Cập

Diễn biến dịch ngày 20/3: Cả nước giảm 9.457 ca so với ngày trước đó, thêm 111.635 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh

Theo bản tin của Bộ Y tế ngày 20/3 cho biết, trong ngày 19/3 có 93.985 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.660.445 liều.

  diễn biến
  • 15:16:00 20-03-2022

    Tây Nguyên: Ca mắc COVID-19 vẫn nhiều, bán test nhanh phải niêm yết giá

    Bán test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phải niêm yết giá

    Là tỉnh ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới chưa nhiều như các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, những ngày gần đây số ca mắc mới ở Kon Tum tăng mạnh.

    Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Kon Tum cho biết, ngày 19/3 đã công bố thêm 1.051 ca mắc mới nâng tổng số người mắc COVID-19 ở Kon Tum lên 16.330 trường hợp. Đặc biệt, nhiều ca mắc ở Kon Tum thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

    Trước diễn biến của dịch bệnh, Sở Y tế Kon Tum vừa chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế rà soát, dự trù đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, trang phục phòng hộ cá nhân phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 để đáp ứng công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

    Đối với các cơ sở kinh doanh trang thiết bị, vật tư y tế trên địa bàn tỉnh, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán lẻ... có thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 hoặc bán test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phải tuân thủ nghiêm túc việc niêm yết giá xét nghiệm hoặc giá bộ kit xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi cung ứng dịch vụ hoặc bán người dân. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://suckhoedoisong.vn/tay-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:45:00 20-03-2022

    Hải Phòng: Bệnh nhi mắc COVID-19 phải lọc máu đang dần hồi phục

    Thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa cho biết, bệnh nhi P.M.K, hơn 3 tuổi ở Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng mắc COVID-19 phải lọc máu hiện vẫn đang được theo dõi điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực và đang dần bình phục.

    Theo BSCK2 Vũ Hữu Quyền - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BV Trẻ em Hải Phòng, hiện bé P.M.K đã tỉnh táo, không còn sốt, tự thở, môi hồng, mạch quay bắt rõ 103 lần/ phút, không co giật, đã ăn được. Đây là ca bệnh hiếm gặp ở trẻ, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nhưng đã được cấp cứu kịp thời nên qua cơn nguy hiểm.

    Trước đó, như Báo Sức khỏe & Đời sống đưa tin, vào 15 giờ 45 ngày 9/3/2022, bệnh nhi P.M.K, hơn 3 tuổi (ở Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng) mắc COVID-19, được đưa vào BV Trẻ em Hải Phòng cấp cứu trong trạng thái sốt cao, tinh thần lơ mơ, tăng trương lực cơ.

    Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhi được chuyển vào khu phòng đặc biệt dành riêng cho người mắc COVID-19 tại khoa Truyền nhiễm.

    Tại đây, bệnh nhi P.M.K được các bác sĩ chẩn đoán co giật chưa rõ nguyên nhân, theo dõi viêm não/ nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nặng. Theo đó, các bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhi thở oxy 2l/p, truyền NaCl 0/9% và làm các xét nghiệm cấp cứu.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://suckhoedoisong.vn/hai-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:41:00 20-03-2022

    Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trên cơ sở kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế chủ động, quyết liệt thực hiện việc mua vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc mua  vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và việc tiêm vắc-xin.

    Về việc mua vắc-xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo trên cơ sở kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế chủ động, quyết liệt thực hiện việc mua vắc-xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1674/VPCP-KGVX ngày 17-3 của Văn phòng Chính phủ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://nld.com.vn/suc-khoe/ph...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:18:00 20-03-2022

    Ngày 20/3, Hà Nội chỉ còn 19.065 ca mắc Covid-19 mới, quận Hà Đông dẫn đầu

    Các ca bệnh mới ghi nhận trong ngày phân bố tại 423 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.129); Hoàng Mai (1.017); Hai Bà Trưng (958); Sóc Sơn (929); Đống Đa (914).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 1.171.344 ca.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:47:00 20-03-2022

    Ngày 20/3, cả nước giảm 9.457 ca so với ngày trước đó, thêm 111.635 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh

    TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ

    (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 111.635 ca

    - Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.103.028 ca

    2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.968 ca, trong đó:

    - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.291 ca

    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 278 ca

    - Thở máy không xâm lấn: 113 ca

    - Thở máy xâm lấn: 281 ca

    - ECMO: 5 ca

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/ngay-20-3-ca...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:31:00 20-03-2022

    Omicron tồn tại trên bề mặt đến 8 ngày, lâu gấp ba lần biến thể khác

    Đài Sputnik đưa tin theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố tuần trước, Omicron có thể tồn tại 193 giờ (hơn 8 ngày) trên bề mặt nhựa, lâu gấp 3 lần chủng virus SARS-CoV-2 gốc ở Trung Quốc (56 giờ), hay chủng Beta có nguồn gốc tại Nam Phi và Delta có nguồn gốc tại Ấn Độ.

    Ngoài ra, nhóm nhà khoa vẫn tìm thấy biến thể Omicron trên bề mặt thuỷ tinh và thép không gỉ sau 7 ngày. Virus này tồn tại trên da khoảng 21 giờ, trong khi chủng gốc chỉ tồn tại chưa đến 8 giờ.

    Họ cho rằng: "Cần có thêm bằng chứng để giải thích về việc Omicron có khả năng lây truyền gia tăng trong cộng đồng. Virus bám trụ lâu trên các bề mặt có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng và cần giới chức cân nhắc khi đưa ra các biện pháp chống virus lây lan".

    Tuy vậy, các chuyên gia lưu ý người dân không cần quá lo ngại về phát hiện trên. Bởi lẽ, khả năng con người bị lây nhiễm do hít phải virus là cao hơn nhiều lần so với chạm vào các bề mặt bị nhiễm khuẩn.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/omic...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:24:00 20-03-2022

    Vì sao có đủ triệu chứng Covid-19 nhưng xét nghiệm vẫn âm tính?

    Dù tất cả chúng ta đều muốn quên Covid-19 nhưng virus gây bệnh này vẫn tiếp tục tồn tại. Nhưng SARS-CoV-2 không phải là loại virus duy nhất. Đó là một trong những lý do nhiều người ốm mệt nhưng kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 không dương tính.

    Trong những tuần gần đây, nhiều người ở Anh cho biết họ có các triệu chứng giống Covid-19 nhưng xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.

    Trên thực tế, nhiều khả năng, những người đó không nhiễm Covid-19. Bị lãng quên giữa đại dịch bùng phát nhưng hầu hết các loại virus gây bệnh khác vẫn tồn tại. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy ốm mệt, không phải vì Covid-19, mà do cúm mùa hoặc một bệnh nào đó.

    Cúm cũng là một loại bệnh do virus gây ra, tấn công hệ hô hấp như mũi, họng và phổi.

    Bác sĩ Philip Lee giải thích: "Suốt 2 năm, chúng ta đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi, rửa tay sạch sẽ. Những việc này ngăn chặn tất cả các bệnh về đường hô hấp. Không có gì ngạc nhiên khi có sự gia tăng bệnh cúm ngay sau khi dừng các việc trên".

    Thông thường, bệnh cúm bùng phát vào khoảng thời gian lạnh, từ tháng 12 đến tháng 3, khi không khí khô và mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà.

    Các virus khác bao gồm virus hợp bào hô hấp (RSV) cũng gây ra các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh - biểu hiện phổ biến của biến thể Omicron.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:32:00 20-03-2022

    Người mắc Covid-19 có nên kiêng uống cà phê?

    Vậy bệnh nhân Covid-19 có nên uống cà phê? Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chống lại đại dịch Covid-19, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh.

    Người mắc Covid-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi rất cần thiết. Cần uống nhiều nước với lượng 40-45ml/kg cân nặng/ngày, ví dụ một người 50kg cần uống khoảng 2,5 lít nước một ngày. Do cà phê có tính lợi tiểu làm tăng đào thải nước vì vậy bệnh nhân Covid-19 không nên uống. Nên uống nước ấm và nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Người bệnh có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả.

    Bên cạnh đó, khi mắc Covid-19, tâm lý chung của đa số người bệnh là rất lo lắng, căng thẳng kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ… Việc uống đồ chứa nhiều caffeine gây kích thích thần kinh như cà phê sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cà phê còn gây tăng nhịp tim không tốt cho bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường…

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:30:00 20-03-2022

    Bác sĩ chỉ cách để cựu F0 ngủ ngon, sâu giấc hơn

    Theo BS CK II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, hàng ngày số bệnh nhân tới khám hậu Covid-19 rất nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về mất ngủ. Mất ngủ trong giai đoạn cách ly theo dõi điều trị và sau khi khỏi họ vẫn không thể ngủ ngon trở lại.

    Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng sau khi nhiễm Covid-19, giấc ngủ của nhiều người thay đổi so với trước khi nhiễm bệnh như người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được; thức dậy sớm hơn bình thường và không thể ngủ lại, thậm chí sau khi thức giấc có cảm giác mệt mỏi như chưa ngủ.

    BS Vũ cho rằng hậu quả của mất ngủ kéo dài sẽ có xu hướng giảm khả năng miễn dịch và độ nhạy cảm với virus cao hơn; thiếu ngủ có tác động tiêu cực đến sự điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng, khiến trí nhớ và việc ra quyết định kém đi, có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, trao đổi chất, huyết áp cao...

    Việc điều trị mất ngủ hiện nay, theo BS Vũ bệnh nhân có thể sử dụng cả thuốc Đông và Tây y. Thuốc Tây sử dụng các loại thuốc có hiệu quả ngay, nhưng dễ gây nghiện và dễ gây lờn thuốc, tăng liều nhiều lần.

    Trong Đông y thường dùng thuốc buổi tối, có thể dùng độc vị như lạc tiên, lá vông, tâm sen, thảo quyết minh, củ bình vôi.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:26:00 20-03-2022

    Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế làm rõ tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ

    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về việc mua vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; việc thực hiện hợp đồng mua vắc xin AstraZeneca; cấp phép thuốc điều trị COVID-19 và việc thực hiện đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nghị quyết số 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 19-3.

    Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản trước đó liên quan đến việc triển khai mua vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, thực hiện kiểm tra, kiểm điểm và thanh tra nội bộ việc chậm trễ trong triển khai mua vắc xin.

    Đáng chú ý, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế làm rõ các loại vắc xin có thể tiêm cho trẻ em; tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em và việc tiêm sau khi bị nhiễm virus; kinh nghiệm của các nước tiêm cho trẻ em. Thông tin thêm về các cam kết tài trợ vắc xin của các nước, trên cơ sở đó kiến nghị tổng số vắc xin cần mua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 21-3-2022.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/pho-thu-tuo...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:21:00 20-03-2022

    Có nên cho F0 ra đường, đi làm thay vì cách ly đến hết bệnh: Chuyên gia nói gì?

    F1, F0 có thể ra đường, đi làm không?

    Trao đổi với PV về vấn đề trên, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TP HCM cho biết, hiện nay chúng ta cần linh động trong việc quản lý F0. Trước đây, khi phát hiện ca mắc COVID-19 thì nhân viên y tế, lực lượng chức năng đến tận nhà, đưa xe cấp cứu đến đón F0 tới khu cách ly, khu điều trị. Còn hiện tại, F0 đã rất nhiều, người bệnh đã được tự điều trị tại nhà thì quy định cách ly cũng nên linh hoạt hơn.

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng đồng ý kiến với quan điểm trên.

    PGS. Nga phân tích, việc cho F0, F1 đi làm đã được một số nước trên thế giới áp dụng với những điều kiện rõ ràng để giải quyết bài toán nguồn nhân lực bị hao hụt lớn do dịch COVID-19.

    F0 được chia làm 2 loại, 1 là F0 không triệu chứng thì không được coi là bệnh nhân; 2 là F0 có triệu chứng. F0 được ra ngoài, được đi làm ở đây cần hiểu là F0 không triệu chứng, không phải là bệnh nhân vì bệnh nhân thì không được đi làm do Luật Lao động không cho phép.

    Đối với F0 không triệu chứng, họ chỉ là người lành mang virus chứ không phải bệnh nhân thì có thể đi làm với điều kiện họ phải đảm bảo không làm lây lan virus ra cộng đồng và đủ sức khỏe để làm việc. Theo PGS. Nga, sắp tới, thế giới sẽ bỏ khái niệm F0, F1 mà chỉ có khái niệm người bệnh và người nghi nhiễm. Tương lai, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới người có triệu chứng, người vào bệnh viện.

    Hơn nữa, ngày 17/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38 về chương trình phòng chống dịch COVID-19 để bình thường hoá cuộc sống. Trên cơ sở này, các địa phương cần áp dụng linh hoạt, các F0 không triệu chứng vẫn có thể đi làm bình thường.

    Trong bối cảnh 2 năm tới, khi Bộ Y tế chuyển COVID-19 từ nhóm bệnh truyền nhiễm A sang B, đây là một chuyển biến tốt, phù hợp với xu hướng trên thế giới. Khi COVID-19 chuyển sang nhóm B, người dân vẫn tuân thủ các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, rửa tay.

    PGS. Nga nhấn mạnh phải bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ có bệnh nền, các bệnh viện vẫn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, thực hiện theo dõi bệnh nhân và đề phòng việc bệnh nhân COVID-19 vào ở chung với bệnh nhân thường.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://soha.vn/co-nen-cho-f0-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:04:00 20-03-2022

    Vì sao không nên xông mũi họng phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ?

    Theo thông tin từ đơn vị bỏng của Khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), mới đây các bác sĩ đã tiếp nhận điều trị bé trai 6 tháng tuổi ngụ Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt cao, nhiễm trùng huyết sau bị bỏng. Tai nạn gây bỏng xảy ra trong lúc gia đình sử dụng máy xông mũi họng để phòng Covid-19 cho con.

    Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhi, do lo lắng con và cả nhà bị nhiễm Covid-19 nên gia đình đã mua máy xông về xông mũi họng hằng ngày. Trong lúc người nhà bế bé đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân của bé.

    Sau tai nạn, trẻ quấy khóc nhiều, bỏng toàn bộ mu bàn chân trái. Người nhà tự sơ cứu bằng cách xả nước lạnh lên chân trẻ, trong quá trình xả nước do chân trẻ mang tất nên người nhà đã tháo tất làm toàn bộ vùng da mu bàn chân trái bị lột ra ngoài.

    Trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư. Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ đơn vị bỏng xác định trẻ bị bỏng độ 3 mu bàn chân trái, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/vi-sao-kh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:41:00 20-03-2022

    Ba điều cần làm khi gia đình có người nguy cơ cao mắc Covid-19

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

    Khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc Covid-19 hoặc F0 trở nặng, chúng ta cần xử trí chu đáo để họ được chuyển viện kịp thời nếu trở nặng, giảm nguy cơ tử vong.

    - Đầu tiên, nhanh chóng tách riêng F0 với người thuộc nhóm nguy cơ cao

    Phần lớn các trường hợp nặng và tử vong do Covid-19 trên địa bàn TP.HCM có đặc điểm chung là người trên 65 tuổi và có bệnh nền, có trường hợp vẫn chưa tiêm vaccine.

    Để bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, điều đầu tiên là cách ly ngay người mắc Covid-19 với người nguy cơ để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc Covid-19. Bên cạnh đó, gia đình cần theo dõi sát tình hình sức khỏe, dấu hiệu bệnh của người thuộc nhóm nguy cơ để phát hiện và điều trị sớm.

    Nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ, không để tiếp xúc người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình. Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện nhi để điều trị.

    Nếu người nguy cơ có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 (sốt, ho, đau họng, rát họng, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, mất khứu giác) thì đến ngay cơ sở y tế, tự xét nghiệm Covid-19 hoặc thông báo cho y tế địa phương.

    Điều quan trọng tiếp theo, nếu người thuộc nhóm nguy cơ đã xác định mắc Covid-19, cần đảm bảo họ được sử dụng ngay thuốc kháng virus Molnupiravir.

    - Thứ 2, chú ý những dấu hiệu F0 trở nặng

    Người thuộc nhóm nguy cơ khi mắc Covid-19 có thể cách ly điều trị tại nhà nhưng cần phải được theo dõi sát, đo nhiệt độ, đếm nhịp thở, đo SpO2 (nếu có) và lắng nghe chính xác các biểu hiện của cơ thể.

    Gia đình cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng bao gồm: khó thở, thở nhanh, SpO2 bằng hoặc dưới 96%, đau tức ngực, tím tái, lơ mơ không tỉnh táo... cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

    Ngoài ra, với trẻ em, những dấu hiệu bất thường là thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

    - Thứ 3, sẵn sàng các địa chỉ liên lạc để yêu cầu hỗ trợ

    Nếu F0 thuộc nhóm nguy cơ có biểu hiện trở nặng, suy hô hấp, người nhà cần liên hệ đến trạm y tế, trạm y tế lưu động nơi cư trú để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

    Nếu gọi không được thì có thể liên hệ tiếp:

    + Tổng đài 1022 - nhấn phím 3.

    + Hotline HCDC: 08 6957 7133.

    + Hotline Sở Y tế: 096 77771 010.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://zingnews.vn/ba-dieu-ca...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:39:00 20-03-2022

    Trẻ mắc COVID-19 sẽ có kháng thể tự nhiên bao lâu?

    Trẻ mắc COVID-19 có thể duy trì kháng thể tự nhiên trong ít nhất 7 tháng, và tiêm vắc xin sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ trước virus SARS-CoV-2. Đây là kết quả một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại bang Texas (Mỹ) thực hiện và được công bố trên tạp chí Pediatrics ngày 19-3.

    Nghiên cứu Texas CARES do các chuyên gia thuộc Đại học UTHealth Houston thực hiện từ tháng 10-2020, thu thập và đánh giá dữ liệu của 218 trẻ em ở bang Texas trong độ tuổi từ 5 đến 19 tham gia khảo sát.

    Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mức độ kháng thể sau một thời gian ở người trưởng thành và trẻ em tại bang này. Đến nay, 14 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc COVID-19.

    Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu cung cấp 3 mẫu máu vào các thời điểm: trước tiêm chủng và trong giai đoạn các biến thể Delta và Omicron lây lan.

    Giáo sư dịch tễ học Sarah Messiah, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên trong khuôn khổ Texas CARES sử dụng toàn bộ số liệu của cả 3 giai đoạn trên. Bà nhấn mạnh các kết quả rất quan trọng vì các số liệu sử dụng không phân biệt trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng hay không, mức độ nặng nhẹ, thời điểm lây nhiễm hay các yếu tố như bệnh nền, giới tính.

    Kết quả cho thấy, dù 96% trẻ có kháng thể lên tới 7 tháng sau khi mắc COVID-19, có 58% mẫu không có kháng thể tự nhiên ở các lần kiểm tra cuối cùng. Kết quả không tính đến hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

    Theo giáo sư Messiah, nghiên cứu này chỉ là một bước để hiểu ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 ở trẻ em. Bà nhấn mạnh: "Chúng ta đều biết kháng thể tự nhiên, cùng với kháng thể sinh ra từ vắc xin, giúp bảo vệ tốt nhất trước COVID-19.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/tre-mac-cov...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:09:00 19-03-2022

    Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 3-5 tuổi

    Văn phòng Chính phủ có văn bản 1722/VPCP-KGVX ngày 19-3 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêm, mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước.

    Xét báo cáo của Bộ Y tế về tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc nghiên cứu tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người lớn, mũi 3 cho trẻ em và tiêm cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi.

    Bộ Y tế có kế hoạch mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước, bảo đảm khoa học, an toàn và hiệu quả.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://plo.vn/suc-khoe/thu-tu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:08:00 19-03-2022

    Hậu COVID-19 bị mất ngủ, khi nào cần dùng thuốc: Lời khuyên hữu ích từ bác sĩ ai cũng nên nắm chắc

    Khi bị nhiễm COVID-19, hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất cytokine, chemokine và những thứ khác thúc đẩy quá trình viêm chống lại vi-rút. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không kiểm soát đúng cách, nó sẽ gây hại cho chính tế bào thần kinh của người bệnh. Khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương sẽ gây nên các chứng rối loạn giấc ngủ, đau đầu…

    Bên cạnh đó, một số người bệnh sau khi khỏi COVID có thể rơi vào trạng thái trầm cảm do căng thẳng tâm lý, stress, đau khổ vì mất người thân, thất nghiệp, mất thu nhập... Nếu stress tiếp tục kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể, dẫn tình trạng tới rối loạn lo âu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ của người bệnh.

    Vậy với chứng rối loạn giấc ngủ hậu COVID-19, khi nào chúng ta cần dùng thuốc an thần?

    Thể nhẹ, trung bình, bệnh nhân khó vào giấc ngủ, đang ngủ thì tỉnh giấc, có thể tự xử trí tại nhà. Bác sĩ Tiến cho biết, với thể nhẹ, can thiệp hiệu quả nhất là tập thể dục, tập ngủ sớm và vật lí trị liệu. Ngoài ra cũng có thể sử dụng những thực phẩm tốt cho giấc ngủ như thịt đỏ, tâm sen, đinh lăng…

    Thể nặng là mất ngủ hoàn toàn, mất ngủ kéo dài, có dấu hiệu suy nhược thần kinh, thì bắt buộc phải sử dụng thuốc tân dược dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

    "Khi thăm khám cho các bệnh nhân hậu COVID-19, tôi hạn chế tối đa việc kê thuốc an thần nặng như Seduxen, Diazepam… Nhóm thuốc này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt hơn, uể oải hơn. Sử dụng thuốc nhóm benzodiazepine kéo dài quá 2-3 tuần có thể gây phụ thuộc thuốc.

    Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trước khi khám đã tự ý sử dụng thuốc và dùng quá liều dẫn đến tình trạng lú lẫn, uể oải, thực hiện động tác không chính xác. Nhưng họ lại hiểu nhầm đó là hệ quả của COVID-19 mà không biết rằng nguyên nhân thực sự là từ việc dùng sai thuốc", bác sĩ Thanh Tiến cho biết.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://afamily.vn/hau-covid-1...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ