Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà". Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 31/1/2022 và thay thế Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và Quyết định số 4109/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID-19 tại nhà.
"Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" được xây dựng với mục đích cung cấp các hướng dẫn và quy định về quản lý, hỗ trợ và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà.
Ba tiêu chí lâm sàng đối với người mắc COVID-19 được điều trị tại nhà
Thứ nhất: người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.
Thứ hai: không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20="" lần/phút;="" spo2=""> 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
Thứ ba: không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời
Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày gồm: Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).
Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…
Theo hướng dẫn do Bộ Y tế vừa ban hành, có 11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.
Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:
1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2) Nhịp thở
- Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút
- Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,
- Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút
(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
3) SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50="">
5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90="" mmhg,="" huyết="" áp="" tối="" thiểu="">< 60="" mmhg="" (nếu="" có="" thể="">
6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.7) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 2-2, Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho thấy tổng số liều vắc-xin đã tiêm ở Việt Nam là gần 181,6 triệu, trong đó ngày 1-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022), hệ thống y tế đã tiêm hơn 150.462 liều vắc-xin Covid-19.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thần tốc thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa xuân, toàn hệ thống y tế cả nước đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để tiêm vắc-xin cho các đối tượng cho toàn bộ trẻ em và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm.
Tại TPHCM, ngành y tế đã tổ chức 24 điểm tiêm vắc-xin Covid-19 cố định ở 22 địa phương phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội trong ngày 1-2 (mùng 1 Tết Nhâm Dần), thành phố đã tiêm được 2.434 mũi vắc-xin Covid-19 cho người dân, qua đó nâng tổng số mũi tiêm thành phố thực hiện lên hơn 14,74 triệu liều. Hà Nội cũng đã tiêm 245.526 mũi bổ sung và 2.378.886 mũi nhắc lại.
Bộ Y tế cho biết phấn đấu trong quý 1-2022 hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi, bảo đảm tiêm hết cho người cao tuổi, người có bệnh nền, lực lượng tuyến đầu, công nhân lao động trong các khu công nghiệp cho những người có đủ điều kiện tiêm chủng.
Tính đến hết tháng 1-2022, Bộ Y tế đã tiếp nhận đủ số vắc-xin Covid-19 mua từ nguồn Ngân sách Nhà nước. Trong tổng số 213,7 triệu liều đã tiếp nhận, đã phân bổ 196 triệu liều, còn khoảng 17,7 triệu liều chưa phân bổ do mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc-xin.
Đến ngày 1-1, tổng số liều vắc-xin Covid-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 165.183.665 liều, trong đó mũi 1 là 70.627.468 liều; mũi 2 là 67.801.092 liều và mũi bổ sung là 10.200.129 liều; mũi 3 là 16.554.976 liều
Có 52/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% - dưới 90% gồm: Thanh Hóa, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương.
Số liều vắc-xin Covid-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.247.706 liều, trong đó mũi 1 là 8.446.380 liều; mũi 2 là 7.801.326 liều.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 01/02/2022 đến 18h ngày 02/02/2022 Hà Nội ghi nhận 2.719 ca mắc Covid-19 mới.
Các ca bệnh mới ghi nhận trong ngày được phân bố tại 442 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Nam Từ Liêm (102), Đông Anh (97), Long Biên (93), Thanh Xuân (87), Đống Đa (81).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 140.113 ca.
Sáng cùng ngày, Sở Y tế thông báo, hiện toàn thành phố có 59.832 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly.
Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (151), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (168), tại các bệnh viện của Hà Nội là (2507), cơ sở thu dung điều trị thành phố (142), cơ sở thu dung quận, huyện (1168), theo dõi cách ly tại nhà (55.696). Trong ngày ½, không ghi nhận bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung; số ca tử vong trong ngày là 5 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 662 người.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Về vấn đề vaccine cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Bộ rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện. Bộ thường xuyên tham khảo ý kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
"Chúng tôi cũng tham khảo kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay có hơn 37 quốc gia đã có kế hoạch và đã triển khai, có quốc gia tiêm cho toàn bộ trẻ, có quốc gia tiêm cho những trẻ nguy cơ cao", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng khẳng định luôn đặt vấn đề an toàn tiêm chủng lên trên hết, nhất là với trẻ em. Bộ Y tế cũng đã báo cáo với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ để mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tốc độ lây nhiễm của Omicron rất cao, gấp 7 lần ở người chưa tiêm và 3 lần ở người đã tiêm so với Delta. Nếu để số mắc tăng quá mức, sẽ tăng ca nặng, tử vong.
Công tác phòng chống dịch tại Việt Nam đang từng bước có những kết quả hết sức khả quan, số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong đều giảm. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đây là kết quả của cả một quá trình lâu dài mà chúng ta chuẩn bị thời gian qua: tiêm chủng, chuẩn bị năng lực cho hệ thống y tế, kinh nghiệm trong điều trị và cách thức tổ chức trong phân tuyến, trong tiếp nhận điều trị bệnh nhân, quản lý sớm, điều trị sớm ngay từ cộng đồng. Tất cả góp phần giảm tỷ lệ tử vong và kết quả đó là rất khả quan.
"Thế nhưng chúng ta không được chủ quan nhất là trong dịp Tết này. Lý do là sự tăng giao lưu đi lại của người dân tại tất cả các địa phương, việc tổ chức lễ hội văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, việc thăm hỏi người thân tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch. Vì thế, chúng tôi vẫn đề nghị thực hiện nghiêm biện pháp 5K, trong đó việc đeo khẩu trang là giải pháp rất quan trọng", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, thành phố Hà Nội vẫn tích cực triển khai chiến dịch tiêm chủng xuyên Tết.
Trong ngày 1/2, Hà Nội tiêm được 2.434 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm đã thực hiện được là hơn 14,7 triệu. Hà Nội đã tiêm 245.526 mũi bổ sung và 2.378.886 mũi vaccine nhắc lại.
Về công tác điều trị, hiện toàn thành phố có 59.832 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong ngày không ghi nhận bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung; số ca tử vong trong ngày là 05 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 662 người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước thềm Tết Nhâm Dần 2022, UBND TP.Hà Nội đã có chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán 2022. Theo chỉ thị này, chính quyền Hà Nội yêu cầu các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết...
Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước, trải dài trong năm nhưng tập trung chủ yếu vào đầu xuân năm mới. Trước khi có dịch bệnh toàn cầu, các lễ hội đầu xuân tạo nét văn hóa đặc sắc, thu hút du khách thập phương tham gia hằng năm. Dưới đây là các lễ hội lớn, đặc sắc dịp đầu năm 2022 tại Hà Nội bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.
1. Lễ hội chùa Trăm Gian:
Lễ hội diễn ra vào mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm tại chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ). Tương truyền, ngày diễn ra lễ hội là ngày hoá của Đức Bồ-tát Nguyễn Bình An. Ngài là tổ khai sơn khởi dựng chùa Trăm Gian, cũng là người nổi tiếng là thông tuệ Phật pháp và có nhiều phép lạ giúp đỡ dân chúng.
6 lễ hội lớn đầu xuân ở Hà Nội bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 - Ảnh 2.
Người dân đến với Lễ hội chùa Trăm Gian năm 2021.
Lễ hội chùa Trăm Gian có lễ rước rất quy mô, gồm: rước kiệu Bồ-tát Nguyễn Bình An, rước nhang án, rước giá cỗ (cỗ bánh chưng bánh dày của nhà chùa), rước giá văn bản (để bản văn tế), rước mâm ngũ quả... Người trẩy hội chùa Trăm Gian hàng năm được hòa mình vào phần hội với vô vàn trò chơi dân gian đặc sắc gồm thổi cỗ chùa, thi oản chuối, múa rối, đấu vật, cờ người…
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trong 7 ngày trở lại đây, tổng số F0 mắc Covid-19 tại TP.HCM khoảng 1.077 ca. Mỗi ngày, số lượng F0 ghi nhận tại thành phố dao động khoảng 120 đến 170 ca bệnh. Trung bình mỗi ngày, thành phố tăng thêm 153 ca.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), trước các diễn biến mới của dịch bệnh, sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vaccine Covid-19 liều bổ sung và nhắc lại để tăng cường miễn dịch, hiệu quả phòng bệnh cho người dân trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022.
TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân bằng cách vẫn tiếp tục tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trên địa bàn 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Ngành y tế thành phố đặt mục tiêu nỗ lực bao phủ vaccine Covid-19 trong cộng đồng đến hết tháng 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Tổng số người mắc Covid-19 tại TP.HCM đến nay là 515.665 theo công bố của Bộ Y tế, số ca tử vong là 19.887.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phóng viên VOV.VN đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) về nội dung này:
PV: Thưa PGS.TS Trần Đắc Phu, năm 2021, Việt Nam bước vào đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư (từ cuối tháng 4/2021). Đây là giai đoạn chống dịch căng thẳng nhất, với sự xuất hiện của biến chủng Delta, đã phá vỡ những phòng tuyến chống dịch, khiến dịch bùng phát đỉnh điểm tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam. Điều này cho thấy sự nguy hiểm khi biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện. Xin PGS đánh giá bài học chống dịch của chúng ta trong bối cảnh xuất hiện biến chủng mới?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Có lẽ trong năm 2020-2021 và đến nay là Tết thứ 3 chúng ta phải đáp ứng với tình hình dịch Covid-19. Chúng ta đã trải qua 4 đợt dịch. Không đợt dịch nào giống đợt dịch nào. Trong 3 đợt dịch trước, với chiến lược Zero Covid, Việt Nam đã rất thành công. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong thấp nhất trên thế giới. Trong khi rất nhiều nước, kể cả những nước phát triển, các quốc gia châu Âu, châu Mỹ có số mắc và số tử vong rất cao.
Đợt dịch đầu tiên xảy ra ở các nước châu Âu, châu Mỹ vào Việt Nam chỉ có khoảng 16 ca bệnh, đợt dịch thứ hai cũng chỉ khoảng vài trăm ca bệnh, đợt dịch thứ 3 xảy ra ở khu công nghiệp nhưng chúng ta đều chống dịch và mang lại những thành công rất lớn. Tuy nhiên, đợt dịch thứ 4, cũng có những sự bất ngờ với chủng Delta lây lan rất nhanh. Sự bất ngờ này không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước, trong đó các nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Philippine.
Trước chủng Delta lây lan như vậy, vấn đề dự báo của Việt Nam cũng rất khó lường và chúng ta chậm một nhịp nên dẫn tới chúng ta phải trả giá tốn kém về tiền của và người. Tuy vậy, chúng ta cũng rút ra được những bài học và có lẽ các cấp chính quyền, các ngành cũng như từng vị trí sẽ rút kinh nghiệm riêng. Bản thân tôi thấy rằng, có những bài học còn có giá trị trong công tác chống dịch tới đây và cũng như trong trong phòng, chống bệnh dịch khác.
Mặc dù lúc đầu chúng ta dự báo chưa chuẩn, số mắc và tử vong tăng cao trong khu vực TP.HCM cũng như một số các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương hoặc miền Tây Nam Bộ như Long An. Sau đó với tinh thần là "dĩ bất biến, ứng vạn biến", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tất cả các bộ, ngành đã thay đổi quyết liệt, vào cuộc quyết liệt, đặc biệt là các ngành: y tế, quân đội, công an... chúng ta đã nhanh chóng khống chế được dịch.
Tôi cho rằng, chiến lược chống dịch, ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch cũng như điều trị hậu quả là vô cùng ý nghĩa. Mỗi một thời điểm chống dịch theo từng thời điểm, chúng ta có những cái khác nhau.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 31/01 đến 16h ngày 01/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.023 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 11.011 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.626 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 7.303 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.705), Đà Nẵng (783), Hải Phòng (496), Quảng Nam (475), Bình Định (444), Thanh Hóa (412), Phú Thọ (388), Hưng Yên (355), Bắc Ninh (342), Nam Định (330), Hải Dương (293), Nghệ An (270), Thái Nguyên (246), Hòa Bình (229), Bắc Giang (229), Vĩnh Phúc (207), Thái Bình (198), Ninh Bình (177), Lâm Đồng (173), Hà Nam (160), TP. Hồ Chí Minh (155), Bình Phước (154), Quảng Ninh (116), Quảng Bình (112), Lào Cai (106), Tây Ninh (105), Quảng Trị (98), Tuyên Quang (94), Cà Mau (93), Bến Tre (87), Hà Giang (85), Thừa Thiên Huế (84), Phú Yên (82), Sơn La (82), Quảng Ngãi (59), Đắk Nông (52), Kiên Giang (49), Điện Biên (44), Bà Rịa - Vũng Tàu (43), Lai Châu (42), Khánh Hòa (42), Yên Bái (40), Hậu Giang (39), Bạc Liêu (37), Vĩnh Long (37), Long An (32), Bình Dương (29), Trà Vinh (27), Đồng Nai (21), Cao Bằng (15), Đồng Tháp (11), Bình Thuận (11), An Giang (10), Cần Thơ (4), Tiền Giang (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-439), Kon Tum (-288), Nam Định (-144).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+89), Quảng Nam (+72), Lào Cai (+48).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.122 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).