Trao đổi với chúng tôi tối 19/8, lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đơn vị đã dựng lều dã chiến, phong tỏa tòa chung cư HH4C từ trưa nay trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Đây là lần thứ hai trong 11 ngày, tòa HH4C bị phong tỏa.
Sáng qua, chính quyền địa phương đã tổ chức xét nghiệm diện rộng cho khoảng 19.000 cư dân (trong tổng số hơn 30.000 người) tại HH Linh Đàm. Mỗi gia đình sẽ được test 2 thành viên, không test trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và người già trên 80 tuổi.
Tòa HH4C hiện đã ghi nhận 9 ca Covid-19, tạm phong tỏa từ trưa 19/8
Lực lượng chức năng trong tối 19/8 dựng lều dã chiến dưới chân tòa chung cư HH4C
Trưa 19/8, Sở Y tế Hà Nội thông tin ghi nhận 25 ca mắc mới, trong đó 4 ca tại cộng đồng. Trong 4 ca bệnh ghi nhận, có bệnh nhân N.T.L.Đ, nữ, sinh năm 1989, trú tại Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Theo ghi nhận của chúng tôi vào tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã lập hàng rào phong toả tạm thời chung cư Artemis - nơi ở của bệnh nhân trên
Dây thép gai, rào chắn được đưa ra trước sảnh của toà nhà để ngăn không cho người dân ra ngoài
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) phong tỏa chung cư Artemis số 3 Lê Trọng Tấn sau khi xác định một ca dương tính nCoV tại đây.
Chiều 19/8, cảnh sát dựng hàng rào, lập chốt tại sảnh chung cư. Hơn 1.400 cư dân trong 356 căn hộ được yêu cầu không rời khỏi khu vực.
Ông Cao Quang Ngọc, Bí thư phường Khương Mai, cho hay tòa nhà bị phong tỏa tạm thời trong ba ngày bắt đầu từ hôm nay (19/8). Sau khi truy vết các trường hợp liên quan đến ca dương tính, phường sẽ tiếp tục xem xét để quyết định thời gian cách ly y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Nguyễn Tấn Tuân - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - chỉ đạo, TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 20-8 đến 0h ngày 25-8; tranh thủ khoảng thời gian này để tầm soát COVID-19 trong cộng đồng ở những địa bàn có nguy cơ rất cao và những địa bàn mới phát sinh ổ dịch… để hướng đến kiểm soát dịch bệnh sau 5 ngày nữa.
Các địa phương còn lại là thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh và TP Cam Ranh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng huyện Khánh Sơn thực hiện phòng, chống dịch theo Chỉ thị 19.
Việc phòng, chống dịch sẽ còn kéo dài, vì vậy chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao Ban Chỉ đạo tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố xem xét triển khai việc phòng, chống dịch theo hướng siết chặt các "vùng đỏ", "vùng cam" và "vùng vàng", nới lỏng việc kiểm soát trong các "vùng xanh".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 19/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong ngày, địa phương này ghi nhận thêm 25 ca mắc COVID-19. Tổng từ ngày 28/4 đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 370 ca mắc COVID-19 (có 36 trường hợp điều trị khỏi bênh).
Đáng chú ý, trong số những người mắc COVID-19 ghi nhận trong ngày 19/8 tại Thừa Thiên - Huế có 1 trường hợp đã hoàn thành cách ly tập trung nhưng khi trở về địa phương có dấu hiệu ho, sốt... và được xét nghiệm khẳng định dương tính SARS-CoV-2 là anh P.V.G (SN 2000, trú thôn 6, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Trước ngày 27/7, anh P.V.G ở tại địa chỉ 46/49A phường Hiệp Thành (quận 12, TP.HCM) không đi làm. Ngày 27/7, anh G. đi từ TP.HCM về Thừa Thiên - Huế bằng xe máy cùng 01 người tên H.V.T làm chung ở TP.HCM. Khoảng 15h00 ngày 28/7, anh G. cùng bạn về đến Thừa Thiên - Huế, khai báo Y tế tại chốt Lăng Cô.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 19/8, tin từ sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 56 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 .
Trong đó, thị xã Buôn Hồ ghi nhận 46 trường hợp trú tại buôn Kwăng A, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ. Các trường hợp này đều được phát hiện trong cộng đồng và có yếu tố dịch tễ từ nông trường Cư Bao, thuộc công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk.
Để kịp thời kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, UBND thị xã Buôn Hồ chỉ đạo UBND xã Cư Bao thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 19/8 đến hết 3/9.
Theo đó, UBND thị xã yêu cầu UBND xã Cư Bao thực hiện phong tỏa, triển khai các chốt chặn, cách ly y tế tại cụm dân cư và các tuyến đường thuộc buôn Kwăng A và 1 phần khu dân cư tại buôn Gram A1.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/8, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 mới tại huyện Lương Tài, đây là các bệnh nhân đã được cách ly tập trung.
Các ca mắc mới phân bố tại: Thôn Đông Hương, thị trấn Thứa (1 ca); thôn Thanh Hà, xã An Thịnh (1 ca); thôn Ngọc Trì, xã Bình Định (1 ca).
Như vậy, đến nay, trên địa bàn huyện Lương Tài đã có 58 ca mắc Covid-19 liên quan đến ổ dịch Công ty Viettel Post tại thị trấn Thứa.
Tính đến 18 giờ ngày 19-8, toàn tỉnh Bắc Ninh có 1.793 ca mắc Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo dịch tễ, nữ bệnh nhân (SN 1950, trú xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) được phát hiện dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 29/7 và được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hải Dương. Ngày 4/8, nữ bệnh nhân được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Ngày 19/8, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có thông báo về địa phương nữ bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bệnh viện, Covid-19.
Cũng trong tối 19/8, CDC Hải Dương thông tin, trong ngày địa phương ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19, đều là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 19/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An tổ chức họp trực tuyến với các địa phương để nghe và cho ý kiến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Từ 0 giờ ngày 17/8, TP Vinh thực cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Lãnh đạo TP. Vinh đề xuất cho phép TP Vinh nâng mức áp dụng lên 16+.
Kết luận buộc họp, về đề xuất nêu trên của TP. Vinh, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An nêu, trước mắt, TP. Vinh phải thực hiện nghiêm, chặt, hiệu quả Chỉ thị số 16.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 19/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch.
Ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết theo thống kê của Công an TP.HCM thì mỗi ngày có khoảng 1,2 triệu người ra đường, kiểm soát 200.000 phương tiện, trong đó có 100.000 phương tiện cá nhân; xử phạt 1.500 trường hợp, yêu cầu quay đầu 3.200 trường hợp.
Theo ông Đức có 3 nguyên nhân người dân ra đường đông trong những ngày qua.
Thứ nhất, sau thời gian áp dụng giãn cách chỉ có một số dịch vụ hoạt động. Đến ngày 16/8, Thành phố cho phép thêm nhiều dịch vụ được hoạt động để duy trì cuộc sống hằng ngày như dịch vụ bảo trì hạ tầng kỹ thuật tòa nhà chung cư, cấp thoát nước, điều hòa…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đến nay, tổng cộng đã có khoảng 14,3 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được chuyển đến Việt Nam qua hợp đồng với VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa các chính phủ, tới nay chiếm 62% nguồn cung vaccine trên cả nước.
Chiều 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với ông Pascal Soriot, Giám đốc Điều hành tập đoàn AstraZeneca. Bên cạnh những nội dung xoay quanh việc tiếp cận vaccine, hai bên cũng thảo luận về tiến độ các chương trình phát triển bền vững và sức khỏe cộng đồng của AstraZeneca tại Việt Nam, nằm trong những nỗ lực của công ty nhằm giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm, đóng góp toàn diện cho đất nước.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường Châu Á mới nổi cho biết: "Chúng tôi rất biết ơn cơ hội được trao đổi thêm với ngài Thủ tướng ngày hôm nay, sau buổi làm việc giữa hai bên vào tháng sáu vừa qua. Đáp lại đề nghị của Thủ tướng về việc tăng tốc cung ứng vaccine trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, kể từ tháng 7 đến nay, AstraZeneca đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh cung ứng cho Việt Nam, kịp thời tiếp ứng cho chương trình tiêm chủng Quốc gia".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều ngày 19/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã tới kiểm tra công tác thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 2 vắc xin Covivac tại Trung tâm y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Theo Thứ trưởng, trong tháng 8-9, mỗi tháng có thể về khoảng 10-12 triệu liều vắc xin hoặc hơn. Sang quý 4, lượng vắc xin sẽ về nhiều hơn, cố gắng bao phủ vắc xin 75% dân số vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Thuấn đánh giá cao kết quả của giai đoạn 1 của vắc xin Covivac. Ông Thuấn nhấn mạnh, việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất vắc xin trong là một trong những chiến lược quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam.
"Việc nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin phòng Covid-19 "made in Vietnam" an toàn, hiệu quả được xác định là một nhiệm vụ khoa học quan trọng giúp Việt Nam sớm tự chủ nguồn vắc xin và được quốc tế công nhận, sử dụng", ông Thuấn nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP HCM, một Bình Dương, trong cuộc chiến chống Covid-19 thời gian qua.
Thông tin được PGS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến Bảo vệ blouse trắng nơi tuyến đầu, sáng 19/8. Số nhiễm trên được thống kê từ đầu đại dịch năm 2020 tới ngày 9/8 và "chắc chắn còn tăng", theo bà Bình.
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, thành viên Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế chống dịch tại TP HCM, 900 nhân viên y tế đã bị lây nhiễm trong quá trình làm việc trong đợt dịch này, theo báo cáo của Sở Y tế thành phố. "Song, mất đi ba nhân viên y tế là điều đau xót nhất", ông Khoa nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 19/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine Covid-19 đã kiểm tra việc thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 2 vaccine Covivac tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Trong tổng số 375 người tình nguyện viên tham gia giai đoạn 2 gồm 2 nhóm đối tượng nam và nữ, nhóm tuổi từ 18-59 và ≥ 60 tuổi. Tiếp tục được phân thành 3 nhóm, mỗi nhóm 125 người (1:1:1); trong đó độ tuổi ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ 1/3.
Mỗi nhóm được chia ra tiêm 2 mức liều khác nhau, 3mcg, 6mcg của vaccine Covivac và tiêm vaccine AstraZeneca. Trong 2 ngày 18-19/8, Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình triển khai tiêm liều 1 cho 131 tình nguyện viên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đây là nội dung được nêu ra trong văn bản hoả tốc về việc tăng cường kiểm soát thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt tại các khu vực phong tỏa để phòng, chống dịch Covid-19.
Việc đánh giá trên nhằm để hướng dẫn chủ đầu tư, Ban Quản trị các tòa nhà có giải pháp phù hợp để tránh lây nhiễm dịch bệnh trong trường hợp xuất hiện ca F0 trong khu chung cư, tòa nhà.
Bên cạnh đó, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thuê căn hộ chung cư làm nơi làm việc có số nhân viên đông người trong thời gian giãn cách xã hội.
Thời gian gần đây, một số chung cư ở TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại căn hộ cùng block, cùng trục đứng khiến cư dân lo ngại virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua hệ thống thông gió và điều hòa không khí của tòa nhà, đặc biệt là chung cư có ca F0 cách ly tại nhà.
Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho rằng hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học khẳng định việc virus có thể lây lan qua hệ thống thông gió chung cư .
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 19.8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Lào Cai cho biết, đã ghi nhận thêm 1 bệnh nhân Covid-19. Nữ bệnh nhân này trú tại H.Bảo Thắng, nằm trong nhóm lao động đi xe máy từ Bình Dương về Lào Cai .
Đáng chú ý, đây là bệnh nhân đầu tiên được phát hiện ở Lào Cai có số lần xét nghiệm nhiều nhất với 7 lần. Trong đó, 6 lần vào các ngày 3.8, ngày 5.8, ngày 8.8, ngày 14.8, ngày 15.8 và ngày 17.8 đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 . Nhưng đến lần xét nghiệm thứ 7 vào ngày 19.8, người này có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện đau đầu, đau rát họng, sổ mũi và mệt mỏi.
Nữ bệnh nhân này từ Bình Dương trở về Lào Cai và bắt đầu thực hiện cách ly tập trung từ ngày 2.8. Sau khi cách ly tập trung 14 ngày, kết quả xét nghiệm 6 lần âm tính, dự kiến người này sẽ rời khỏi khu cách ly trong ngày 16.8. Nhưng trong nhóm cùng về từ Bình Dương, một số người có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm dịch, nên bệnh nhân đã được giữ lại để tiếp tục làm thêm các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 .
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ:
- 5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 19/8.
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 120.059 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 660 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27 ca.
- Ngày 19/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 380 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (307), Bình Dương (45), Long An (17), Cần Thơ (3), Bến Tre (2), Bình Thuận (2), Tiền Giang (2), Vĩnh Long (2).
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 19/8 là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 19/8, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, hôm nay ghi nhận 169 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 99 ca đã được cách ly, 12 ca trong khu phong tỏa và 43 ca cộng đồng.
Đặc biệt, có 31 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện thông qua xét nghiệm đại diện hộ gia đình, trong đó Hòa Vang ghi nhận 3 ca, Cẩm Lệ 5 ca, Hải Châu 7 ca, Ngũ Hành Sơn 3 ca, Sơn Trà 8 ca và Thanh Khê 6 ca.
Hiện, chuỗi lây nhiễm tại chợ đầu mối Hòa Cường vẫn đang được nhận định có nguy cơ rất cao khi 24h qua tiếp tục nghi nhận thêm 110 ca Covid-19 mới, trong đó 81 trường hợp F1 đã cách ly tập trung, 7 ca là tiểu thương, 11 ca trong khu phong tỏa, 4 ca có triệu chứng đi khám, xét nghiệm và 7 ca lấy mẫu hộ gia đình. Đến nay chuỗi lây nhiễm này đã có 486 ca mắc Covid-19 liên quan.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong 20 ca mắc COVID-19 mới có 1 ca tại cộng đồng và 19 ca trong khu cách ly, đều thuộc chùm ca bệnh ho, sốt thứ phát.
Như vậy, tính từ 18 giờ ngày 18/8 đến 18 giờ ngày 19/8, Hà Nội ghi nhận 50 ca mắc.
Đáng chú ý trong 20 ca mắc mới, có 6 nhân viên Viettel Post .
Cụ thể, trường hợp thứ 1 là anh P.V.V, 21 tuổi, ở Di Trạch, Hoài Đức, là F1 của bệnh nhân T.Đ.Đ, tiếp xúc lần cuối ngày 8/8. Ngày 9/8, anh V được chuyển cách ly tập trung và xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 18/8, được lấy mẫu lần 3 kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 2 là anh V.V.H, 24 tuổi, ở Minh Khai, Bắc Từ Liêm, là F1 của bệnh nhân H.V.P, tiếp xúc lần cuối ngày 8/8. Ngày 9/8 được chuyển cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 18/8, anh H xuất hiện đau rát họng, tức ngực, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ 3 là anh Đ.T.A, 36 tuổi, ở Phú Diễn, Bắc Từ Liêm. Anh là F1 của bệnh nhân H.V.P, tiếp xúc lần cuối ngày 8/8. Ngày 9/8, được chuyển cách ly tập trung. Ngày 15/8 và xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 18/8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 3 kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 quận Ba Đình sáng 19/8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá, tình hình dịch bệnh cả nước và TP. Hà Nội đang hết sức phức tạp.
Theo bà Tuyến, những ngày gần đây, số ca nhiễm trong cộng đồng tại Hà Nội có chiều hướng giảm, cho thấy vai trò quan trọng của xét nghiệm sàng lọc diện rộng và thực hiện nghiêm giãn cách toàn xã hội.
"Tuy nhiên, nếu chúng ta chủ quan, dịch bệnh sẽ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. Trong khi đó, lễ Vu Lan và ngày Quốc khánh 2/9 sắp đến, nếu không siết chặt kỷ luật giãn cách, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh sẽ rất lớn", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa ban hành văn bản số 465-TB/TU thông báo "Kết luận của Thường trực Thành ủy về tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố."
Theo đó, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo khẩn trương bố trí, hoàn thiện trang thiết bị để bảo đảm vận hành ngay 100% khu cách ly tập trung; bố trí bình ô xy hoặc lắp đặt hệ thống cấp ô xy tại tất cả các cơ sở điều trị và các điểm thu dung điều trị F0 nhẹ đáp ứng yêu cầu điều trị của thành phố.
Bên cạnh đó, các đơn vị bố trí, nâng cao hiệu quả thực chất của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch ngay tại các ngõ, phố, thôn, xóm; phát huy tốt vai trò các tổ COVID-19 cộng đồng, các tổ phản ứng nhanh từ quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, kiểm soát chặt cả bên ngoài và bên trong, nhất là các khu vực có F0 đã phong tỏa, tránh tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong."
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Làm việc liên tục trong bộ đồ bảo hộ kín mít dưới thời tiết nắng nóng, nhiều nhân viên y tế quận Đống Đa (Hà Nội) kiệt sức sau nhiều giờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Làm việc liên tục hơn 10 tiếng/ngày trong bộ đồ bảo hộ kín mít dưới thời tiết nắng nóng, nhiều nhân viên y tế kiệt sức, ngồi bệt xuống sàn nhà nghỉ ngơi.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Sở Y tế, ngày 18/8, TP HCM đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 138.667 người. Tại các điểm tiêm đều trật tự, ổn định. Như vậy, từ khi TP HCM bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 18/8, đã tiêm được 5.064.448 người. Tất cả đều an toàn.
Về số ca bệnh, tính từ 18 giờ ngày 17/8 đến 18 giờ 30 ngày 18/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.731 trường hợp nhiễm mới tại TP HCM. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP HCM đã có tổng cộng 159.917 trường hợp nhiễm Covid-19 được công bố.
Hiện các cơ sở y tế tại TP HCM đang điều trị 33.202 bệnh nhân, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 17/8, có 2.291 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 1/1/2021 đến nay là 80.441), 255 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong cộng dồn là 5.452).
Theo dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 sáng 19-8, hiện đã có 71,42% người từ 18 tuổi trở lên tại TP.HCM đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (dân số từ 18 tuổi trở lên tại TP hơn 6,9 triệu người).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 19-8, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa ghi nhận thêm 56 trường hợp mắc Covid19, nâng tổng số lên 605 trường hợp. Đây là số ca mắc Covid-19 cao nhất từ trước đến nay ghi nhận trong ngày của Đắk Lắk.
Đáng chú ý, tại buôn Kwang A, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ đã ghi nhận chùm 44 ca bệnh ngoài cộng đồng rất phức tạp nên công an đã lập tổ công tác đặc biệt để làm rõ.
Theo ngành Y tế Đắk Lắk, ngày 15-8, bệnh nhân H.R.A. (SN 1964, ngụ buôn Kwang A) vào Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ cấp cứu. Đến ngày 16-8, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Điều tra dịch tễ các hộ xung quanh nhà bệnh nhân và trong buôn ghi nhận chị H.R.N. (SN 1994) là công nhân của Nông trường Cư Bao (thuộc Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk) và 9 người trong gia đình này đều dương tính với SARS-CoV-2. Tại Nông trường Cư Bao, ngoài bệnh nhân H.R.N còn ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong khi đó, từ ngày 1 đến ngày 16-8, có nhiều tài xế xe tải chở hàng từ TP HCM và tỉnh Bình Dương về dừng nghỉ, bốc hàng trong Nông trường Cư Bao.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Làm việc với cường độ cao, áp lực lớn
Từ tâm dịch TP.HCM, bác sĩ (BS) Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh ( Bộ Y tế ), cho biết: "Ba tháng qua, các y bác sĩ, sinh viên đã làm việc hết sức vất vả, tham gia ở các vị trí từ quản lý, chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, lấy mẫu, truy vết, tiêm chủng… Đặc biệt, những y bác sĩ trực tiếp điều trị và sinh viên đi lấy mẫu xét nghiệm là lực lượng vất vả nhất, họ phải làm việc với cường độ và áp lực lớn. Trung bình họ làm 8 tiếng mỗi ngày trong bộ đồ bảo hộ, dưới thời tiết nóng bức, không điều hòa, nhiều ca còn việc đến tận 12 giờ đềm. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhân viên y tế".
Theo BS Khoa, những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày xấp xỉ 9.000 ca nhiễm mới và khoảng 300 ca tử vong, tập trung chủ yếu ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.... Đây quả thực là gánh nặng, thách thức rất lớn với ngành y tế.
Ngoài những áp lực trên, theo bà Phạm Thanh Bình, tốc độ tử vong trong đợt này rất nhanh. "Nhiều trường hợp hồi sức cấp cứu thiếu nhân viên y tế. Áp lực càng đè nặng lên y bác sĩ khi có đồng nghiệp hy sinh, trang thiết bị bảo hộ thiếu, ăn uống sinh hoạt cũng gặp khó khăn. Tính đến ngày 9.8, đã có 2.380 cán bộ y tế dương tính. Đến nay, con số này còn cao hơn và mới đây đã có 3 cán bộ y tế (2 người ở TP.HCM và 1 người ở Bình Dương) đã không qua khỏi", bà Bình nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ tại buổi kiểm tra tiêm thử nghiệm vaccine Covivac tại huyện Vũ Thư, Thái Bình chiều 19/8.
Theo ông Thuấn, Bộ Y tế đang nỗ lực tối đa để đưa vaccine về nước sớm nhất, nhiều nhất. Dự kiến trong tháng 8 và 9, Việt Nam có thêm khoảng 20 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Trong quý IV năm nay, lượng vaccine tiếp nhận có thể nhiều hơn, từ 20 đến 50 triệu liều/tháng.
"Chúng tôi hi vọng từ nay đến cuối năm 2021 và đầu năm 2022, sẽ bao phủ được vaccine Covid-19 cho 75% dân số", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Chiều 19/8, thêm 19 người tình nguyện ở Vũ Thư (Thái Bình) được tiêm thử nghiệm vaccine Covivac giai đoạn 2. Như vậy, trong 2 ngày 18-19/8, tổng cộng 125 người được tiêm thử nghiệm mũi 1 giai đoạn 2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đà Nẵng đã trải qua 40 ngày (từ 10/7) bùng phát dịch COVID-19 với 2.138 ca mắc. Cả thành phố Đà Nẵng thực hiện giãn cách trong 7 ngày đề thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh lây lan.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho hay, các đơn vị, địa phương vừa tổ chức cuộc họp để đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Theo đó, qua kết quả xét nghiệm lần 2 tại TP.Thuận An và TX.Tân Uyên, tỷ lệ F0 được đánh giá tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc tăng cao tại hai địa phương này theo đánh giá do việc giám sát thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chưa thực sự nghiêm, chưa đảm bảo nhà cách nhà, người cách người, nhất là khu nhà trọ công nhân.
Để kiểm soát tình hình, ông Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) kiến nghị siết chặt giãn cách đối với TP Thuận An và TX Tân Uyên, người dân các huyện, thị xã, thành phố khác không được sang giao lưu. Theo ông Nam, Bình Dương cần khóa chặt ổ dịch các vùng đỏ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Đồng thời cung ứng thực phẩm đến từng khu trọ, bán hàng thực phẩm thiết yếu trực tiếp tại ổ dịch để người dân hạn chế ra khỏi nhà.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ghi nhận trong ngày 19/8, mặc dù đã bước sang ngày thứ 3 thực hiện Chỉ thị 16 tuy nhiên, nhiều tuyến đường của thành phố Vinh, lượng phương tiện tham gia giao thông vẫn tương đối đông.
Ngoài nhóm shipper, các cán bộ công chức, công nhân đi làm việc thì có không ít người dân ra đường "không cần thiết". Tại một số đoạn đường vắng hay công viên, người dân vẫn đi bộ, đạp xe thể dục.
Trước đó một ngày, Công an thành phố Vinh và lực lượng chức năng của 25 phường, xã đã đồng loạt ra quân tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 16, hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 19/8, ngành y tế tỉnh Kiên Giang tiếp tục chiến dịch tầm soát F0 trong cộng đồng. Chiến dịch tầm soát kéo dài đến hết ngày 25/8 để cách ly, điều trị những người nhiễm nCoV trong cộng đồng.
Nói với Zing, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho biết mỗi ngày, nhân viên y tế xét nghiệm khoảng 10.000 mẫu gộp cho 100.000 người. Theo dự kiến, trong một tuần cao điểm, tỉnh xét nghiệm cho 716.000 người bằng phương pháp RT-PCR.
Chiến dịch xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng lần này được tổ chức đồng loạt, lấy mẫu 100% người trong vùng cách ly y tế, vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và nguy cơ. Tại vùng xanh, 10-15% dân số được xét nghiệm sàng lọc.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, ngày 18/8, toàn tỉnh có 1.231 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân xuất viện tính từ đợt dịch thứ 4 trên địa bàn tỉnh lên hơn 15.100 người.
Trong 24 giờ qua, Bình Dương ghi nhận 2.513 ca mắc mới, giảm 24,6% so với ngày 17/8.
Thông tin về tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người đang trực tiếp tham gia ở tuyến đầu Bình Dương, cho biết so với cùng kỳ tuần trước số ca tử vong đã giảm đi rất đáng kể, mặc dù số ca nhiễm Covid-19 tăng. Như vậy, chứng tỏ hệ thống điều trị 3 tầng đã bắt đầu phát huy hiệu quả.
Ngành y tế đã làm mọi cách để tất cả bệnh nhân được cấp cứu kịp thời. Các phương án điều trị được triển khai từ cộng đồng, tầng 1, tầng 2 và đặc biệt là tầng 3 đã củng cố với việc mở rộng Bệnh viện Quốc tế Becamex, trở thành bệnh viện điều trị Covid -19 nặng và nguy kịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trên cơ sở ý kiến của Sở Y tế TP, Sở Giao thông vận tải TP,HCM ban hành phương án hỗ trợ vận chuyển nhân viên y tế và người khỏi bệnh (COVID-19) về nơi cư trú. Người khỏi bệnh COVID-19 và nhân viên y tế có nhu cầu sẽ đặt xe qua app hoặc gọi tổng đài để được vận chuyển miễn phí.
Hai doanh nghiệp sẽ tham gia vào hỗ trợ là Công ty TNHH Grab gồm 100 xe ôtô và Công ty TNHH Công nghệ GoCar: 50 xe.
Các xe này sẽ vận chuyển cho nhân viên y tế đi, đến các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở xét nghiệm, trang thiết bị y tế, bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh từ các bệnh viện về nơi cư trú đảm bảo an toàn và thuận lợi trong thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16.
Sở Giao thông vận tải TP cho biết, Công ty TNHH Grab tài trợ từ ngày 20-8 đến hết ngày 15-9 và Công ty TNHH Công nghệ GoCar tài trợ từ 20-8 đến hết ngày 20-9. Xe hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày bao gồm thứ 7, chủ nhật.
Phạm vi vận chuyển trên địa bàn TP.HCM, hành trình tất cả các chuyến đi phải có điểm xuất phát hoặc điểm đến là bệnh viện, cơ sở y tế, Trung tâm cách ly hoặc theo yêu cầu của Sở Y tế TP.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Cùng với khu điều trị F0 hiện có, Bệnh viện dã chiến này sau khi đi vào hoạt động, sẽ là nơi tiếp nhận, điều trị các trường hợp được ghi nhận mắc Covid-19 trên địa bàn, với tổng quy mô khoảng 300 giường bệnh.
Theo lãnh đạo huyện Phù Yên, ngoài thành lập Bệnh viện dã chiến, UBND huyện cũng đã chỉ đạo toàn bộ 24 xã trên địa bàn rà soát để thành lập mới 24 khu cách ly tập trung tại các xã. Các công dân của huyện từ tỉnh Bình Dương và các địa phương khác trong cả nước về địa bàn, sau khi phân loại, công dân của xã nào sẽ đưa về cách ly tại khu cách ly tập trung của xã đó, thay vì đưa vào các khu cách ly tập trung tại trung tâm huyện như hiện nay.
Một tin vui với địa phương là trong sáng 19/8, có 10 ca F0 là công dân các xã Kim Bon, Mường Bang, Huy Tân và Tường Phong đã được điều trị khỏi bệnh, được xuất viện về tiếp tục theo dõi sức khỏe tại địa phương nơi cư trú.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó Đà Nẵng sẽ tiến hành xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 ở các chốt kiểm soát dịch cửa ngõ ra, vào thành phố.
Ngoài các chốt kiểm soát ở ngoại ô nhưng phương tiện chỉ đi ngang qua, không ghé vào nội đô thì phương tiện vào thành phố chỉ đi qua 3 chốt kiểm soát: chốt đường Tạ Quang Bửu, chốt trạm CSGT Hòa Nhơn, chốt trạm CSGT Hòa Phước.
Tất cả người trên phương tiện vào thành phố, kể cả trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, vẫn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại các chốt kiểm soát.
Theo kế hoạch được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ký ban hành những người trên phương tiện không vào thành phố thì không thực hiện xét nghiệm.
Đo thân nhiệt cho một người vào thành phố Đà Nẵng ở chốt kiểm soát ngoại ô - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.
Trước đó, ngày 17-8, Sở Y tế TP.HCM đã ra công văn khẩn số 5722 về việc tiếp nhận, chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được hướng dẫn cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang còn diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh miền Trung cùng một số tỉnh, thành ở miền Tây, khu vực Tây Nguyên tiếp tục triển khai kế hoạch đón công dân của mình hồi hương. Việc này phần nào giúp các địa phương phía Nam vơi bớt gánh nặng, dồn sức mạnh hơn trong "cuộc chiến" đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Quảng Nam: Gần 100 học sinh, sinh viên, người dân khó khăn được đón về quê
Sáng 19/8, trả lời VTC News, ông Mai Phúc, Chủ tịch Hội đồng hương tỉnh Quảng Nam tại TP.HCM cho biết, 2 chuyến xe chở 99 học sinh, sinh viên và người dân có hoàn cảnh khó khăn thuộc huyện Hiệp Đức và thị xã Điện Bàn đã rời TP.HCM. Dự kiến, trưa cùng ngày, chuyến xe đưa bà con hồi hương sẽ về đến địa phận Quảng Nam.
Theo ông Phúc, chiều hôm qua (18/8), xe của huyện Hiệp Đức đón bà con ở Quận 12, còn xe của thị xã Điện Bàn đón bà con ở quận Tân Phú.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/8, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, trong những ngày qua các quận huyện đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 nhằm mục tiêu sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, khống chế dịch bệnh, sớm đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới.
Theo bác sĩ Nam, đến ngày 19/8 đã có hơn 5 triệu người dân trên 18 tuổi tại thành phố được tiêm mũi vắc xin COVID-19. "Để đạt tỷ lệ bao phủ người trên 18 tuổi trở lên ở TPHCM có đủ 2 mũi vắc xin, thành phố cần hơn 13 triệu liều vắc xin"- bác sĩ Nam cho hay.
Qua 20 đợt, TPHCM được Bộ Y tế phân bổ hơn 4,4 triệu liều vắc xin, trong đó có 3,6 triệu liều vắc xin AstraZeneca, 571 nghìn liều moderna, gần 55 nghìn liều Pfizer và 19 nghìn liều Vero Cell. Ngoài ra, TPHCM cũng tìm nguồn vắc xin riêng là sinopharm và đang tiêm cho người dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19.8, trao đổi với PV Thanh Niên, thiếu tá Thi Hoàng Minh, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự H.Củ Chi cho biết thực hiện kế hoạch bàn giao tro cốt của người mất vì Covid-19 của Bộ Tư lệnh TP.HCM, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã tiếp nhận 18 trường hợp và bàn giao tận gia đình 14 trường hợp.
Đối với 4 trường hợp còn lại chưa thể bàn giao do gia đình đang đi cách ly, đơn vị đang lưu giữ tại trụ sở, thắp hương, nhang đèn hằng ngày đảm bảo trang nghiêm, ấm cúng.
Bên cạnh bàn giao tro cốt tới các gia đình trên địa bàn huyện, Ban Chỉ huy Quân sự H.Củ Chi cũng được giao nhiệm vụ bàn giao tro cốt tới một số quận, huyện tại TP.HCM và địa bàn giáp ranh là tỉnh Tây Ninh.
Bàn giao tro cốt cho gia đình ở xã An Thạnh, H.Bến Cầu (Tây Ninh) sáng 19.8
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tính từ đợt dịch lần thứ tư đến nay, Bình Dương ghi nhận 52.346 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 15.000 bệnh nhân khỏi bệnh và 422 ca tử vong. Ngành y tế Bình Dương nhận định, các trường hợp tử vong đều rơi vào người cao tuổi và có bệnh lý nền nặng. Mặc dù số ca mắc ghi nhận cao nhưng tỷ lệ tử vong ở mức thấp.
Về công tác điều trị bệnh nhân, cán bộ biệt phái do Bộ Y tế điều động cho biết, Bình Dương không thiếu thuốc điều trị. Ngoài thuốc, trang thiết bị được địa phương chuẩn bị tốt, Bình Dương được Trung ương viện trợ đảm bảo trong công tác điều trị bệnh COVID-19.
"Tôi đi nhiều tỉnh hỗ trợ dịch bệnh và thấy rằng, Bình Dương là địa phương có sự đồng lòng từ lãnh đạo Đảng, Chính quyền và Nhân dân rất cao. Họ đang làm tất cả những gì có thể với quyết tâm sớm đưa địa phương trở lại trạng thái bình thường, điều này khiến lực lượng đến chi viện rất an tâm, tích cực hỗ trợ", PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.
Đánh giá chung tình hình dịch bệnh tại địa phương, TS.BS Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế Bình Dương nhận định, trong những ngày qua số ca mắc mới liên tục ghi nhận nhưng đang nằm trong tầm kiểm soát.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 19/8, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết đơn vị này đang hồi sức tích cực cho nữ sinh L.T.L. (16 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM).
Trước đó, L. bị suy hô hấp do Covid-19 diễn biến nặng, được thở oxy liều cao và các thuốc kháng sinh, kháng viêm tạm thời nhưng không hiệu quả. Giữa đêm cuối tháng 7, em được chuyển từ một bệnh viện quốc tế đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Theo bác sĩ Vũ, cân nặng của bệnh nhân lúc tiếp nhận quá khổ so với tuổi đời (gần 90 kg), khiến các y bác sĩ gặp thêm nhiều thách thức trong chỉ định các liều thuốc và nhân lực chăm sóc.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trưa 19/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h ngày 19/8, trên địa bàn thành phố đã phát hiện thêm 25 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 21 ca tại khu cách ly, khu phong tỏa và 4 ca tại cộng đồng.
Cũng theo CDC, 25 ca này thuộc hai chùm ca bệnh sàng lọc ho sốt (3), ho sốt thứ phát (22).
Các quận, huyện ghi nhân số ca mắc mới là: Hai Bà Trưng (10), Hoàng Mai (4), Đông Anh (2), Hà Đông (2), Thanh Trì (2), Ba Đình (1), Đống Đa (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Xuân (1), Thường Tín (1).
Cụ thể, 25 ca dương tính mới phát hiện gồm:
21 ca bệnh tại khu cách ly, phong tỏa gồm:
1. V.M.K, nam, sinh năm 2018
2. N.T.T, nữ, sinh năm 1991
3. V.Đ.T, nam, sinh năm 1982
Cả 3 có cùng địa chỉ tại Chung cư HH4C, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, là người sống trong khu vực phong tỏa liên quan đến T. V. T. Ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính.
4. N.T.T, nữ, sinh năm 1972
5. T.T.T, nữ, sinh năm 1950
6. N.T.B, nam, sinh năm 1969
7. N.V.L, nam, sinh năm 1992
8. N.T.L, nữ, sinh năm 1974
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trưa 19/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h ngày 19/8, trên địa bàn thành phố đã phát hiện thêm 25 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 21 ca tại khu cách ly, khu phong tỏa và 4 ca tại cộng đồng.
Cũng theo CDC, 25 ca này thuộc hai chùm ca bệnh sàng lọc ho sốt (3), ho sốt thứ phát (22).
Các quận, huyện ghi nhân số ca mắc mới là: Hai Bà Trưng (10), Hoàng Mai (4), Đông Anh (2), Hà Đông (2), Thanh Trì (2), Ba Đình (1), Đống Đa (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Xuân (1), Thường Tín (1).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Yêu cầu đóng tiền 111 dịch vụ trên 36 triệu đồng
Ngoài việc thông báo bà T. đã mất, phía bệnh viện yêu cầu gia đình nộp thêm 28 triệu đồng tiền viện phí để nhận giấy báo tử và thi thể an táng. Gia đình tự liên hệ với các cơ sở mai táng để lo hỏa táng cho người thân.
Theo chị N., khoảng 2 tháng nay chị thất nghiệp và không có thêm khoản thu nhập nào. Không đan tâm để mẹ lạnh lẽo, chị phải chạy vạy vay mượn người quen được 25 triệu đồng để đóng cho bệnh viện nhưng vẫn không đủ, còn thiếu 3 triệu.
"Chưa đủ số tiền viện phí nên bệnh viện chỉ ghi giấy tạm ứng viện phí, gia đình nhận tử thi và liên hệ cơ sở mai táng làm thủ tục hỏa táng với số tiền 20 triệu đồng" - chị N. đau buồn nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, tính đến 6h ngày 18/8, TP có 162.372 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 161.967 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 405 người nhập cảnh.
Hiện TP đang điều trị 33.202 bệnh nhân, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.302 F0 nặng đang thở máy và 16 người can thiệp ECMO.
Trong ngày 18/8, TP có 2.291 F0 xuất viện, nâng tổng số người khỏi bệnh cộng dồn từ 1/1 đến nay lên 80.441 bệnh nhân. Có 255 trường hợp tử vong trong ngày.
HCDC cho biết, trong 5 ngày qua, TP không phát sinh ổ dịch mới cần theo dõi. Hiện còn 17 ổ dịch đang diễn tiến.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
UBND phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa ra thông báo về việc tạm dừng kinh doanh trên các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên (chợ Hàng Bè cũ) bắt đầu từ 0h ngày 19/8 cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND TP Hà Nội về thực hiện giãn cách xã hội.
Theo UBND phường Hàng Bạc, việc tạm dừng kinh doanh các tuyến phố trên do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và để thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế việc tụ tập đông người, ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các tuyến phố, ngõ nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng.
UBND phường Hàng Bạc giao công an phường, các bộ phận chức năng phường, tổ trưởng tổ dân phố... tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh tại các tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên thực hiện việc tạm dừng hoạt động kinh doanh, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tuyến phố Gia Ngư, ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên tạm dừng hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Trước đó, nhiều chợ dân sinh và các chợ đầu mối phía Nam, chợ Long Biên, Đồng Xa, Phùng Khoang cũng bị phong tỏa vì liên quan tới các ca nhiễm Covid-19, riêng chợ đầu mối phía Nam đã được mở trở lại.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 19/8, Hà Nội bước vào ngày giãn cách thứ 26, chỉ còn 4 ngày nữa kết thúc thời hạn (6h ngày 23/8). Trong sáng nay, thành phố ghi nhận thêm 5 ca Covid-19, đều trong khu cách ly, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 29/4 đến nay lên 2.364. Trong số này, 1.234 ca ngoài cộng đồng và 1.130 ca đã được cách ly.
Ngày đầu giãn cách toàn xã hội, thành phố ghi nhận số ca thấp nhất với 23 trường hợp. Các ca dương tính SARS-CoV-2 tăng dần lên, đỉnh điểm ngày 30/7 có tới 119 ca, cao nhất tính đến nay.
Số ca trung bình trên 60 ca/ngày. Trong đợt giãn cách lần 2, F0 trong cộng đồng giảm dần; đến nay, trung bình khoảng 30 ca trong cộng đồng/ngày. Đặc biệt, chiều 15/8, thành phố không ghi nhận trường hợp dương tính và hôm qua (18/8) trong tổng 51 ca, chỉ 1 trường hợp ngoài cộng đồng.
Các F0 có xu hướng tăng giảm thất thường, khoảng một tuần trở lại đây bắt đầu giảm, nhưng các chuyên gia nhận định là "giảm không bền vững".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có công văn truyền đạt chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình về việc bổ sung hệ thống bồn oxy tại các bệnh viện trong TP.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phối hợp với các đơn vị đầu tư, tăng cường lắp đặt hệ thống oxy cho các giường điều trị bệnh nhân Covid-19, đảm bảo quy mô 15.000 giường có gọng thở oxy trước 23/8. Ban cũng cần tăng cường và rà soát camera để kiểm tra, giám sát giường bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo chia sẻ của PGS.TS Bác sĩ Trần Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Hà Nội) cho biết, cách đây không lâu, bệnh viện đã điều 33 y, bác sĩ vào Nam chống dịch.
Lần này, con số được tăng cường thêm 122. Đây là đội ngũ được đào tạo bài bản với kỹ năng giúp đỡ các thai phụ trước diễn biến nhiều thai phụ mắc Covid-19 tăng lên. Các y, bác sĩ sẽ tập trung giúp các thai phụ mắc Covid-19 chủ yếu tại tỉnh Bình Dương.
"Do đặc thù phụ nữ có thai (gồm 2 mẹ con) nên bác sĩ thường sẽ khó khăn trong việc theo dõi sức khoẻ người mẹ, với đội ngũ hộ sinh được bệnh viện cử vào lần này sẽ có những kỹ năng riêng, đảm bảo tốt việc chăm sóc cũng như phòng ngừa cho thai phụ", Bác sĩ Cường cho hay.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/8, theo thông tin từ Ban Quản lý Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19, Quỹ vào ngày 18/8 đã tiếp tục xuất 9 tỉ đồng để mua vắc-xin. Như vậy, tính đến thời điểm này, Quỹ đã xuất tất cả là 3 đợt với tổng số tiền là 197 tỉ đồng để mua vắc-xin Covid-19.
Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ đã tiếp nhận được 8.626 tỉ đồng (bao gồm cả ngoại tệ đã quy đổi sang VND) từ 519.155 tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ.
Hiện còn 13 đơn vị đã cam kết tài trợ nhưng chưa chuyển tiền hoặc mới chuyển tiền một phần với số tiền gần 36 tỉ đồng. Ban Quản lý Quỹ đang tiếp tục đôn đốc các nhà tài trợ sớm chuyển tiền vào Quỹ.
Theo Ban Quản lý Quỹ, số vốn nhàn rỗi chưa sử dụng đến của Quỹ được gửi tại các ngân hàng thương mại có uy tín, có năng lực theo nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/8, Sở Y tế tiếp tục ghi nhận 2 ca bệnh Covid-19 đang tạm trú tại xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), gồm Moong Thị Ng. (24 tuổi), và Vy Thi H. (26 tuổi). Cả 2 cùng là người dân tộc thiểu số ở vùng cao Nghệ An, xuống làm nhân viên quán karaoke Sinh viên, có địa chỉ tại xóm 1, xã Nghi Phong.
Một ngày trước, 2 nhân viên khác của quán karaoke này là chị Nguyễn Thị A. (35 tuổi), và Vương Thị L. (62 tuổi), cũng có kết quả dương tính với Covid-19. Tất cả những người này được xác định bị lây nhiễm từ bà chủ của mình, bệnh nhân Trần Thị H. (52 tuổi, trú tại xã Nghi Ân, TP. Vinh).
Theo đó, gần đây bà H. thường đi chợ Quang Trung mua thực phẩm, đến ngày 15/8, bà có triệu chứng mệt mỏi, sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính. Sau khi truy vết cả F1, đến nay ngoài 4 nhân viên của quán karaoke, mẹ đẻ của bà H. năm nay đã 92 tuổi và một người bạn ở xã Nghi Trường (Nghi Lộc), cũng có kết quả dương tính với Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Căn cứ công tác đánh giá, đảm bảo an toàn khai thác máy bay trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 3033/CT-CHK ngày 14-7-2021 về công tác đảm bảo an toàn khai thác máy bay.
Để tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn khai thác máy bay trong giai đoạn tiếp theo, Cục Hàng không Việt Nam đã bổ sung thêm 1 nội dung vào Chỉ thị số 3033/CT-CHK đã ban hành trước đó.
Theo đó, người khai thác máy bay cần chấp hành nghiêm túc các chỉ thị về phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, ưu tiên nhóm nhân viên tuyến đầu thường xuyên tiếp xúc với hành khách và có nguy cơ lây nhiễm cao như người lái máy bay, tiếp viên hàng không, nhân viên kỹ thuật.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước nhu cầu ngày một tăng cao tại cơ sở điều trị Covid-19 ở TP.HCM, Bộ Tư lệnh TP gấp rút điều động hơn 60 cán bộ, chiến sĩ tham gia vận chuyển bình oxy. Bất kể ngày đêm, những chuyến xe chở bình oxy - sự sống của những bệnh nhân chuyển biến nặng hoạt động không ngơi nghỉ trên hành trình từ bệnh viện đến nhà máy nạp khí oxy và ngược lại.
Đối với những người trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ này, công việc tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng đặc biệt giữa chiến trường không tiếng súng - chiến trường phòng, chống dịch Covid-19.
Một tháng qua, trung tá chuyên nghiệp Văn Hải (nhân viên lái xe, Trung đội vận tải - Bộ Tư lệnh TP HCM) liên tục lái xe, chở bình oxy đã sử dụng hết từ bệnh viện điều trị Covid-19 ở TP HCM đến nhà máy nạp khí oxy (tọa lạc tại tỉnh Bình Dương). Sau đó, anh tức tốc vận chuyển bình được nạp đầy khí oxy quay ngược lại, tiếp tế cho bệnh viện.
Đó là nhiệm vụ mới mà anh Hải cùng 4 chiến sĩ khác (tăng cường từ Trung đoàn Gia Định - Bộ Tư lệnh TP HCM) đảm đương. Hàng ngày, chuyến xe đầu tiên khởi hành lúc 6 giờ 30 phút. Anh và đồng đội thường kết thúc công việc khi các bệnh viện tạm đủ bình oxy phục vụ công tác điều trị.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 19/8, UBND tỉnh Quảng Nam đã có tờ trình gửi Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế về việc xin cấp thêm vaccine phòng Covid-19.
UBND tỉnh Quảng Nam cho hay tại địa phương, gần 1,5 triệu người có nhu cầu tiêm vaccine phòng Covid-19. Lượng vaccine cần thiết tương đương để tiêm đủ 2 mũi cho 70% dân số của địa phương theo kế hoạch của Chính phủ đến quý I/2022 là khoảng 2 triệu liều.
Tuy nhiên, đến 16/8, Quảng Nam mới được phân bổ hơn 138.000 liều, chỉ đáp ứng được 9% dân số trên địa bàn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 19-8, ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết toàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 660 ca dương tính mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 lên 15.629 ca.
Trong số đó, có 106 bệnh nhân tử vong và gần 5.200 bệnh nhân được xác nhận điều trị khỏi, xuất viện, bàn giao về địa phương tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Trước đó, Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 tỉnh Đồng Nai đã ban hành phương án triển khai tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn trong năm 2021.
Theo đó, từ tháng 8 đến hết tháng 12-2021, Đồng Nai đặt mục tiêu 100% người có độ tuổi từ 18 trở lên hoàn tất việc tiêm vắc xin COVID-19 với số lượng dự kiến trên 2,2 triệu người.
Việc triển khai tiêm theo từng đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế; tổ chức tiêm tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ; không giới hạn số lượng mũi tiêm trong buổi tiêm, ngày tiêm, đảm bảo nhân lực thay thế khi cần thiết để công tác tiêm chủng hoạt động liên tục.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 19/8, anh P.T.C (30 tuổi, ngụ Buôn Ea Krue, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) đang được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Đắk Lắk, sau khi được xác định dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày hôm qua.
Dòng tâm thư xin lỗi đến các trường hợp F1 của người đàn ông mắc Covid-19 đăng trên trang Facebook cá nhân
Chia sẻ với PV Dân trí qua điện thoại, anh C. tỏ ra rất buồn và ân hận trước những sự việc diễn ra.
Anh C. cho biết, từ ngày 23/7, anh đã vào TPHCM chăm mẹ bệnh ung thư phổi, đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu ở thành phố. Quá trình ở bệnh viện, cả bệnh nhân lẫn người nhà, định kỳ vài ngày sẽ được lấy mẫu xét nghiệm Realtime RT - PCR và anh đều có kết quả âm tính.
Chiều 6/8, mẹ anh C. mất, anh đã thuê xe cấp cứu và cùng em gái đưa mẹ về Đắk Lắk để mai táng. Trước khi về quê, anh và em gái đều tiến hành test nhanh SARS-CoV-2 và đều có kết quả âm tính.
Về đến nhà, tang lễ của mẹ anh C. được tổ chức nhanh gọn trong vòng một ngày và nhanh chóng được chôn cất. Quá trình diễn ra tang lễ, anh C. có tiếp xúc với nhiều người đến viếng đám tang. Chôn cất mẹ xong, anh C. đến Trạm y tế xã để khai báo.
Tới ngày 16/8, anh C. thấy người mệt mỏi và đến Trạm y tế xã Ea Bông làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, kết quả dương tính. Mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm Realtime RT - PCR cho kết quả dương tính.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Làm việc với Lãnh đạo Ban Dân vận T.Ư, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, chiều 18/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá kết quả chống dịch "vẫn chưa được như mong muốn". Bên cạnh nhiều nguyên nhân khách quan, còn có những nguyên nhân chủ quan như việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có lúc, có nơi chưa thật nghiêm, thậm chí còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Khi thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không để bất kỳ ai thiếu ăn, thiếu mặc, đáp ứng mọi yêu cầu y tế của mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân. "Để người dân chấp hành theo tinh thần "ai ở đâu ở đó" thì chúng ta phải đáp ứng mọi nhu cầu của người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ xuất cấp dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, xem xét sử dụng Quỹ Công đoàn để hỗ trợ người lao động theo các quy định của pháp luật, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Để làm tốt việc giãn cách, người đứng đầu Chính phủ lưu ý cần lo cho dân, bảo đảm không ai bị thiếu ăn thiếu mặc, bảo đảm nhu cầu y tế của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân.
Cho rằng, việc giãn cách xã hội còn kéo dài trong khi nguồn lực con người, vật chất đều có hạn, nhất là các y, bác sĩ, điều dưỡng viên đã làm việc hết sức mình trong thời gian dài, phải quá tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh ở địa phương mình, tiếp tục chi viện, ủng hộ, giúp đỡ TPHCM và các tỉnh miền Nam cả về con người và cơ sở vật chất theo tinh thần "Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì TPHCM".
"Tôi đề nghị chuẩn bị sẵn sàng để khi nào cần là có thể điều ngay, nhất là về lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng viên; cần nâng cao trình độ tay nghề về hồi sức cấp cứu mà các tỉnh, thành phố phía nam đang có nhu cầu rất lớn. Kiểm soát được tình hình dịch bệnh ở miền Nam thì chúng ta mới có thể kiểm soát được dịch bệnh trên cả nước", Thủ tướng phát biểu.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 18/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký văn bản yêu cầu 7 bệnh viện được phân công hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực, điều trị người mắc COVID-19 tại các quận, huyện ở TP HCM theo đề nghị của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế). Các bệnh viện gồm:
- Bệnh viện Hồi sức COVID-19 do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách sẽ hỗ trợ cho cơ sở y tế của TP Thủ Đức và quận Bình Thạnh.
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM có nhiệm vụ hỗ trợ cho cơ sở y tế quận 1, quận 3, quận 5 và quận 11.
- Trung tâm Hồi sức tích cực do Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phụ trách đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13 sẽ hỗ trợ cơ sở y tế cho huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.
- Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 16 hỗ trợ cơ sở y tế cho quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.
- Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 14 hỗ trợ cơ sở y tế quận 10, quận 12, quận Tân Phú, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn.
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hỗ trợ cơ sở y tế của quận 4, quận 6 và quận Gò Vấp.
- Bệnh viện Thống Nhất hỗ trợ cơ sở y tế của quận Phú Nhuận và Tân Bình.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 19/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, từ 7h sáng 18/8 đến 7h sáng 19/8, tỉnh này đã ghi nhận 69 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây nhiễm.
Trong số người nhiễm mới này có 2 nhân viên làm tại quán karaoke bị nhiễm SARS-CoV-2. Cụ thể là M.T.N. (SN 1997, trú Nghi Lộc) và V.T.H. (SN 1995. trú xã Nghi Phong, Nghi Lộc). Cả 2 bệnh nhân đều là F1 và là nhân viên quán karaoke của 1 bệnh nhân đã được công bố trước đó.
Ngoài ra, tỉnh này ghi nhận nhiều ca nhiễm mới, không rõ nguồn lây nhiễm như N.K.H. (SN 1974, lao động tự do, trú thôn Đồng Tâm, Bồi Sơn, Đô Lương). Ngày 16/8, bệnh nhân đi từ Ngõ 20 đường Lê Hồng Phong (phường Hưng Bình, TP.Vinh) về địa phương.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Bắc Giang sáng 19.8, sau 1 tháng không có ca Covid-19 mới, ngày hôm qua, tỉnh này ghi nhận có 6 trường hợp F0. Ca phát hiện đầu tiên là Th.T.L (27 tuổi), trú tại P.Lê Lợi, TP.Bắc Giang, hiện đang công tác tại Công an tỉnh Bắc Giang. Qua truy vết và rà soát lịch sử dịch tễ, xét nghiệm RT-PCR xác định thêm 5 ca F0 khác là đồng nghiệp và người ở cùng khu phố.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Bắc Giang cũng cho biết, hiện có hàng loạt ca test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 và đang chờ kết quả xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.
Trước diễn biến phức tạp của dịch, đặc biệt là tại công an tỉnh, Bắc Giang đã tạm thời phong tỏa Bệnh xá Công an tỉnh Bắc Giang và một số khu vực làm việc tại trụ sở công an tỉnh, để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bắt đầu từ ngày 18/8 huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thần tốc truy vết, sàng lọc, phân loại các trường hợp liên quan đến 2 trường hợp F0 để đưa đi cách ly, tập trung điều trị; thành lập tổ đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm cho nhân dân; thành lập các chốt kiểm soát công dân đi theo đường mòn, lối mở nhằm kiểm soát chặt chẽ công dân đi từ vùng dịch về địa phương, từ đó phân loại đối tượng, đưa đi cách ly theo quy định; liên tục lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm diện rộng, đảm bảo phát hiện kịp thời những ca nguy cơ cao hoặc dương tính trong cộng đồng.
"Hiện nay chúng tôi đang tích cực lấy mẫu đối với các công dân có nguy cơ cao hoặc những đối tượng trong diện tiếp xúc gần, hoặc đối tượng cần phải lấy mẫu, nhất là những cán bộ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch trên địa bàn huyện. Chúng tôi cũng đã ưu tiên lượng vaccine để tiêm phòng cho các đối tượng ưu tiên, tiêm phòng trên diện rộng với toàn dân, đặc biệt là những vùng có F0 đã phát dịch"- ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La cho biết.
Đến sáng 18/8, tỉnh Sơn La đã truy vết được 65 F1 và gần 100 F2 có liên quan đến 2 trường hợp F0 tại huyện Phù Yên; các trường hợp F1 đều được đưa vào cách ly tại các khu cách ly tập trung huyện Phù Yên. Tuy nhiên công tác truy vết vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi chưa thể xác định được nguồn lây của 2 ca F0 này.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết vừa tổ chức cuộc họp trực tuyến với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng , vào chiều 18/8.
Ban chỉ đạo cho biết trong ngày 18/8 đã ghi nhận 134 ca mắc Covid-19 gồm 87 ca đã cách ly, 13 ca trong khu phong tỏa và 34 ca cộng đồng.
Trong 34 ca cộng đồng có 27 chưa rõ nguồn lây gồm một ca có triệu chứng khai báo và lấy mẫu ở Trung tâm Y tế quận Thanh Khê, 26 ca lấy mẫu hộ gia đình quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn.
Ông Nguyễn Văn Quảng cho biết ngày 18/8 Đà Nẵng đạt kỷ lục trong xét nghiệm với hơn 115.123 lượt người (trong đó bằng phương pháp RT-PCR là 114.146 lượt người). Số ca mắc được phát hiện 134 ca mắc Covid-19, có 66 ca chưa được giám sát. Ông Quảng đánh giá đây là tỷ lệ quan trọng để thành phố có số liệu đánh giá cụ thể về số ca mắc Covid-19 còn trong cộng đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/8, Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Văn Hòa (sinh năm 1982 người địa phương), để điều tra hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, theo điều 240 Bộ luật Hình sự.
Theo cơ quan điều tra, ngày 6/7, Hòa cùng một tài xế khác ngụ ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, đi ô tô từ TPHCM về tỉnh Ninh Thuận.
Dù trở về từ vùng dịch nhưng Hòa không khai báo y tế theo quy định và di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong đó có dự một đám giỗ và làm lây lan dịch bệnh cho 4 người khác.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 18.8, ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ , thông tin đã có khoảng 9.800 trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19. Nguyên nhân là d ịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài không đảm bảo an toàn cho sản xuất. Bên cạnh đó, chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa và thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp cũng đã bị ảnh hưởng trầm trọng.
Tính riêng tại các khu công nghiệp ở Cần Thơ hiện đã có 1.030/1.090 doanh nghiệp phải tạm đóng cửa, chiếm 94,5%; hơn 65.000 lao động phải tạm nghỉ. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có số lao động trên 100 người hiện chỉ còn 6/38 doanh nghiệp còn duy trì được hoạt động. Các doanh nghiệp có ít hơn 100 lao động do các quận huyện quản lý hiện cũng chỉ còn 34/882 doanh nghiệp còn hoạt động cầm chừng.
"Rất nhiều doanh nghiệp dự đình áp dụng phương án hoạt động 3 tại chỗ, vừa cách ly, vừa sản xuất. Tuy nhiên, thực tế qua kiểm tra các yêu cầu không đạt, đều phải đành phải tạm ngường hoạt động. Tình thế rất khó khăn nhưng không còn cách nào khác. Các doanh nghiệp gần như chỉ còn biết "gồng" chờ vắc xin, mới mong khôi phục sản xuất dần dần", ông Sơn nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 19/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Tây Ninh cho biết, từ ngày 15 đến 18/8, tỉnh Tây Ninh đã lấy gần 147.000 mẫu xét nghiệm. Trong số này có 91 ca nghi mắc COVID-19
Đây là các mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 được lấy từ 92/94 xã, phường, thị trấn và tại các Khu công nghiệp, Cty Việt Nam Mộc Bài.
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Tây Ninh, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 sẽ trả kết quả về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, thị xã và thành phố.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (từ ngày 27.4 đến nay), có hơn 1,3 triệu NLĐ phải ngừng việc, nghỉ việc, mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động; có 1.013 doanh nghiệp với 84.034 NLĐ vừa cách ly, phong tỏa vừa sản xuất. 29.910 công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) mắc Covid-19 tại 50 tỉnh, thành, chiếm 11,44% tổng số ca nhiễm trên cả nước.
Ngoài ra, 99.884 CNVCLĐ là F1 và 390.328 CNVCLĐ trong các khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Đáng chú ý, đã có 1,06 triệu đoàn viên, NLĐ tại 7.941 đơn vị, doanh nghiệp đã được tiêm vắc xin, trong đó 437.433 người là công nhân lao động thuộc 921 doanh nghiệp.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Để người dân chấp hành giãn cách "ai ở đâu thì ở đó", Chính phủ sẽ xuất cấp dự trữ quốc gia và xem xét sử dụng Quỹ Công đoàn để hỗ trợ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết thông tin trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phòng chống Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội chiều 18/8. Thủ tướng cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét sử dụng Quỹ Công đoàn để hỗ trợ người lao động trong bối cảnh dịch bệnh.
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá kết quả chống dịch "chưa được như mong muốn", dù chính quyền, người dân, doanh nghiệp ở phía Nam đã "cố gắng, nỗ lực rất cao".
Để thực hiện thành công giãn cách xã hội, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang thực hiện theo Chỉ thị 15, 16 không để ai thiếu ăn, thiếu mặc. Nhu cầu y tế của người dân và an ninh, an toàn phải được đảm bảo. Bên cạnh đó, các lực lượng phải hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm quy định chống dịch.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 19/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội thông tin 5 trường hợp nhiễm -19 mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát và đều được cách ly, phân bố tại 2 quận Đống Đa (4) và Hà Đông (1).
Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.364 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, trong đó số ca ngoài cộng đồng là 1.234, số ca được cách ly là 1.130.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Với khả năng kết thúc giãn cách xã hội vào ngày 23/8 tới, ông Trí cho rằng hiện còn sớm để nói về việc này. Kết quả chống dịch chưa thực sự bền vững, số F0 ngoài cộng đồng còn nhiều, có thể chưa tìm được hết.
"Thành phố đang sàng lọc để bóc tách F0, nên cần thêm thời gian để có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của một tháng giãn cách vừa qua, xem có cần thiết thêm hay dừng lại", ông Trí nói.
Vị chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại nếu Hà Nội dừng giãn cách vào ngày 23/8 tới bởi chỉ sau một tuần, người dân thủ đô sẽ đón đợt nghỉ lễ 2/9. Với tâm lý chung là muốn giải tỏa sau một tháng giãn cách, có thể người dân sẽ đổ ra đường, tụ tập đông người ở các điểm vui chơi, đẩy nguy cơ bùng phát dịch lên cao.
"Bài học từ đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua đã rất rõ ràng. Hà Nội sẽ có biện pháp, kế hoạch gì để đối phó với khả năng dịch bệnh lây lan trong dịp 2/9 nếu dừng giãn cách?", vị chuyên gia đặt vấn đề.
Còn theo ông Trần Đắc Phu, Hà Nội không nên quyết định vội vàng việc dừng giãn cách xã hội bởi cần đánh giá rất cẩn trọng từng yếu tố, nhất là kết quả của công tác truy vết, bóc tách F0 và việc xét nghiệm sàng lọc trong tuần này.
"Trước mắt cần làm chặt việc giãn cách trong những ngày còn lại, tranh thủ thời gian xác định nguồn dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Trong 1 triệu xét nghiệm mà TP sắp làm, nếu số liệu không đột biến, số F0 cộng đồng thấp thì tình hình cơ bản đã ổn định, có thể nghĩ đến dừng giãn cách xã hội", ông Phu nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo cập nhật của Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, trong ngày 18/8, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 3.694 ca mắc Covid-19. Số lượng F0 được phát hiện tại cộng đồng là 2.848 ca, chiếm tỷ lệ hơn 77%.
Quận 1 ghi nhận 290 người nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 265 người phát hiện qua xét nghiệm tầm soát ở cộng đồng và sàng lọc tại bệnh viện, chiếm hơn 90% tổng số ca nhiễm toàn quận. Đây là địa bàn có số lượng F0 tại cộng đồng được phát hiện trong ngày 18/8 cao nhất tại TP.HCM.
Quận Bình Tân với 319 ca mắc Covid-19. Trong đó, 255 người được phát hiện qua xét nghiệm tầm soát ngoài cộng đồng và sàng lọc ở bệnh viện, chiếm gần 80% tổng số ca trong ngày. Trong ngày 17/8, Bình Tân cũng ghi nhận thêm 181 ca nhiễm, số lượng F0 ngoài cộng đồng chiếm hơn 96% (174 ca).
Quận 10 có tổng cộng 227 ca, trong đó gần 97% là người nhiễm được phát hiện ngoài cộng đồng (220 ca). Địa bàn này có tổng cộng 8.076 ca mắc Covid-19 trong đợt bùng phát lần 4 và là địa phương ghi nhận nhiều ổ dịch đang bùng phát nhất tại TP.HCM.
Trong 24 giờ, toàn quận Tân Bình cũng ghi nhận thêm 212 ca nhiễm, số lượng F0 ngoài cộng đồng chiếm hơn 99% (210 ca).
Quận 5 ghi nhận số người mắc Covid-19 là 148 ca, trong đó số ca trong cộng đồng chiếm tỷ lệ gần 98% (145).
Đặc biệt, huyện Nhà Bè có số người nhiễm khá ít nhưng 100% ca mắc Covid-19 được ghi nhận trong ngày 18/8 được ghi nhận tại cộng đồng (17/17).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
"Em ở nhà chăm sóc con thật tốt, anh nơi đây luôn lo lắng và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để sớm trở về cùng mẹ con em"... trung úy Phan Đồng Tâm (cán bộ chốt trực dã chiến phường Phú Thạnh, quận Tân Phú) nhắn nhủ vợ trước lúc lên đường làm nhiệm vụ.
20 hôm trước khi dịch bùng phát, con gái đầu lòng của anh chào đời. Người bố trẻ vừa bên con được 5 ngày, chớp mắt đã xa 4 tháng.
Không riêng trung úy Tâm, mang nhiệm vụ trên vai, có người lính 2 tuần chưa về nhà, có người 2 tháng, có người hơn 4 tháng và cũng có người ra đi không hẹn ngày về. Với lực lượng tuyến đầu chống dịch nói chung và những chiến sĩ công an thành phố nói riêng, cuộc chiến với dịch Covid-19 vẫn chưa dừng lại.
Đại úy Nguyễn Thị Mộng Thu. Ảnh: Quỳnh Danh.
Nhận chắc kết quả âm tính sau thời gian điều trị, thượng úy Trần Khánh Duy tiếp tục tác chiến chống dịch cùng đơn vị. Ảnh: Quỳnh Danh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tính đến 18h ngày 18/8, theo Bộ Y tế, Hà Nội đã ghi nhận 2.591 bệnh nhân Covid-19, 33 người tử vong trong làn sóng thứ 4. Sau 25 ngày giãn cách xã hội, thành phố có những biến động về F0, diễn biến dịch vẫn rất phức tạp.
Theo CDC Hà Nội, từ khi giãn cách xã hội (24/7) đến nay, trung bình mỗi ngày, thành phố phát hiện thêm trên dưới 60 F0. Đỉnh điểm như ngày 30/7, Hà Nội ghi nhận 119 bệnh nhân. Các ngày 6/8, 13/8, số F0 trong ngày vượt mốc 100 ca. Riêng chiều 15/8, thành phố không ghi nhận trường hợp dương tính.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nguy cơ của Hà Nội hiện vẫn rất cao, kết quả sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng.
Do đó, việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Ngoài ra, những nguy cơ lây nhiễm từ ngân hàng, bưu điện, shipper, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị..., cũng cần được tập trung giải quyết, không để lây lan từ đây.
Theo ông Phu, nhìn chung, tình hình dịch ở Hà Nội vẫn kiểm soát được. Nhưng trước nguy cơ tiềm ẩn và biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, dịch Covid-19 tại TP còn phức tạp.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng Hà Nội cần tiếp tục thực hiện giãn cách để bảo vệ thành quả vừa qua. Mục đích giãn cách là tiếp tục phát hiện ổ dịch mới, từ đó, truy vết, phong tỏa, ngăn vùng đỏ không lây lan, bảo vệ vùng xanh để dịch không xâm nhập.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: