Cập

Diễn biến dịch ngày 19/2: Hà Nội lên gần 4.900 ca mới, 801 ca nặng, nguy kịch; Giá xét nghiệm SARS-CoV-2 mới, tối đa 78.000 đồng/xét nghiệm

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP (cập nhật 9h ngày 18/2). So với tuần trước, 37 xã, phường ở Hà Nội đã chuyển từ cấp độ 1 (màu xanh) lên cấp độ 2 (màu vàng).

  diễn biến
  • 13:31:00 19-02-2022

    Đề xuất duy trì cấp thuốc điều trị Covid-19 miễn phí ở cấp xã, phường

    Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, người dân có thể mua thuốc điều trị Covid-19 trong nước với giá rẻ là tin rất tích cực.

    Ông cũng chia sẻ, nhà nước cần duy trì song song việc bán thuốc và cấp thuốc Molnupiravir miễn phí cho người mắc Covid-19. Đặc biệt là miễn phí, nhanh chóng với những F0 lớn tuổi, có bệnh nền hoặc không có điều kiện kinh tế.

    PGS Dũng lấy ví dụ, với thuốc điều trị bệnh lao, người dân có thể tự mua thuốc bên ngoài hoặc điều trị ở phòng khám tư nhân, nhưng cũng có bệnh nhân điều trị miễn phí trong chương trình phòng chống lao quốc gia.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:43:00 19-02-2022

    Hà Nam ghi nhận 11 bệnh nhân COVID-19 tử vong, đều chưa tiêm vaccine

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam, trong ngày 19/2 trên địa bàn ghi nhận 236 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 .

    Trong số đó có 195 F0 phát hiện qua sàng lọc y tế và 31 F0 ghi nhận tại khu vực phong tỏa, cách ly tại nhà.

    Luỹ kế từ khi xuất hiện ca bệnh BN687.470 ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý vào chiều 19/9/2021 đến tối 19/2/2022, Hà Nam ghi nhận 9.365 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:25:00 19-02-2022

    Số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM tăng trở lại

    Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, số ca mắc Covid-19 xác định (theo hướng dẫn của Bộ Y tế) và số ca nghi nhiễm phát hiện trên địa bàn thành phố thời gian gần đây có chiều hướng tăng.

    Từ con số thấp nhất là 24 ca được ghi nhận ngày 5/2, đến nay, số lượng F0 trên địa bàn tăng gấp hơn 10 lần. Theo dự đoán của ngành y tế và các chuyên gia, số ca nhiễm tại TP.HCM có thể sẽ tiếp tục tăng.

    Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM ngày 19/2, trong 24 giờ qua, thành phố phát hiện 849 ca dương tính với SARS-CoV-2, bao gồm 532 người sàng lọc tại bệnh viện, 295 ca phát hiện tại cộng đồng do các Trung tâm Y tế lấy mẫu, 22 ca được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến.

    Trong số 849 ca nhiễm được phát hiện, TP Thủ Đức nhiều nhất với 194 ca. Một số địa phương còn lại là Bình Thạnh (90), Tân Phú (58), quận 4 (55), quận 10 (51), quận 7 (44), Phú Nhuận (43), Gò Vấp (41)...

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/so-ca-mac-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:57:00 19-02-2022

    Ngày 19/2, cả nước ghi nhận 41.980 ca nhiễm mới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:56:00 19-02-2022

    Lại lập đỉnh, Hà Nội lên gần 4.900 ca mới; 801 ca nặng, nguy kịch

    Sở Y tế Hà Nội tối 19/2 thông báo trong 24 giờ qua TP ghi nhận 4.869 ca COVID-19 mới trong đó có 1.206 ca cộng đồng. Bệnh nhân phân bố tại 468 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (389); Hoàng Mai (355), Nam Từ Liêm (282), Bắc Từ Liêm (271), Hà Đông (244).

    Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 196.416 ca COVID-19 với 893 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong chiếm 0,46% tổng ca mắc.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/lai-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:19:00 19-02-2022

    Cảnh báo tình trạng đưa thuốc trị Covid-19, kit xét nghiệm "dỏm" vào Việt Nam

    Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế.

    Theo Bộ Y tế, thời gian qua. lợi dụng dịch Covid-19, một số đối tượng đã cố tình tìm cách đưa vào thị trường Việt Nam nhiều mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, an toàn như bộ đồ bảo hộ chống dịch, khẩu trang y tế, thuốc điều trị Covid-19, máy tạo oxy, kit xét nghiệm Covid-19, nước sát khuẩn, găng tay y tế đã qua sử dụng... ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch, đồng thời ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người tiêu dùng.

    Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế quản lý, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung.

    Cụ thể, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

    Đồng thời tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung tránh gây chồng chéo, tạo lỗ hổng pháp lý trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực y tế.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://nld.com.vn/suc-khoe/ca...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:15:00 19-02-2022

    Giá xét nghiệm nhanh COVID-19 thay đổi từ ngày 21/2

    Theo Thông tư mới nhất này (Thông tư 02) thay thế Thông tư 16, mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế như sau:

    Mức giá trần mới sẽ giảm cao nhất khoảng 30% so với giá hiện hành.

    Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag, xét nghiệm nhanh mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 78.000 đồng/xét nghiệm (mức giá theo quy định hiện hành ở Thông tư 16 là 109.700 đồng/xét nghiệm).

    Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động mẫu đơn:

    Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 178.900 đồng/xét nghiệm.

    Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR:

    - Trường hợp mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho phản ứng theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 501.800 đồng/xét nghiệm.

    - Trường hợp gộp mẫu: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho phản ứng theo quy định, trong đó sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng được chia đều theo số mẫu gộp. Mức thanh toán tối đa không vượt quá mức giá xét nghiệm gộp mẫu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:10:00 19-02-2022

    Số ca COVID-19 cao nhiều ngày liên tục, Hà Nội tăng gần gấp đôi địa phương "vùng vàng"

    Ngày 19-2, UBND TP Hà Nội có thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội.

    Theo đó, ở quy mô xã, phường, thị trấn, Hà Nội có 80 địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), 499 địa phương cấp độ 1 (vùng xanh).

    Hiện TP Hà Nội không có xã, phường, thị trấn nào có dịch ở cấp độ 3 (vùng cam) và 4 (vùng đỏ).

    Như vậy, so với thông báo phát đi vào ngày 12-2, TP Hà Nội gia tăng số xã, phường, thị trấn 'vùng vàng', từ 42 địa phương lên 80, tăng gần gấp đôi.

    Trước đó, trong tối 18-2, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 18h ngày 17-2 đến 18h ngày 18-2, Hà Nội ghi nhận 4.549 ca COVID-19, gồm 964 ca cộng đồng; 3.585 ca đã cách ly.

    Các ca bệnh trên ghi nhận tại 495 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (308), Hoàng Mai (282), Nam Từ Liêm (244), Sóc Sơn (242), Bắc Từ Liêm (236), Hoài Đức (225), Chương Mỹ (218).

    Trong đợt dịch thứ 4, thủ đô ghi nhận tổng 191.547 ca COVID-19.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/so-ca-covid...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 05:11:00 19-02-2022

    TP Yên Bái tạm dừng nhiều hoạt động khi số ca mắc "lập đỉnh"

    Tính từ 18h ngày 17/2 đến 18h ngày 18/2, tỉnh Yên Bái ghi nhận thêm số ca mắc tăng kỷ lục (875 ca mắc Covid-19), nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại tỉnh này lên 6.086 trường hợp. Trong đó, 3 ngày (từ ngày 15 - 18/2) liên tiếp số ca bệnh tăng mạnh.

    Để kịp thời ngăn chặn dịch, kiểm soát dịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, UBND TP Yên Bái vừa ra thông báo khẩn về công tác phòng chống dịch. Theo đó, TP Yên Bái tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, quán bar, internet, trò chơi điện tử, karaoke, massage...

    TP Yên Bái tạm dừng tổ chức các hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động của các di tích, bảo tàng.

    Tạm dừng tiệc cưới, hỏi, các hoạt động liên hoan, gặp mặt, tân gia; đối với việc tổ chức lễ tang tại gia đình cần tổ chức gọn nhẹ và phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/xa-hoi/t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:53:00 19-02-2022

    FPT Long Châu ký hợp đồng mua 1 triệu viên thuốc trị Covid Molnupiravir

    Theo đó, hợp đồng giữa Chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu với Công ty Dược phẩm Boston Việt Nam, và công ty GONSA - nhà phân phối sản phẩm Stella tại Việt Nam, được ký kết chỉ vài giờ sau khi Bộ y tế cấp phép lưu hành thuốc trị Covid sản xuất tại Việt Nam theo Quyết định số 69/QĐ-QLD, cấp ngày 17 tháng 02 năm 2022.

    Chiều ngày 17 tháng 2 năm 2022, ngay sau khi Cục Quản Lý Dược - Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 69/QĐ-QLD về việc cấp giấy đăng ký lưu hành cho 3 thuốc kháng virus, chứa hoạt chất molnupiravir sản xuất tại Việt Nam, thì chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu đã ký kết hợp đồng mua 1 triệu viên thuốc trị Covid, thành phần chứa hoạt chất Molnupiravir 400mg, đầu tiên tại Việt Nam với các nhà sản xuất và phân phối.

    Đại diện một trong các Công ty được cấp phép sản xuất cho biết:" Chúng tôi chọn chuỗi nhà thuốc Long Châu là đối tác ký kết phân phối thuốc Molnupiravir 400mg đầu tiên, bởi vì, chúng tôi tin rằng thông qua mạng lưới gần 500 nhà thuốc Long Châu trải dài khắp 63 tỉnh thành, thuốc sẽ đến được với các bệnh nhân F0 nhanh nhất."

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/fpt-long-ch...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:24:00 19-02-2022

    Cha mẹ cần biết: Trẻ mắc Covid-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào?

    Sở Y tế Hà Nội ngày 18/2 ban hành công văn khẩn về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19. Theo hướng dẫn mới, việc phân luồng điều trị với người bệnh Covid-19 được chia thành các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là có thêm hướng dẫn phân luồng điều trị trẻ mắc Covid-19.

    Cụ thể phân tầng điều trị trẻ em mắc Covid-19 như sau:

    Tầng 1: - Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà nếu trên 3 tháng tuổi.

    - Nếu không đủ điều kiện điều trị tại nhà, trẻ được đưa vào các cơ sở thu dung quận, huyện.

    - Trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì; trẻ dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi, được điều trị tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị Nhi khoa.

    Tầng 2: - Bệnh viện Đa khoa có khoa nhi: trẻ mắc Covid-19 ở mức độ trung bình.

    - Bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành.

    Tầng 3: Trẻ em mắc Covid-19 ở mức độ nặng, nguy kịch, được chuyển điều trị tại các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn và Sơn Tây hoặc các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/cha-me-can-b...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:52:00 19-02-2022

    TP HCM chuẩn bị cho tình huống F0 tăng mạnh

    Theo đó, Sở Y tế đề nghị các quận, huyện đảm bảo khả năng chăm sóc F0 tại nhà của từng phường, xã, thị trấn và khả năng tiếp nhận, điều trị Covid-19 ở cơ sở y tế. Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn, mỗi địa phương sắp xếp lại các cơ sở thu dung phù hợp, sẵn sàng điều trị khi được kích hoạt trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, cũng như theo dõi sát số ca mắc mới để kịp thời kích hoạt mạng lưới chăm sóc F0 tại nhà.

    Hiện, hơn 90% người dân đủ tuổi đều được tiêm vaccine Covid-19, đa số F0 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Do đó, Sở Y tế tính toán mỗi trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 cộng đồng có một bác sĩ, 1-2 điều dưỡng đủ khả năng chăm sóc, quản lý 50-100 hộ F0. Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng chỉ có nhân viên y tế, không có bác sĩ, thì trạm y tế và trạm y tế lưu động hỗ trợ chăm sóc 10-20 hộ có F0.

    Cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà khi tiếp nhận thông tin người dân khai báo có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ. Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định là F0 theo quy định của Bộ Y tế, y tế địa phương xét nghiệm lại cho người bệnh bằng xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vnexpress.net/tp-hcm-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:51:00 19-02-2022

    Bộ Y tế đề nghị sớm xem xét đưa kit test xét nghiệm COVID-19 vào diện bình ổn giá

    Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

    Bổ sung biên chế cán bộ làm công tác quản lý trang thiết bị y tế

    Bộ Y tế cho biết thời gian vừa qua Bộ đã thành lập các đoàn kiểm tra về công tác mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 . Qua đó ghi nhận một số tồn tại, hạn chế và những khó khăn, vướng mắc về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.

    Để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trang thiết bị y tế, Bộ Y tế đề nghị các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố nghiên cứu, phối hợp triển khai những nội dung

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://suckhoedoisong.vn//bo-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:50:00 19-02-2022

    Những ai tuyệt đối không được dùng Monulpiravir - thuốc được coi là "chìa khoá" chữa COVID

    Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng trường đại học Y dược TP.HCM, việc nâng cao nguồn cung ứng thuốc kháng virus chính là cách chúng ta sống chung với đại dịch vì thuốc kháng virus giúp giảm nguy cơ trở nặng cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 .

    Tuy nhiên, hiện tại, nguồn cung ứng thuốc kháng virus còn hạn chế nên thuốc ưu tiên cho những người có yếu tố nguy cơ cao.

    Theo phân loại của Bộ Y tế, những người mắc đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; đặc biệt là những người có các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; bệnh thận mạn tính; béo phì, thừa cân... là những đối tượng có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19. Vì vậy, những bệnh nhân này cần được ưu tiên sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus cũng có những tác dụng phụ không mong muốn vì vậy khi dùng cần hết sức thận trọng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://soha.vn/nhung-ai-tuyet...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:17:00 19-02-2022

    Hà Nội lần thứ 7 điều chỉnh phân tầng điều trị F0

    Sở Y tế Hà Nội ngày 18/2 thay đổi phân luồng tiếp nhận, điều trị F0 theo mức độ nguy cơ, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng.

    Số ca nhiễm mới tại Hà Nội xu hướng tăng sau Tết, gần đây đều trên 3.500-4.500, trước đó khoảng 2.000 ca một ngày. Số bệnh nặng, nguy kịch một tuần qua tăng gần 250 trường hợp. Sở Y tế điều chỉnh phân tầng quản lý, điều trị F0 là tùy theo mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ của người bệnh. Đây là lần thứ 7 điều chỉnh phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 của ngành y tế thành phố.

    Tầng ba: Bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng, nguy kịch hoặc trong tình trạng cần hồi sức tích cực tại các bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây và Đống Đa; bệnh viện tầng hai có giường hồi sức tích cực và các bệnh viện trung ương, bộ, ngành.

    Tầng hai: Bệnh nhân Covid-19 mức độ trung bình hoặc có triệu chứng, tuổi từ 65 trở lên, mắc bệnh lý nền không ổn định và chưa tiêm đủ liều vaccine, hoặc người bệnh mắc các bệnh lý có triệu chứng cấp tính cần điều trị nội trú hoặc can thiệp chuyên khoa.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vnexpress.net/ha-noi-l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:17:00 19-02-2022

    Mới khỏi Covid-19 trước Tết giờ lại tiếp tục tái nhiễm lần 2, chuyên gia nói gì?

    Chưa ghi nhận trường hợp nào tái nhiễm sau khỏi 2 tháng

    Mạng xã hội chia sẻ dòng trạng thái của một F0 cho biết lần 2 cách lần 1 mắc Covid-19 chưa đến hai tháng. Mọi người bị rồi đừng chủ quan nhé. F0 này hoang mang viết "có ai bị như tôi không?".

    Sau chia sẻ này, nhiều người tỏ ra bất ngờ bởi hầu hết cho rằng đã mắc Covid-19 thì rất khó để bị lại. Nhưng lại cũng có người cho rằng điều này là hoàn toàn có thể. Theo đó, có người mới khỏi Covid-19 dịp trước Tết nghĩ mắc rồi không mắc lại nữa nên dịp Tết chị này đã đi khắp nơi chúc Tết. Ngày 12 tháng Giêng chị đi Tây Bắc, trở về thì lại "bị 2 vạch".

    Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Tuấn, trưởng phòng Y tế Quận Bắc Từ Liêm cho biết, về mặt lý thuyết người nhiễm Covid-19 là những người được sinh kháng thể rồi, cơ thể có khả năng chống chọi với virus.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:00:00 19-02-2022

    Hậu COVID-19: Cảnh báo hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em

    Sáng 18/2, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 2 tuổi mắc COVID-19 chuyển nặng sau 2 tháng khỏi bệnh. Bé gái nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao liên tục, co giật, ho, chảy nước mũi, nôn, mắt phù nề, viêm kết mạc, chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Bé H. quê Thanh Hóa, nhập viện hôm 13/2.

    Trước đó, ngày 23/12/2021, trẻ bị nhiễm COVID-19 nhưng chỉ húng hắng ho và 3-4 ngày sau thì con khỏi bệnh. Ngày 7/2, gần 2 tháng sau khi khỏi COVID-19, trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm co giật. Kết quả xét nghiệm RT-PCR của bé H âm tính nhưng nồng độ kháng thể cao (tương đương sức miễn dịch của người tiêm vaccine hoặc F0 khỏi bệnh, trong khi bé chưa tiêm vaccine).

    Qua thăm khám, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Đây là 1 hội chứng mắc phải sau nhiễm COVID-19. "Tôi có biết đến những trường hợp mắc hậu COVID-19 nhưng không nghĩ con mình sẽ mắc bệnh nặng thế này vì bé mắc COVID-19 tình trạng rất nhẹ, chỉ 3-4 ngày là con đã khỏi bệnh rồi", mẹ bệnh nhi cho biết.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/hau-covid-19-ca...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:40:00 19-02-2022

    Con mắc Covid-19, cha mẹ có nên cho uống thuốc: Bác sĩ nói ngay những tác hại tiềm ẩn của thuốc kháng virus đối với trẻ em

    Chị Đỗ Thị Trang, 32 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội hỏi: Con trai 7 tuổi mắc Covid-19 ngày thứ ba, có nên dùng thuốc kháng virus để nhanh âm tính?

    Bác sĩ Nhi khoa Mạnh Cường, tình nguyện viên điều trị mẹ và bé F0 tại nhà cảnh báo cha mẹ không dùng thuốc kháng virus cho trẻ em.

    Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ em không có chỉ định dùng thuốc kháng virus SARS-CoV-2, trừ duy nhất một loại là Remdesivir. Đây là thuốc đường tĩnh mạch, phụ huynh không thể mua vì tai biến nặng. Vài nghiên cứu cho rằng Remdesivir có tác dụng với trẻ mức độ nặng và nguy kịch (các trường hợp này đều nhập viện) và phải sử dụng dưới sự giám sát của chuyên gia Nhi khoa.

    Bác sĩ Cường cho biết, trẻ em không nên dùng thuốc kháng virus vì hầu hết trẻ nhiễm Covid-19 đều ở mức độ nhẹ và không triệu chứng. Lợi tích của thuốc kháng virus không rõ ràng và chưa có bằng chứng thuốc này giúp trẻ mau khỏi bệnh và hiệu quả.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/tre-em-mac-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:39:00 19-02-2022

    Chuyên gia: Mỗi ngày hơn 10 ca Covid-19 tử vong, Hà Nội không được chủ quan

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế việc số ca mắc Covid-19 tại TP Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác tăng vọt là điều đã được dự báo từ trước. Lý do là mầm bệnh đã có sẵn trong cộng đồng, biến thể lây lan nhanh, cộng thêm gia tăng đi lại của người dân tại tất cả các địa phương khi chúng ta phục hồi lại các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế…

    "Chúng ta phải xác định số mắc thực tế còn cao hơn con số 3.000 - 4.000 ca/ngày. Vì rất nhiều trường hợp không có triệu chứng là nguồn lây âm thầm trong cộng đồng. Ngoài ra, có một bộ phận không nhỏ người dân xét nghiệm dương tính nhưng không khai báo", TS Phu nói.

    Chuyên gia cho rằng rất may là hiện nay TP vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, hệ thống y tế cơ sở vẫn làm tốt chức năng của mình. Tuy nhiên, với tỷ lệ tiêm chủng cao, người dân đang có tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:39:00 19-02-2022

    “Số thống kê mắc COVID-19 chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, những biện pháp cách ly, truy vết đã không còn phù hợp và với những trường hợp này cần nâng ý thức phòng, chống dịch để tự bảo vệ bản thân, bảo vệ người thân trong gia đình, cùng bạn bè và đồng nghiệp: "Điều cần thiết để chống dịch hiện nay là người dân thực hiện nghiêm 5K để tự bảo vệ mình dù đã tiêm vaccine hay chưa. Nhiều trường hợp F0 không khai báo vì lo ngại ảnh hưởng tới công việc và thu nhập, nên nhiều F0 không triệu chứng vẫn đi làm. Do vậy, cần nâng cao ý thức của mỗi người dân, có biện pháp để họ thực hiện khai báo y tế hoặc các đơn vị, các cơ quan phải có biện pháp xử lý nghiêm khi nhân viên là F0 không khai báo".

    Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cần đổi mới và cập nhật khuyến cáo, đẩy mạnh truyền thông. Theo đó, hướng dẫn để các cơ quan y tế hoạt động hỗ trợ người bệnh hiệu quả trong điều kiện nhân lực mỏng và quá tải.

    "Cơ bản hiện nay, người dân có thể tự test và tự theo dõi sức khỏe. Người bệnh chỉ cần nhập viện khi triệu chứng trở nặng và nguy hiểm. Số ca mắc trong cộng đồng có thể rất cao và con số công bố chính thức chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Do vậy, chúng ta xác định sống chung với dịch. Và tập trung chăm sóc y tế cho những người bệnh có triệu chứng hoặc diễn biến nặng. Dần dần chúng ta coi COVID-19 như bệnh đặc hữu, như cúm, sởi…", PGS.TS Huy Nga nhấn mạnh.

    Đánh giá diễn biến dịch hiện nay, cùng với các biện pháp thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả, PGS. TS Huy Nga khuyến cáo, với các trường hợp xác định tiếp xúc gần F1 tự theo dõi là chính và không cần cách ly tập trung hay cách ly y tế nghiêm ngặt. Tuy nhiên, chính bản thân những người dân khi ở trường hợp này phải nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:39:00 19-02-2022

    Chuyên gia: Mỗi ngày hơn 10 ca Covid-19 tử vong, Hà Nội không được chủ quan

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế việc số ca mắc Covid-19 tại TP Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác tăng vọt là điều đã được dự báo từ trước. Lý do là mầm bệnh đã có sẵn trong cộng đồng, biến thể lây lan nhanh, cộng thêm gia tăng đi lại của người dân tại tất cả các địa phương khi chúng ta phục hồi lại các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế…

    "Chúng ta phải xác định số mắc thực tế còn cao hơn con số 3.000 - 4.000 ca/ngày. Vì rất nhiều trường hợp không có triệu chứng là nguồn lây âm thầm trong cộng đồng. Ngoài ra, có một bộ phận không nhỏ người dân xét nghiệm dương tính nhưng không khai báo", TS Phu nói.

    Chuyên gia cho rằng rất may là hiện nay TP vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, hệ thống y tế cơ sở vẫn làm tốt chức năng của mình. Tuy nhiên, với tỷ lệ tiêm chủng cao, người dân đang có tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:18:00 19-02-2022

    Thuốc điều trị Covid-19 made in Việt Nam sắp bán đại trà

    Những ngày đầu năm 2022, PV Thanh Niên đã mục sở thị nhà máy sản xuất thuốc Molravir 400 của Công ty CP dược phẩm Boston VN tại Khu công nghiệp VSIP 1 (Bình Dương). Không khí nghiên cứu, thử nghiệm hối hả để chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất những lô sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường phục vụ bệnh nhân Covid-19.

    Đầu tiên, đại diện nhà máy Boston VN đưa chúng tôi vào phòng nghiên cứu thuốc Molravir 400. Tại khu vực văn phòng, hàng chục nhà khoa học trẻ đang đọc tài liệu trong và ngoài nước, viết các công thức hóa học, trong đó có các thạc sĩ, tiến sĩ dược học từ nước ngoài trở về đầu quân. Bên cạnh phòng nghiên cứu là phòng thí nghiệm sản xuất thuốc Molravir 400. Nguyên liệu sau khi được pha chế qua nhiều công đoạn, đóng nang và đóng gói ra thuốc thành phẩm để nghiên cứu chất lượng. Những thiết bị sản xuất thuốc trên quy mô nghiên cứu nhìn nhỏ gọn nhưng có giá rất cao.

    Thành phẩm Molravir 400 trước khi đưa ra thị trường, bên cạnh điều kiện thường (30 độ C), sản phẩm còn được nghiên cứu và đánh giá độ ổn định trong điều kiện khắc nghiệt (60 độ C) và lão hóa cấp tốc (40 độ C) để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình lưu hành của sản phẩm. Các dữ liệu độ ổn định sẽ tiếp tục được theo dõi và cập nhật để xác định tuổi thọ của thuốc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://thanhnien.vn/thuoc-die...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:04:00 18-02-2022

    'Còn quá sớm để coi Covid-19 là bệnh thông thường'

    Theo các chuyên gia, thời điểm Covid-19 trở thành bệnh thông thường tại Việt Nam rất khó dự đoán do khả năng xuất hiện biến chủng mới gây áp lực hệ thống y tế.

    "Việt Nam từng bước mở cửa để bình thường hóa trở lại nhưng còn quá sớm để coi Covid-19 là bệnh thông thường", tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết.

    Covid-19 đang được Bộ Y tế xếp vào nhóm A - nhóm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Cùng nhóm này còn có các bệnh cúm A - H5N1, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết, tả...

    Trong khi đó, một bệnh dịch được coi là bệnh thông thường (còn gọi là bệnh đặc hữu) khi nó lưu hành ổn định trong cộng đồng, theo nghĩa có thể dự đoán được số lượng ca nhiễm ở mỗi thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, bệnh cần tạo miễn dịch cộng đồng (gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vaccine), đồng thời ngành y tế có khả năng khống chế được dịch.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vnexpress.net/con-qua-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:03:00 18-02-2022

    Lần đầu tiên hơn 4.500 ca mắc Covid-19/ngày, các bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội đang hoạt động ra sao?

    Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây là bệnh viện tầng 3, tuyến cuối cùng của thành phố. Hiện Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị khoảng 200 bệnh nhân Covid-19, trong số này có khoảng 150 bệnh nhân nặng, nguy kịch.

    "Chúng tôi vẫn theo kế hoạch của Sở Y tế và thành phố. Số lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch có tăng hơn so với trước Tết Nguyên đán. Cụ thể trước Tết số bệnh nhân nặng, nguy kịch điều trị tại đây dao động khoảng 110-120 bệnh nhân, tăng hơn chút nhưng không nhiều", bà Hương chia sẻ.

    Trước số ca mắc tại thủ đô liên tục tăng, lo ngại bệnh viện tuyến cuối quá tải, bà Hương cho biết, điều này không quá lo lắng. Sở dĩ, theo bà Hương bởi đa phần người dân đã tiêm vaccine, triệu chứng nhẹ. Những trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng là do tuổi quá cao, có bệnh nền và đặc biệt không tiêm vaccine ngừa Covid-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://danviet.vn/lan-dau-tie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ