Cập

Diễn biến dịch ngày 2/3: Hà Nội thêm 15.114 ca nhiễm mới, hơn 600.500 F0 đang điều trị, theo dõi; Vì sao có kết quả âm tính giả, dương tính giả khi test nhanh COVID-19?

Thêm 15.114 ca COVID-19 mới ở Hà Nội phát hiện ngày 2/3, cao hơn kỷ lục hôm qua gần 2.000 ca. Toàn TP có hơn 600.500 ca đang điều trị, theo dõi, trong đó có 6.300 ca phải nhập viện.

  diễn biến
  • 14:08:00 02-03-2022

    Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận kỷ lục hơn 1.000 ca mắc COVID-19 trong ngày

    Chiều nay (2/3), Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trong 24 giờ qua tỉnh ghi nhận 1.069 ca mắc mới (đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân). Đây là ngày có số ca mắc cao kỷ lục từ khi địa phương này ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 26/8/2021.

    Trước diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn đang có dấu hiệu tăng trở lại, ca mắc mới ghi nhận trong ngày cao nhất từ trước đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; thường xuyên theo dõi tình hình, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo, hướng dẫn về phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:38:00 02-03-2022

    Đề xuất 2 phương án: Cấp miễn phí và người dân tự mua thuốc Molnupiravir

    Ngày 2/3 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định, thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A như COVID-19 sẽ được cấp phát miễn phí. Tuy nhiên hiện nay, số lượng F0 không triệu chứng và nhẹ đang gia tăng, người dân tự xét nghiệm và được cách li theo dõi tại nhà nên cần có thêm kênh tiếp cận thuốc kháng virus bên cạnh cấp miễn phí theo luật.

    Thứ trưởng thông tin thêm, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ 2 phương án phân phối thuốc Molnupiravir gồm: cấp phát thuốc miễn phí tại cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 và bán tại các cơ sở đăng kí, kinh doanh về thuốc để người dân tự mua. Trước đó, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị về phương án người dân tự chi trả tiền thuốc Molnupiravir và được Bộ Chính trị cho phép. Bộ Y tế đang tiếp tục trình Chính phủ xin ý kiến các nội dung liên quan đến việc người dân tự mua thuốc. Khi được Thủ tướng cho ý kiến, Bộ Y tế sẽ triển khai cụ thể.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/de-xuat-2...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:41:00 02-03-2022

    Hai ngày liên tiếp vượt ngưỡng 1.000 F0, Hà Nam chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, ngày 2/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1.345 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 . Đây là ngày thứ hai Hà Nam ghi nhận vượt ngưỡng 1.000 F0/ngày. Trong ngày hôm qua (1/3), địa phương này cũng phát hiện 1.095 ca mắc COVID-19 mới. Cộng dồn đến nay, toàn tỉnh ghi nhận là 16.849 trường hợp đã được Bộ Y tế cấp mã bệnh.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/hai-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:15:00 02-03-2022

    Ngày 2/3: Lần đầu số mắc COVID-19 ở nước ta lên đến 110.301 ca; TP.HCM hơn 2.700 F0

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:02:00 02-03-2022

    Hà Nội thêm 15.114 ca nhiễm mới, hơn 600.500 F0 đang điều trị, theo dõi

    Sở Y tế Hà Nội tối 2/3 thông tin 24 giờ qua phát hiện thêm 15.114 ca COVID-19 mới, cao hơn hôm qua gần 2.000 ca, trong đó có 5.476 ca cộng đồng.

    Bệnh nhân phân bố tại 512/579 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (884); Hoàng Mai (878); Sóc Sơn (859); Nam Từ Liêm (834); Bắc Từ Liêm (829); Long Biên (808); Mê Linh (773); Thanh Trì (727); Hoài Đức (693); Thanh Xuân (562)...

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:52:00 02-03-2022

    Vì sao có kết quả âm tính giả, dương tính giả khi test nhanh COVID-19?

    Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), F0 tăng nhanh những ngày gần đây khiến người dân rơi vào trạng thái lo lắng quá và quá lạm dụng kit test xét nghiệm, đặc biệt là test nhanh.

    Đặc điểm của test nhanh chính là độ nhạy nhưng đôi khi độ nhạy "không tốt lắm" dẫn đến tỷ lệ dương tính giả, âm tính giả. Thực tế, nhiều người có biểu hiện bệnh rất rõ ràng như ho, sốt, đau người… nhưng khi sử dụng test nhanh kết quả âm tính, còn PCR là dương tính.

    "Những trường hợp âm tính giả như vậy không hề thấp", BS Phúc nói.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/vi-sao-co-ket-q...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:51:00 02-03-2022

    F0 có nên uống nhiều thuốc bổ?

    Dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch, như việc sử dụng 3-4 loại vitamin C, hoặc 3-4 loại đều có kẽm, là hoàn toàn không cần thiết. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm, vitamin C, viatmin D liều cao... có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.

    Mỗi ngày, F0 chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt. Các thuốc hay thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, bạn có thể chọn loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới hiệu quả.

    Ngoài ra, nhiều người vì lo lắng nên mua quá nhiều loại thuốc không tác dụng, không được khoa học kiểm chứng. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Không có loại thần dược nào giúp tăng sức đề kháng chỉ trong vài ngày. Điều bạn cần làm là thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng bằng dung dịch chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,2%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày súc 3-4 lần.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vnexpress.net/f0-co-ne...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:47:00 02-03-2022

    PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng: F0 về âm tính đừng nghĩ đã khỏi bệnh

    Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng (người phụ trách điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương) cho biết, nhiều người mắc COVID-19 điều trị 3-5 ngày âm tính nghĩ là đã khỏi.

    Theo phó giáo sư, có người tiêm đủ 2 mũi, mắc COVID-19, trở về âm tính được cho ra viện nhưng chủ quan không theo dõi và giờ biến chứng nặng, đáp ứng thuốc điều trị kém rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

    PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng chia sẻ, virus SARS-CoV-2 Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng đặc điểm có 3 giai đoạn cụ thể.

    Ở giai đoạn 1, nhiễm trùng nhẹ diễn ra trong khoảng 5 ngày đầu, thời điểm này virus đang nhân lên rất nhanh trong cơ thể nhưng thường không có triệu chứng gì nặng chỉ đau đầu, đau họng, sốt... giống cảm cúm, nhưng đây là giai đoạn khả năng lây nhiễm cực cao.

    Giai đoạn 2, viêm phổi khoảng 6-10 ngày. Đây mới là giai đoạn quan trọng nhất của bệnh dù tải lượng virus giảm xuống. Lúc này, cơ thể sản sinh rất nhiều các yếu tố gây viêm, vì vậy nhiều trường hợp trong 5 ngày đầu triệu chứng gần như hết, tưởng như là khỏi nhưng đột ngột xuất hiện triệu chứng nặng suy hô hấp phải thở máy. Nó diễn biến rất nhanh nên mọi người không được chủ quan, cần phải theo dõi kỹ ở giai đoạn này.

    Giai đoạn 3 là thời gian siêu viêm toàn thân. Cuộc chống chọi ở giai đoạn này cực kỳ cam go. Ở giai đoạn này quá viêm có thể phát triển thành bão cytokine gây viêm toàn thân. Và bão cytokine là nguyên nhân tử vong chính của bệnh nhân.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://tienphong.vn/pgs-ts-bs...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:06:00 02-03-2022

    Có nên uống xuyên tâm liên phòng Covid?

    Xuyên tâm liên là vị thuốc sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền, được coi như một loại kháng sinh thực vật. Xuyên tâm liên nhiều công dụng, như chống viêm, hạ sốt, giảm đau, viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, giảm huyết áp, giảm xơ mỡ động mạch, chống tiêu chảy, chống loét dạ dày, lợi tiểu, diệt giun đũa, hạ đường máu... Ngoài ra xuyên tâm liên có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn. Mới đây, một số nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực của vị thuốc này trong điều trị bệnh nhân Covid-19, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể.

    Xuyên tâm liên có tính lạnh, sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy nên không được dùng kéo dài vì có thể làm ảnh hưởng tới tỳ vị (lá lách và dạ dày). Những người cơ địa yếu lạnh không nên dùng. Do đó đừng uống xuyên tâm liên dài ngày để phòng Covid-19 vì tính hàn còn làm bạn dễ bị mắc bệnh hơn.

    Đặc biệt, không dùng xuyên tâm liên cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu, đang bị chấn thương, sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú, có thể gây biến chứng khiến bệnh nặng hơn, thậm chí sảy thai.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vnexpress.net/co-nen-u...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:07:00 02-03-2022

    [Infographic] Cẩm nang chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà từ A-Z

    Cẩm nang điều trị F0 tại nhà từ A-Z cho trẻ em cung cấp thông tin đầy đủ toàn diện cho phụ huynh từ khâu chuẩn bị, thuốc thang, hạ sốt cho con, chế độ ăn uống dinh dưỡng, cho đến nhận biết dấu hiệu nguy kịch, phát hiện biến chứng và hotline cần tư vấn.

    Trước tiên, phụ huynh cần hiểu rõ về bệnh COVID-19 ở trẻ em. Phần lớn trẻ mắc không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần.

    Bệnh nhân thuộc nhóm nặng - nguy kịch chỉ chiếm 4%, thường trở nặng vào ngày 5 - 8.

    Tuy nhiên bệnh có thể có biến chứng và các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "COVID kéo dài" ở trẻ em, cần theo dõi sát.

    Một số đối tượng như trẻ sơ sinh đẻ non và trẻ có bệnh nền có thể có nguy cơ tiến triển nặng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    https://soha.vn/infographic-ca...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:05:00 02-03-2022

    Bác sĩ Tai mũi họng vạch trần lỗi sai cơ bản khi dùng thuốc tại nhà của F0: KHÔNG có thuốc đặc trị 100%, mặc định dùng kháng sinh là sai hoàn toàn

    Theo các con số được cập nhật gần nhất, số F0 chỉ riêng tại Hà Nội đã vượt qua con số 10.000 ca. Trên cả nước, con số này còn lớn hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên theo các chuyên gia, 96% người bệnh ở thể nhẹ, không triệu chứng và 95% đang điều trị tại nhà.

    Trước tình hình dịch bệnh như hiện tại, người dân không tránh khỏi tâm lý hoang mang và lo lắng. Chính tâm lý này đã dẫn đến những phản ứng thái quá. Trong đó phải kể đến việc lạm dụng các loại thuốc truyền tai nhau chưa qua chỉ định của bác sĩ.

    Nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Tiến Hải đã có một buổi livestream chia sẻ những kiến thức về việc điều trị Covid-19. Anh từng công tác tại khoa Tai - Mũi - Họng thuộc bệnh viện Tai mũi họng TW và 5 năm kinh nghiệm làm việc tại BV Vinmec. Trong buổi phát sóng trực tiếp, bác sĩ Hải đã chỉ ra những sai lầm của mọi người khi dùng thuốc và cảnh báo để các F0 tránh gặp phải tình trạng "tiền mất tật mang".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://soha.vn/bac-si-tai-mui...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:27:00 02-03-2022

    F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?

    Diễn biến dịch ngày 2/3: 13 xã, phường tại TP.HCM thành vùng cam; F0 có gội đầu được không? - Ảnh 1.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:50:00 02-03-2022

    Sau cấp phép 3 thuốc Molnupiravir nội, Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra

    Để tránh việc mua, bán thuốc điều trị Covid-19 không có nguồn gốc xuất xứ, không đúng quy định về bán thuốc theo đơn, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý nhằm trục lợi, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các đơn vị những biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị Covid-19.

    Bộ đề nghị các tỉnh/thành chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị Covid-19 đúng quy định.

    Ngoài việc tăng cường tập huấn cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược trên địa bản các quy định về kê đơn, bán thuốc theo quy định, Bộ Y tế đề nghị chỉ đạo hệ thống kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu để giám sát chất lượng thuốc, phát hiện thuốc không đạt chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ và xử lý nghiêm theo quy định; báo cáo kết quả về Bộ Y tế.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://nld.com.vn/suc-khoe/sa...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:49:00 02-03-2022

    F0 tăng liên tục, cấp độ dịch ở Hà Nội và các tỉnh thành thay đổi thế nào?

    So với một tuần trước đó, số địa phương vùng xanh giảm 6 tỉnh, thành và địa phương vùng vàng tăng lên 1 tỉnh, thành.

    Cụ thể, 39 tỉnh thành thuộc vùng xanh - dịch cấp độ 1: Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, TP Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hoà, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, TP HCM, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tây Ninh.

    Riêng với Hà Nội, thời gian qua ca mắc liên tục dẫn đầu cả nước. Theo đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất, thành phố có 283 xã, phường, thị trấn cấp độ 1 (vùng xanh); 222 địa phương cấp độ 2 (vùng vàng); 74 địa phương cấp độ dịch 3 (vùng cam).

    Diễn biến dịch ngày 2/3: F0 tăng liên tục, cấp độ dịch ở Hà Nội và các tỉnh thành thay đổi thế nào?; F0 có gội đầu được không? - Ảnh 1.

    19 tỉnh, thành thuộc vùng vàng - dịch cấp độ 2: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, TP Hải Phòng, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Phú Yên, Đắk Lắk và Đắk Nông.

    5 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam - dịch cấp độ 3, gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Phú Thọ và Yên Bái. Trước đó các tỉnh này đều thuộc vùng xanh và vùng vàng.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vtc.vn/f0-tang-lien-tu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:47:00 02-03-2022

    Những triệu chứng bất thường ở trẻ mắc Covid-19 cha mẹ cần biết

    Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp trẻ mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể theo dõi tại nhà. Trường hợp nhẹ có thể cân nhắc điều trị tại cơ sở y tế nếu có yếu tố nguy cơ. 

    Cụ thể:

    - Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.

    - Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.

    - Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

    - Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

    - Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

    - Theo dõi:

    + Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

    + Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

    Cha mẹ cần theo dõi và báo nhân viên y tế khi có các triệu chứng bất thường.

    Các triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế: sốt > 38 độ C, tức ngực, đau rát họng, ho, cảm giác khó thở, tiêu chảy, SpO2 <>

    Dấu hiệu bệnh chuyển nặng, cha mẹ cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

    - Thở nhanh

    - Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống.

    - Khó thở, cánh mũi phập phồng.

    - Tím tái môi đầu chi.

    - Rút lõm lồng ngực.

    - SpO2 <>

    Yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng

    - Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.

    - Béo phì, thừa cân.

    - Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hóa.

    - Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản.

    - Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi...).

    - Bệnh thận mạn tính.

    - Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

    - Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp)

    - Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)

    - Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

    - Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải

    - Bệnh gan

    - Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

    - Các bệnh hệ thống.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:39:00 02-03-2022

    Ca mắc mới tăng cao, số lượng bệnh nhân tử vong đang được kiểm soát

    Theo công bố của Bộ Y tế tối 1/3, Việt Nam phát hiện thêm 98.762 ca nhiễm trong 24 giờ tại 63 tỉnh thành, trong đó, số ca dương tính phát hiện tại cộng đồng là 66.861 và 47.264 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

    Ngoài ra, Sở Y tế Hà Giang cũng đăng ký bổ sung 15.382 ca F0 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin. Như vậy, tổng số ca nhiễm tại Hà Giang cao nhất cả nước với 17.826 ca. Tổng cộng Việt Nam công bố 114.125 F0 trong ngày 1/3, cao nhất từ trước đến nay.

    Việt Nam ghi nhận 86 ca tử vong trong ngày 1/3. Trong đó, Hà Nội có số lượng nhiều nhất với 20 trường hợp. Số ca tử vong tại Việt Nam trong 7 ngày qua vẫn duy trì ở mức gần 80 đến hơn 110 trường hợp.

    So sánh tháng này với tháng trước, số ca mắc mới tăng 143,3%, tuy nhiên, số ca tử vong giảm hơn 48,7%, số ca nặng, nguy kịch ít hơn 46%.

    Ngoài ra, số ca khỏi bệnh tăng 38,3% so với tháng trước, trường hợp cần can thiệp biện pháp hỗ trợ hô hấp như thở oxy ít hơn gần 40%, số trường hợp thở máy xâm lấn cũng giảm 53,8%.

    Như vậy, có thể thấy, mặc dù số trường hợp nhiễm mới tại Việt Nam trên đà tăng cao do biến chủng Delta và Omicron song hành, tuy nhiên, trường hợp bệnh nặng, ca nhập viện và tử vong đang được ngành y tế kiểm soát.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/ca-mac-moi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:20:00 02-03-2022

    Phụ huynh đồng ý cho trẻ từ 5-11 tuổi tiêm vaccine nhưng vẫn còn nhiều lo lắng

    Sau hơn 2 tuần khối tiểu học được đến trường, anh Võ Hồng Thuận ở quận Bình Thạnh cho biết, trong lớp của con anh liên tục xuất hiện F0, tuy nhiên, cả nhà từng mắc COVID-19 nên anh không cảm thấy quá lo lắng. Về vấn đề tiêm vaccine, hai vợ chồng anh Thuận tranh cãi khá nhiều, anh đồng ý tiêm cho con nhưng vợ lại không bởi vaccine này còn mới, có thể có tác dụng phụ sau này. Anh Thuận cũng mong có thêm nhiều thông tin cụ thể về tính an toàn, tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi để phụ huynh đỡ hoang mang.

    "Tới giờ tôi cũng thấy chưa có trường hợp nào nghiêm trọng, chỉ nghe đồn thôi cũng chưa biết chính xác như thế nào. Mấy đưa nhỏ này cũng nên cho tiêm để có sức đề kháng"- anh Thuận nói.

    Theo khảo sát, ở một số quận huyện của TP.HCM tỷ lệ phụ huynh đồng ý cho con tiêm vaccine giảm dần theo độ tuổi. Như tại Quận 8, tỷ lệ đồng thuận ở khối lớp 6 khoảng 95%, khối tiểu học khoảng 80% và trẻ 5 tuổi chỉ hơn 60%. Đa phần phụ huynh đều có tâm lý lo sợ vaccine sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:24:00 01-03-2022

    F0 có gội đầu được không?

    Theo TS. Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh. Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, COVID – 19 theo quan điểm của y học cổ truyền là goi là chứng "ôn dịch" của học thuyết "Ôn bệnh học" và có tên "Cảm mạo ôn bệnh".COVID - 19 là một loại bệnh ngoại cảm có tính truyền nhiễm, lây lan. Theo nguyên lý Y học cổ truyền thì vị trí gây bệnh của Covid-19 là ở tạng "Phế, Tỳ"(hô hấp, tiêu hoá), thuộc tính của nguyên nhân gây bệnh là "thấp độc" (các yếu tố dịch bệnh trong môi trường ẩm thấp). Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm, ... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

    Về thông tin bị COVID -19 có được gội đầu hay không, TS. Hoàng chia sẻ, người bệnh hãy lắng nghe cơ thể mình. Khi có bệnh mà cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn tắm, gội đầu. Mặc dù vậy, người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc như gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh, gội trong phòng kín gió, có thể dùng các loại lá thảo dược như hương nhu, sả, bồ kết...để gội

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/f0-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:22:00 01-03-2022

    13 xã, phường tại TP.HCM thành vùng cam

    Theo báo cáo đánh giá cấp độ dịch của TP.HCM, từ 21/2 đến 27/2, TP.HCM có 222/312 phường, xã đạt cấp 1 (vùng xanh); 77 phường, xã cấp 2 (vùng vàng) và 13 địa phương tăng lên cấp độ 3 (vùng cam).

    13 xã, phường ở vùng cam, cụ thể là: Phường 3 (quận 5); phường 5, 7, 11, 12 (quận 10); phường 11 (quận 11); xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh); xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn); phường Tam Phú, Tăng Nhơn Phú B, An Phú, An Lợi Đông (TP Thủ Đức).

    Thành phố không có phường, xã ở cấp độ 4. Tuy nhiên, số địa phương ở cấp 3 tăng 12 xã, phường so với tuần trước đó (từ 14/2 đến 20/2 chỉ có một địa phương vùng cam).

    Các phường, xã thuộc vùng cam nằm tại quận 5, quận 10, quận 11, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn và TP Thủ Đức.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/13-xa-phuo...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ