Ngày 22-10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM ban hành kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi; đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin.
Cụ thể, Ban chỉ đạo dự kiến có khoảng 780.000 trẻ từ 12-17 tuổi cần tiêm vắc xin. TP tiêm trước cho trẻ từ 16-17 tuổi.
Theo đó, trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch. Trẻ không đi học sẽ được tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động do TP Thủ Đức và các quận huyện lựa chọn.
Ngoài ra, trẻ có bệnh nền sẽ tiêm tại bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi. Các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ được lập danh sách để tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, kể cả cư trú tại các tỉnh thành khác.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 22/10 đã có báo cáo liên quan 2 ca dương tính SARS-CoV-2 tại cộng đồng ở ngõ 67 Giáp Bát, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai.
Cụ thể, anh P.Đ.T., 46 tuổi, là trưởng phòng hành chính của khoa Khám bệnh Đa khoa tại Bệnh viện 108, hàng ngày đi làm tại bệnh viện. Ngày 20/10, anh xuất hiện triệu chứng ngứa mũi, được Bệnh viện 108 lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Chị N.T.T.V., 42 tuổi, vợ anh T., là dược sĩ bán thuốc tại hiệu thuốc Anh Thư, số 9 đường Thông Phong, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa. Ngày 21/10, sau khi anh T. dương tính, chị V. cùng 2 con được đưa vào Bệnh viện 108 cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả chị dương tính, 2 người con âm tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 22/10, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, từ 6h đến 18h ngày 22/10, tỉnh ghi nhận 15 ca dương tính SARS-CoV-2 đều tại TP Việt Trì.
Cụ thể, xã Chu Hóa (2 ca), phường Gia Cẩm (1 ca), xã Thanh Đình (1 ca), xã Phượng Lâu (1 ca), phường Minh Nông (2 ca), phường Thọ Sơn (6 ca), phường Vân Cơ (2 ca).
Trong đó, 9 ca cộng đồng được phát hiện sau khi test sàng lọc diện rộng; 6 trường hợp tại các khu cách ly, vùng phong tỏa đã được quản lý.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chùm sàng lọc ho sốt (2).
1) P.Đ.T, Nam, sinh năm 1975,
- Địa chỉ: Giáp Bát, Hoàng Mai.
- Dịch tễ: Bệnh nhân là NVYT tại BV 108. Ngày 20/10, xuất hiện triệu chứng, được BV 108 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính
2) N.T.T.V , Nữ, sinh năm 1979,
- Địa chỉ: Giáp Bát, Hoàng Mai.
- Dịch tễ: Bệnh nhân là vợ P.Đ.T. Ngày 21/10, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính
Chùm liên quan các tỉnh có dịch (4).
1) N.T.A, Nam, sinh năm 1980,
- Địa chỉ: Phú Thượng, Tây Hồ.
- Dịch tễ: BN Về từ TP Hồ Chí Minh. Ngày 20/10 có kết quả xét nghiệm dương tính
2) P.T.T, Nữ, sinh năm 1954,
- Địa chỉ: Phú Thượng, Tây Hồ.
- Dịch tễ: BN Về từ TP Hồ Chí Minh. Ngày 20/10 có kết quả xét nghiệm dương tính
3) T.T.T, Nữ, sinh năm 1989,
- Địa chỉ: Long Biên, Long Biên.
- Dịch tễ: Bệnh nhân về từ TP HCM. Ngày 21/10, xuất hiện ho, sốt được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo cho các bến xe, trung tâm quản lý và đơn vị vận tải trên địa bàn Hà Nội về việc tổ chức vận tải trong tình hình mới "Thích ứng an toàn, linh hoạt".
Văn bản do ông Đào Việt Long-Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký cho biết, căn cứ vào các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT về việc phối hợp chỉ đạo triển khai hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị khai thác bến xe, cảng hàng không, ga đường sắt, đơn vị cung cấp phần mềm kết nối trong hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố tổ chức lại hoạt động vận tải trên địa bàn.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 21/10, tuân thủ các yêu cầu chung tại phần 1, Quyết định số 1812 của Bộ GTVT, gồm: Khôi phục lại hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không cho phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, đợt ứng phó với dịch Covid-19 bùng phát ở TP.HCM cơ bản thành công bước đầu. Từ ngày 1/10, thành phố chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với Covid-19.
Từ sau ngày 15/10, Bộ Y tế quyết định rút dần lực lượng chi viện của Trung ương và các địa phương khỏi TP.HCM.
"Trong tình hình mới, số lượng ca mắc ở TP.HCM vẫn ở mức 1.000 F0 mỗi ngày, ca tử vong giảm đáng kể từ hàng trăm xuống còn vài chục. Do đó, thành phố cần tái cơ cấu hệ thống y tế phù hợp tình hình mới, nâng cao chất lượng y tế cơ sở, tập trung theo dõi, phát hiện dịch, xử lý và khoanh vùng dịch", Thứ trưởng Sơn chỉ đạo.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, cho biết để ứng phó với tình huống dịch lâu dài, Bộ Y tế đang xây dựng đề án tăng cường năng lực hồi sức tích cực, đa nguồn lực điều trị, đáp ứng kịch bản số ca mắc gia tăng, hạn chế tỷ lệ tử vong.
"Số ca tử vong ở TP.HCM ngày càng giảm, bệnh nhân nặng ở trung tâm hồi sức cũng giảm dần. Chúng ta thấy mặt trời đã rất sáng, thành phố cũng đang làm chủ được các bệnh viện, từ trung tâm hồi sức đến cơ sở tuyến dưới", ông Khuê nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 22-10, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết đơn vị đã có báo về trường hợp tử vong tại xã Ia J lơi, huyện Ea Súp và khẳng định không phải do tiêm vắc-xin như thông tin dư luận.
Theo đó, ngày 16-10, anh H.Q.V. (SN 1988, là viên chức văn phòng UBND xã Ia J Lơi) thấy mệt nhiều, ăn uống ít. Khoảng 18 giờ ngày 17-10, anh V. đến Trạm Y tế xã Ia J Lơi khám, bệnh nhân khai ho nhiều, có ra ít máu, sốt. Bệnh nhân đề nghị truyền dịch nhưng Trạm Y tế không truyền, hướng dẫn uống bù nước và ăn nhẹ, theo dõi thấy không diễn biến gì thêm bệnh nhân xin về.
Ngày 18-10, anh V. đi khám ở phòng khám tư nhân được chẩn đoán theo dõi xuất huyết dạ dày, về nhà tự mua dịch truyền không rõ loại dịch truyền và số lượng dịch truyền.
Ngày 19-10, anh V. thấy mệt nhiều hơn, gia đình đưa lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với tình trạng tỉnh táo, không có xuất huyết, đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn nhiều lần. Siêu âm có kết quả ứ dịch màng phổi. Bác sĩ chẩn đoán theo dõi viêm phổi, màng phổi, theo dõi lao phổi tái phát, trào ngược dạ dày thực quản và tổn thương thận cấp. Bệnh nhân có tiền sử điều trị bệnh lao 2 lần.
Trưa 20-10, bệnh diễn biến nặng, gia đình xin cho về nhà, rồi tử vong khoảng 17 giờ 30 cùng ngày.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, vắc-xin Covid-19 Hayat-Vax được chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, mỗi người được tiêm 2 mũi cách nhau 2 - 4 tuần. Đặc biệt, có thể sử dụng Hayat-Vax để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 là vắc-xin Sinopharm.
Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào (hoạt chất, tá dược) có trong thành phần của vắc-xin hoặc người có phản ứng dị ứng mạnh với lần tiêm vắc-xin này trước đó thuộc đối tượng chống chỉ định dùng Hayat-Vax.
Những người có bệnh lý về máu như giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu nên thận trọng khi tiêm vắc-xin Hayat-Vax. Người đang điều trị ức chế hệ thống miễn dịch hoặc mắc chứng suy giảm miễn dịch thì phản ứng miễn dịch với vắc-xin có thể bị giảm, những người này nên trì hoãn tiêm chủng cho đến khi kết thúc đợt điều trị.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 22/10 về việc đánh giá cấp độ dịch và mở cửa kinh tế.
Ông Mãi khẳng định tinh thần chung là thành phố sẽ thực hiện theo các quy định trong Nghị quyết 128 của Chính phủ. Với đặc điểm đô thị đông đúc, sôi động, thành phố sẽ không có công thức chung áp dụng hết trên toàn địa bàn mà "có những cái liên thông, có những cái do địa bàn quyết". Ví dụ như, các địa bàn đạt cấp độ 1 thì được mở nhiều hơn địa bàn đang ở cấp độ 2 và cấp độ 3, các hoạt động kinh tế mở theo từng cấp độ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Đây là nội dung đáng chú ý được nêu ra trong Hội nghị "Giao ban công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021", diễn ra vào ngày 21/10.
Báo cáo tại hội nghị, theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn, cộng dồn năm 2021 (từ 1/1 đến 18/10), Hà Nội có 4.463 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 45 ca tử vong.
Cộng dồn đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) có 4.394 trường hợp F0, trong đó 71 trường hợp nhập cảnh, 203 trường hợp ghi nhận tại các khu cách ly, 10 trường hợp là nhân viên y tế tại các khu cách ly, 4.110 trường hợp tại cộng đồng.
Về hoạt động tiêm chủng vaccine Covid-19, toàn thành phố đã triển khai 24 đợt tiêm vaccine Covid-19 với hơn 1.300 điểm tiêm thực hiện tiêm được 7.879.954 mũi tiêm, có ngày tiêm trên 600.000 mũi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thông tin được Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói khi trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 22/10.
"Thành phố sẽ mở dần dịch vụ ăn uống tại chỗ và một số dịch vụ khác tại vì nó là đặc điểm của thành phố và để người dân phát triển sinh kế. Tất nhiên, việc mở lại các dịch vụ này phải theo các Bộ tiêu chí an toàn của từng lĩnh vực thành phố đã quy định", ông Mãi nói.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết, theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ, thành phố không ra "một công thức chung áp dụng hết cho các địa phương". Thay vào đó, có những nội dung cần liên thông sẽ liên thông, nhưng có những cái thuộc địa bàn sẽ do chính quyền địa phương tự quyết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Báo cáo về tình hình dịch COVID-19, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ ngày 5/7 đến nay, thành phố ghi nhận nhiều ca mắc mới, đặc biệt là 9 chùm ca bệnh phức tạp tại các địa chỉ: Huyện Đông Anh; 90 Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa); Tân Mai (Hoàng Mai); Viện Cơ khí năng lượng và mỏ, số 565 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân); số 132 Bùi Thị Xuân (quận Hai Bà Trưng); B6 Trại Găng, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng); nhà thuốc Đức Tâm, Láng Hạ (quận Đống Đa); xã An Mỹ (huyện Mỹ Đức) và chùm ca bệnh liên quan đến những người về từ thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố hiện còn 45 điểm phong tỏa tại 17 quận, huyện.
Từ ngày 29.4 đến nay, thành phố đã lấy 272.413 mẫu xét nghiệm Realtime-PCR và rà soát 10.663 người về từ TP. Hồ Chí Minh, xét nghiệm cho 130 lái xe, phụ xe đường dài.
Trong đợt dịch này, Hà Nội có 154 điểm phong toả tại 22 đơn vị, trong đó, 109 điểm đã được gỡ bỏ, hiện còn 45 điểm phong tỏa tại 17 quận, huyện với khoảng 5.400 người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 22/10, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết, từ 18h ngày 21/10 đến 6h ngày 22/10, địa phương ghi nhận 40 ca dương tính SARS-CoV-2 mới. Trong đó, 22 ca cộng đồng được phát hiện sau khi sàng lọc diện rộng tại huyện Lâm Thao; 18 trường hợp còn lại tại các khu cách ly, vùng phong tỏa đã được quản lý.
Cụ thể, TP. Việt Trì 11 ca: Chu Hoá (6), Thanh Đình (1), Gia Cẩm (2); Kim Đức (2). Thị xã Phú Thọ 1 ca: Phú Hộ (1). Huyện Lâm Thao 25 ca: trị trấn Hùng Sơn (1); thị trấn Lâm Thao (3); Thạch Sơn (2); Tiên Kiên (7); Cao Xá (4); Phùng Nguyên (3); Xuân Lũng (1); Bản Nguyên (3); Sơn Vi (1). Huyện Tam Nông: 3 ca.
Kể từ 14/10 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 252 ca mắc COVID-19 tại Việt Trì (164 ca tại 13 xã, phường); thị xã Phú Thọ (4 ca tại 1 xã); huyện Lâm Thao (58 ca tại 9 xã, thị trấn); Phù Ninh (22 ca tại 5 xã, thị trấn) và Tam Nông (4 ca tại 2 xã).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong chuỗi infographic, ngoài giới thiệu sơ lược về các vắc xin, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết về lịch tiêm chủng, chống chỉ định, phản ứng sau tiêm, các khuyến cáo của nhà sản xuất,... Cụ thể:
1, Vắc xin Hayat-Vax:
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ nay đến hết năm 2021, ngành y tế thành phố tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 các đợt trả mũi 2 và tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai trên 13 tuần, người bệnh mạn tính. Ngoài ra, thành phố cũng triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho người ngoại tỉnh, người nước ngoài... và theo tình hình cung ứng vắc xin.
Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, trong các tháng cuối năm nay, thành phố tiến hành rà soát thống kê các nhóm trẻ từ 3 - 11 tuổi, 12 - 15 tuổi và 16 - 17 tuổi cần tiêm vắc xin Covid-19. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi.
Ngoài ra, sẵn sàng xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2022, trong đó triển khai tiêm cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, đồng thời tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên. Sử dụng nền tảng tiêm chủng Covid-19 để quản lý đối tượng tiêm chủng Covid-19 bảo đảm chính xác và đầy đủ thông tin.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 22/10, thông tin từ UBND tỉnh Tây Ninh cho biết thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ, tỉnh Tây Ninh cho hoạt động hầu hết các lĩnh vực, nếu đạt cấp độ 1 và kèm theo các điều kiện.
Theo đó, Tây Ninh phân loại vùng nguy cơ xác định theo 4 cấp độ: Cấp độ 1 (nguy cơ thấp - vùng bình thường mới) tương ứng với màu xanh; Cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) tương ứng với màu vàng; Cấp độ 3 (nguy cơ cao) tương ứng với màu cam; Cấp độ 4 (vùng nguy cơ rất cao) tương ứng với màu đỏ. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch theo cấp xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố. Các hoạt động tương ứng với cấp độ dịch.
UBND tỉnh Tây Ninh cũng cho hoạt động hầu hết các lĩnh vực, nếu đạt cấp độ 1 và kèm theo các điều kiện.
Cho phép hoạt động kinh doanh vận tải hành khách nội địa và liên tỉnh, vận chuyển người nội bộ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ và đường thủy, hoạt động vận chuyển hàng hóa nội bộ, hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông theo kế hoạch, hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe.
Cho phép các trung tâm thương mại, siêu thị chợ đầu mối; nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống; bán hàng rong, vé số dạo; các dịch vụ vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, trò chơi điện tử, làm tóc... được phép hoạt động hạn chế, người kinh doanh và người tham gia phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đảm bảo 5K, khai báo y tế và hoạt động không quá 50% công suất và số lượng người tại cùng 1 địa điểm.
Các hoạt động giáo dục đào tạo (trực tuyến và trực tiếp), cơ quan, công sở, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; khách sạn, nhà hàng, tham quan du lịch, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục; cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; tập thể dục thể thao ngoài trời, tập luyện thể dục trong nhà...
Các vùng ở 3 cấp độ còn lại, tùy cấp độ mà hoạt động hoặc hoạt động hạn chế hoặc dừng hoạt động.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai cho biết, tính từ 9h ngày 21/10 đến 9h ngày 22/10, tỉnh Gia Lai lấy mẫu xét nghiệm cho 4.258 người, ghi nhận 50 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2; 7 trường hợp tái dương tính là người đi từ vùng dịch về. Ngoài ra có 25 mẫu nghi ngờ, đang xét nghiệm lại.
Trong số này, 1 trường hợp là lái xe của Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai liên quan đến chùm ca bệnh tại bệnh viện này; 9 trường hợp liên quan đến bệnh nhân N.T.A (test nhanh dương tính với SARS CoV-2 tại Trung tâm y tế TP. Pleiku); 40 trường hợp về từ vùng dịch.
Tính từ ngày 26/4 đến 9h ngày 22/10, tỉnh Gia Lai ghi nhận 1.275 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trong khi đó, cũng được xác định là "vùng xanh" nhưng Hà Nội vẫn chưa đưa ra phương án cụ thể để học sinh tới trường. Về vấn đề này, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang căn cứ vào cấp độ dịch để đề xuất phương án và thời gian học sinh đi học lại, chờ ý kiến chỉ đạo của thành phố.
Trong tháng 10/2021, Sở GD&ĐT Hà Nội hai lần trình UBND TP Hà Nội đề xuất các kịch bản cho học sinh trở lại trường. Phương án gần đây nhất là cho các em đi học từ ngày 25/10 bị rút lại do nhiều điểm chưa phù hợp.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nhận định, dịch bệnh đang chuyển biến tích cực. Khoảng 95,5% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được tiêm một mũi vaccine COVID-19, trên 60% được tiêm mũi 2.
Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn công tác phòng chống COVID-19 khi học sinh đi học. Các trường đã nắm được tinh thần và có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc phòng dịch trước, trong và khi học sinh đi học.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 21/10, Bình Dương, địa phương duy nhất ở mức cam trước đó đã cập nhật đánh giá mức độ dịch và đạt mức vàng.
Ở quy mô xã phường, tính chung toàn quốc có 6.946 xã phường đạt mức xanh, 2.790 xã phường mức vàng, 98 xã phường mức cam và 27 xã phường mức đỏ. Về tỉ lệ, trên 2/3 xã phường toàn quốc đã ở mức xanh, số còn ở mức đỏ, cam chỉ chiếm trên 1,3%.
Sau khi hoàn tất đánh giá cấp độ dịch , các tỉnh thành mở lại các hoạt động, dịch vụ tương ứng tại nhiều vùng xanh.
Hiện chỉ còn dạy và học tại trường học, cơ sở giáo dục, rạp chiếu phim, phòng gym, dịch vụ massage, vũ trường, quán bar chưa mở lại. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã có hướng dẫn để rạp chiếu phim, phòng gym, địa điểm văn hóa nghệ thuật... có thể mở lại theo cấp độ dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng nay (22/10), CDC Quảng Ninh thông báo Quảng Ninh có 2 F0 là bố và con trai vừa trở về từ tỉnh Bình Dương từ ngày 19/10.
2 F0 được xác định là anh P.Đ.L (SN 1977) và con P.Đ.D.L (SN 2007) cùng thường trú tổ 2, khu 10, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long trở về từ Bình Dương ngày 19/10, đi cùng đoàn với F0 tại Móng Cái ngày hôm qua 21/10.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo bản đề xuất trên, giai đoạn 1 thực hiện ngay trong quý IV cho các đối tượng là công dân Việt Nam song song với việc tổ chức chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương (Phú Quốc, Khánh Hòa, Quảng Ninh...).
Với chuyến bay combo, các hãng hàng không Việt Nam cùng đối tác (doanh nghiệp lữ hành) tổ chức chuyến bay trên cơ sở văn bản đồng ý của địa phương cho tiếp nhận cách ly tập trung có thu phí tại cơ sở cách ly do địa phương phê duyệt với chi phí trọn gói vé máy bay, xét nghiệm Covid-19, khách sạn cách ly và chi phí ăn trong 7 ngày (đối với chuyến bay chở toàn bộ hành khách đã tiêm đủ liều vắc xin) hoặc 14 ngày (đối với chuyến bay khác).
Dự kiến các chuyến bay này sẽ được mở tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Đức, Nga, Úc và các thị trường khác khi có nhu cầu luân chuyển lao động.
Cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay gồm Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh và các cảng hàng không khác (trên cơ sở đồng ý của UBND các tỉnh/thành phố có điều kiện tiếp nhận hành khách đến từ các cảng hàng không trên).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phú Thọ thêm 17 ca đã được cách ly
Từ 06h00 đến 18h00 ngày 21/10, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 17 ca dương tính mới tại Việt Trì (12 ca); thị xã Phú Thọ (1 ca) và Phù Ninh (4 ca). Tất cả các ca mắc mới đều đã được cách ly, khoanh vùng quản lý.
Kể từ ngày 14/10 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 212 ca mắc Covid-19. Toàn tỉnh ở cấp độ 2.
Hà Nam: 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 21/10 toàn tỉnh ghi nhận 11 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trong ngày 21/9, Hà Nam có 23 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, tổng số bệnh nhân bình phục, ra viện trong đợt dịch từ ngày 19/9 đến nay là 556 trường hợp.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 21/10, UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề nghị của VFF về việc mở cửa sân Mỹ Đình đón khán giả trong hai trận sân nhà của đội tuyển Việt Nam vào tháng 11 tới, gặp Nhật Bản (11/11) và Saudi Arabia (16/11).
UBND thành phố Hà Nội cho phép sân Mỹ Đình bán vé 30% số ghế. Như vậy, sẽ có khoảng 12.000 CĐV được vào sân tiếp lửa cho đội tuyển Việt Nam trong hai trận đấu trên sân nhà sắp tới.
Phó chủ tịch VFF Cao Văn Chóng cho biết ngay sau khi được thành phố Hà Nội đồng ý, VFF sẽ triển khai các kế hoạch chuẩn bị cho hai trận đấu tới, đặc biệt là phối hợp cùng các cơ quan ban ngành siết chặt các quy định phòng dịch Covid-19 khi đón khán giả vào sân.
Theo đó, điều kiện bắt buộc với các cổ động viên (CĐV) là phải tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19 trong thời hạn đã qua 14 ngày với mũi tiêm thứ 2; có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ; tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt, một số địa phương như Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch khôi phục lại hoạt động du lịch quốc tế.
Trong đó, Khánh Hòa, Quảng Nam và Đà Nẵng đã có tờ trình Thủ tướng xin phép được đón khách du lịch quốc tế trong tháng 11 với điều kiện đã tiêm đủ 2 liều vaccine cho người lao động; khách đi tour trọn gói, lưu trú tại khách sạn được lựa chọn và không tiếp xúc với cộng đồng dân cư.
Trên cơ sở đề xuất và tình hình thực tế của từng địa phương, Bộ VHTTDL đề xuất định hướng, lộ trình mở lại hoạt động du lịch quốc tế gồm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 thí điểm đón khách quốc tế theo chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến và thương mại tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Cam Ranh (Khánh Hòa), Quảng Nam, Đà Nẵng.
Giai đoạn 2 từ tháng 1/2022, mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ.
Khách có thể tham gia chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm đển sau khi đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày, trước mắt kết nối Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Giai đoạn 3 từ quý II/2022 mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng, chống dịch theo quy định.
Thông tin được dẫn nguồn từ: