Ông Lâm Đình Thắng khẳng định thẻ xanh Covid-19 không được triển khai trên toàn bộ 3 địa phương trên mà sẽ thực hiện có lộ trình ở từng nhóm, đơn vị cụ thể sau khi thống nhất với lãnh đạo đơn vị liên quan.
Ví dụ tại quận 7, thành phố chỉ thí điểm thẻ xanh Covid-19 cho 150 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thiết yếu. Với Củ Chi, Cần Giờ, thành phố sẽ thí điểm quản lý đối với các cơ sở cung cấp thực phẩm, sản xuất nông nghiệp, du lịch địa phương.
Các đơn vị không thực hiện thí điểm vẫn áp dụng các phương thức di chuyển hiện nay theo quy định của UBND TP. Sau ngày 30/9, Sở TT&TT sẽ phối hợp với các sở ngành, địa phương để tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành các giải pháp.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 15/9, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương xác nhận có nhiều trường hợp F0 không chịu xuất viện.
Giải thích về vấn đề này, ông Chương cho rằng thực tế một số trường hợp F0 xuất viện khi về địa phương hoặc khu nhà trọ bị kỳ thị nên không muốn về. Trong khi đó, F0 ở trong bệnh viện được cung cấp đầy đủ các chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt được đảm bảo hơn ở các khu nhà trọ hay ở nhà nên dẫn đến tình trạng này.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chỉ thị số 20/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội được thực hiện từ 6h ngày 16/9. Theo công văn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, đến 18h ngày 15/9 có 18 đơn vị hành chính đáp ứng tiêu chí đủ điều kiện mở hàng quán từ 16/9, theo hướng dẫn mới của Công văn số 3084/UBND-KGVX, gồm:
- Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa.
Thành phố cũng yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tại họp báo ngày 15/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết TP sẽ tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 16-30/9.
Theo đó từ 0h ngày 16/9, shipper được giao hàng liên quận, huyện từ 6-21h với điều kiện đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch, thực hiện xét nghiệm theo mẫu gộp hai ngày/lần. TP tiếp tục miễn phí xét nghiệm cho các shipper.
Đồng thời thành phố cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh hoạt động từ 6-21h, trong đó gồm dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập.
Tiếp theo là dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi, các cơ sở hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ, chỉ bán thông qua đặt hàng trực tuyến; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; cơ sở thú y; dịch vụ bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị; sản xuất chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có quyết định phân bổ hơn 2,57 triệu liều vắc-xin Covid-19 AstraZeneca đợt 39, 40 và 41 cho 51 địa phương và các bệnh viện tuyến Trung ương.
Số lượng vắc-xin này được gộp từ 3 nguồn: vắc-xin AstraZeneca do Công ty VNVC mua bàn giao cho Bộ Y tế (gồm 989.800 liều); nguồn từ chính phủ Bỉ hỗ trợ gồm 100.000 liều và nguồn COVAX Facility hỗ trợ gồm 1.484.060 liều. Như vậy, tổng số vắc-xin Covid-19 được phân bổ trong cả 3 đợt là hơn 2,57 triệu liều.
Cụ thể, Hà Nội nhận số vắc-xin nhiều nhất là với 600.000 liều. Đà Nẵng, Khánh Hòa số vắc-xin nhiều thứ hai, mỗi tỉnh 100.000 liều. Các địa phương khác nhận số vắc-xin từ 20 - 70.000 liều. Các bệnh viện tuyến Trung ương nhận 83.700 liều. TP HCM không có trong danh sách phân bổ vắc-xin lần này.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cung cấp thông tin trên vào ngày 15/9. Cụ thể, trong số 350 nhân viên y tế liên quan đến Covid-19, 33 bác sĩ và điều dưỡng là F0, 317 người thuộc diện F1.
Theo bác sĩ Trương Đình Chính, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện sức khoẻ các bác sĩ và điều dưỡng mắc Covid-19 đều đã ổn định, khỏi bệnh và đang tiếp tục công việc điều trị, xét nghiệm tại cơ sở y tế, điểm cách ly trên địa bàn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo phân loại của UBND Hà Nội tại văn bản mới ban hành, Thanh Xuân là địa phương duy nhất nguy cơ rất cao (vùng đỏ). Nguy cơ cao có 2 quận là Hoàng Mai và Đống Đa (vùng cam).
Quận, huyện trong khu vực nguy cơ (vùng vàng) là Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng. 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.
Như vậy, nhiều khả năng các quận, huyện vùng xanh sẽ được bán hàng ăn, uống mang về gồm: Bắc Từ Liêm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa.
Những quận, huyện vùng vàng được bán mang về gồm: Ba Đình, Gia Lâm, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Đan Phượng.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 15/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị thông tin công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Tại đây, ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã trả lời câu hỏi: "Cơ sở nào để nói tỉnh Bình Dương cơ bản đã khống chế được dịch bệnh Covid-19?".
Theo ông Nguyễn Hoàng Thao, từ ngày 15/9 là một mốc cực kỳ quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Hiện tỉnh Bình Dương đang thực hiện chiến lược bước tới đâu giữ chặt tới đó, các "vùng xanh" thì xanh tới đâu giữ xanh tới đó, "vùng đỏ" còn lại đỏ tới đâu "chiến đấu" tới đó và cơ bản tỉnh đã khống chế được dịch bệnh Covid-19 bởi những cơ sở sau đây.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với Zing, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết từ nay đến 20/9, địa phương ưu tiên tiêm vaccine cho cán bộ, nhân dân TP. Quảng Ngãi; đội ngũ giáo viên, lái xe, tiểu thương và lực lượng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế Dung Quất.
Tuần tới, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai tiêm vaccine cho người cao tuổi, người dân có bệnh nền. Tỉnh cũng đang làm việc với Bộ Y tế để tăng cường nguồn vaccine, giúp địa phương hướng đến mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
"Việc tăng tốc tiêm vaccine cho đội ngũ giáo viên, lái xe, người lao động ở các khu công nghiệp, tiểu thương ở các chợ... nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho họ, thúc đẩy quá trình nới lỏng giãn cách xã hội, sớm trở lại cuộc sống bình thường mới", bà Vân nói và cho hay Bộ Y tế đã cấp hơn 200.000 liều vaccine. Thời gian tới, số người từ 18 tuổi trở lên ở địa phương này cần được tiêm mũi 1 là gần 900.000 người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cho biết đến chiều 15/9, nước ta đã tiêm được hơn 31,3 triệu liều vắc-xin Covid-19, khoảng 5,8 triệu người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin.
10 địa phương có tỉ lệ tiêm vắc-xin cao nhất (số mũi tiêm/số vắc-xin được cấp theo quyết định) cập nhật đến thời điểm này là Bắc Ninh, Đồng Tháp, Kon Tum, Lào Cai, Cao Bằng, Vĩnh Long, Đắk Lắk, Bình Phước, Tuyên Quang, Cà Mau.
10 địa phương tỉ lệ tiêm vắc-xin chậm là Hải Phòng, Hà Giang, Nghệ An, Nam Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tây Ninh, Phú Yên, Bình Thuận.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, từ 12h00 ngày 16/9, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2011 của Chủ tịch UBND thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
- Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trong ngày 15/9, nhóm nghiên cứu tiêm thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 2 vaccine COVID-19 Covivac tại tỉnh Thái Bình cho 81 người.
PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết thông tin trên.
Thời gian thực hiện tiêm mũi 2, giai đoạn 2 vaccine COVID-19 Covivac sẽ thực hiện từ nay đến ngày 20/9. Dự kiến 374 người tình nguyện được tiêm (đây là những người đã tiêm mũi 1 đủ 28 ngày).
Giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng triển khai tại huyện Vũ Thư, Thái Bình. Theo PGS Vũ Đình Thiểm, các tình nguyện viên được tiêm với 2 nhóm liều 3 mcg, 6 mcg và tiêm vaccine AstraZeneca (thay vì giả dược như lần 1).
Đánh giá cho thấy, các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm mũi 1 của giai đoạn 2 đều an toàn, cũng có tỷ lệ phản ứng nhưng không nghiêm trọng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, tính đến 18h ngày 14/9, toàn TP.Hà Nội đã tiêm được 4.961.708 mũi tiêm, sử dụng 4.503.612 liều vaccine trên tổng 5.359.676 liều được cấp, đạt tiến độ 84,5%. Riêng ngày 14/9, Hà Nội đã tiêm được 232.969 mũi vaccine.
Về công tác xét nghiệm, tính đến 12h ngày 14/9, toàn thành phố đã lấy được 3.128.380 mẫu, phát hiện 19 ca dương tính. Cụ thể, số mẫu gộp xét nghiệm PCR là 2.311.514, có 1.114.197 mẫu âm tính và 14 mẫu dương tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Trong số 816.866 mẫu test nhanh kháng nguyên, có 47 mẫu dương tính, sau đó được lấy mẫu lại xét nghiệm PCR, kết quả có 5 ca dương tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế đề nghị các địa phương khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội (sau đây gọi là giãn cách) phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).
Bộ này nhấn mạnh cần xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: thực hiện nghiêm việc giãn cách; đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở...
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế đề xuất việc phân bổ vắc-xin cho các đơn vị, địa phương sau khi tỉnh này nhận được quyết định của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân bổ 30.000 liều vắc-xin AstraZeneca cho Bà Rịa - Vũng Tàu trong đợt 35.
Trước đó, trong ngày 7-9, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng phân bổ cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 9.360 liều vắc-xin Pfizer. Trên cơ sở đó, địa phương đã phân bổ về cho các đơn vị và địa phương trong đợt này sử dụng để tiêm mũi 2 cho những đối tượng đủ điều kiện và đã tiêm mũi 1, số còn lại sẽ tiêm mũi 1.
Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh thông tin theo văn bản của Bộ Y tế, số liệu vắc-xin Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được nhận đến cuối năm 2021 là hơn 1,5 triệu liều.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng ngày 15/9, ngày đầu quận 7 chính thức mở cửa trở lại một số dịch vụ để khôi phục kinh tế sau khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Một số hoạt động được nới lỏng từng bước nên người bán vui mừng mở cửa hàng kinh doanh trở lại.
Theo ghi nhận, thêm một số quán cơm, quán phở, cafe,... đã hoạt động trở lại với hình thức bán mang đi. Tuy nhiên ngoài bán qua app, một số quán ăn còn bán cho người mua trực tiếp mang về.
Ngoài ra, một số cửa hàng điện thoại, sửa xe máy đã mở cửa hoạt động trở lại nhưng lượng khách không nhiều.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương. Biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1.000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).
Trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố khi giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hôm nay là ngày cuối của chiến dịch cao điểm tiêm vắc xin COVID-19. Các quận huyện đang tập trung việc bao phủ vắc xin mũi 1 cho người dân trên 18 tuổi không phân biệt thường trú, tạm trú và tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian.
Mức độ bao phủ vắc xin là một trong những điều kiện rất quan trọng để khôi phục cuộc sống bình thường mới và mở rộng các hoạt động kinh tế, xã hội sau này.
Trong ngày 14/9, thành phố đã tiêm thêm được 159.990 người. Công tác tổ chức tại các điểm tiêm đều trật tự, ổn định, tuân thủ 5K.
Tính đến ngày 14/9, thành phố đã tiêm được tổng cộng 8.316.763 mũi tiêm, trong đó có 6.624.241 mũi 1 và 1.692.522 mũi 2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Từ ngày 15/4 đến nay, An Giang có 2.946 trường hợp dương tính COVID-19, trong đó, huyện An Phú có 945 ca nhiễm tập trung tại xã Khánh An và thị trấn Long Bình.
Ông Phan Văn Tường - Bí thư, Chủ tịch UBND thị trấn Long Bình - cho biết địa phương có 2 khu ổ chuột bị phong tỏa nhưng số lượng dân số dày đặc ở khu vực này. Đến nay Long Bình đã có 485 ca nhiễm COVID-19.
"Dù địa phương đã tầm soát cộng đồng từng người dân 5 lần nhưng vẫn chưa tách hết F0 được. 2 khu ổ chuột bị phong tỏa có 2.700 người dân, mật độ dân rất dày đặc.
Có những ngôi nhà chưa được 20m2 nhưng có 5 đến 6 người ở. Địa phương đã có phương án giãn dân sắp tới và đẩy mạnh xét nghiệm cộng đồng 2 ngày/lần để sớm tách F0 ra khỏi cộng đồng", ông Tường nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trưa 15/9 cho biết, ổ dịch mới tại 3 tòa chung cư A1, A4, A5, Khu đô thị Đền Lừ II, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai đã có tổng 17 ca Covid-19, chưa xác định được nguồn lây.
Theo CDC Hà Nội, ca khởi phát là người phụ nữ 62 tuổi sống tại tòa A5. Tối 8/9, bà mệt mỏi, ngày 11/9 test nhanh có kết quả dương tính. Bà được lấy lại mẫu xét nghiệm, có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
UBND phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai đã phong tỏa chung cư A5 từ tối 11/9, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc khu vực nguy cơ, phát hiện thêm 16 ca dương tính khác tại 3 tòa chung cư. Cụ thể, tòa A5 (4 ca), A1 (8 ca) và tòa A4 (5 ca).
Chính quyền địa phương đã quyết định phong tỏa cả 3 tòa nhà, tiếp tục truy vết và điều tra dịch tễ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Các ca mắc phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (3), Hoàng Mai (2), Thanh Trì (2), Đông Anh (2), Hai Bà Trưng (1), Hà Đông (1); theo các chùm ca bệnh: Chùm F1 của sàng lọc ho sốt (9), Sàng lọc khu vực phong tỏa (2).
Cụ thể:
Sàng lọc khu vực phong tỏa (2)
1) N.N.H, nữ, sinh năm 2011,
- Địa chỉ: Nguyên Khê, Đông Anh.
- Dịch tễ: Ngày 13/9 BN được lấy mẫu theo diện sàng lọc khu vực phong tỏa, kết quả dương tính.
2) N.T.S, nữ, sinh năm 1960,
- Địa chỉ: Nguyên Khê, Đông Anh.
- Dịch tễ: Ngày 13/9 BN được lấy mẫu theo diện sàng lọc khu vực phong tỏa, kết quả dương tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định phong tỏa cứng trong 48 giờ, từ 0 giờ ngày 16/9 đối với 5 phường gồm: Hải Cảng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Mây và Đống Đa.
Trước đó, ngày 12/9, một lái xe tải chuyên chở dăm gỗ vào tỉnh Phú Yên rồi về lại địa phương nhưng không khai báo y tế và cách ly theo quy định. Sau đó, người này được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Ngay sau khi xét nghiệm, truy vết các trường hợp liên quan, tỉnh Bình Định phát hiện 25 người dương tính với SARS-CoV-2, là thành viên trong gia đình và là hàng xóm của tài xế này.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 15/9, tỉnh Bình Dương tổ chức buổi họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh và kế hoạch phục hồi kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Cụ thể, trong giai đoạn 1 (từ 15/9 - 31/10), Bình Dương ưu tiên triển khai việc phục hồi các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn "vùng xanh" gồm các huyện phía Bắc: Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, thị xã Bến Cát và TP. Thủ Dầu Một. Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp khóa chặt "vùng đỏ, điểm đỏ", mở rộng "vùng xanh". Thần tốc xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Về tổ chức sản xuất kinh doanh và lưu thông, thực hiện phương án lưu thông liên huyện "vùng xanh" phía Bắc.
Giai đoạn 2 (sau ngày 31/10), nếu vắc xin được cung cấp liên tục, đầy đủ, khoảng đầu tháng 10, Bình Dương sẽ hoàn tất tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho toàn bộ người dân trong tỉnh. Sau 15 ngày tiêm vắc xin phát huy tác dụng là khoảng 31/10 sẽ cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng.
Trường hợp kiểm soát dịch bệnh thành công và không còn "vùng đỏ", "vùng vàng" sẽ mở cửa lại các hoạt động kinh tế, xã hội một cách có chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, loại trừ một số ngành nghề nhạy cảm, dễ gây bùng phát dịch như: Karaoke , vũ trường, quán bar, massage… giao ngành y tế và các ngành có liên quan tham mưu danh mục cụ thể.
Trường hợp diễn biến dịch xấu hơn, tùy theo mức độ và khuyến nghị của ngành y tế sẽ điều chỉnh quay về giai đoạn trước hoặc quản lý chặt hơn.
Giai đoạn 3 (sau 31/12), trường hợp kiểm soát dịch bệnh thành công và không còn "vùng đỏ", "vùng vàng" sẽ mở cửa lại toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội. Một số ngành nghề nhạy cảm, dễ gây bùng phát dịch sẽ phải có tiêu chí điều kiện hoạt động. Giao ngành y tế và các ngành liên quan tham mưu các điều kiện, thời gian và tiêu chí áp dụng khi cho phép hoạt động trở lại.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 14/9, tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội), lãnh đạo phường ký văn bản về việc tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân. Phường yêu cầu người dân ký cam kết nếu từ chối tiêm chủng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh.
Cụ thể, văn bản trên của phường Hoàng Liệt nêu: "Đối với những trường hợp trong độ tuổi nhưng từ chối tiêm chủng, yêu cầu người dân ký cam kết với UBND phường về việc không thực hiện tiêm chủng, nêu rõ lý do và cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng".
Sáng 15/9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online về lý do ký văn bản trên, ông Tạ Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt - cho biết văn bản trên là để phường nắm được lý do tại sao người dân lại không tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
"Với văn bản trên, chúng tôi yêu cầu người dân ký và cam kết để muốn biết lý do tại sao người dân không đi tiêm vắc xin COVID-19", ông Hải nhấn mạnh.
Về việc "chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Hải lý giải: "Việc làm lây lan dịch bệnh thì ai cũng phải chịu trách nhiệm, chúng tôi quy định như vậy thì có vấn đề gì đâu".
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) đang xây dựng hướng dẫn "Lộ trình từng bước trở lại trạng thái 'bình thường mới' tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg".
Theo đó, các tiêu chí trong hướng dẫn "Lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg" bao gồm: tiêu chí kiểm soát dịch, tỉ lệ giường ICU, tỉ lệ tiêm vắc-xin Covid-19, mức độ nguy cơ...
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó các trạm y tế lưu động được thành lập với mục đích giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, giảm tải áp lực điều trị từ các trung tâm y tế, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện. Đây là Trạm y tế lưu động tại Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Các trạm y tế lưu động tại 11 phường thuộc quận Thanh Xuân cũng sẽ góp phần phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn. Trong ảnh, bác sĩ Ngô Tăng Phương đang điều chỉnh bình oxy
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân) cho biết, ngay sau khi trạm y tế lưu động được lắp đặt xong tại điểm Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, sẽ góp phần giảm tải áp lực điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 14/9 đến 6h00 ngày 15/9), Nghệ An không ghi nhận ca dương tính mới với SARS-CoV-2.
Trong 12h qua, Nghệ An không ghi nhận ca dương tính mới với SARS-CoV-2, có 1 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An. Đó là bệnh nhân V.N.M (MS BN 435961), nam, sinh năm 1939, trú phường Quang Trung, TP. Vinh.
Về công tác xét nghiệm: Trong 12 giờ qua đã tiếp nhận 776 mẫu (65 mẫu F1, 711 mẫu cộng đồng). Tất cả 776 mẫu đều cho kết quả âm tính với SARS- CoV-2.
Đến nay, Nghệ An đã triển khai 13 đợt tiêm chủng phòng COVID-19 với 246.945 mũi tiêm, 70.143 người đã tiêm đủ 2 mũi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
UBND TP.HCM đã ban hành văn bản về việc giám sát F0 tuân thủ cách ly tại nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, một số địa phương không quản lý F0, để F0 đi khỏi nơi cư trú.
Ngoài ra, nhiều trường hợp đã hoàn thành cách ly nhưng không nhận được chứng nhận. Do đó, UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương đặc biệt lưu ý phải tổ chức giám sát chặt chẽ, tuân thủ cách ly y tế với các F0 này.
Trong trường hợp người cách ly không tuân thủ cách ly tại nhà, địa phương phải chuyển vào khu cách ly tập trung. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 có trách nhiệm ban hành quyết định cách ly và cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 15/9, Sở Y tế Đồng Nai cho biết có 780 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong ngày, nâng tổng số ca mắc trong toàn tỉnh lên 37.268 ca (có 16.000 ca khỏi bệnh). Trong ngày cũng có 17 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 337 ca.
Trong số các ca mắc mới ghi nhận có 5 ca trong cộng đồng, 235 ca trong khu phong tỏa và 540 ca trong khu cách ly. Trong đó có 19 ca tại Công ty Gỗ Lee Fu, 41 ca là bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư2 đang thực hiện cách ly tại bệnh viện; 6 trường hợp nhiễm bệnh là nhân viên y tế tại huyện Định Quán.
Sở Y tế Đồng Nai cũng vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị có kiểm soát cho người mắc COVID-19 không triệu chứng và có triệu chứng nhẹ trong vòng 72 giờ trên địa bàn tỉnh nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng, hạn chế quá tải cho các đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng; góp phần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sử dụng thuốc theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chưa đạt
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định 3979/QĐ-BYT ban hành ngày 18/8, với nhóm chỉ số về mắc mới Covid-19 trên địa bàn, TP.HCM và các địa phương cần đạt được mục tiêu là: Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.
Giường ICU đáp ứng 3%
Đạt
Tiêu chí tiếp theo trong dự thảo của Bộ Y tế là số giường cấp cứu ICU với đầy đủ nhân lực, trang thiết bị theo quy định đảm bảo đáp ứng 3% số ca nhiễm khi tỉnh, thành phố được đánh giá nguy cơ rất cao. Tại TP.HCM, số giường ICU hiện tại chủ yếu từ các trung tâm hồi sức từ Trung ương chi viện. Tính đến ngày 6/9, tại tầng 3, TP.HCM huy động và được hỗ trợ tổng cộng 10 bệnh viện, trung tâm hồi sức chuyên sâu với 4.600 giường. Ngoài ra, toàn thành phố có 191 cơ sở cách ly tập trung ở tầng 1 với 35.369 giường. 81 bệnh viện tầng 2 có tổng cộng 64.400 giường.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo Bộ Y tế, trong tháng 9 và tháng 10 vắc xin Covid-19 về Việt Nam rất nhiều, do đó các lực lượng y tế và quân đội, công an phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong tổ chức bảo quản, vận chuyển, phân phối và tiêm vắc xin tối đa công suất để đảm bảo tiến độ tiêm chủng. "Tiêm tối đa nhưng phải đảm bảo an toàn", ông Long nhấn mạnh.
Tiếp đó, các bên cũng cần phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu sản xuất máy thở, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, khẩu trang, oxy y tế.
"Chúng ta phải chú trọng về oxy y tế, tăng năng lực sản xuất và cung ứng oxy để đảm bảo sẵn sàng cho nhu cầu điều trị", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý.
GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các tổ giám sát cách ly, tiêm chủng, xét nghiệm… phải ban hành các hướng dẫn "đúng và trúng" về giám sát, cách ly trong tình hình mới, vấn đề liên quan hộ chiếu vắc xin…
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương diễn ra chiều 13/9, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kiêm Giám đốc Y khoa Bệnh viện hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương, đánh giá cao công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng của Bình Dương.
"Các khu cách ly tầng một đã tuân thủ đúng hướng dẫn của Sở Y tế, số lượng thu dung bệnh nhân tầng này giảm, số bệnh nhân có triệu chứng nặng ít hơn trước đây. Đến nay đã có 12 khu cách ly tầng một dừng hoạt động, đây là tín hiệu đáng mừng", PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.
Tỉnh Bình Dương cũng vừa công bố "vùng xanh" đối với thị xã Bến Cát sau 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đây cũng là địa phương thứ 6 ở Bình Dương bước vào trạng thái bình thường mới, khôi phục kinh tế - xã hội.
5 địa phương "vùng xanh" trước đó đã thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội gồm TP. Thủ Dầu Một, huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Hoàng Mai (2); Thanh Xuân (1); theo chùm ca bệnh: Sàng lọc khu vực phong tỏa (3).
Thông tin cụ thể 3 bệnh nhân như sau:
Sàng lọc khu vực phong tỏa (3)
1. H.T.D, nam, sinh năm 1962
2. N.T.T, nữ, sinh năm 1974
- Địa chỉ: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai
- Dịch tễ: Hai bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, đã được cách ly. Ngày 14/9 được lấy lại mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (TT Chẩn đoán thú y T.Ư).
3. N.T.Đ, nữ, sinh năm 1935
- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân
- Dịch tễ: Bệnh nhân sống trong khu vực phong tỏa, đã cách ly và xét nghiệm âm tính trước đó. Ngày 14/9 được lấy lại mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trong đợt tiêm chủng vắc xin Covid-19 lần này, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu đối với 80.739 liều vắc xin của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi một và tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và các đối tượng theo thứ tự sau: Người mắc bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi; Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Với nhóm đối tượng này, sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa
Nhiều quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội đã tổ chức tiêm chủng cả ngày lẫn đêm nhằm đẩy nhanh tiến độ phủ vắc xin phòng Covid-19 cho 100% người dân trên địa bàn
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, tối 8/9, Bộ Y tế đã cấp cho thành phố một triệu liều vắc xin Vero Cell do Sinopharm sản xuất. Sau khi được kiểm định, lô vắc xin này đã được phân bổ đến 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 14/9, cảnh sát dựng rào chắn toàn bộ ngõ Trung Tả và từ số nhà 3 đến số nhà 45 ngõ Hồ Văn Chương. Khoảng 410 hộ gia đình với hơn 1.300 người được yêu cầu không ra khỏi khu vực từ nay đến hết ngày 28/9.
Ông Lê Tuấn Định, Chủ tịch UBND quận Đống Đa, cho hay chính quyền đã phong tỏa tạm thời ngõ Trung Tả hai ngày trước. "Chúng tôi quyết định mở rộng vùng cách ly y tế để khoanh vùng, dập dịch triệt để", ông Định nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Hội nghị cũng thống nhất lộ trình thực hiện 3 giai đoạn mà Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM trình. Giai đoạn đầu từ 1/10 đến 31/10, giai đoạn 2 từ 1/11/2021 đến 15/1/2022 và giai đoạn sau đó. Bí thư Thành ủy lưu ý tất cả các diễn biến đều tùy thuộc tình hình dịch bệnh thực tế.
Ông mong muốn, Ban cán sự Đảng UBND TP sớm ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp để phục hồi kinh tế, các chính sách về thu hút nguồn lực vào kinh tế, xã hội, nhất là hệ thống y tế…
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, về cơ bản, ông đánh giá rất cao các chiến lược, kế hoạch nêu trong dự thảo tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND TP. Đồng thời đề nghị Ban cán sự Đảng UBND TP tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện các chiến lược phục hồi kinh tế sau ngày 15/9.