Cập

Diễn biến dịch ngày 21/2: Hà Nội thêm 5.477 ca mắc Covid-19 mới, Đông Anh dẫn đầu; Những F0 nào cần đi khám hậu COVID-19?

PGS.TS Hoàng Thị Phượng cho biết khi vắc xin đã được phủ rộng rãi, những triệu chứng nặng đã được kiểm soát, đồng nghĩa tỷ lệ rất cao người bệnh phục hồi hoàn toàn. Nhiều số liệu trên thế giới chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10-20% số trường hợp mắc COVID-19 là có biểu hiện các dấu hiệu của hội chứng hậu COVID-19.

  diễn biến
  • 14:00:00 21-02-2022

    Số ca mắc COVID-19 tăng kỷ lục ở Đắk Lắk

    Ngày 21/2, Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.000 ca mắc COVID-19 mới (hơn 700 ca ghi nhận trong cộng đồng), riêng TP Buôn Ma Thuột chiếm gần một nửa (437 ca).

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện triển khai tổ chức Khu điều trị COVID-19.

    UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Sở Y tế kiểm soát chặt chẽ các cơ sở khám chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường, vừa điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mô hình cơ sở y tế 2 chức năng; tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo; bảo đảm đáp ứng về giường bệnh COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị tuyến huyện và giường hồi sức cấp cứu (ICU); có đủ nhân viên y tế phục vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ cao nhất; đảm bảo việc cung cấp ô xy y tế, chuyển tuyến kịp thời, nhất là người bệnh thuộc nhóm nguy cơ…

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tienphong.vn/so-ca-mac...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:35:00 21-02-2022

    TP HCM có 11.323 người mắc Covid-19 cách ly tại nhà

    Chiều 21-2, tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết người có test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 phải kèm theo tiêu chí khác, mới được xem là F0 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Thông tin về tình hình F0 cách ly tại nhà, ông Tâm cho biết hiện TP có 11.323 người mắc Covid-19 cách ly tại nhà. Con số này bao gồm F0 và một số nghi ngờ F0 mà y tế địa phương chưa có thời gian xác định.

    Theo HCDC quy định mới của Bộ Y tế xác định người có kết quả xét nghiệm PCR dương tính là F0, nhưng nếu test nhanh dương tính thì phải có thêm các điều kiện đi kèm chẳng hạn như người test nhanh dương tính phải có thêm yếu tố là F1 của F0 nào đó, hoặc phải kèm theo triệu chứng và yếu tố dịch tễ nào đó, hoặc phải có 2 test nhanh dương tính trong 8 tiếng đồng hồ mới được xem là F0.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:59:00 21-02-2022

    Ngày 21/2, Hà Nội thêm 5.477 ca mắc Covid-19 mới, Đông Anh dẫn đầu

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 20/02/2022 đến 18h ngày 21/02/2022 Hà Nội ghi nhận 5.477 ca mắc Covid-19 mới trong đó 1.687 ca cộng đồng; 3.790 ca đã cách ly.

    Số ca mắc mới ghi nhận trong ngày phân bố tại 483 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (359); Hoàng Mai (336); Hoài Đức (326); Sóc Sơn (324); Nam Từ Liêm (321).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 206.995 ca.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:58:00 21-02-2022

    Ngày 21/2: Có 46.861 ca COVID-19 mới, số ca tử vong tăng hơn hôm qua

    Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

    - Tính từ 16h ngày 20/02 đến 16h ngày 21/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 46.880 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 46.861 ca ghi nhận trong nước (giảm 331 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 32.975 ca trong cộng đồng).

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (5.477), Bắc Ninh (2.582), Phú Thọ (1.908), Quảng Ninh (1.898), Thái Nguyên (1.862), Hải Dương (1.815), Hòa Bình (1.782), Vĩnh Phúc (1.734), Nam Định (1.715), Hải Phòng (1.707), Ninh Bình (1.684), Bắc Giang (1.622), Nghệ An (1.419), Yên Bái (1.280), Thanh Hóa (1.257), Lào Cai (1.181), Thái Bình (1.103), Đà Nẵng (907), Sơn La (860), Bình Định (842), Quảng Nam (842), Tuyên Quang (833), Hưng Yên (799), TP. Hồ Chí Minh (797), Quảng Bình (778), Đắk Lắk (720), Lạng Sơn (699), Hà Tĩnh (689), Khánh Hòa (596), Lâm Đồng (477), Cao Bằng (474), Phú Yên (472), Điện Biên (438), Bà Rịa - Vũng Tàu (376), Bình Phước (365), Hà Nam (329), Đắk Nông (318), Quảng Trị (313), Thừa Thiên Huế (245), Bình Dương (224), Lai Châu (214), Cà Mau (204), Kon Tum (152), Hà Giang (151), Bắc Kạn (122), Quảng Ngãi (118), Bình Thuận (98), Kiên Giang (76), Tây Ninh (63), Đồng Tháp (49), Bến Tre (41), Trà Vinh (38), Bạc Liêu (33), Cần Thơ (14), Long An (13), Vĩnh Long (12), Ninh Thuận (12), Sóc Trăng (11), Đồng Nai (8 ), Tiền Giang (6), An Giang (4), Hậu Giang (3).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (-605), Gia Lai (-286), Lào Cai (-179).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+499), Hà Nội (+375), Bắc Ninh (+222).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 40.164 ca/ngày.

    - Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.834.373 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 28.696 ca nhiễm).

    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

    + Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.827.112 ca, trong đó có 2.291.852 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (520.790), Bình Dương (294.139), Hà Nội (203.821), Đồng Nai (100.537), Tây Ninh (89.115).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:47:00 21-02-2022

    F1 đã tiêm đủ liều vaccine chỉ cần cách ly 5 ngày

    Cụ thể, nhóm 1 là F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine Covid-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid), liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày; hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).

    Với trường hợp này, Bộ Y tế quy định cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; Đồng thời, thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày cách ly thứ 5.

    Nhân viên y tế thực hiện việc test hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế (trực tiếp hoặc gián tiếp qua phương tiện từ xa). Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện 5K.

    Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:54:00 21-02-2022

    Bác sĩ hướng dẫn cách phục hồi di chứng hậu Covid-19 không cần thuốc: Ai cũng làm được

    Theo BS Huỳnh Tấn Vũ - Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3, TP.HCM, nhiễm Covid-19 và để lại di chứng là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, thực tế là di chứng hậu Covid-19 đang là thách thức cho ngành y tế, BS Vũ nói.

    Những người bệnh từng điều trị Covid-19 tại cơ sở y tế mà cần can thiệp hỗ trợ oxy thì sau đó có thể bị ảnh hưởng cơ quan hô hấp. Do vậy, người bệnh phải vào viện khám, theo dõi nếu có diễn tiến hậu Covid -19.

    Còn với bất cứ F0 nào có triệu chứng hay không có triệu chứng điều trị tại nhà, nếu cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ sau Covid-19 thì ngoài sự hỗ trợ của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo các cách phục hồi hậu Covid-19 không cần thuốc.

    Rèn luyện sức khoẻ tâm thần

    Luyện tâm: Người bệnh phải để ổn định tâm trí, xoa dịu căng thẳng, bảo vệ hoạt động của thần kinh trung ương, hãy luyện thư giãn. Thư nghĩa là thư thái, trong người lúc nào cũng thư thái. Giãn nghĩa là nới ra, giãn ra.

    Nếu phần gốc trung tâm là vỏ não được thư thái, thì ở phần ngọn là các cơ vân và cơ trơn sẽ giãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn sẽ giãn tốt, mà ngọn giãn tốt thì sẽ giúp cho gốc thư thái.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/bac-si-huong...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:47:00 21-02-2022

    Rút ngắn thời gian cách ly F1

    Ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành hướng dẫn mới về cách ly y tế với F0 và F1.

    Theo đó, Bộ Y tế rút ngắn thời gian cách ly với F1, chia thành 2 nhóm.

    Cụ thể, nhóm 1 là F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng Covid-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid), liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày; hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).

    Trường hợp này cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày cách ly thứ 5.

    Nhân viên y tế thực hiện việc test hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế (trực tiếp hoặc gián tiếp qua phương tiện từ xa). Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện 5K.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/rut-ngan-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:45:00 21-02-2022

    Có nên phong tỏa cả chung cư khi có nhiều ca COVID-19?

    Trao đổi về vấn đề này, ThS Đỗ Cao Vân Anh, phó trưởng bộ môn nhiễm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho rằng không thật sự cần thiết khi phong tỏa cả chung cư trong tình hình dịch của TP.HCM hiện nay. Bởi TP đã xác định thích ứng an toàn và linh hoạt với COVID-19, việc phong tỏa có thể gây hoang mang cho mọi người.

    "Thứ nhất phải xác định bao nhiêu trường hợp F0 phát hiện tại chung cư, mình không nên gọi là phong tỏa, mà là cách ly để điều trị tại nhà như các biện pháp áp dụng hiện nay. Nếu số lượng ca nhiễm nhiều, yếu tố dịch tễ phức tạp thì cũng nên liên hệ y tế phường để họ xuống giám sát và quyết định việc cách ly thế nào", BS Vân Anh chia sẻ.

    PGS.TS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM - cũng nói việc phong tỏa chung cư là không nên, rất dễ tạo ra phản ứng tiêu cực của người dân về sau (có thể dẫn đến tâm lý không dám khai báo). Do đó phải xem xét việc phong tỏa có hợp lý, công bằng và hiệu quả hay không.

    "Tất cả các khu chung cư cũng không khác gì so với khu dân cư, thậm chí ở chung cư sự tiếp xúc còn ít hơn những người ở khu dân cư. Vì vậy ở khu dân cư, một nhà có ca nhiễm COVID-19 các nhà còn lại vẫn đi làm được thì với chung cư, họ bị giám sát, phong tỏa là không công bằng.

    Đồng thời, việc tầm soát hết cũng không có hiệu quả khi hiện nay ngoài cộng đồng cũng xuất hiện khá nhiều F0, F1. Nên khuyến khích người dân tự sàng lọc, khai báo và tự cách ly tại nhà bởi hiện nay chúng ta đã thích ứng và sống chung với dịch", ông Dũng chia sẻ.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tuoitre.vn/co-nen-phon...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:43:00 21-02-2022

    Chung cư tại quận 1 được dỡ phong tỏa sau nửa ngày

    Trao đổi với Zing, trưa 21/2, bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy quận 1 (TP.HCM), cho biết đã tiếp nhận thông tin từ phường Bến Nghé và cử người xuống hiện trường kiểm tra. Bà nhận định địa phương "hơi lo lắng quá" khi thực hiện phong tỏa chung cư 89-91 Nguyễn Du do phát hiện số ca nhiễm tăng bất thường.

    "Lúc đầu phát hiện khoảng 5 ca, sau đó sàng lọc lại thì tăng thêm mười mấy ca, rồi sau đó là 20 ca. Các bạn đang khoanh vùng lại để xét nghiệm. Chiều nay sẽ giải tỏa", bà Yến cho hay.

    Bí thư quận 1 cũng cho rằng địa phương nên dùng từ "khoanh vùng" thay vì "phong tỏa" như văn bản.

    Ghi nhận của Zing lúc 12h40, lực lượng chức năng đang giải tỏa khu vực.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/chung-cu-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:16:00 21-02-2022

    TP.HCM: Tạm phong tỏa chung cư Nguyễn Du ở quận 1 vì có nhiều ca COVID-19

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 21-2, đại diện UBND phường Bến Ngé, quận 1 (TP.HCM) xác nhận chung cư 89-91 Nguyễn Du, phường Bến Nghé bị tạm thời phong tỏa vì liên quan ca COVID-19 tại chung cư. 

    Thời gian tạm phong tỏa kể từ ngày 20-2 đến khi có thông báo mới. 

    Đại diện Trung tâm Y tế quận 1 cũng xác nhận thông tin tạm phong tỏa chung cư 89-91 Nguyễn Du do liên quan đến nhiều ca mắc COVID-19 tại đây. "Chung cư này có 4 tầng, tầng nào cũng có ca mắc COVID-19. Theo thống kê ban đầu có trên 20 ca" - nguồn tin này nói.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tuoitre.vn/tphcm-tam-p...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:36:00 21-02-2022

    F0 tăng mạnh, học sinh nhiều nơi chuyển học trực tuyến từ hôm nay

    Phú Thọ: Học sinh tiểu học, THCS học trực tuyến từ hôm nay

    Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Phú Thọ yêu cầu UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo, tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục tiểu học, THCS từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới.

    Đối với giáo dục mầm non, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp với phụ huynh để thống nhất phương án chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn; tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất.

    Ở cấp học giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo các đơn vị quyết định hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đối với từng lớp, khối lớp hoặc toàn trường cho phù hợp.

    UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có văn bản về việc điều chỉnh phương án tổ chức dạy học theo đề nghị của Sở GD&ĐT.

    Theo đó, đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sơn Dương, Yên Sơn và TP. Tuyên Quang cho trẻ em mầm non nghỉ học từ hôm nay (21/2) cho đến khi có thông báo mới; học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên học trực tuyến, riêng đối với học sinh lớp 9 và lớp 12 tổ chức kết hợp vừa dạy học trực tiếp và trực tuyến.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/f0-t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:46:00 21-02-2022

    11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần lưu ý để được xử trí cấp cứu kịp thời

    Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế nêu rõ nội dung F0 cần theo dõi sức khỏe hàng ngày:

    Các chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

    Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.

    Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

    Cũng theo hướng dẫn này, người bệnh khi phát hiện 1 trong 11 dấu hiệu sau đây cần phải báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động; Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

    - Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

    - Nhịp thở: Người lớn, nhịp thở ≥ 20 lần/phút; trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi, nhịp thở ≥ 40 lần/phút; trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, nhịp thở ≥ 30 lần/phút. Lưu ý ở trẻ em, đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

    - SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

    - Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50="">

    - Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90="" mmhg,="" huyết="" áp="" tối="" thiểu="">< 60="" mmhg="" (nếu="" có="" thể="">

    - Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

    - Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

    - Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

    - Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

    - Mắc thêm bệnh cấp tính: Sốt xuất huyết, tay chân miệng...

    - Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vtc.vn/11-dau-hieu-f0-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:07:00 20-02-2022

    Những F0 nào cần đi khám hậu COVID-19?

    Bác sĩ Phượng khuyến cáo không phải tất cả những người mắc đều phải đi khám hậu COVID-19. "Điều này rất lãng phí. Chỉ những người nào có triệu chứng thì mới đi khám", PGS Phượng nói.

    Bà cho biết thêm, đối tượng dễ gặp các di chứng hậu COVID-19 là người có các bệnh lý nền, bệnh nhân phải nhập viện nằm ICU dài ngày. "Ở trẻ em thì vấn đề hậu COVID-19 không đáng quan ngại", TS Phượng thông tin thêm.

    Người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… nếu mắc COVID-19 có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

    Chuyên gia hô hấp khuyến cáo: "Trong nhóm bệnh nhân nằm viện thì khi ra viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Nhóm bệnh nhân nhẹ không cần nhập viện thì chỉ đi khám hoặc tái khám trong trường hợp có biểu hiện các triệu chứng".

    Bác sĩ Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết những F0 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý vấn đề khám hậu COVID-19 gồm:

    - Người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...).

    - Người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc COVID-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.

    - Người phải nhập viện khi mắc COVID-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở ô xy, sốt cao phải nhập viện…).

    Người bệnh sẽ được khám, tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng của bệnh đồng thời đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, nhất là những người từng nhiễm bệnh ở mức độ nặng, nguy kịch hoặc suy giảm sức khoẻ sau khi khỏi bệnh.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tienphong.vn/nhung-f0-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:05:00 20-02-2022

    Phát hiện 54 người dương tính với SARS-CoV-2 tại 1 tu viện ở quận Gò Vấp

    Theo báo cáo của UBND phường 5, quận Gò Vấp, ngày 15/2, một trường THCS trên địa bàn phường 6 xét nghiệm tầm soát và phát hiện học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Học sinh này có triệu chứng mệt mỏi, đang cư trú tại một tu viện trên đường Dương Quảng Hàm, phường 5. Ngày 16/2, tu viện này đã thực hiện tầm soát cho toàn bộ học sinh, tu sĩ và những người đang cư trú tại đây. Qua test nhanh phát hiện 54 ca dương tính gồm 53 học sinh và một tu sĩ.

    Nhận thấy có sự lây nhiễm giữa các em học sinh sống trong những khu nhà qua sinh hoạt, thể thao, học tập tại tu viện, UBND phường cùng Trạm Y tế phường đã nhanh chóng kiểm tra, hướng dẫn nhà dòng cách chăm sóc điều trị cho F0, theo dõi F1 đảm bảo các quy định phòng, chống dịch. Toàn bộ khuôn viên tại nhà dòng được phong tỏa tạm thời. Tất cả người đang sinh sống tại đây được theo dõi sức khỏe. Khu nhà của F0 đang điều trị và khu vực sinh sống của F1 được giăng dây, đảm bảo cách ly an toàn, riêng biệt. Trường học của các F0 cũng được thông báo để tầm soát khi phát hiện ổ dịch. Ngành y tế cũng đã lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho 5 ca F0 tại tu viện và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên 10 ca F0 để giám sát biến chủng Omicron.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://baotintuc.vn/xa-hoi/ph...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:03:00 20-02-2022

    6 bước đo SpO2 chuẩn theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội

    Chỉ số SpO2 còn được gọi là độ bão hòa oxy trong máu, biểu thị cho tỷ lệ hemoglobin có oxy trên tổng lượng hemoglobin trong máu. Một người khỏe mạnh bình thường, độ bão hòa oxy động mạch dao động trong khoảng 95 - 100%. Chỉ số bão hòa oxy trong máu dưới 90% là ở mức thấp.

    Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu khác là nhiệt độ, mạch đập, nhịp thở và huyết áp. Khi cơ thể bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não... sẽ nhanh chóng phải chịu những tác động tiêu cực. Vì vậy, F0 cách ly, điều trị tại nhà cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên việc đo chỉ số SpO2 như thế nào để có kết quả chính xác là điều các người bệnh cần lưu ý.

    Sở Y tế Hà Nội cũng đã hướng dẫn cách sử dụng máy đo SpO2. Cụ thể:

    Bước 1: Kiểm tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy).

    Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe hẹp.

    Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiểu thị trên màn hình sau vài giây.

    Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

    Bước 5: SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 96-100%.

    Bước 6: Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim hoặc bị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút. Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ