện hàng nghìn ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến 17h ngày 22/8, Bình Dương có 70.242 ca mắc Covid-19 trong đợt dịch lần 4. Trong đó, 5.694 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 18.693 ca bệnh phát hiện trong khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 24.884 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 19.217 ca trong cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa).
Ngành y tế đã thu dung, điều trị cho 30.985 bệnh nhân, đã có 28.949 trường hợp được chữa khỏi bệnh, xuất viện về nhà và có 570 người tử vong.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ 8 giờ 30 ngày 23/8, 788 nhân viên giao hàng của 14 đơn vị siêu thị, công ty cung ứng thực phẩm như: siêu thị Big C Đà Nẵng, Co.opmart Đà Nẵng, cửa hàng tiện lợi VinMart+... sẽ được phép giao hàng trên địa bàn.
Những nhân viên này đã được Sở Công thương Đà Nẵng lên danh sách được phép hoạt động trong thời điểm TP. Đà Nẵng áp dụng quy định "ai ở đâu ở yên đó".
Ghi nhận tại một siêu thị lớn ở quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) trong sáng cùng ngày, các nhân viên tại siêu thị tất bật nhận đơn, soạn hàng. Đơn đặt hàng của người dân quá nhiều khiến các nhân viên siêu thị phải làm việc trong không khí khẩn trương.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 23/8, Tiến sĩ Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, cho biết trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 22/8 đến 6 giờ ngày 23/8), trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, 13 ca đã được cách ly tập trung trước đó, 6 ca cộng đồng.
Trong các ca cộng đồng có trường hợp 3 người thân ở huyện Nghi Lộc có biểu hiện ho, sốt đến Trung tâm y tế kiểm tra thì phát hiện mắc Covid-19. Cụ thể đó là trường hợp của cháu H.N.K.L. (SN 2020), trú xã Nghi Tiến, Nghi Lộc. Ngày 22/8, cháu L. xuất hiện sốt, ho được người nhà đưa đến Trung tâm y tế xã khám, tại đây cháu được làm test nhanh 2 lần đều dương tính SARS-CoV-2, sau đó bệnh nhân được lấy mẫu gửi CDC. Tối ngày 22/8 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-COV-2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 23/8, ông Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP. Tam Kỳ, Quảng Nam), xác nhận một bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện vừa tử vong.
Đó là nữ bệnh nhân H.T.B.T (37 tuổi, trú tại phường An Xuân, TP. Tam Kỳ), có bệnh nền ung thư hạch di căn giai đoạn 3, đang điều trị hóa trị.
Ca bệnh được vận chuyển bằng xe cấp cứu từ TP.HCM về cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ ngày 13/8. Bệnh nhân khi vào được thở oxy máy HFNC (hệ thống oxy dòng cao), nhưng sau đó diễn tiến suy hô hấp, trụy hô hấp, trụy tuần hoàn không hồi phục. Đến sáng 22/8 bệnh nhân tử vong.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 23/8, đại diện Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, đơn vị nghiên cứu và phát triển vắc xin Nanocovax xác nhận với VietNamNet thông tin trên. Được biết, tại cuộc họp, phía Nanogen đã có báo cáo về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Nanocovax trong giai đoạn 3a, cũng như tiến độ thực hiện thử nghiệm lâm sàng.
Kết quả thẩm định báo cáo giữa kỳ đang chờ Hội đồng Đạo đức kết luận và sẽ được Bộ Y tế thông báo trong thời gian tới.
PGS.TS Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) cho biết hội đồng sẽ họp xem xét cấp phép sau khi Hội đồng Đạo đức có biên bản nghiệm thu các kết quả thử nghiệm và nghiên cứu liên quan tới vắc xin Nanocovax. Đồng thời, Công ty Nanogen cũng cần nộp toàn bộ hồ sơ đăng ký lưu hành vắc xin Nanocovax cho Cục Quản lý Dược.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 22/8, ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế, Vụ Tổ chức cán bộ đã tiếp tục có văn bản gửi đến các đơn vị trực thuộc và các tỉnh, thành phố để huy động nhân lực y tế tiếp tục chi viện cho TP.HCM và các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Hiện 750 học viên, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã có mặt tại TP.HCM trong đêm 22/8 để sáng 23/8 tham gia cùng lực lượng lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ của TP.HCM triển khai các tổ lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng.
Cùng đó, Trường Đại học Y Hà Nội cử thêm 250 người; Trường Đại học Dược Hà Nội sẽ cử 200 người; Học viện Y dược học cổ truyền cử 150 người; Trường Đại học Y dược Thái Bình cử thêm 250 người; Trường Đại học Y dược Hải Phòng cử 200 người vào miền Nam.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 23/8, ngành y tế tỉnh Vĩnh Long đang truy vết dịch tễ liên quan đến 12 ca dương tính được phát hiện ở khu cách ly trường cấp 2, 3 Phú Quới.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Long Hồ, vào sáng 21/8 trung tâm test nhanh cho cán bộ trực khu cách ly thì phát hiện 10 trường hợp dương tính. Sau đó, trung tâm điều tra, giám sát thu thập thông tin và xét nghiệm PCR thì có đến 12 trường hợp dương tính, đều thuộc khu vực hậu cần của khu cách ly gồm công an, dân quân, điều dưỡng, người giao cơm.
Hiện ngành tế đang điều tra các trường hợp tiếp xúc gần và phun khử khuẩn khu cách ly trường cấp 2, 3 Phú Quới.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ Trung ương và nhân dân cả nước đang hướng về TP.HCM. Đa số người dân thống nhất "đồng cam cộng khổ, thắt lưng buộc bụng" để cùng chiến đấu trận này.
Bí thư Nên dẫn lại lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và khẳng định quyết tâm chính trị của thành phố: "Trận này là trận quyết định chứ chưa phải là cuối cùng. Nhưng buộc phải thắng, dù thắng ở mức độ nào".
Bí thư nhấn mạnh yêu cầu phải triệt để, nghiêm khắc, quyết liệt, hiệu quả. Ông cho biết thời gian qua, một trong những khó khăn lớn của thành phố là dân số quá đông trong khi lực lượng mỏng. Thành phố có quy mô ngang một quốc gia nhưng bộ máy lại chỉ ngang cấp tỉnh. Trong khi đó, mật độ F0 rất cao nên lực lượng có lúc không theo kịp.
Bí thư Nên nhận định một trong những thuận lợi trong lần siết giãn cách này là có lực lượng đủ mạnh do Trung ương đưa quân xuống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh nhiều vấn đề chưa lường hết nên phải bình tĩnh. Nếu phát sinh rủi ro, lực lượng cần xử lý khéo léo.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 23/8, UBND H. Lộc Ninh (Bình Phước) đã có thông báo về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, huyện này sẽ thực hiện Chỉ thị 16 từ ngày 24/8 đến ngày 31/8.
Theo UBND H. Lộc Ninh, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn, cũng như các khu vực xung quanh. Đặc biệt, từ ngày 18/8 đến ngày 22/8 trên địa bàn huyện đã ghi nhận nhiều ca bệnh mới (15 ca - PV).
Để kịp thời kiểm soát, khống chế, không để dịch bệnh tiếp tục lây lan ra cộng đồng, UBND H. Lộc Ninh đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn H. Lộc Ninh theo Chỉ thị số 16 và tăng cường thêm một số nội dung cao hơn Chỉ thị 16.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, ngày 22/8, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phát sinh 5 trường hợp mắc Covid-19 trong khu vực cách ly, trong đó có 4 ca F1 của các ca F0 trước đó, 1 trường hợp là người từ TP.HCM về.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chủ trì buổi họp công tác phòng chống dịch (Ảnh: Dương Thuỷ)
Tổng số trường hợp F0 cộng dồn đến nay ở Bắc Giang là 5.812 trường hợp (đợt dịch phát sinh từ ngày 18/8/2021 đến nay có 33 trường hợp).
Đến nay, tỉnh Bắc Giang đã có 5.775 trường hợp F0 được điều trị khỏi bệnh và ra viện, hiện còn 37 bệnh nhân tại cơ sở điều trị; có 2.293 người đang thực hiện cách ly tập trung tại 65 cơ sở cách ly tập trung. Thực hiện khoanh vùng, phong toả một phần hoặc toàn bộ 48 thôn, tổ dân phố tại các khu vực có nguy cơ cao.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 22/8, Sở Nội vụ TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn việc thay đổi phương thức làm việc của các cơ quan, đơn vị nhà nước theo Công văn 2789 ngày 20/8 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.
Cán bộ công chức ra đường phải có giấy đi đường và áo nhận diện. Trong ảnh: CSGT TP.HCM kiểm soát phương tiện (Ảnh: HOÀNG GIANG)
Theo đó, các cơ quan, đơn vị nhà nước chỉ bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Việc bố trí này nhằm đảm bảo duy trì các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và chỉ đạo của TP theo phương án "3 tại chỗ" tại trụ sở, "1 cung đường 2 điểm đến" tại địa điểm lưu trú gần trụ sở. Đồng thời, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định (tổ chức xét nghiệm, biện pháp 5K...).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 23/8, ngày đầu tiên TP tăng cường siết chặt giãn cách theo Chỉ thị 16, nhiều tuyến đường đã vắng người qua lại hơn. Tại các chốt, lực lượng quân đội được tăng cường hỗ trợ.
6h30 sáng 23/8, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại nhiều chốt kiểm dịch COVID-19 khu vực trung tâm và vùng ven TP.HCM, tình hình kiểm soát người đi đường khá gắt gao.
Tại chốt giao lộ đường Phạm Văn Đồng - đường 20, phường Hiệp Bình Chánh (TP. Thủ Đức), có 11 cán bộ, chiến sĩ gồm: CSGT, công an, quân sự, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố trực tại chốt để dừng xe kiểm soát. Nhóm chia làm 2 tổ nhỏ, kiểm tra xe máy và xe tải, xe khách, ô tô...
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 23/8, TP.HCM thực hiện siết chặt giãn cách xã hội, tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19. Từ sáng sớm, lực lượng quân đội kiểm tra chặt người dân lưu thông qua các chốt kiểm tra ở nội thành TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Quang)
Binh nhất Đào Thanh Điền ở đơn vị Sư Đoàn Bộ binh 5 kiểm tra giấy tờ lưu thông của người dân khi ra đường tại chốt kiểm tra trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh
Mỗi chốt trực ngoài lực lượng công an, CSGT còn có 3 chiến sĩ bộ đội tham gia công tác giám sát, kiểm tra người dân nhằm siết chặt giãn cách xã hội, tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 (Ảnh: Nguyễn Quang)
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (Sở GTVT TP) vừa có hướng dẫn cấp giấy đi đường cho các đơn vị thuộc ngành vận tải - nhóm có mã 1A và 2A từ 23/8 đến hết ngày 6/9.
Sở Giao thông Vận tải đề nghị các cơ quan, đơn vị tổ chức các bộ, công chức, viên chức, người lao động triển khai phương án "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến". Toàn bộ chỉ đi lại khi thực sự cần thiết để làm nhiệm vụ cấp bách, chống dịch, trực cơ quan, xử lý sự cố hạ tầng kỹ thuật.
Các cơ quan, đơn vị làm công văn, kèm danh sách người cần lưu thông để thực hiện nhiệm vụ cấp thiết gửi về Sở GTVT TP qua hộp thư điện tử sgtvt@tphcm.gov.vn để được cấp giấy đi đường.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng cho biết, sẽ tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về phòng, chống đại dịch COVID-19; thấu suốt quan điểm "chống dịch như chống giặc", "sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết". Cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần ở đâu gian khổ khó khăn, ở đó có bộ đội; bằng mệnh lệnh trái tim "Bộ đội Cụ Hồ", toàn Quân khu mở đợt thi đua cao điểm chống dịch, cứu dân.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Quân đội sẽ phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân, các lực lượng chức năng, triển khai quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch, mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ và tiến tới xanh hoá vùng đỏ; đồng thời, tham gia hiệu quả việc cứu đói, cứu đau, quyết không để dân đói khổ, thiếu thốn, khó khăn, không để sức khoẻ và tính mạng của dân bị đe doạ trong đại dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tỉnh Sơn La vừa ghi nhận thêm 21 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại huyện Phù Yên, trong số này có 7 ca cộng đồng trong vùng phong tỏa tại bản Úm 2, xã Huy Thượng.
Các ca bệnh có mã số từ BN 348315 đến BN 348335. Trong đó, 14 trường hợp đi từ Bình Dương về, đang trong khu cách ly tập trung huyện Phù Yên; 7 trường hợp cộng đồng phát hiện trong vùng phong tỏa tại bản Úm 2, xã Huy Thượng (các trường hợp này ở gần nhà với BN 336921, BN 336927). Tất cả các bệnh nhân mới phát hiện không sốt, không khó thở, đang điều trị ở khu cách ly F0 huyện Phù Yên.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Trong ngày có thêm 542 bệnh nhân xuất viện. Ngoài ra, toàn tỉnh còn 1.248 trường hợp test nhanh dương tính đang chờ kết quả khẳng định bao gồm: Nhơn Trạch (800), Vĩnh Cửu (403), Long Thành (25), Trảng Bom (15), Biên Hòa (5). Trong đó có 66 trường hợp trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
TTO - Các tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Tri Phương, ngã tư Hàng Xanh... (TP.HCM) vắng bóng người dân qua lại sáng 23/8. Chỉ các nhóm ưu tiên được phép lưu thông trên đường.
Cầu vượt 3 Tháng 2 vắng bóng người qua lại (Ảnh: DUYÊN PHAN)
Đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 sáng 23/8 (Ảnh: DUYÊN PHAN)
Khu vực Hàng Xanh sáng 23/8 (Ảnh: NGỌC PHƯỢNG)
Một chốt kiểm soát trên đường Lê Duẩn, quận 1 (Ảnh: NGỌC PHƯỢNG)
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP. Đà Nẵng tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện "ai ở đâu ở yên đó" thêm 3 ngày. Thời gian thực hiện từ 8h ngày 23/8 đến 8h ngày 26/8.
Trả lời phỏng vấn Zing, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, nhấn mạnh việc kéo dài quy định "ai ở đâu thì ở đó" là cần thiết để ngành y tế khoanh vùng tìm F0, đưa vào các cơ sở y tế điều trị. Đây là cuộc chiến lớn và cũng là giải pháp kiên quyết nhằm truy tìm F0, sớm đẩy lùi dịch bệnh.
- Thưa ông, vì sao Đà Nẵng lại tiếp tục yêu cầu người dân "ai ở đâu ở yên đó" thêm 3 ngày?
- Ngày 16/8, Đà Nẵng ban hành quyết định Quyết định 2788, yêu cầu "ai ở đâu thì ở đó". Chỉ những người thực hiện nhiệm vụ quan trọng mới được phép ra đường.
Sau nhiều ngày thực hiện, quy định này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Bước đầu, ngành chức năng đã đánh giá được tình hình dịch bệnh trên toàn địa bàn, đặc biệt đã kịp phát hiện nhiều F0.
Cụ thể, qua 2 đợt lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, ngành y tế đã phát hiện 969 trường hợp mắc Covid-19 tại 54 phường, xã.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo yêu cầu mới, người khi đến tỉnh này phải khai báo y tế, có giấy xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR và xuất trình giấy chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19. Các trường hợp từ 18 tuổi không có giấy xác nhận tiêm vaccine đều phải quay đầu
Ba ngày qua tại chốt kiểm soát cầu Bạch Đằng, nhiều người không được vào Quảng Ninh khi quy định mới có hiệu lực
Lượng người và phương tiện đổ dồn về chốt cầu Bạch Đằng dẫn đến tình trạng ùn tắc tại khu vực khai báo y tế
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 23/8, Tiến sĩ Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An thông tin, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 22/8 đến 6h00 ngày 23/8), Nghệ An ghi nhận 19 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, có 6 ca cộng đồng phát hiện tại 3 địa phương: Nghi Lộc: 3 ca (test nhanh tại TYT), TP. Vinh: 2 ca (1 liên quan chợ Quang Trung, 1 sàng lọc tại BV Phổi), Hưng Nguyên: 1 ca liên quan chợ đầu mối Vinh.
13 ca còn lại đã được cách ly từ trước chủ yếu ở các huyện Yên Thành, huyện Nam Đàn, huyện Diễn Châu, TX. Cửa Lò, thành phố Vinh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 23/8, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã ghi nhận 501 ca dương tính, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 trong toàn tỉnh là 18.356 ca. Số ca mắc trong cộng đồng có chiều hướng giảm (9 ca).
Ghi nhận ở ổ dịch tại Viện pháp y tâm thần T.Ư, trong Viện có 585 bệnh nhân ở 7 khoa thực hiện xét nghiệm PCR có 69/99 bệnh nhân và 1 nhân viên tại khoa Nam 1 dương tính.
Viện đã ra Quyết định tạm thời thành lập khu cách ly F0 tầng 1 và 2. Trình Bộ Y tế ban hành quyết định chính thức, đồng thời ban hành quyết định cách ly F1 là bệnh nhân.
Theo ngành y tế, nhiều địa phương do thiếu nhân lực, còn chậm trễ trong việc báo cáo tiến độ tiêm chủng , cách ly, điều trị, truy vết dẫn đến việc số liệu báo cáo chưa kịp thời thực tế thực hiện.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 23/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng nay, thành phố ghi nhận thêm 13 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 8 ca tại cộng đồng và 5 ca được cách ly.
Phân bố theo quận/huyện thì Đống Đa (4), Hoàng Mai (4), Thanh Xuân (3), Hoài Đức (2). Phân bố theo chùm ca bệnh: Sàng lọc ho sốt (2), Chùm ho sốt thứ phát (7), Chùm liên quan Hồ Chí Minh (4).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Khoảng 1h30 ngày 23/8, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh này để xử lý khẩn cấp những việc liên quan đến ca F0 vừa phát hiện tại TP Bạc Liêu.
Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, tối 22/8, cơ quan chức năng phát hiện một F0 là nam nhân viên công ty tài chính (F88) có chi nhánh trên đường Trần Phú, phường 7, TP Bạc Liêu. Truy vết nhanh, ngành y tế xác định 172 F1 và tiếp tục sàng lọc những trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Nói với Zing sau cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết ông đã ký quyết định thực hiện khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong phạm vi toàn tỉnh, từ 3h ngày 23/8.
Cụ thể là phong tỏa toàn TP. Bạc Liêu; thị xã Giá Rai và các huyện còn lại áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng cho đến khi có thông báo mới.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Từ 0 giờ ngày 23/8, TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, các chốt kiểm soát trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ 6 giờ sáng nay (23/8), những người dân, lao động, công chức viên chức nằm trong nhóm được ra đường phải có giấy đi đường, dấu hiệu nhận diện, riêng công chức thì mặc đồng phục theo hướng dẫn của thành phố.
Từ 6 giờ sáng, lượng xe ra đường bắt đầu đông dần
Trong ngày đầu siết chặt, đủ loại giấy đi đường được trình
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trước giờ "ai ở đâu, ở yên đó", lúc 23 giờ ngày 22/8, đồng loạt Ban chỉ huy quân sự 21 quận, huyện và TP. Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức lễ xuất quân tham gia phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân trên địa bàn.
Ảnh: Viết Thanh
Đúng 0h, hơn 500 chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 5 (Quân khu 7) chi viện từ Tây Ninh bắt đầu làm nhiệm vụ tại 30 chốt kiểm soát trên 11 phường của quận 12. Mỗi chốt có gần chục chiến sĩ kết hợp cùng công an kiểm tra người và xe qua lại để phòng chống dịch.
Tại chốt cầu Trường Đai, quận 12, hai làn được được đóng chỉ chừa khoảng trống đủ cho ôtô chạy qua. Đường khá vắng, không có xe máy, thỉnh thoảng mới có xe tải chở hàng. Lái xe tải chở sữa và rau củ từ quận Bình Thạnh về huyện Hóc Môn, ông Trường, 40 tuổi, là người đầu tiên được kiểm tra trong ngày đầu siết chặt giãn cách.
Một cảnh sát cùng hai bộ đội kiểm tra giấy đi đường, giấy tờ tùy thân của tài xế trong 5 phút trước khi cho qua. "Bộ đội mang quân phục làm việc ở chốt tôi thấy uy nghiêm hơn. Việc này sẽ nâng cao ý thức người dân", tài xế Trường nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu vừa có văn bản khẩn điều chỉnh kế hoạch xét nghiệm SARS-CoV-2 tại TP.HCM từ 15/8 đến 15/9.
Theo kế hoạch mới này, thành phố chỉ định xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn cho toàn bộ người dân tại tổ dân phố, tổ nhân dân có nguy cơ cao (vùng cam) và nguy cơ rất cao (vùng đỏ). Từ 23/8 đến 25/8, các vùng này phải hoàn tất việc xét nghiệm cho toàn bộ người dân, sau đó, tiến hành lặp lại xét nghiệm lần 2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: