Tối 22/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố thêm 120 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 . Trong đó có 14 F0 liên quan đến những chùm ca bệnh tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; 12 F0 có biểu hiện ho, sốt, đau rát họng, sổ mũi, mệt mỏi, 13 F0 liên quan đến ổ dịch Công ty xi măng Thành Thắng (huyện Thanh Liêm), 15 F0 là học sinh và liên quan đến ổ dịch trường học ở thị xã Duy Tiên…
Luỹ kế trong đợt dịch mới từ ngày 19/9 đến nay, tỉnh Hà Nam ghi nhận 4.417 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Về phân chia theo nơi ghi nhận ca bệnh:
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 22/1, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, TS. Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho hay, dự kiến đầu tuần tới, bệnh viện này sẽ khai trương Phòng khám hậu COVID-19 .
"Chúng tôi chuẩn bị 3 khoa Tim mạch, Hô hấp và Thần kinh để điều trị nội trú bệnh nhân hậu COVID-19 , mỗi khoa dự kiến có 10 giường" - BS. Thường nói.
Trước đó, Bệnh viện Đức Giang đã cử 6 bác sĩ, 6 điều dưỡng đi học lớp đào tạo về điều trị, chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức. Các thầy thuốc này đã có chứng chỉ của WHO. Đồng thời, viện đã xây dựng phác đồ, các kỹ thuật có thể triển khai phòng khám này như theo dõi chức năng phổi, rối loạn đông máu hay các dấu hiệu mệt mỏi sau khi khỏi COVID-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 22-1, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tiêm chủng vắc-xin Covid-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỉ lệ cao: người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 21/01 đến 16h ngày 22/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.707 ca nhiễm mới, trong đó 49 ca nhập cảnh và 15.658 ca ghi nhận trong nước (giảm 243 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.986 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.945), Đà Nẵng (973), Hải Phòng (745), Hưng Yên (693), Bến Tre (555), Bình Phước (498), Quảng Ngãi (461), Thanh Hóa (443), Bắc Ninh (386), Bình Định (347), Quảng Ninh (338), Đắk Lắk (332), Hải Dương (324), Quảng Nam (319), Vĩnh Phúc (315), Khánh Hòa (305), Thái Nguyên (298), Bắc Giang (286), Thừa Thiên Huế (279), Hòa Bình (265), Nam Định (256), Lâm Đồng (242), Cà Mau (231), Nghệ An (223), Vĩnh Long (220), TP. Hồ Chí Minh (214), Thái Bình (183), Đắk Nông (177), Phú Thọ (177), Tây Ninh (174), Trà Vinh (165), Ninh Bình (158), Quảng Trị (144), Lạng Sơn (138), Hà Nam (120), Kiên Giang (115), Lào Cai (112), Yên Bái (109), Bạc Liêu (108), Bình Thuận (103), Bà Rịa - Vũng Tàu (99), Sơn La (98), Gia Lai (90), Hà Giang (88), Quảng Bình (72), Đồng Tháp (70), Hậu Giang (69), Tuyên Quang (66), Điện Biên (64), Đồng Nai (56), Bình Dương (52), Long An (50), An Giang (44), Cần Thơ (42), Sóc Trăng (40), Cao Bằng (40), Tiền Giang (38), Ninh Thuận (36), Lai Châu (31), Phú Yên (22), Bắc Kạn (15).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-88), Trà Vinh (-75), Bình Định (-73).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+140), Quảng Trị (+88), Đắk Nông (+76).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.123 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
CDC Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 21/1 đến 18h ngày 22/1, thành phố có thêm 2.945 ca COVID-19.
Theo CDC Hà Nội, bệnh nhân phân bố tại 391 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (137), Đống Đa (132), Thanh Trì (125), Gia Lâm (123).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Để biết được nơi mình đang sống thuộc nguy cơ nào, người dân truy cập vào bản đồ Covid-19 https://capdodich.yte.gov.vn/map. Đây là trang web do Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế) quản lý.
Cấp độ dịch toàn quốc được cập nhật tại https://capdodich.yte.gov.vn/map- Ảnh chụp màn hình
Tại đây, người dân tìm kiếm địa phương bạn đang sinh sống, làm việc bằng cách chọn trong danh sách ở góc trên của màn hình. Tiếp đến, chọn cấp độ hành chính quận/huyện/thành phố/thị xã và theo dõi chi tiết bên bảng thống kê cấp độ dịch theo từng xã/phường/thị trấn phía bên trái.
PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tinh thần hiện nay là quản lý rủi ro, không cấm đoán như trước nữa. Các địa phương cần đánh giá nguy cơ nhỏ nhất cấp xã phường, đảm bảo việc phòng chống dịch.
PGS Cũng Phu cho rằng, các tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định này, tránh mỗi nơi làm một kiểu gây ảnh hưởng tới kinh tế cũng như an sinh xã hội. Ngoài ra, việc địa phương vận động hay ra quy định "làm khó" người dân về quê dịp Tết sẽ tạo ra một số tiền lệ không hay và gây dư luận không tốt.
Tuy vậy, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm khác khuyến cáo về phòng chống dịch.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.110.737 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.386 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.104.196 ca, trong đó có 1.794.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.422), Bình Dương (292.400), Hà Nội (102.715), Đồng Nai (99.581), Tây Ninh (86.790).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 133 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại Hà Nội (12), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (65), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 22/1, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã kích hoạt các phương án ứng phó với biến thể Omicron. Hiện các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh, chủ động lấy mẫu, gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh để xét nghiệm, giải trình tự gen. Động thái này được thực hiện khi dịch bệnh trở nên phức tạp, nhất là TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 với biến thể Omicron ngoài cộng đồng.
Theo đó, Bình Dương đang đẩy mạnh rà soát các trường hợp nhập cảnh vào địa phương, nhất là trên 2 chuyến bay VN5409 và VN1345 liên quan đến ca mắc với biến thể Omicron. (VN5409 từ Hàn Quốc đến cảng hàng không quốc tế Cam Ranh vào ngày 7/1 và VN1345 từ Cam Ranh đến TP.HCM vào ngày 10/1) có ca mắc với biến thể Omicron ghi nhận trong cộng đồng tại TP.Hồ Chí Minh).
Theo lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương, đến thời điểm hiện tại, hệ thống giám sát y tế chưa ghi nhận trường hợp nào cư trú trên địa bàn nghi mắc COVID-19 với biến thể mới này.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Hà Nội dừng các hoạt động lễ hội trong dịp Tết
Ngày 21/1, Hà Nội ghi nhận 2.805 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 622 ca cộng đồng. Toàn thành phố có hơn 65.000 F0 đang điều trị. UBND thành phố yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Thành phố để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Hà Nam phát hiện 93 F0 qua sàng lọc cộng đồng
Ngày 21/1, trên địa bàn tỉnh Hà Nam phát hiện 129 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó có 93 F0 được phát hiện thông qua sàng lọc y tế. Từ đầu năm 2022, dịch COVID-19 tại Hà Nam diễn biến phức tạp, mỗi ngày ghi nhận từ 50 đến 100 ca mắc mới (riêng ngày 21/1 ghi nhận số F0 cao nhất). Dịp Tết nguyên đán sắp tới, nguy cơ số ca tiếp tục tăng là rất cao do việc giao thương, đi lại tăng, người dân trở về quê ăn Tết...
Lào Cai cho 500 học sinh F2, F3 phải cách ly tập trung được về nhà sớm
Ngày 21/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận tại Lào Cai 134 ca mắc COVID-19 mới. Sáng cùng ngày, đoàn công tác của huyện Bắc Hà đã đi kiểm tra 2 cơ sở trường học là Tiểu học và THCS xã Thải Giàng Phố; sau đó, quyết định cho các học sinh F2, F3 được về nhà ngay trong ngày thay vì phải ở lại trường tới tuần sau. Riêng hơn 150 trường hợp F1 vẫn tiếp tục thực hiện cách ly tại trường chờ đủ 14 ngày vào cuối tuần này và khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần 3 sẽ được về nhà.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại đây, ông Đam biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có nhiều mô hình, đề xuất, cách làm hay trong công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế thời gian qua.
Trong những ngày khó khăn nhất, người dân Bình Thuận đã nêu cao tinh thần tương thân tương ái, đồng lòng giúp đỡ, sẻ chia với đồng bào trong và ngoài tỉnh.
Ông Đam biểu dương Bình Thuận vẫn giữ mức tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách năm 2021 đạt và vượt 60% so với dự toán mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế cho biết đến nay có khoảng 450.000 liều thuốc Molnupiravir được phân bổ cho 53 địa phương trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ.
Tính đến ngày 21/1/2022, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ khoảng 450.000 liều thuốc Molnupiravir phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ tại 53 địa phương.
Trước đó, vào tháng 8/2021, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại TP HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, trên cơ sở kết quả những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir cho thấy tính an toàn và hiệu quả của thuốc, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu (Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y Dược TP HCM) phối hợp với các Sở Y tế để triển khai Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Vạch C hay T xanh hay đỏ là do nhà sản xuất quy định như vậy. Vạch T có màu nhạt thì tải lượng virus đang thấp, chứng tỏ bạn đang trong giai đoạn đầu hoặc cuối của bệnh. Rất có thể bạn đã bệnh gần khỏi vì triệu chứng mất mùi là một trong những triệu chứng muộn, hay xuất hiện khi bệnh nhân đã qua giai đoạn toàn phát, đang phục hồi.
Nếu sức khỏe bạn vẫn ổn thì không có gì phải lo lắng. Chú trọng tẩm bổ vì sau Covid-19 bệnh nhân thường mệt mỏi do thiếu chất. Ngủ bù nếu trước đó mất ngủ. Một số nghiên cứu từ nước ngoài cho thấy ngửi tinh dầu có thể kích thích khứu giác mau phục hồi hơn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trên địa bàn thành phố có 66.618 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 138 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 223 ca, tại các bệnh viện của Hà Nội là 3.399 ca, cơ sở thu dung điều trị thành phố 1.078 ca, cơ sở thu dung quận, huyện 5.400 ca, theo dõi cách ly tại nhà 56.380 ca. Trong ngày 21/1 có 2 bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung; số ca tử vong trong ngày là 16 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 đến ngày 21/1 là 441 người.
Theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cập nhật đến 21/1, Hà Nội có 2.261 bệnh nhân ở mức độ trung bình; 640 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 535 bệnh nhân thở oxy mask, gọng kính; 29 bệnh nhân thở oxy dòng cao HFNC; 19 trường hợp thở máy không xâm lấn; 57 trường hợp thở máy xâm lấn.
Trong ngày 21/1, toàn thành phố tiêm được 167.690 mũi vaccine Covid-19, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 là 14.189.484 mũi tiêm; 235.616 mũi bổ sung và 1.872.158 mũi vaccine nhắc lại.
Hiện tại các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 như giám sát nhập cảnh, xét nghiệm, tiêm chủng, tổ chức điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung và hỗ trợ người bệnh điều trị tại nhà vẫn đang được ngành y tế thực hiện và phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong đó, 3 quận huyện là vùng xanh gồm: Cát Hải, Bạch Long Vỹ và Đồ Sơn; 12 quận huyện còn lại chuyển sang vùng vàng. Hiện trên địa bàn thành phố còn 4 xã vẫn đang ở cấp độ dịch 4 (nguy cơ rất cao, màu đỏ).
CDC Hải Phòng cũng thông tin, ngày 21/1 địa phương ghi nhận thêm 749 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, 661 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, hàng chục trường hợp qua sàng lọc tại các công ty ở khu công nghiệp thuộc huyện An Dương và Thủy Nguyên.
Thành phố hiện đang điều trị hơn 17.000 bệnh nhân, 115 trường hợp bệnh nặng. Lực lượng y tế đã triển khai tiêm chủng hơn 3,76 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 các loại.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, tuy nhiên đến nay WHO chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi. Vì vậy Bộ Y tế làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả các chương trình tiêm của tất cả các nước. Hiện đã có một số nước triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng thường xuyên, liên tục trao đổi với WHO về vấn đề khoa học trong tiêm vắc xin cho trẻ ở độ tuổi này để vừa đảm bảo tính bảo vệ cho trẻ nhưng quan trọng nhất vẫn là tính an toàn. Tiếp đến phải tính đến khả năng chấp nhận của cộng đồng vì vậy Thủ tướng đã giao Bộ Y tế đánh giá, điều tra xã hội học trong tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em.
Trên cơ sở đó, Bộ Y tế có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức của người dân với tiêm vắc xin cho trẻ em vì với đối tượng này khi tiêm sẽ khó khăn hơn người lớn. "Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta không thể nóng vội, mà phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 21/1, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố) cho biết, trước nhập viện hai ngày, trẻ đã liên tục sốt 39-40 độ C, uống thuốc hạ sốt không hiệu quả. Trẻ than đau bụng quanh rốn lan xuống hố chậu phải, buồn ói, ói 4-5 lần ra thức ăn, dịch trong không nhầy máu, tiêu phân vàng lỏng 5-6 lần/ngày.
Lúc nhập viện, trẻ lừ đừ, nhịp tim nhanh 160 lần/phút, mạch nhẹ, huyết áp kẹp, thở nhanh, bụng chướng nhẹ, ấn đau hố chậu phải, siêu âm thấy ruột thừa viêm sung huyết. Hai mắt trẻ đỏ nhẹ, có hồng da ở tay chân. Test nhanh Covid-19 trẻ âm tính, tuy nhiên xét nghiệm định lượng kháng thể nCoV trong máu dương tính. Trong khi đó trẻ chưa tiêm vaccine phòng Covid-19, các bác sĩ xác định trẻ từng mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh.
Xét nghiệm máu thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19, nguy cơ có thể sốc. Ngay lập tức, bệnh nhi được chỉ định truyền dịch chống sốc, sử dụng thuốc vận mạch sớm, truyền corticoid liều cao, chống đông, kháng sinh phổ rộng, đồng thời hỗ trợ hô hấp. Ngoài ra, các bác sĩ chụp CT ổ bụng loại trừ viêm ruột thừa cấp, do đó, tránh cho trẻ cuộc mổ không cần thiết. Bệnh nhi cũng được điều trị hỗ trợ điều chỉnh rối loạn điện giải, kiềm toan, đường huyết, hạ sốt, dinh dưỡng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 21/1, Bộ GTVT đã có văn bản điều chỉnh quy định liên quan tới điều kiện khách đi nội địa áp dụng từ ngày 22/1, trên cơ sở thích ứng an toàn với dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đạt cao. Thay đổi này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, và sau một số phát sinh liên quan tới yêu cầu xét nghiệm, dẫn tới những khó khăn khi trẻ em cũng phải xét nghiệm.
Theo quy định mới, khách bay nội địa chỉ phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (72 giờ) nếu cư trú hoặc đi từ sân bay thuộc vùng 4, hoặc vùng phong toả (hiện cả nước không còn địa phương nào là vùng đỏ).
Riêng với trẻ em đi từ vùng đỏ, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn.
Đồng thời, từ nay cũng bỏ yêu cầu xét nghiệm với tổ bay nội địa 7 ngày/lần.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất của UBND Hà Nội đến ngày 21/1, thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng).
Hà Nội có 26 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và 4 khu vực gồm Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai và Chương Mỹ ở cấp độ 3.
So với một tuần trước, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Long Biên từ cấp độ 3 (vùng cam) xuống cấp độ 2 (vùng vàng). Ngược lại, huyện Chương Mỹ từ cấp độ 2 lên cấp độ 3, không có đơn vị hành chính cấp huyện nào ở mức 4 (vùng đỏ).
Hai tuần qua, những địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất gồm Gia Lâm, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thường Tín, Hai Bà Trung và Đông Anh. Ở cấp xã, phường, có 43 đơn vị ở cấp độ 1 (vùng xanh) và 377 đơn vị ở cấp độ 2.
Về tỷ lệ phủ vaccine của Hà Nội, người 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều là 99,7%; tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều là 98%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 21/1, Văn phòng Chính phủ ban hành công điện truyền ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xem xét đề nghị từ một số doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh rạp chiếu phim tại Hà Nội.
Theo nội dung công điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế cùng các cơ quan ban ngành nghiên cứu, chỉ đạo xử lý việc mở cửa trở lại các rạp chiếu phim trên toàn quốc, bảo đảm thống nhất, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Hoàng Hải, giám đốc nội dung của CGV cho biết đơn vị vẫn chờ quyết định chính thức từ cơ quan ban ngành để mở cửa rạp chiếu phim.
"Chúng tôi trông ngóng từng ngày việc hệ thống rạp chiếu phim được mở cửa trở lại trước dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Nếu rạp phim tái hoạt động trên cả nước, đây sẽ là mùa phim Tết vui, đáng nhớ của các chủ kinh doanh rạp lẫn nhà sản xuất và khán giả", anh chia sẻ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây