Cập

Diễn biến dịch ngày 21/3: Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chính thức ngừng nhận bệnh sau hơn 8 tháng hoạt động; Người mắc Covid-19 có nên kiêng uống cà phê?

Như vậy sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, BV Hồi sức Covid-19 lớn nhất TP.HCM đã kết thúc sứ mệnh lịch sử, chính thức ngừng nhận bệnh vào ngày 18/3.

  diễn biến
  • 16:05:00 21-03-2022

    TP.HCM lần đầu tiên không còn xã, phường 'vùng cam'

    Báo cáo về đánh giá cấp độ dịch ngày 21/3 của Sở Y tế TP.HCM cho thấy từ 14/3 đến 20/3, TP.HCM không còn phường/xã ở cấp độ 3, 4 (vùng cam, vàng).

    Đây là lần đầu tiên kể từ khi thay đổi cách đánh giá cấp độ dịch, TP.HCM không ghi nhận địa phương vùng cam. Đánh giá này căn cứ trên số liệu báo cáo của quận, huyện và TP Thủ Đức.

    Trong 312 xã/phường, có 300 địa phương ở cấp độ 1, tăng 11 phường so với tuần trước. Toàn thành phố chỉ có 12 phường, xã ở cấp độ 2, giảm 9 phường so với tuần trước.

    Cụ thể, các địa phương có xã, phường ở cấp 2 là: Quận 1 (phường Bến Nghé, Cầu Ông Kho); quận 6 (phường 5); quận 11 (phường 5, 15); quận Phú Nhuận (phường 2); quận Tân Phú (phường Tân Quý); huyện Củ Chi (xã Phước Hiệp, Tân Phú Trung); TP Thủ Đức (phường An Lợi Đông, An Phú, Thủ Thiêm).

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://zingnews.vn/tphcm-lan-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:34:00 21-03-2022

    Có tới 76% bệnh nhân gặp triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài đến 6 tháng

    Chiều 21/3, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam ký kết với các đơn vị phối hợp trong chương trình - Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 năm 2022.

    Theo đó, trong năm 2022, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc triệu chứng và tư vấn, hỗ trợ điều trị hậu Covid-19 cho 20.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 15 tỉnh thành với tổng kinh phí hơn 10 tỉ đồng.

    Tại Lễ kí kết, Ban Tổ chức cho biết, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

    Hậu Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.

    Vì vậy, mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ điều trị bệnh nhân F0 tại nhà và tư vấn sức khỏe hậu Covid-19; Khám sàng lọc, khám hậu Covid-19 cho người dân; Tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng trong phòng ngừa, kiểm soát các bệnh mạn tính, không lây nhiễm và hỗ trợ người dân được tư vấn, tầm soát, khám bệnh, chữa bệnh về các bệnh mạn tính, không lây nhiễm, chăm sóc hậu Covid-19.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:33:00 21-03-2022

    Số ca mắc Covid-19 giảm, có phải làn sóng Omicron đã qua đỉnh?

    Trong ngày 20/3, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Hà Nội (-2.006), Nghệ An (-1.766), Hải Dương (-1.214).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước trong 7 ngày qua là 164.328 ca/ngày, giảm so với mức trung bình trên 180.000 ca mới/ngày - số liệu ngày 16/3.

    Riêng tại Hà Nội, số ca mắc mới đã giảm liên tiếp trong hơn 10 ngày và xuống dưới mốc 20.000 ca/ngày (cao điểm lên tới trên 32.000 ca/ngày).

    Theo PGS Hoàng Bùi Hải – Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Hà Nội, hiện tại bệnh viện đang điều trị cho 100 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 40 bệnh nhân nặng.

    Trong những ngày qua, tại Hà Nội số ca nằm viện đã giảm, có thể đỉnh dịch đã đi qua, PGS Hải nhận định. Cũng theo PGS Hải, vì số bệnh nhân giảm nên bệnh viện đã đóng cửa một đơn nguyên hồi sức. Số nhân viên y tế tham gia hỗ trợ điều trị tại Bệnh viện này là 250 người, hiện giảm xuống một nửa chỉ còn 120 người.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết đến nay số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đã giảm 2/3 so với đỉnh dịch. Hiện số bệnh nhân đang theo dõi tại Bệnh viện Thanh Nhàn chỉ còn 100 bệnh nhân. BS Hương cho rằng số bệnh nhân giảm nên cũng giảm bớt áp lực cho ngành y tế.

    Hiện theo đánh giá của bác sĩ Hương, đỉnh dịch của làn sóng này đã qua, còn làn sóng tiếp theo như thế nào thì chưa thể biết được. BS Hương khuyến cáo người dân không nên quá chủ quan vì chúng ta có thể đối diện với nguy cơ tái nhiễm với làn sóng Covid-19 mới. Chính vì vậy, dù đã mắc bệnh, người dân vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 5K để đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng và cho chính bản thân mình.

    Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, đỉnh dịch của Hà Nội đã qua. Số người đi làm trở lại đã tăng lên nhiều. Số ca nhiễm ít hơn số ca khỏi bệnh chứng tỏ đỉnh dịch của Hà Nội đã đi qua.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://soha.vn/so-ca-mac-covi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:03:00 21-03-2022

    17 nước công nhận hộ chiếu vaccine Việt Nam

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm nay cho biết tính đến ngày 17/3, Việt Nam đã đạt thoả thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia, Belarus, Ấn Độ, Campuchia, Philippines, Maldives, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Saint Lucia và Hàn Quốc.

    Người mang hộ chiếu vaccine của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng những biện pháp y tế như người đã tiêm vaccine ở sở tại. Việc công nhận gồm miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vnexpress.net/17-nuoc-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:08:00 21-03-2022

    Hà Nội thêm gần 18.000 ca COVID-19, còn gần 600 ca nặng, nguy kịch

    Sở Y tế Hà Nội tối 21/3 thông tin, TP vừa ghi nhận thêm 17.916 ca bệnh, trong đó có 6.667 ca cộng đồng.

    Bệnh nhân phân bố tại 530 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.613); Ba Vì (967); Thanh Trì (961); Hai Bà Trưng (946);  Đống Đa (908).

    Đây là ngày thứ 10 liên tiếp số ca mắc trong ngày ở Hà Nội giảm. So với mốc 32.650 ca thiết lập hôm 8/3, số ca mắc ở Thủ đô đã giảm gần 15.000 ca.

    Như vậy, cộng dồn số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là 1.189.260 ca.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://suckhoedoisong.vn/ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:03:00 21-03-2022

    Chuyên gia chỉ cách điều trị các triệu chứng hậu COVID-19 thường gặp

    Một số triệu chứng hậu COVID-19 được bác sĩ Hoàng Bùi Hải chỉ ra cùng những hướng điều trị.

    Khó thở: Là một chiến lược điều trị chung sau COVID-19, cần tìm nguyên nhân cơ bản gây khó thở, thường là do nhiều yếu tố: viêm phổi, viêm phổi tổ chức, suy nhược thần kinh cơ, đợt cấp của bệnh phổi tiềm ẩn, hẹp khí quản do đặt nội khí quản, suy tim...

    Với bệnh nhân thở khí trời, SpO2 nhỏ hơn 92% vẫn tiếp tục được hỗ trợ ô xy gọng kính, cần khám chuyên khoa hô hấp và phục hồi chức năng hô hấp.

    Ho: sau khi mắc COVID-19 cấp được quản lý theo cách tương tự như ho ở bệnh nhân mắc hội chứng ho sau virus khác. Cần loại trừ các nguyên nhân ho khác như viêm dạ dày thực quản trào ngược, cơn hen phế quản, suy tim đợt cấp, viêm phổi mới xuất hiện... Có thể sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn (ví dụ: benzonatate, guaifenesin, dextromethorphan) khi cần thiết.

    Các liệu pháp xịt, hít, khí dung (ví dụ: thuốc giãn phế quản hoặc glucocorticoid dạng hít) có thể được kê đơn, có thể hữu ích trong một số trường hợp khi nguyên nhân ho là co thắt phế quản.

    Bác sĩ Hải khuyến cáo người bệnh nên hạn chế dùng opioid để điều trị ho do những nguy cơ có hại tiềm ẩn và chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị ho khó chữa, nặng, không thể dung nạp, ảnh hưởng đến giấc ngủ và/hoặc giảm chất lượng cuộc sống.

    Cảm giác khó chịu đau, tức, nặng ngực: đau ngực do nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ tim liên quan đến COVID-19, viêm cơ tim hoặc tắc động mạch phổi cần được đánh giá cấp cứu, nếu nghi ngờ cần nhập viện cấp cứu. Trường hợp đã loại trừ được các tình trạng cấp cứu trên, nếu có hạn chế cơ năng tim, cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Nếu tức ngực do co thắt phế quản, điều trị bằng thuốc giãn phế quản dạng hít, xịt, khí dung.

    "Khó chịu ngực dai dẳng sau khi phục hồi sau COVID-19 cấp tính có thể giảm chậm. Thường không cần điều trị trừ khi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể được sử dụng trong trường hợp không có rối loạn chức năng thận hoặc các chống chỉ định khác như dị ứng, viêm dạ dày tá tràng. Có thể sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất (ví dụ: ibuprofen 400 - 600 mg uống 8 giờ một lần nếu cần trong 1 - 2 tuần, lưu ý viêm dạ dày)", PGS.TS Hoàng Bùi Hải lưu ý.

    "Rối loạn thần kinh thực vật" tư thế: Với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thực vật tư thế (ví dụ: nhịp tim nhanh xoang không rõ nguyên nhân, chóng mặt khi đứng) sau COVID-19, có thể dùng tất chun tĩnh mạch, đai đeo bụng, uống đủ nước, vật lý trị liệu và điều chỉnh lối sống.

    Di chứng thần kinh và nhận thức: đối với những bệnh nhân có biến chứng thần kinh của COVID-19 cấp tính (ví dụ, đột quỵ, động kinh, bệnh não thiếu ô xy, suy nhược thần kinh cơ liên quan đến hồi sức tích cực, hội chứng Guillain-Barré, viêm não), cần thăm khám thần kinh đầy đủ và đánh giá mức độ thiếu hụt chức năng thần kinh bệnh nhân. Thông thường, không làm thăm dò hình ảnh thần kinh trừ khi có sự thiếu hụt thần kinh không giải thích được hoặc nghi ngờ tổn thương khu trú hoặc tình trạng khác.

    "Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh sau COVID-19 được quản lý theo cách tương tự như với những bệnh nhân khác. Ví dụ, đối với những bệnh nhân bị yếu cơ không rõ nguyên nhân hoặc rối loạn cảm giác, có thể cần làm điện cơ và các đánh giá dẫn truyền thần kinh", bác sĩ Hải cho biết thêm.

    Tăng đông máu/huyết khối: nhiều bệnh nhân COVID-19 có tình trạng tăng đông máu trong giai đoạn bệnh cấp tính trên xét nghiệm và một số phát triển huyết khối tĩnh mạch, động mạch, đặc biệt là những bệnh nhân phải nằm hồi sức tích cực. PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết, bác sĩ phải tìm tất cả các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi trên và chi dưới, thuyên tắc phổi hoặc huyết khối động mạch (ví dụ, thiếu máu cục bộ đầu chi).

    Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, bác sĩ xem xét lại thời gian và chỉ định dùng thuốc chống đông, đánh giá sự phù hợp và an toàn như ở bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng thuốc chống đông.

    Các triệu chứng khứu giác/vị giác: đối với những bệnh nhân bị mất hoặc giảm khứu giác hoặc vị giác với COVID-19 cấp tính, bác sĩ sẽ hỏi về mức độ còn lại và cảm giác ngon miệng hoặc cân nặng của họ có bị ảnh hưởng hay không. Giảm cân có thể gặp với một số bệnh nhân sau khi ốm nặng do nhiều nguyên nhân, mà suy giảm vị giác và khứu giác có thể là một trong những nguyên nhân.

    Mệt mỏi, giảm sức chịu đựng:

    Bác sĩ Hải cho hay một số rất ít bệnh nhân mệt mỏi có thể liên quan đến bệnh viêm não tủy đau cơ/hội chứng mệt mỏi mãn tính. Khi tư vấn bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng nào có thể làm nặng tình trạng hoặc gây nên mệt mỏi, bao gồm tình trạng dùng thuốc/dùng nhiều thuốc cùng lúc, suy nhược, teo cơ, đau, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần và/hoặc các triệu chứng tim, phổi.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tienphong.vn/chuyen-gi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:03:00 21-03-2022

    F0 tại Đà Nẵng đăng ký, nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trực tuyến

    Phân hệ hỗ trợ người dân điều trị Covid-19 (F0) đăng ký, nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trực tuyến mới được Sở TT&TT Đà Nẵng bổ sung, đưa vào sử dụng, trên cơ sở nội dung thống nhất tại buổi họp giải quyết các vướng mắc khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội.

    Theo hướng dẫn của Sở TT&TT Đà Nẵng, khi sử dụng phân hệ mới này, F0 tại Đà Nẵng sẽ dùng ứng dụng "Danang Smart City" để khai, đăng ký trực tuyến tại mục "Đăng ký nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội" trong mẫu (eForm) khai báo "Hỗ trợ cách ly, điều trị". Trạm y tế sẽ tiếp nhận thông tin khai, đăng ký của người dân.

    Người dân có thể khai báo cùng lúc với khai báo ban đầu là F0 điều trị tại nhà hoặc khi khai báo lại tình trạng sức khoẻ hàng ngày. Thông tin khai báo Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 07 Thông tư 56/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế.Trường hợp F0 là người lớn, chỉ cần khai thêm đơn vị làm việc và mã số bảo hiểm xã hội hoặc số thẻ bảo hiểm y tế của bản thân. Nếu F0 là trẻ em, người khai hộ cần khai thêm thông tin về mã số bảo hiểm xã hội hoặc số thẻ bảo hiểm y tế của trẻ em, họ và tên cha, họ và tên mẹ, đơn vị làm việc của cha hoặc mẹ (người sẽ nhận bảo hiểm).Đối với cán bộ trạm y tế - nơi nhận thông tin đăng ký và thực hiện cấp các giấy tờ liên quan cho F0 trên phầm mềm, Sở TT&TT Đà Nẵng cũng hướng dẫn rõ nội dung công việc cần làm tại phân hệ mới được bổ sung.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://ictnews.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:02:00 21-03-2022

    Sinh viên mắc COVID-19 tăng nhanh, các trường đại học vất vả ứng phó

    Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, với số lượng hơn 8.000 học sinh, sinh viên, nhà trường đã chia ca học làm hai buổi sáng – chiều. Phương pháp chia ca học sẽ hạn chế được tình trạng tụ tập đông đúc và giúp nhà trường dễ dàng hơn trong công tác quản lý trong bối cảnh dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhà trường còn thiết lập trạm y tế lưu động ngay trong trường nhằm đáp ứng kịp thời các ca F0 hoặc sinh viên có dấu hiệu nghi mắc COVID-19.

    PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nhà trường đã có kế hoạch chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp. Trong trường lắp đặt hệ thống đo thân nhiệt tự động. Trường hợp sinh viên là F0, F1, nhà trường có nhiều hỗ trợ thiết thực cho SV như: tạo lập kênh vừa trực tuyến vừa trực tiếp để SV có thể học online tại nhà để không bị nhỡ các lịch học trên lớp. Trước những hạn chế của việc học online, việc đến trường để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn là mong muốn của hầu hết các sinh viên. Tuy nhiên, sĩ số lớp học thường thiếu đi 2/3 sinh viên do mắc COVID-19. Để ứng phó với F0, F1, nhà trường chuẩn bị và luôn sẵn sàng linh động, kết hợp các phương pháp dạy giúp SV không bị hổng kiến thức".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://suckhoedoisong.vn/sinh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:02:00 21-03-2022

    Dịch COVID-19: F0, F1 đi làm - cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh

    Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, một số địa phương đã quyết định cho các F0 (không triệu chứng), F1 đang trong thời gian cách ly tiếp tục làm việc, với các điều kiện khá chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

     *F0, F1 được đi làm khi có nguyện vọng

    Trong đề xuất của Bộ Y tế xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trường hợp F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến.

    Theo đó, F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

    Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí F0 thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh; hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh COVID-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện nghiêm Thông điệp 5K.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:59:00 21-03-2022

    Vì sao tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi 3 tại Đồng Nai còn thấp?

    Là một trong những địa phương được ưu tiên phân bổ vắc xin phòng COVID-19 sớm, tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng tiêm phủ vắc xin mũi 1, mũi 2 cho hơn 2,4 triệu người dân trong tỉnh từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đến nay việc tiêm mũi 3 tại Đồng Nai đang được đánh giá là chậm so với yêu cầu đề ra, khi đến nay cả tỉnh chỉ đạt trên 51%. Đồng Nai còn khoảng gần 1,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên chưa được tiêm mũi 3.

    Theo Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai , huyện Tân Phú và Định Quán là 2 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 3 thấp nhất với hơn 41%, kế đến là TP Biên Hòa có tỷ lệ tiêm mũi 3 đạt trên 50%.

    Đáng lo ngại TP Biên Hòa lại là địa phương tập trung đông dân nhất tỉnh, trong số đó có hàng chục ngàn công nhân lao động. Đến nay TP.Biên Hòa mới có hơn 374.000 người được tiêm vắc xin mũi 3.

    Theo Phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa Nguyễn Duy Tân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3 trên địa bàn thành phố chưa cao. Đó là tâm lý chủ quan và e ngại của người dân, cho rằng đã tiêm 2 mũi vắc xin hoặc đã từng mắc COVID-19 thì không cần phải tiêm mũi 3; số lượng vắc xin trước đây về không nhiều nên các địa phương chưa triển khai tiêm cho toàn dân; đặc biệt là vấn đề thiếu hụt về nhân lực y tế. Từ tháng 2, nhân lực phục vụ cho công tác tiêm vắc xin giảm mạnh do số lượng lớn tình nguyện viên xin nghỉ (học sinh, sinh viên trở lại trường học, nhân viên phục vụ công tác tại đơn vị).

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây


    https://tienphong.vn/vi-sao-ti...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:45:00 21-03-2022

    Điều trị các triệu chứng thường gặp hậu COVID-19 như thế nào?

    Bài viết sau đây của PGS.TS.BS. Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp hậu COVID-19 .

    Tình trạng hậu COVID-19 bao gồm một loạt các triệu chứng (thể chất và tinh thần) phát triển trong hoặc sau COVID-19, tiếp tục kéo dài ≥ 2 tháng (tức là 3 tháng kể từ khi khởi phát) và không được giải thích bằng chẩn đoán khác.

    Về cơ bản, điều trị hậu COVID là điều trị theo nguyên nhân và các vấn đề tại thời điểm thăm khám.

    1. Khó thở

    Là một chiến lược điều trị chung sau COVID-19, cần tìm nguyên nhân cơ bản gây khó thở, thường là do nhiều yếu tố: Viêm phổi , viêm phổi tổ chức, suy nhược thần kinh cơ, đợt cấp của bệnh phổi tiềm ẩn, hẹp khí quản do đặt nội khí quản, suy tim ...

    Với bệnh nhân thở khí trời, SpO2 <92% vẫn="" tiếp="" tục="" được="" hỗ="" trợ="" oxy="" gọng="" kính,="" cần="" khám="" chuyên="" khoa="" hô="" hấp="" và="" phục="" hồi="" chức="" năng="" hô="">

    2. Ho

    Ho sau khi mắc COVID-19 cấp được quản lý theo cách tương tự như ho ở bệnh nhân mắc hội chứng ho sau virus khác. Cần loại trừ các nguyên nhân ho khác như viêm dạ dày thực quản trào ngược, cơn hen phế quản, suy tim đợt cấp, viêm phổi mới xuất hiện...

    Có thể sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn (ví dụ: benzonatate, guaifenesin, dextromethorphan) khi cần thiết.

    Các liệu pháp xịt, hít, khí dung (ví dụ: thuốc giãn phế quản hoặc glucocorticoid dạng hít) có thể được kê đơn, có thể hữu ích trong một số trường hợp khi nguyên nhân ho là co thắt phế quản .

    Hạn chế dùng opioid để điều trị ho do những nguy cơ có hại tiềm ẩn và chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị ho khó chữa, nặng, không thể dung nạp, ảnh hưởng đến giấc ngủ và/hoặc giảm chất lượng cuộc sống.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://soha.vn/dieu-tri-cac-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:43:00 21-03-2022

    Sau dương tính, F0 cần test nhanh bao nhiêu lần là đủ?

    Với đa số mọi người, test nhanh dương tính giúp báo hiệu họ biết nhiễm COVID-19 (có thể có hay không triệu chứng) - cần bắt đầu giai đoạn cách ly và khi nào có thể quay lại bình thường. Tuy nhiên ở một số trường hợp, xét nghiệm COVID-19 dương tính có thể kéo dài nhiều tuần (hoặc vài tháng) ngay cả sau khi hồi phục. Điều này gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bệnh nhân.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khi test nhanh dương tính lần đầu với COVID-19, có thể làm lại sau 5 ngày một lần. Nếu không triệu chứng khi mắc COVID-19 thì bệnh nhân có thể test nhanh vào ngày thứ 5. Nếu bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc mắc bệnh lý nền thì có thể cần test lại vào ngày thứ 7. Như vậy, thường thì F0 cần test nhanh khoảng 3 lần (tính cả lần đầu tiên) với bệnh nhân không triệu chứng với mốc thời gian 5 ngày/lần và mốc 7 ngày/lần với người bệnh nền cho đến khi xét nghiệm báo âm tính.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/sau-duong-tinh-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:44:00 21-03-2022

    Bộ Y tế làm rõ các loại vắc xin có thể tiêm cho trẻ em

    Về việc mua vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, làm rõ các loại vắc xin có thể tiêm cho trẻ em; tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em và việc tiêm sau khi bị nhiễm virus; kinh nghiệm của các nước tiêm cho trẻ em; các cam kết tài trợ vắc xin của các nước, trên cơ sở đó kiến nghị tổng số vắc xin cần mua, báo cáo Thủ tướng trong ngày 21/3.

    Về việc thực hiện hợp đồng mua vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế báo cáo rõ về lô vắc xin 1.109.600 liều đã được đưa về Việt Nam từ ngày 22/12/2021; chính sách giảm giá của AstraZeneca đối với các nước và Việt Nam; về 73.504 liều vắc xin VNVC để lại để tiêm miễn phí cho nhân viên…

    Về việc nhận chuyển giao công nghệ sản xuất và cấp phép thuốc điều trị COVID-19, Bộ Y tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam; thực hiện cấp phép cho thuốc điều trị COVID-19 theo đúng tinh thần kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tienphong.vn/bo-y-te-l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:15:00 21-03-2022

    Mẹ dùng thuốc Molnupiravir trị COVID-19, bao giờ được cho con bú lại?

    Theo nghiên cứu của các nhà dược học, tùy theo chức năng gan, thận của mỗi người sẽ có sự đào thải, loại bỏ thuốc ở các mức độ khác nhau. Ở người lớn khỏe mạnh trung bình phải mất một ngày để hầu hết Molnupiravir biến mất khỏi cơ thể. Vì vậy khuyến cáo sau 4 ngày là an toàn nhất.

    Trong quá trình điều trị, để giữ nguồn sữa mẹ không mất đi sau thời gian tạm ngưng cho con bú, các bà mẹ nên thường xuyên hút sữa mẹ ra bỏ đi, nhằm giúp tuyến sữa hoạt động liên tục, không để bầu vú căng sữa, nó sẽ ức chế sự tạo sữa, sau này nếu muốn cho bú lại sẽ không còn sữa để cho bé bú nữa.

    Ngoài việc ngừng bú mẹ, mẹ cũng cần phòng ngừa lây nhiễm cho con bằng cách mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên và nhờ người khỏe mạnh thay mẹ chăm sóc bé hằng ngày.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tuoitre.vn/me-dung-thu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:02:00 21-03-2022

    Triệu chứng xuất hiện ở 80% bệnh nhân nhiễm Omicron

    Ứng dụng Nghiên cứu các triệu chứng Covid-19 cung cấp thông tin chi tiết và cập nhật quan trọng về các ca Covid-19 trên khắp Vương quốc Anh. Dữ liệu được một triệu người dùng cung cấp hằng tuần.

    Theo đó, đã có sự gia tăng về số lượng ca Covid-19 ở nước này. Ngoài ra, ứng dụng trên cũng ghi nhận triệu chứng phổ biến nhất là chảy nước mũi.

    Giáo sư Tim Spector, người đứng đầu Ứng dụng Nghiên cứu các triệu chứng Covid-19, cho biết: "Sổ mũi xuất hiện trong gần 80% các trường hợp, điều này thực sự đáng kinh ngạc". Thống kê ghi nhận biến thể Omicron thực sự ảnh hưởng đến mũi.

    Đây là tình trạng chất tiết quá mức từ các tuyến mũi, từ chất lỏng trong suốt đến chất nhầy đặc, liên quan đến các bệnh như viêm mũi, nhiễm trùng mũi hoặc xoang.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:00:00 21-03-2022

    Số lượng F0 giảm dần, Hà Nội và các tỉnh thành đã qua đỉnh dịch?

    PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng nhận định, số ca COVID-19 hàng ngày của Hà Nội và cả nước đang có dấu hiệu chững lại rõ rệt. Điều này cho thấy, Việt Nam đã qua đỉnh dịch. Kết quả này do thời gian qua Việt Nam đẩy mạnh công tác tiêm chủng, nâng cao độ bao phủ vaccine. Do đó, dù F0 tăng cao nhưng không có dấu hiệu quá tải hệ thống y tế cũng như bệnh nhân nặng, tử vong giảm.

    Dự báo trong thời gian tới dịch COVID-19 ở nước ta giảm nhiều. Trước việc biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ, cộng thêm độ bao phủ vaccine cao, chúng ta nên cân nhắc việc mở thêm các hoạt động để phát triển kinh tế, xã hội. Kể cả dịch vụ quán bar, karaoke hay thẩm mỹ, spa... đều có thể mở được trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt chúng ta nên cho các cháu đến trường học trực tiếp, dừng việc học online lại để trẻ được phát triển toàn diện nhất. Chúng ta cũng không nên quá phụ thuộc vào việc có nên tiêm vaccine cho trẻ em hay không.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vtc.vn/so-luong-f0-gia...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:20:00 20-03-2022

    Người mắc Covid-19 có nên kiêng uống cà phê?

    Vậy bệnh nhân Covid-19 có nên uống cà phê? Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chống lại đại dịch Covid-19, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh.

    Người mắc Covid-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi rất cần thiết. Cần uống nhiều nước với lượng 40-45ml/kg cân nặng/ngày, ví dụ một người 50kg cần uống khoảng 2,5 lít nước một ngày. Do cà phê có tính lợi tiểu làm tăng đào thải nước vì vậy bệnh nhân Covid-19 không nên uống. Nên uống nước ấm và nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Người bệnh có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả.

    Bên cạnh đó, khi mắc Covid-19, tâm lý chung của đa số người bệnh là rất lo lắng, căng thẳng kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ… Việc uống đồ chứa nhiều caffeine gây kích thích thần kinh như cà phê sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cà phê còn gây tăng nhịp tim không tốt cho bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường…

    Đặc biệt, trong trường hợp người mắc Covid-19 có triệu chứng sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn… không nên uống cà phê để phòng nguy cơ mất nước. Cách tốt nhất để tăng cường thể trạng là ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, nếu có sốt nên uống nhiều nước và uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:19:00 20-03-2022

    TIN VUI: Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chính thức ngừng nhận bệnh sau hơn 8 tháng hoạt động

    Ngày 20/3, BV Chợ Rẫy cho biết 2 bệnh nhân cuối cùng của BV Hồi sức Covid-19 (TP. Thủ Đức) đã được xuất viện vào ngày hôm qua.

    Như vậy, sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, BV Hồi sức Covid-19 (có quy mô 1.000 giường đặt tại cơ sở 2, BV Ung bướu TP.HCM do BV Chợ Rẫy phụ trách chính về chuyên môn) đã kết thúc sứ mệnh lịch sử, chuẩn bị bàn giao lại các trang thiết bị, cơ sở vật chất… cho đơn vị liên quan.

    Diễn biến dịch ngày 21/3: Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chính thức ngừng nhận bệnh sau hơn 8 tháng hoạt động; Người mắc Covid-19 có nên kiêng uống cà phê? - Ảnh 1.
    Diễn biến dịch ngày 21/3: Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chính thức ngừng nhận bệnh sau hơn 8 tháng hoạt động; Người mắc Covid-19 có nên kiêng uống cà phê? - Ảnh 2.

    2 bệnh nhân cuối cùng đã được xuất viện vào ngày 19/3


    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://kenh14.vn/tin-vui-benh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ