Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP đang rà soát danh sách trẻ em đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các phường, xã. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể của việc tiêm chủng vẫn phải chờ tới khi vắc xin về.
"Hiện chưa biết khi nào nguồn vắc xin về, dùng vắc xin nào. Có vắc xin thì TP mới có thể cụ thể hoá kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em", ông Tuấn cho hay.
Toàn TP Hà Nội hiện có chưa tới 1 triệu trẻ từ 12-17 tuổi. Ông Tuấn thông tin, nếu triển khai tiêm trong thời điểm trẻ đến trường, TP sẽ tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học, sau đó tiêm vét tại xã, phường. Nếu tiêm trong thời điểm học sinh chưa đến trường thì sẽ tổ chức tiêm tại các điểm tiêm chủng như thời gian vừa qua.
Về độ tuổi tiêm chủng cho trẻ em, ông Tuấn cho biết điều này phụ thuộc vào số lượng vắc xin được cấp và sẽ theo nguyên tắc hạ dần độ tuổi (từ 17 tuổi xuống 16 tuổi, 15 tuổi,…). Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhấn mạnh, trẻ em bắt buộc phải có bố mẹ đồng ý và ký vào giấy mới được tiêm chủng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trao đổi với Zing ngày 18/10, đại tá Trần Công Trường, Phó cục trưởng Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần), thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Quốc phòng ở phía nam, cho biết lực lượng quân y tăng cường cho TP.HCM còn khoảng 4.300 người đang làm việc tại các bệnh viện dã chiến và trạm y tế lưu động của thành phố.
"TP.HCM chỉ còn quận 12 và huyện Hóc Môn là dịch còn phức tạp. Chúng tôi đang cùng với Sở Y tế TP.HCM rà soát lại để có phương án điều chỉnh lực lượng. Lực lượng chi viện sẽ từng bước rút về, vẫn giữ lại lực lượng quân y của Quân khu 7, Quân khu 9", đại tá Trường chia sẻ.
Lãnh đạo Cục Quân y cho biết hơn 1.000 lính quân y đã được rút khỏi thành phố thời gian qua. Họ là lực lượng đã hoàn thành nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại TP.HCM.
Lực lượng quân y của Học viện Quân y tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Ảnh: Ngọc Tân.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tối 18/10, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong 24 giờ qua, tỉnh này vừa ghi nhận thêm 42 bệnh nhân mắc Covid-19 mới, trong đó có đến 24 bệnh nhân liên quan đến ổ dịch tại thị xã Bỉm Sơn và 18 bệnh nhân là công dân Thanh Hóa trở về từ các tỉnh phía Nam.
Tại TX. Bỉm Sơn, từ ổ dịch là cặp vợ chồng ở xã Quang Trung được phát hiện vào ngày 14/10, tính đến nay đã lây cho 84 người khác. Trong đó có nhiều bệnh nhân là học sinh, giáo viên và công nhân của nhà máy ô tô Veam và một số địa điểm 2 vợ chồng này từng đến và làm việc.
Ổ dịch tại TX. Bỉm Sơn được đánh giá nguy hiểm vì không rõ nguồn lây. Trong khi đó, 2 vợ chồng phát bệnh đã đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, từng đến trường Tiểu học - Trung học cơ sở Quang Trung họp phụ huynh và đi giao hàng nhiều huyện ở Thanh Hóa và Ninh Bình.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội tối 18/10 cho biết trong 24 giờ qua TP phát hiện 5 ca dương tính SARS-CoV-2 đã được cách ly. Trong số này có 3 ca về từ các vùng có dịch, 2 ca là F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt.
3 ca về từ các tỉnh có dịch gồm: Anh P.S.T, 22 tuổi ở La Khê, Hà Đông. Anh đi từ Đồng Nai ra Hà Nội (trên chuyến bay VN216 từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài ngày 11/10). Ngày 17/10 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Ca thứ 2 là anh N.Đ.N, 25 tuổi ở Quang Trung, Hà Đông. Anh đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội (trên chuyến bay VN216 từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài ngày 11/10). Ngày 17/10 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính
Ca thứ 3 là ông L.A.T, 54 tuổi ở Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm. Ông đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội (trên chuyến bay VN216 từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài ngày 15/10). Ngày 17/10 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính
2 ca là F1 của các trường hợp ho, sốt gồm: Bé trai T.G.B, 7 tuổi ở Chu Hóa, TP Việt Trì, Phú Thọ.
Ngày 13/10 bệnh nhân được làm xét nghiệm tại BVĐK Phú Thọ kết quả âm tính. Ngày 14/10 bệnh nhân vào điều trị tại Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều. Ngày 17/10 bệnh nhân được xác định là F1 (tiếp xúc với ca dương tính ở Phú Thọ) và được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính ( Bệnh viện K thực hiện).
Ca thứ 2 là chị N.T.H.V, 46 tuổi ở Kim Chung, Đông Anh. Chị là nhân viên y tế làm việc tại khu cách ly, điều trị bệnh nhân dương tính. Ngày 16/10, chị được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 18-10, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai, cả ông Nguyễn Hồng Lĩnh- Bí thư Tỉnh ủy và ông Cao Tiến Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đều có ý kiến yêu cầu làm rõ và xử lý việc Công ty TNHH Changshin Việt Nam (gọi tắt là Công ty Changshin, đóng tại địa bàn) vì những dấu hiệu vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Thuộc- Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu báo cáo về trường hợp "gây nguy cơ lây lan dịch bệnh" tại Công ty Changshin.
Theo đó, mới đây khi xét nghiệm Covid- 19, công ty này đã phát hiện 38 ca F0, 44 trường hợp F1. Nhưng thay vì thông báo cho chính quyền địa phương và ngành y tế để xử lý thì công ty lại không thông báo mà đã tự ý xử lý.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trưa 18/10, Chủ tịch huyện Phước Sơn Lê Quang Trung cho biết, từ ngày 12 đến nay, huyện đã ghi nhận 152 ca nhiễm Covid-19. Huyện đã giãn cách xã hội và phong tỏa hẹp nhất, đúng với tinh thần Nghị quyết 128 của Thủ tướng.
"Chúng tôi đã thực hiện giãn cách xã hội với toàn bộ xã Phước Lộc (55 ca), phong tỏa thôn 1, thôn 3 (xã Phước Chánh, 63 ca) và thôn 2 (xã Phước Công, 26 ca).
Những xã và thôn có số ca ít chúng tôi chỉ phong tỏa xóm hoặc tại nhà", ông Trung nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 15/10, bà T.T.N (SN 1960) đi ô tô gia đình từ quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) về quê tại thôn Trung Tiến, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Bà N. trở về từ Hà Nội - được xác nhận là vùng xanh, đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng UBND xã Lâm Trung Thủy (huyện Đức Thọ) vẫn ra quyết định cách ly tại nhà 7 ngày.
"Tôi ra Hà Nội chăm cháu, do vướng dịch bệnh nên chưa về quê được. Ngày 15/10, tôi trở về quê, ngày 16/10 thì Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 xã Lâm Trung Thủy xuống ra quyết định cách ly y tế tại nhà 7 ngày. Tôi phải sang mượn nhà hàng xóm cách ly độc lập chứ nhà tôi không đủ điều kiện cách ly một mình. Sau đó xã có dán chữ 'Gia đình có người cách ly y tế tại nhà. Tuyệt đối không ai được phép tiếp xúc gần'. Tôi được biết, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ thì những trường hợp như tôi không phải cách ly tại nhà nhưng không hiểu sao xã lại yêu cầu cách ly", bà N. nói.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy cho biết, theo quy định, những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng mũi thứ 2 chưa đủ 14 ngày thì phải theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.
"Theo dõi sức khỏe tại nhà nhưng để cho chắc chắn chúng tôi yêu cầu phải cách ly tại nhà 7 ngày. Chúng tôi muốn an toàn, nên cách ly chứ dân không hiểu có thể đi đến nhiều nơi. Sau 7 ngày mới được phép ra ngoài", ông Quyền nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, từ 18h ngày 17/10 đến 6h ngày 18/10, địa phương này ghi nhận thêm 38 ca dương tính SARS-CoV-2, phân bổ tại thành phố Việt Trì (30), huyện Phù Ninh (7) và huyện Lâm Thao (1).
Như vậy, kể từ ngày 13/10 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ có tổng 92 ca Covid-19 trong cộng đồng, thuộc 2 chùm lây nhiễm: chùm Lâm Thao - Chu Hóa (80 ca) và chùm Bạch Hạc - Phù Ninh (8 ca); 4 trường hợp mới phát hiện chưa xác định mối liên quan dịch tễ. Đến thời điểm hiện tại, chưa xác định được nguồn lây ban đầu. Đáng chú ý, 44/92 ca là học sinh hai trường Tiểu học và THCS Chu Hóa.
Toàn tỉnh hiện có 796 F1; 2.835 F2 và 5.918 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp. Các F0 đã được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến của tỉnh để theo dõi, điều trị.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Tuổi Trẻ Online, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai hôm nay đã yêu cầu xử phạt Công ty TNHH ChangSing VN (đóng ở KCN Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu), vì vi phạm phòng chống dịch, tự ý để hàng chục ca mắc Covid-19 về cộng đồng.
"Việc Công ty ChangSing vi phạm phòng chống dịch, tôi yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt.
Chính quyền tạo điều kiện cho công ty sản xuất nhưng để công nhân mắc Covid-19, không có kiểm soát. Xử lý ChangSing và lưu ý những doanh nghiệp khác đang hoạt động không để xảy ra tình trạng này nữa", Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Đồng Nai, trả lời Tuổi Trẻ Online.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chia sẻ với Zing, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings - bày tỏ sự xót xa khi chứng kiến ngành du lịch suy thoái nghiêm trọng và gần như "tê liệt" hoàn toàn trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4.
"Ngay cả khi dịch được kiểm soát tốt trong những ngày gần đây, mặc dù một số ngành khác đã bắt đầu quay trở lại thì du lịch vẫn phải chịu cảnh 'chốt cửa' vì nhiều yếu tố khác biệt trong tư tưởng chống dịch", ông nói.
Thực tế, sau một tuần triển khai Nghị quyết 128, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, vẫn còn một số địa phương chưa làm theo đúng quy định chung, thực hiện khác nhau, tạo ách tắc, vướng mắc không cần thiết, gây phiền hà cho người dân.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, đến tối qua 17/10, toàn tỉnh Phú Thọ ghi nhận 45 ca dương tính mới tại thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh. Trong đó, có 44 trường hợp là học sinh Trường Tiểu học Chu Hóa và THCS Chu Hóa; một trường hợp tại huyện Phù Ninh.
Như vậy, kể từ ngày 13/10/2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ có 54 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh có 4 ổ dịch trong cộng đồng được phát hiện thuộc huyện Lâm Thao (2 ổ dịch với 7 ca) và thành phố Việt Trì (2 ổ dịch với 46 ca).
"Tới nay chưa xác định được nguồn lây ban đầu" - Sở Y tế Phú Thọ cho hay.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khẳng định nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát vẫn cao và rất khó lường. Tuy nhiên, việc bùng dịch còn phụ thuộc nhiều vào khả năng đáp ứng của địa phương.
"Đến thời điểm này, các tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã có sự cảnh giác, kinh nghiệm cũng như năng lực trong phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, việc một đợt dịch tiếp theo bùng lên và gây ảnh hưởng lớn như vừa qua là khó có thể xảy ra", ông Phu nhận định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng các ổ dịch vẫn có thể xuất hiện rải rác trên nhiều địa phương tương tự Hà Nam hay các tỉnh miền Tây thời gian qua. Nếu tình huống tương tự xảy ra, các địa phương sẽ phải phong tỏa hẹp và gọn để không ảnh hưởng tới kinh tế cũng như an sinh xã hội của người dân.
"Yếu tố quan trọng nhất là chúng ta cần phát hiện những ổ dịch này sớm nhất có thể. Ngoài ra, ý thức phòng dịch của người dân với việc thực hiện nghiêm 5K cũng góp phần rất lớn giúp các địa phương tránh được nguy cơ bùng phát dịch", nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng những nơi chưa bùng phát dịch và tỷ lệ tiêm chủng vaccine còn thấp vẫn sẽ có nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 tiếp theo. Tuy nhiên, ông dự báo sự gia tăng ca nhiễm sẽ không quá lớn.
"Tùy địa phương và tính chất của ổ dịch, nguy cơ sẽ khác nhau. Ví dụ, nguy cơ về dịch tại Hà Nội có thể sẽ cao hơn TP.HCM đôi chút. Trong khi đó, mức độ dịch tại TP.HCM trong thời gian tới có lẽ sẽ ổn định như hiện nay. Dẫu vậy, nguy cơ tại 2 thành phố này nhìn chung không quá lớn. Ngược lại, các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ cần chuẩn bị nhiều hơn nếu dịch xảy ra", ông cảnh báo.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 18/10, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Nghệ An cho biết trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 17/10 đến 6 giờ ngày 18/10), Nghệ An ghi nhận 25 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó có 6 ca cộng đồng, 19 ca còn lại là các trường hợp trong vùng phong tỏa, đã được cách ly từ trước.
Cụ thể, 6 ca mắc Covid-19 được phát hiện trong cộng đồng đều ở xã Hưng Lộc, TP. Vinh. Đây chủ yếu là những trường hợp được lấy mẫu test nhanh cho kết quả nghi ngờ, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm PCR khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Cục Hàng không Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kế hoạch tiếp tục triển khai các đường bay thường lệ giai đoạn từ ngày 21/10 - 30/11/2021. Đáng chú ý, cơ quan này đề xuất các hãng hàng không tổ chức khai thác bình thường từ tháng 12/2021 nếu tình hình dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát tốt.
Cục Hàng không đề xuất, trên 3 đường bay trục Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 10% so với trung bình tuần đầu tiên tháng 4/2021 của hãng hàng không đó. Cụ thể, 6 chuyến/ngày cho mỗi đường bay (Vietnam Airlines 2 chuyến, Vietjet Air 2 chuyến, Bamboo Airways 1 chuyến và Pacific Airlines 1 chuyến). Các đường bay khác mỗi ngày không quá 1 chuyến khứ hồi trên mỗi đường bay đối với mỗi hãng hàng không.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 18/10, thông tin từ ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, cho biết bệnh nhân tử vong đầu tiên được xác định nhiễm Covid-19 và tiền sử mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, liệt tứ chi nhiều năm nay.
Bệnh nhân là bà V.T.H (mã số bệnh nhân: BN 842.782, 76 tuổi, tuổi thật là 83) địa chỉ 36 Vạn Thành, Phường 5, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng).
Ngày 10/10/2021, bệnh nhân được xác định nhiễm Covid-19, chuyển Bệnh viện Nhi Lâm Đồng điều trị.
Từ ngày 10/10 đến ngày 17/10, bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế.
Sáng 17/10, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đột ngột tiến triển nặng, bệnh nhân đã được cấp cứu, điều trị tích cực kịp thời nhưng do tiền sử bệnh nhân có nhiều bệnh nền nặng, lớn tuổi, nên đến chiều 17/10 bệnh nhân đã tử vong.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, tính từ đợt dịch lần thứ 4 đến ngày 1/10, tỉnh Cà Mau chỉ ghi nhận 369 ca, là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 thấp nhất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, từ sau ngày 1/10 đến nay, số ca mắc của tỉnh Cà Mau nhanh chóng vượt qua mức 1.000 ca.
Cụ thể đến ngày 16/10, tỉnh Cà Mau ghi nhận 1.122 ca, chủ yếu là người từ các tỉnh vùng dịch trở về. Qua thống kê, từ ngày 1/10, có hơn 30.000 người từ các tỉnh về Cà Mau tránh dịch.
Tương tự, tại Sóc Trăng đến nay đã có khoảng 40.000 người về từ TP.HCM và các tỉnh thành Đông Nam Bộ. Trong số này có nhiều người mắc COVID-19, đẩy số ca mắc mới của tỉnh này tăng mạnh. Trong những ngày qua, mỗi ngày Sóc Trăng ghi nhận gần 200 ca mắc mới, có hôm lên đến 271 ca.
Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, tính đến ngày 16/10 Sóc Trăng có 3.338 ca mắc COVID-19 ở 11 huyện, thị xã, TP của tỉnh. Nhiều nhất là huyện Trần Đề do có liên quan đến một công ty thủy sản tại xã Tài Văn với 1.072 ca; kế đến thị xã Vĩnh Châu với 776 ca, huyện Mỹ Xuyên 489 ca. Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, hầu hết ca mắc mới là những trường hợp F1 và về từ vùng dịch, tất cả đều được quản lý trước đó.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 17/10, Hà Nội ghi nhận 15 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 9 ca tại ổ dịch Bệnh viện Việt Đức là bệnh nhân điều trị tại Khoa thần kinh 2, Khoa Gan mật, Khoa Tim mạch lồng ngực... và người nhà chăm sóc.
Ngoài ra, có 1 ca bệnh là Đ.H.P (nam, 21 tuổi, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) là nhân viên bếp ăn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Các bệnh nhân này đã được chuyển cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn và cách ly tập trung tại huyện Chương Mỹ. Ngày 16/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Chỉ tính riêng số ca dương tính ghi nhận tại Hà Nội, ổ dịch Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tính từ 30/9 đến nay đã lên tới 99 ca, thống kê trên báo Thanh niên.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tin từ Sở Y tế Phú Thọ cho biết, 45 học sinh trường THCS Chu Hóa, TP. Việt Trì, nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2. Hiện nay, ngành y tế Phú Thọ đang chạy lại xét nghiệm Real time PCR để khẳng định.
Sở Y tế Phú Thọ đã phát hiện cùng chung yếu tố dịch tễ liên quan đến Trường Tiểu học Chu Hóa và Trường THCS Chu Hóa, TP. Việt Trì. Ngay lập tức, ngành y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tổng thể toàn bộ học sinh và giáo viên của 2 trường trên.
Qua lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho kết quả, toàn bộ 53 mẫu (34 học sinh, 19 giáo viên) Trường Tiểu học Chu Hóa âm tính SARS-CoV-2; 45/477 mẫu (21 giáo viên, 456 học sinh) Trường THCS Chu Hóa có kết quả nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2; đều là học sinh (tại 7 lớp của Trường THCS Chu Hóa); riêng lớp 7A có 31/41 học sinh dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Một tuần sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nhiều địa phương công bố mức độ dịch và đưa ra các hướng dẫn thực hiện với các loại hình kinh doanh, dịch vụ, hoạt động vận tải hành khách...
Tại Lào Cai, UBND tỉnh này công bố dịch Covid-19 trên địa bàn hiện ở cấp 1, nguy cơ thấp và đạt mức "bình thường mới".
Tương tự, các địa phương miền Bắc như Nam Định, Bắc Ninh, Cao Bằng, Quảng Ninh, cũng công bố cấp độ dịch ở cấp 1. Với cấp độ này, toàn tỉnh, thành phố cơ bản về trạng thái "bình thường mới", hầu hết hoạt động được khôi phục với điều kiện đảm bảo các biện pháp an toàn với dịch bệnh.
Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai ngày 15/10, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phan Huy Anh Vũ cho biết căn cứ Nghị quyết số 128, tỉnh Đồng Nai thuộc cấp độ 1 (bình thường mới).