Cập

Diễn biến dịch ngày 17/3: Ho nhiều sau khi khỏi Covid-19, có phải virus đã lan xuống phổi?; Khi kháng sinh, kháng viêm gây nguy hiểm với F0

Sau khi khỏi Covid-19, một số người bệnh vẫn có triệu chứng ho. Họ lo lắng dù xét nghiệm đã âm tính vẫn ho như vậy, liệu có phải virus đã lan xuống phổi?

  diễn biến
  • 14:08:00 17-03-2022

    Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội có dấu hiệu giảm nhưng tuyệt đối không được chủ quan

    Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, tuần vừa qua (từ 10/3 đến 16/3/2022), Hà Nội trung bình ghi nhận 28.968 ca bệnh/ngày, tương đương kỳ báo cáo trước. Trong đó, ngày cao nhất ghi nhận 31.899 ca, song số ca bệnh có dấu hiệu giảm nhẹ.

    Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, những ngày qua số ca mắc Covid-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ bệnh nhân F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy Thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Thành phố đã rà soát, kiện toàn, bổ sung lại các Tổ theo dõi, hỗ trợ người nhiễm Covid-19 tại nhà và Tổ Covid-19 cộng đồng với gần 120.000 người tham gia. "Sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở và sự tham gia hỗ trợ của người dân, công tác phòng, chống dịch của Thành phố được triển khai hiệu quả" - ông Dũng đánh giá.

    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết, đến nay thành phố đã "mở cửa" trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng đảm bảo kiểm soát tình hình dịch. Vì thế, các địa phương cần chủ động hơn nữa trong xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng công tác phòng, chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan lơ là, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

    Ông Dũng cũng lưu ý các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các bệnh nhân F0 có bệnh nền, người già, nhóm có nguy cơ cao; đồng thời tiếp tục huy động sự vào cuộc của các tổ hỗ trợ, chăm sóc F0 điều trị tại nhà. Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vaccine bổ sung mũi 3 và kết thúc trong tháng 3 này.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:44:00 17-03-2022

    Đề xuất coi cấp chứng nhận F0, F0 khỏi bệnh như một dịch vụ công trực tuyến

    Mới đây, Bộ TT&TT đã đề nghị Bộ Y tế cân nhắc việc coi chứng nhận F0 và F0 khỏi bệnh như một dịch vụ công trực tuyến và thực hiện như cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

    Cụ thể, trong văn bản gửi Bộ Y tế mới đây, Bộ TT&TT chỉ ra rằng, việc bệnh nhân Covid-19 tự điều trị tại nhà đã giúp giảm tải áp lực điều trị cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên, việc này lại đang tạo ra một áp lực khác, đó là thủ tục chứng nhận F0 và F0 khỏi bệnh.

    Theo đó, vì số lượng F0 tăng vọt trong một thời gian ngắn, trong khi lực lượng nhân viên y tế lại rất mỏng nên thực tế đã xảy ra tình trạng quá tải ở nhiều cơ sở y tế. Thực trạng này cũng khiến một bộ phận người dân sau khi tự test nhanh Covid-19 tại nhà cho kết quả dương tính đã không khai báo với lực lượng chức năng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:44:00 17-03-2022

    Dương tính chưa hẳn mắc bệnh, âm tính chưa chắc đã khỏi và cách vượt qua "tái nhiễm" COVID-19

    Tính đến sáng 17/3, theo số liệu của Bộ Y tế, trong đợt dịch lần thứ tư này, cả nước ta có hơn 6 triệu người được phát hiện nhiễm COVID-19 , hơn một nửa trong số đó đã được công nhận khỏi bệnh. Tuy nhiên, khỏi bệnh không có nghĩa là bạn sẽ có "siêu kháng thể" hay miễn nhiễm với COVID-19. Bạn có thể tiếp tục dương tính lần thứ 2, thậm chí lần thứ 3, chỉ trong vài tháng. Hiện nay, ghi nhận từ nhiều địa phương trong đó có TP Hồ Chí Minh , số ca "tái nhiễm" COVID-19 đang tăng cực kỳ nhanh. Có những bệnh viện, khu trọ, trường học, số ca tái nhiễm chiếm từ 20 - 50% trên tổng số ca nhiễm; tiêu tốn rất nhiều nguồn lực của ngành y tế và cả xã hội.

    Số ca tái nhiễm COVID-19 tăng cao

    Tại một khu nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh, các bạn sinh viên ở đây cho biết vừa nhận được thông báo học online tại nhà vì lớp có quá nhiều bạn xin nghỉ do nhiễm và tái nhiễm COVID-19.

    "Lớp em có 90 người thì khoảng 40 bạn bị F0, trong đó có khoảng chục người tái nhiễm, nên em thấy việc tái nhiễm này khá phổ biến", bạn Ngô Anh Tuấn - sinh viên tại TP Hồ Chí Minh cho biết. Bản thân Tuấn cũng bị tái nhiễm nhưng triệu chứng nhẹ và đã âm tính sau 5 ngày.

    Nay nhiều người dân ở TP Hồ Chí Minh đã chủ động và bình tĩnh hơn trong phòng chống dịch. Khu trọ ở phường Tân Hưng, Quận 7, TP Hồ Chí Minh ngăn riêng cả phòng vệ sinh, nơi phơi quần áo, chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm để sẵn sàng "sống chung với F0".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/xa-hoi/duong-ti...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:32:00 17-03-2022

    Vượt qua ám ảnh hậu Covid-19 với sự đồng hành của các chuyên gia

    Đa dạng các di chứng hậu Covid-19

    Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe trong giai đoạn cấp tính, mà nhiều người sau khi khỏi bệnh vẫn gặp các vấn đề bất ổn. Di chứng Covid-19 để lại rất đa dạng và liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể, với nhiều mức độ khác nhau:

    Di chứng tim mạch: Đau ngực, đánh trống ngực, tổn thương mạch máu, rối loạn mạch máu, bệnh lý mạch máu nhỏ, viêm cơ tim,...

    Di chứng tâm, thần kinh: Đau đầu, mệt mỏi mãn tính, mất ngủ, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực, trầm cảm, thiếu máu não,...

    Di chứng ở phổi: Ho kéo dài, khó thở, xơ hóa phổi, tắc mạch phổi,...

    Di chứng ở thận: Suy thận, tổn thương thận cấp tính,...

    Di chứng ở gan, tụy: Tổn thương gan, viêm tụy,...

    Di chứng đường tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn…

    Trên thực tế, không ít người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn có thể gặp phải các tổn thương sau khi khỏi bệnh, thậm chí ở mức độ đáng lo ngại. Vì vậy, hậu Covid-19 đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:32:00 17-03-2022

    PGĐ Bệnh viện Covid-19 Hoàng Mai: Omicron + vắc xin = hậu COVID không còn đáng ngại

    Hậu Covid-19 không đáng lo

    Trong các hậu quả của Covid nếu có, tổn thương phổi là đáng lo ngại nhất.

    PGS Hải lấy ví dụ bệnh nhân điều trị tại BV Covid-19 Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân nữ, 80 tuổi, có tăng huyết áp, nhiễm Covid-19 và không được tiêm vắc xin. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản ở một bệnh viện thành phố và tiên lượng tử vong rất cao với 2 lá phổi trắng xoá. Cụ được chuyển đến Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trong một hy vọng mong manh.

    PGS Hải chia sẻ: "Cụ được thở máy, được dùng thuốc chống virus đường tiêm, corticoid, chống đông, kháng sinh điều trị bội nhiễm, và các biện pháp hồi sức tích cực khác. Cụ đã được thử rút ống 2 lần nhưng đều thất bại, chúng tôi cố gắng đến lần 3 thì thành công.

    Sau 2 tuần ở bệnh viện Covid, cụ được chuyển về Bệnh viện ĐH Y Hà Nội khi test Covid âm tính và tiếp tục được điều trị 2 tuần tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội rồi ra viện trong tình trạng không phải thở Oxy".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/pgd-benh-vie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:52:00 17-03-2022

    Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tiêm vắc xin mũi 4, 5

    Theo thông báo kết luận phiên họp lần thứ 13 Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch, Thủ tướng yêu cầu các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu các cơ sở khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tiêm mũi 4, mũi 5 khi thấy cần thiết và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

    Thông báo cũng cho biết hiện thủ tục mua vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi cơ bản đã hoàn tất. Về tình hình dịch, tuần vừa qua có tăng cao trên diện rộng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát trên phạm vi cả nước. Nhiều mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh vẫn được bảo đảm.

    So với tháng trước, số ca mắc mới tăng nhiều trên diện rộng (tăng hơn gấp đôi) nhưng số ca tử vong giảm 47,1%, số ca nặng giảm 43%, số ca phải nhập viện điều trị giảm 24,5%; tỉ lệ ca tử vong trên tổng số ca mắc đã giảm từ 1% của tháng trước còn 0,2%.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tuoitre.vn/tin-sang-17...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:51:00 17-03-2022

    Cà Mau: Chọn 14 mẫu giải trình tự gen, có đến 11 biến chủng Omicron

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau vừa cho biết, trong 14 mẫu của tỉnh này được Viện Pasteur (TPHCM) chọn giải trình tự gen virus SARS-CoV-2 thì có 3 mẫu chủng Delta (21,43%) và 11 mẫu chủng Omicron BA.2 (78,57%).

    Khi phân tích dịch tễ của 11 mẫu chủng Omicron BA.2 cho thấy, giới tính nam chiếm đến 72,73%. Chủng này tập trung ở nhóm tuổi lao động từ 18-60 tuổi và phần lớn là nhóm nghề nghiệp có tiếp xúc nhiều người.

    Theo Ban chỉ đạo Covid-19 tỉnh Cà Mau, biến thể tàng hình Omicron BA.2 đang chiếm ưu thế so với biến chủng Delta và có xu hướng lây lan mạnh trên cả nước nói chung, tại tỉnh Cà Mau nói riêng.

    Đặc điểm của biến thể này lây lan rất nhanh, cao hơn khoảng 30% so với biến thể gốc và gấp 1,5 lần so với biến thể BA.1 (là một biến thể phụ của Omicron).

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://dantri.com.vn/suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:50:00 17-03-2022

    Ca bệnh tăng, thuốc sắp hết, Sở Y tế TP HCM đề xuất mua 20.000 liều Molnupiravir phát miễn phí cho F0

    Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Thường trực UBND TP HCM xin mua 20.000 liều thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho người bệnh Covid-19 điều trị tại nhà.

    Theo Sở Y tế, trước đây, nguồn thuốc kháng virus Molnupiravir thuộc chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc Covid-19 của Bộ Y tế và được phân bổ, sử dụng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

    Ngày 17-2, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam cho 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước. Hiện tại thuốc đã có mặt ở các nhà thuốc tư nhân.

    Để tăng cơ hội tiếp cận nhanh chóng thuốc Molnupiravir cho người bệnh, giảm tỉ lệ chuyển nặng và tử vong, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, Sở Y tế đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế về chủ trương cung ứng thuốc Molnupiravir cho người bệnh Covid-19 điều trị tại nhà.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://nld.com.vn/suc-khoe/ca...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 00:59:00 17-03-2022

    Chưa tiêm vắc xin, trẻ mắc Covid-19 có cần phải đi khám hậu Covid-19 hay không?

    Liệu tất cả trẻ mắc Covid-19 có cần phải đi khám hậu Covid-19 hay không?

    Trả lời câu hỏi này với phóng viên Infonet, Ths.BS Đinh Thế Tiến, phụ trách phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, không nhất thiết phải khám hậu Covid lại ngay ở tất cả trẻ em.

    "Trước tiên cần phải nhớ, không phải trẻ em hay người lớn nào bị mắc Covid-19 cũng sẽ có các triệu chứng Covid-19 dai dẳng, hay còn gọi là hậu Covid-19. Ngược lại, có những trẻ nhiễm Covid-19 không triệu chứng vẫn có thể phát sinh những tình trạng hậu Covid-19", BS Tiến nhấn mạnh.

    Việc khám hậu Covid cần làm những xét nghiệm gì tùy thuộc vào các triệu chứng có thể xuất hiện, tình trạng trẻ và bác sĩ khám bệnh sẽ đánh giá, ra chỉ định phù hợp. Các bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ và tầm soát các di chứng nguy hiểm như: Biến chứng huyết khối (tạo thành cục máu đông), viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi kẽ, xơ phổi hoặc hội chứng viêm đa cơ quan hệ thống, các bệnh lý thần kinh, nội tiết nếu có.

    Bác sĩ lưu ý thêm, những trẻ có nguy cơ biểu hiện hậu Covid nặng là các bệnh nhân nhiễm Covid-19 còn các triệu chứng kéo dài dai dẳng quá 4 tuần lễ kể từ ngày nhiễm; hoặc 4 tuần sau nhiễm Covid-19 lại xuất hiện thêm các triệu chứng mới như:

    Biểu hiện hô hấp: Ho kéo dài quá 4 tuần, đau tức ngực, khó thở khi gắng sức, hoặc ho ra bọt hồng, ho ra máu. Cần thăm khám để phát hiện biến chứng huyết khối mạch phổi, các tình trạng viêm phổi, xơ phổi hoặc nhiễm trùng phổi

    Biểu hiện tim mạch: Đau ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim không đều, mệt mỏi nhiều; đặc biệt khi triệu chứng dai dẳng hoặc nặng.

    Rối loạn mùi vị: Trẻ lớn có thể than phiền, trẻ nhỏ thường biểu hiện chán ăn, ăn kém kéo dài kể cả sau khi phục hồi Covid-19.

    Tâm thần kinh: Trẻ có biểu hiện như rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, giảm khả năng tập trung chú ý, học hành sa sút, tâm trạng tính tình thay đổi hoặc đau nhức đầu. Cần lưu ý, đau đầu là triệu chứng khá phổ biến, nếu tình trạng kéo dài quá 4 tuần, không giảm hoặc đau đầu mức độ nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ cần cho con đi khám.

    Chứng sương mù não: Trẻ có thể trở nên đãng trí, khó tập trung, đọc chậm hơn và hay ngắt quãng so với trước…

    Biểu hiện của đái tháo đường hoặc bệnh lý nội tiết: Tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều, đói nhiều và sụt cân, mệt mỏi.

    Hội chứng viêm đa cơ quan: Trong vòng 2 tháng, nếu trẻ khởi phát một đợt sốt quá 3 ngày không giảm kèm theo một loạt các triệu chứng ở các cơ quan khác như: Đỏ mắt, phát ban, môi - lưỡi đỏ, đau bụng - ói - tiêu chảy, ho - sổ mũi… thì cần nghĩ đến hội chứng này để cho con khám ngay lập tức.

    Các bác sĩ khuyến cáo, với những trẻ sau khi mắc Covid-19 có những biểu hiện như trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đi viện để được khám và tư vấn kịp thời.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:22:00 16-03-2022

    Ho nhiều sau khi khỏi Covid-19, có phải virus đã lan xuống phổi?

    Dù âm tính hơn một tuần nhưng triệu chứng ho của chị Hà (30 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không thuyên giảm. Chị nghi ngờ bản thân tái dương tính nên test nhanh để kiểm tra lại và kết quả vẫn âm tính. Chị thường xuyên ngậm gừng, uống nước ấm để giảm cơn ho nhưng không hiệu quả. Chị rất lo lắng liệu ho nhiều như vậy có phải virus đã lan xuống phổi.

    Về vấn đề này, BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết, với biến thể Omicron hiện đang chiếm đa số ca bệnh tại Hà Nội thường có triệu chứng ở đường hô hấp trên như: ho, đau rát họng, sổ mũi… Do vậy, triệu chứng ho ở bệnh nhân Covid-19 gặp ở phần lớn bệnh nhân.

    Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hường, bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ho do nhiều nguyên nhân như: Viêm họng, trào người dịch dạ dày từ dưới kích thích lên cũng khiến bệnh nhân ho. Một số trường hợp có tổn thương tại phổi, tim (bệnh nhân bị ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho).

    Do đó, để xác định chắc chắn bệnh nhân có bị tổn thương ở phổi do Covid-19 hay không thì cần căn cứ vào kết quả chụp chiếu, xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác được.

    Nếu trường hợp bệnh nhân ho nhiều nên uống nhiều nước, uống đủ 2 lít nước/ngày; súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Người bệnh có thể dùng các biện pháp dân gian gừng, tỏi, đường phèn, mật ong để giảm ho... Nếu triệu chứng ho không giảm có thể uống thuốc ho theo đơn kê của bác sĩ.

    Theo bác sĩ Hường, các trường hợp F0 có ho nhiều, ho húng hắng vài tiếng thì không sao. Nhưng nếu ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm hoặc khó thở thì bắt buộc bệnh nhân phải vào viện thăm khám.

    Bác sĩ Hường cũng cảnh báo thêm, hiện nay không ít người sợ Covid-19 ảnh hưởng tới phổi khi mắc đã vội dùng thuốc kháng sinh. Việc dùng kháng sinh lạm dụng là hoàn toàn không đúng. Ho ở bệnh nhân Covid-19 là do hội chứng trào ngược hoặc tổn thương xơ phổi (gặp ở bệnh nhân Covid-19 nặng) do vậy việc dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:20:00 16-03-2022

    Khi kháng sinh, kháng viêm gây nguy hiểm với F0

    Là dược sĩ tại một quầy thuốc ở Hải Dương, chị Lê Thị Hồng cho biết hàng ngày có rất nhiều người đến mua thuốc điều trị Covid-19, trong đó có những khách hàng yêu cầu mua kháng sinh, kháng viêm với tâm lý uống để phòng bệnh.

    Nhiều bệnh nhân còn đem theo những đơn thuốc trôi nổi, xin của người khác đến để mua.

    Nữ dược sĩ giải thích F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng các loại kháng sinh, kháng viêm khi chưa có triệu chứng nặng và chỉ định từ bác sĩ. Tùy theo từng giai đoạn khi mắc Covid-19 cũng như thể trạng mỗi người, F0 sẽ được điều trị theo các phương án khác nhau nên không thể dùng chung một đơn thuốc. Tuy nhiên, khách hàng vẫn kiên quyết mua về để dự trữ.

    "Kháng sinh, chống viêm chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ và trong trường hợp có kèm nhiễm khuẩn. Với các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân chỉ sử dụng theo gói thuốc Bộ Y tế công bố", chị Hồng khuyến cáo.

    Trong quá trình tư vấn, điều trị F0 tại nhà, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ Dương Văn Trung, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện, cũng gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý mua kháng sinh, kháng viêm nhóm Corticoid về dùng. Khi bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc này, bác sĩ rất khó đưa ra lời khuyên nên dừng ngay hay tiếp tục sử dụng.

    Thậm chí, có những gia đình tự ý mua thuốc kháng virus cho trẻ 8 tuổi uống. Sau khi uống, bé có dấu hiệu mẩn đỏ mặt. Việc phụ huynh tự ý cho con uống thuốc kháng virus rất nguy hiểm, gây những hậu quả lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.

    Covid-19 là bệnh do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng trên virus. Vì vậy, sử dụng kháng sinh không những vô tác dụng mà còn gây hại. Nó có nguy cơ gây kháng thuốc kháng sinh.

    Chưa kể, một số thuốc kháng sinh có thể gây độc cho thận, gan, ảnh hưởng hệ tiêu hóa,…

    Các thuốc kháng viêm nhóm Corticoid có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch. Chúng được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, tùy tiện sử dụng rất nguy hiểm.

    Khi SARS-CoV-2 bắt đầu xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra hệ thống miễn dịch để chống lại nó. Trong giai đoạn này, nếu người bệnh sử dụng luôn thuốc kháng viêm nhóm Corticoid sẽ làm giảm việc tạo ra kháng thể để chống virus. Từ đó, bệnh có chiều hướng tiến triển nặng hơn.

    Nhóm thuốc này chỉ được dùng cho người bệnh có hệ miễn dịch đang hoạt động quá mức và gây ra tổn thương các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

    Bác sĩ Dương Văn Trung nhấn mạnh: "Các thuốc kháng viêm nhóm Corticoid như Dexamethason hay Methylprednisolon có tác dụng ức chế miễn dịch, sẽ làm kìm hãm ảnh hưởng quá mức của hệ thống miễn dịch đang tấn công và gây tổn thương cơ quan".

    Theo bác sĩ Dương Văn Trung, các loại thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có bằng chứng là có bội nhiễm vi khuẩn.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://zingnews.vn/khi-khang-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ