Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với 20 địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 chiều nay 15/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, có một câu hỏi từ đầu mà ông rất băn khoăn, là ổ dịch Cẩm Giàng.
"Ta chăm chăm (ổ dịch) ở đây là từ Chí Linh, nhưng nhận định không rõ. Cẩm Giàng hoàn toàn có thể là một ổ dịch riêng, dù chủng có thể cùng với chủng Chí Linh", Phó Thủ tướng nói và bày tỏ đồng tình với "biện pháp mạnh hơn" của Hải Dương, vì "tháng Giêng là tháng ăn chơi".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khuyến cáo: "Hoàn toàn có khả năng ổ dịch Cẩm Giàng không xuất phát từ Chí Linh. Giả sử từ vùng khác, mình mất vết mà không may nó lan ra thì rất nguy hiểm. Hà Nội và TP.HCM đề nghị phải rất kiên quyết".
Thông tin được dẫn nguồn từ
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các địa phương như: Hải Dương, Hà Nội.... thành phố Hải Phòng đã quyết định siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: tạm dừng hoạt động các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các vườn hoa, công viên trên địa bàn; tạm dừng tiếp nhận công nhân Hải Dương sau kỳ nghỉ Tết...
Thành phố Hải Phòng quyết định tạm dừng hoạt động đối với tất cả các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố từ 20 giờ ngày 15/2/2021 (tức mùng 4 Tết Tân Sửu).
Các doanh nghiệp tại Hải Phòng tạm dừng tiếp nhận công nhân từ tỉnh Hải Dương sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đối với các địa phương đang có ca dương tính ngoài cộng đồng: chỉ tiếp nhận công nhân khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 bằng phương pháp PCR.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Ngày 15/2, phát biểu kết luận tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành y tế các địa phương xét nghiệm lại các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam một cách nghiêm túc. Dù chưa kết luận chuyên gia là nguồn lây nhiễm nhưng rõ ràng có nhiều vấn đề cần lưu ý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, qua vụ người Nhật Bản chết, cần phải tăng cường khai báo y tế, siết lại biện pháp phòng chống dịch ở các cơ sở lưu trú.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu có một quy trình chuẩn để xử lý các ca nghi ngờ mắc COVID-19 và không chỉ ngành y tế mà tất cả các lực lượng cũng cần được phổ biến. Ngoài ra, Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất các biện pháp chống dịch trong tình hình mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp
Thông tin được dẫn nguồn từ
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội chiều 15/2, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng yêu cầu đóng cửa quán ăn đường phố, trà đá, cafe từ 0h ngày 16/2. Tạm thời đóng cửa các di tích để ngăn chặn sớm, bởi thời điểm này người dân lui tới rất đông.
Ông Dũng nhấn mạnh Hà Nội đã có những bệnh nhân Covid-19 mới nhưng chưa rõ nguồn gốc lây lan, có lịch trình di chuyển phức tạp, truy vết khó khăn. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật CDC Hà Nội, nguy cơ BN 2229 người Nhật có thể phát bệnh từ ngày 2/2 nên nguy cơ với cộng đồng rất cao.
"Các sở ngành phải quán triệt nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và Chủ tịch UBND TP", Phó Chủ tịch UBND TP nói.
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng
TP.HCM sẽ tổ chức kiểm tra khai báo y tế của hành khách đi máy bay, tàu hỏa, xe khách… đến Thành phố sau Tết nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Thông tin này được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 chiều 15/2.
Ông Phong cũng yêu cầu các đơn vị trên địa bàn TP phải lên phương án để kiểm soát lượng lớn người trở lại TP.HCM làm việc sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.
"Nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh xâm nhập TP.HCM sau đợt nghỉ Tết, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra khai báo y tế của hành khách đi máy bay, xe lửa, xe khách,... từ các địa phương đến TP.HCM. Tuỳ theo địa phương nơi xuất phát mà các đơn vị y tế tổ chức giám sát và xét nghiệm sao cho phù hợp", ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại cuộc họp
Thông tin được dẫn nguồn từ
Chiều 15/2, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị những người hiện đang ở Hải Dương tiếp tục ở lại địa phương để cách ly quy định, tạm thời không di chuyển về Quảng Ninh thời gian này. Những người về Quảng Ninh sẽ bắt buộc phải cách ly y tế tập trung.
Ngoài ra, những người từ Hải Dương vào Quảng Ninh, những người đến từ tỉnh khác đi qua Hải Dương khai báo không trung thực sẽ bị xử lý theo quy định.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Dành hơn 20 phút kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều 15/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dịch bệnh trở lại, diễn biến nhanh trong thời gian ngắn. Với tinh thần bình tĩnh, khẩn trương, chúng ta đã chủ động, quyết liệt triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Nhờ đó, dịch bệnh ở hầu hết địa phương đã cơ bản được kiểm soát.
Thủ tướng lưu ý cần tập trung cho Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM, để có biện pháp mạnh mẽ, toàn diện. Ông đồng ý việc giãn cách xã hội toàn tỉnh Hải Dương theo Chỉ thị 16, ngăn chặn ổ dịch này một cách quyết liệt, cụ thể, hiệu quả.
"TP.HCM và Hà Nội có thể giãn cách xã hội một số khu vực mà chúng ta cho rằng có khả năng lây nhiễm cao", Thủ tướng nói.
Qua vụ việc người Nhật Bản mắc Covid-19 tử vong tại khách sạn, Thủ tướng yêu cầu tăng cường khai báo y tế, siết lại hoạt động phòng chống dịch tại các cơ sở lưu trú, đồng thời cần có quy định chuẩn xử lý những ca nghi ngờ nhiễm Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thông tin được dẫn nguồn từ
Từ 0h ngày 16/2, tỉnh Hải Dương sẽ thực hiện cách ly xã hội trong thời gian 15 ngày trên phạm vi toàn tỉnh theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly với thôn, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Chỉ thị yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động.
Chỉ thị cũng nêu rõ, chỉ cho phép công nhân có hộ khẩu thường trú, công nhân ở tỉnh khác đang tạm trú trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tới công ty làm việc và phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang thường trú, tạm trú.
Đối với công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, hiện đang thường trú ở các huyện, thị xã, thành phố ngoài huyện Cẩm Giàng, yêu cầu cách ly tại nhà, tạm thời chưa quay lại làm việc trong vùng dịch huyện Cẩm Giàng. Đối với các doanh nghiệp ngoài địa bàn huyện Cẩm Giàng không cho phép công nhân cư trú, tạm trú tại địa bàn huyện Cẩm Giàng đến làm việc.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Thông tin được ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nói tại cuộc họp trực tuyến của thường trực Chính phủ với các tỉnh, thành về công tác chống Covid-19 chiều 15/2 (mùng 4 Tết).
Theo ông Thái, ổ dịch lớn nhất tại TP. Chí Linh đã được kiểm soát, các ca nhiễm mới đều ở trong khu cách ly; một số địa bàn như Nam Sách, Kinh Môn xuất hiện các ca nhiễm mới nhưng cũng nằm trong khu vực bị phong tỏa. Tuy nhiên, tại huyện Cẩm Giàng đã thực hiện phong tỏa nhưng có những diễn biến phức tạp, cộng với các ca liên quan Chí Linh khiến dịch lây lan ra 11/12 đơn vị cấp huyện của Hải Dương.
Trước tình hình phức tạp, cùng với ý kiến đề xuất của Bộ Y tế, sáng nay Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã họp khẩn và quyết định giãn cách toàn tỉnh trong 15 ngày từ 0h ngày 16/2 theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng. "Riêng đối với huyện Cẩm Giàng, chúng tôi gọi là giãn cách theo Chỉ thị 16+, tức là làm căng thẳng hơn, khắt khe hơn, khóa chặt một số nơi dịch lây lan như các khu công nghiệp", ông Thái nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bản tin 18h ngày 15/2 - tức chiều mùng 4 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết Hải Dương và Hà Nội ghi nhận 40 ca mắc COVID-19.
Thông tin ca mới: 40 CA MẮC MỚI (BN 2230 - BN 2269) ghi nhận trong nước tại thành phố Hà Nội (2) và Hải Dương (38). Cụ thể:
- CA BỆNH 2234 (BN 2234) tại Hà Nội: nữ, 25 tuổi, có địa chỉ tại phường Yên Thế, quận Ba Đình, Hà Nội.
- CA BỆNH 2240 (BN 2240) tại Hà Nội: nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản.
Cả 2 bệnh nhân trên là F1 của BN 2229 (họp cùng ngày 2/2), đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/2. Kết quả xét nghiệm ngày 15/2, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.
- CA BỆNH 2230-2233, 2235-2239, 2241-2269 (BN 2230 - BN 2233, BN 2235 - BN 2239, BN 2241 - BN 2269) tại Hải Dương: 38 ca đều là F1 đã được cách ly trước đó, chủ yếu liên quan ổ dịch tại huyện Chí Linh. Hiện 29 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế TP Chí Linh) và 9 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).
Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19, chiều 15/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, UBND TP Hà Nội vừa đồng ý với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc cho học sinh từ mầm non đến THPT ở Thủ đô được không đến trường.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố học trực tuyến trong tháng 2.
Thông tin được dẫn nguồn từ
UBND tỉnh Hải Dương giao Sở Tài chính chủ trì cùng Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành cùng các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo thực hiện.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Hải Dương nghiêm chỉnh chấp hành tạm dừng hoạt động phát hành xổ số trên địa bàn tỉnh Hải Dương kể từ ngày 16/2/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Chiều 15/1, báo cáo tại cuộc họp thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các địa phương, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin cụ thể diễn biến dịch COVID-19 trên cả nước, đồng thời đề xuất Chính phủ và các địa phương các biện pháp ứng phó dịch sắp tới.
Về trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 người Nhật Bản đã đột tử tại khách sạn ở Tây Hồ, Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trường hợp này đã hoàn tất thời gian cách ly tại TP.HCM từ ngày 17-31/1/2021, đủ 14 ngày và đã qua 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Trường hợp này cách ly cùng 34 người khác và qua trích xuất camera, trong thời gian cách ly bệnh nhân thực hiện nghiêm quy định, không có tiếp xúc với bên ngoài.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong sáng 15/2 cho thấy, nồng độ virus của bệnh nhân này ở mức độ khá cao nên đưa ra hai giả thiết.
Giả thiết thứ nhất là mới lây nhiễm và có thể lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội và không phải là F0. Bên cạnh trường hợp này, Hà Nội cũng phát hiện thêm hai trường hợp nữa cùng công ty với ca người Nhật Bản cũng cho kết quả xét nghiệm có nồng độ virus cao. Do đó nhiều khả năng mới bị lây nhiễm từ 5-7 ngày trước đó. Bộ đang cho giải trình tự gene và sẽ có kết quả sau 48 giờ, khi đó mới xác định được chủng virus của bệnh nhân này.
Giả thiết thứ hai là ca bệnh này lây nhiễm từ khu cách ly (khi nhập cảnh vào Việt Nam). Dù có khả năng nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, giả thiết này có mức độ xảy ra thấp, vì 34 người khác cùng đi với bệnh nhân người Nhật và cùng cách ly tại khách sạn đó đều có kết quả âm tính.
Với ca bệnh này, Bộ Y tế cho rằng, Thành phố Hà Nội cần coi đây là ca lây nhiễm trong cộng đồng, phải triển khai biện pháp khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy vết những điểm bệnh nhân đến và làm việc. Từ trường hợp này cho thấy các địa phương cần tiếp tục đề cao cảnh giác và tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19, tiếp tục theo dõi giám sát chặt chẽ những trường hợp, nhất là người nước ngoài nhập cảnh từ 15/1 đến nay.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Thông tin được dẫn nguồn từ
Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, trước 18h ngày 15/2, Hải Dương giải toả các khu cách ly tập trung đông công nhân Công ty POYUN để đưa tới các địa điểm cách ly khác, phun khử trùng toàn bộ khu vực đó, đồng thời rà soát lại tất cả các khu cách ly tập trung đông người để giảm tải.
Hiện tại, hơn 2.200 công nhân Công ty POYUN đang cách ly tập trung tại 9 điểm ở TP. Chí Linh. Những ngày qua, tại Hải Dương có tình trạng số ca F0 tăng lên, chủ yếu là công nhân Công ty POYUN đang được cách ly.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bệnh nhân là nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, nhân viên công ty Mitsui tại 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm. Địa chỉ nơi ở: P1507 khách sạn Somerset Westpoint, số 2, Quảng An, Tây Hồ.
Bệnh nhân được xác định là tiếp xúc gần với BN 2229 (Bệnh nhân người Nhật Bản tử vong hôm 13/2) và BN 2234, tại phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội (họp cùng ngày 2/2/2021), được TTYT Tây Hồ lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/2, kết quả dương tính 15/2/2021.
Mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện.
Vào sáng cùng ngày 15/2 (mùng 4 Tết), CDC Hà Nội cũng thông tin bệnh nhân N.T.H., 24 tuổi, nữ, địa chỉ ở 14/4B Yên Thế, Ba Đình, Hà Nội, làm việc tại Công ty Mitsui Việt Nam (tầng 9 tòa nhà Red Sun River, 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội) dương tính với SARS-CoV-2.
Chị H. được xác định có tiếp xúc gần với bệnh nhân 2229 (nam, quốc tịch Nhật Bản, đã tử vong ngày 13/2), đã tham gia họp cùng phòng với bệnh nhân vào ngày 2/2 (tức chỉ 1 ngày sau khi bệnh nhân từ TP.HCM bay ra Hà Nội). Cuộc họp còn có 2 người Nhật Bản, 2 người này hiện đã về Nhật.
Ngày 14/2, ngay sau khi bệnh nhân 2229 được xác định dương tính, những người tiếp xúc gần đã được đưa đi cách ly tập trung, trong đó chị H. cách ly tại khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội, kết quả xét nghiệm sáng nay 15/2 là dương tính với COVID-19. Đây là ca bệnh COVID-19 thứ 34 ở Hà Nội tính từ 27/1.
Địa điểm các bệnh nhân tiếp xúc là phòng họp của công ty địa chỉ tầng 9 tòa nhà Sun Red River 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm vào khoảng thời gian 14h30 phút đến 15h30 phút ngày 2/2/2021.
Một số địa điểm lưu ý:
Ngày 5/2: Nhà hàng Cơm Viên 11A Đình Ngang. Quán Aroi café số 9 Tống Duy Tân.
Ngày 6/2: Quán cà phê số 10 Khúc Hạo - Touri pessert.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Báo cáo tại buổi họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch (đang diễn ra chiều 15/2), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin hiện tại, 12/13 tỉnh thành có bệnh nhân mắc COVID-19 đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Trong đó TP.HCM đã cơ bản kiểm soát được chuỗi lây nhiễm tại ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, một vụ việc phát sinh là Hà Nội có ca lây nhiễm là người Nhật, tử vong tại khách sạn trên địa bàn (bệnh nhân 2229). Bệnh nhân này từng được cách ly khi nhập cảnh từ ngày 17/1 đến 31/1 tại khách sạn ở TP.HCM.
"Qua trích xuất camera, bệnh nhân này tuân thủ nghiêm ngặt quy định về cách ly, hầu như không có sự tiếp xúc bên ngoài. 34 người cách ly cùng khách sạn với bệnh nhân đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2", ông Long nói.
Theo ông Long, có hai giả thiết về nguồn lây của bệnh nhân này. Trong đó, Bộ Y tế nghiêng về giả thiết đầu tiên là bệnh nhân mới mắc COVID-19 thời gian gần đây trong cộng đồng.
"Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ virus trong mẫu thử của bệnh nhân này ở mức khá cao. Chúng tôi nghiêng về giả thiết người này mới lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội trong 5-7 ngày", ông Long nói.
Giả thiết thứ 2 về nguồn lây của bệnh nhân này là bị lây nhiễm ngay trong khu cách ly tại TP.HCM. Nhưng ông Long cũng cho rằng giả thiết này có ít khả năng xảy ra, tuy nhiên không thể loại trừ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 15/2, UBND tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân Quảng Ninh đang ở Hải Dương cần ở nguyên tại chỗ để thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách toàn xã hội tại đây nhằm góp phần đẩy lùi, ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị những người hiện đang ở Hải Dương tiếp tục ở lại địa phương này để thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh theo quy định, tạm thời không di chuyển về Quảng Ninh thời gian này. Đối với những người vẫn đi về Quảng Ninh sẽ phải cách ly y tế tập trung theo quy định.
Những người từ Hải Dương vào Quảng Ninh, những người đến từ tỉnh khác đi qua Hải Dương nhưng khai báo không trung thực khi bị phát hiện sẽ xử lý nghiêm. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị người dân tham gia giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp từ Hải Dương vào Quảng Ninh để báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trưa 15/2, ông Lâm Quân Minh Vương - Chủ tịch phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM cho biết liên quan đến việc bà D.T.T. (SN 1974) cùng con trai là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất dương tính với SARS-CoV-2, đến nay các cơ quan chức năng quận 12 đã dỡ bỏ phong tỏa đối với 26 người sống gần nhà bà T.
Ông Lâm Quân Minh Vương cho biết đến nay các cơ quan chức năng chỉ yêu cầu cách ly tại nhà đối với 4 hộ gia đình (11 người) sống cạnh và đối diện nhà bà T., thời gian cách ly đủ 14 ngày sau đó sẽ tiếp tục xét nghiệm lần 2.
Lực lượng quận 12 dỡ phong tỏa các hộ gần nhà nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất
"Để chắc chắn hơn, ngoài xét nghiệm 37 người sống gần nhà bà T., cơ quan chức năng còn mở rộng xét nghiệm những hộ sống ngoài khu vực phong tỏa và các hộ ở chợ Cây Sộp gần đó. Tổng cộng, cơ quan chức năng đã xét nghiệm 346 người và đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2" - ông Lâm Quân Minh Vương thông tin.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội chiều 15/2 xác nhận TP ghi nhận thêm 1 ca dương tính mới. Bệnh nhân nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản.
Bệnh nhân là nhân viên công ty Mitsui tại 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, sống tại P1507 khách sạn Somerset Westpoint (số 2, phường Quảng An, quận Tây Hồ). Bệnh nhân được xác định là tiếp xúc gần với BN 2229 và BN N.T.H - ca bệnh thứ 34 của Hà Nội (họp cùng ngày 2/2), được TTYT Tây Hồ lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/2, kết quả dương tính 15/2.
Nhân viên y tế phun khử khuẩn khách sạn Somerset Westpoint chiều 14/2
Bệnh nhân 2229, nam, 54 tuổi, là chuyên gia người Nhật Bản, nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 17/1, được chuyển cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM từ 17-31/1/2021. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 vào các ngày 17/1 và 31/1.
Sau khi kết thúc cách ly tập trung tại TP.HCM, ngày 1/2, bệnh nhân đi trên chuyến bay số hiệu VN254 từ Tân Sơn Nhất khởi hành lúc 11h giờ, tới Nội Bài lúc 13h20, được lái xe của công ty đưa từ sân bay về khách sạn Somerset Westpoint lúc 14h cùng ngày. Trong khoảng thời gian từ ngày 1-13/2, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty.
Xem thêm tại:
Ngày 15/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, trong đợt lấy mẫu diện rộng lần này, Thành phố đã thực hiện lấy tổng cộng 6.551 mẫu xét nghiệm từ các nhà trọ, nơi lưu trú công nhân, bến xe, chợ trên địa bàn 24 quận huyện. Kết quả xét nghiệm, có 6.414 mẫu có kết quả âm tính, 137 đang chờ kết quả xét nghiệm.
Về xét nghiệm giám sát tại các bệnh viện, tổng cộng đã lấy 8.531 mẫu xét nghiệm nhân viên y tế, người phục vụ, bệnh nhân mạn tính điều trị nội trú tại các bệnh viện quận/huyện, thành phố (từ ngày 15/9/2020 đến nay). Tất cả đều có kết quả âm tính.
Liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất, theo HCDC, tính đến nay thành phố đã phát hiện 35 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng đều liên quan đến nhóm nhân viên bốc xếp, giám sát hàng hoá của công ty VIAGS, làm việc tại sân đỗ máy bay sân bay Tân Sơn Nhất. Thành phố đã cơ bản kiểm soát chuỗi lây nhiễm này và tiếp tục các biện pháp để cắt đứt hoàn toàn chuỗi lây nhiễm.
Kết quả xét nghiệm truy vết, tầm soát diện rộng tại TP.HCM (Nguồn:HCDC)
Trước đó, ngày 5/2, thông qua giám sát chủ động nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất đã phát hiện ca chỉ điểm là bệnh nhân (BN) 1979, nhân viên giám sát chất xếp hàng hóa (công ty VIAGS), cư ngụ tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Từ trường hợp chỉ điểm này, từ ngày 7-9/2, thành phố tiếp tục phát hiện thêm 31 trường hợp nhiễm liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại sân bay thông qua hoạt động chủ động xét nghiệm giám sát tại sân bay và truy vết các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trong cuộc họp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương diễn ra sáng 15/2, các chuyên gia của Bộ Y tế đã phân tích, nhận định tình hình dịch bệnh trong những ngày tới và đề xuất một số giải pháp phòng chống dịch cho tỉnh này.
PGS TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế tại Hải Dương, nhận định việc xuất hiện những ca bệnh trong các khu phong tỏa báo hiệu vẫn có sự lây nhiễm tại cộng đồng.
Chuyên gia Bộ Y tế đề nghị Hải Dương không được lơ là và thực hiện các giải pháp để dập dịch ở các khu phong tỏa (Ảnh: Thạch Thảo)
Theo ông Dương, đây là điều rất đáng lo ngại trong công tác phòng chống dịch. Vì thế, Hải Dương phải tuyệt đối không được lơ là và thực hiện các giải pháp để dập dịch ở các khu phong tỏa, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bệnh nhân số 2234 là nhân viên kinh doanh làm việc tại Văn phòng Chi nhánh Công ty TNHH Mitsui Việt Nam tại Hà Nội - tầng 9 tòa nhà Sun Red River 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh nhân được xác định là trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp F0 người Nhật (BN 2229) tại Văn phòng 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm. Bệnh nhân được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp, Hoàng Mai ngày 14/2/2021.
Lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa nơi ở của bệnh nhân 2234
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 15/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) đã có báo cáo cập nhật về lịch trình di chuyển và quá trình phát hiện bệnh nhân Covid-19 người Nhật (bệnh nhân 2229) tử vong.
Cụ thể, tin từ CDC Hà Nội cho biết, ngày 13/2, Trung tâm Y tế Q. Tây Hồ (Hà Nội) báo và gửi 1 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 của người nước ngoài tử vong chưa rõ nguyên nhân.
Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, xử lý, thông tin cụ thể như sau:
Qua nhận định sơ bộ, ngày khởi phát bệnh của bệnh nhân là ngày 3.2, chưa có kết luận nguyên nhân tử vong.
Bệnh nhân là chuyên gia của Công ty TNNH Mitsui Việt Nam, lần đầu nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam ngày 17/1 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM từ 17 - 31/1, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 (lần 1 ngày 17/1, lần 2 ngày 31/1).
Sau khi kết thúc cách ly tập trung tại TP.HCM, ngày 1/2, bệnh nhân đi trên chuyến bay số hiệu VN254 từ Tân Sơn Nhất khởi hành lúc 11 giờ, tới Nội Bài lúc 13 giờ 20, được lái xe của công ty đưa từ sân bay về khách sạn lúc 14 giờ.
Trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 13/2, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn Somerset Westpoint và công ty, tham gia nhiều buổi tiệc.
Ngày 3/2, bệnh nhân có xuất hiện tình trạng không được khỏe, đi khám tại phòng khám Raffles Medical, được chẩn đoán nhiễm độc tiêu hóa, mua một số thuốc không rõ loại.
Ngày 8/2, bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ (38 độ C), tái khám tại phòng khám Raffles Medical, tại đây được làm test nhanh cúm A, B cho kết quả âm tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 15/2, ông Huỳnh Kim Dũng, Chủ tịch UBND xã Ea Hồ (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), cho biết sẽ ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với anh Nguyễn Chánh Tình (SN 1994) và anh Nguyễn Chánh Tài (SN 1993, cùng ngụ xã Ea Hồ) do vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên phải chuyển bệnh nhân Khoa Cấp cứu sang Khoa Truyền nhiễm
Theo ông Dũng, hai trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13, Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. "Hiện bộ phận chuyên môn đang tham mưu và chúng tôi sẽ gửi quyết định xử phạt trong ít ngày tới" - ông Dũng cho biết thêm.
Theo báo cáo của UBND xã Ea Hồ, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 13/2, trên tỉnh lộ 3 (thuộc tổ dân phố 5, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy khiến anh Nguyễn Chánh Tình bị thương. Anh Tình được đưa tới Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) cấp cứu. Qua điều tra dịch tễ, bệnh viện xác định anh Tình từ quận Gò Vấp, TP.HCM về nên đã test nhanh và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Xuất phát từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương quyết định sẽ triển khai các biện pháp cách ly xã hội trên địa bàn toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ kể từ 0 giờ ngày 16/2/2021.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, tính đến hết ngày 14/2, tổng số ca mắc cộng dồn trên địa bàn tỉnh là 461 trường hợp. Trong đó, đã có 55 trường hợp được công bố khỏi bệnh và ra viện.
Các ca mắc COVID-19 được ghi nhận tại 11 thành phố, thị xã, huyện của Hải Dương, trong đó Chí Linh là địa phương có số ca mắc cao nhất, tiếp đó là Cẩm Giàng, Kinh Môn.
Theo nhận định của Bộ Y tế, tình hình diễn biến dịch ở Hải Dương vẫn còn khó lường và có thể kéo dài. Trước tình hình đó, tỉnh Hải Dương thay đổi phương thức xét nghiệm không chỉ tại các khu cách ly nữa mà mở rộng ra toàn cộng đồng dân cư tại các khu vực đang bị phong tỏa, đầu tiên là tại tâm dịch thành phố Chí Linh.
Từ ngày 14/2, lực lượng lấy mẫu gồm hơn 100 người chia ra làm 15 tổ đến tất cả các điểm đang phong tỏa ở 19 xã phường của thành phố Chí Linh để lấy mẫu nhanh nhất có thể.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội trưa 15/2 ghi nhận 1 ca dương tính mới, là F1 của bệnh nhân 2229 - người đàn ông Nhật Bản tử vong tối 13/2.
Ca dương tính mới là nữ, 25 tuổi, trú tại 14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân được xác định là trường hợp tiếp xúc gần với BN 2229 tại Văn phòng 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm. Bệnh nhân được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp - Hoàng Mai ngày 14/2/2021.
Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân và gia đình bình thường, không ho, không sốt, không khó thở.
Ngay khi nhận được thông tin, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã thông báo cho TTYT Ba Đình, TTYT Hoàng Mai và tiến hành điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và chuyển các bệnh nhân đi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Qua điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người liên quan, sơ bộ xác định 18 F1 (đã lấy mẫu bố, mẹ bệnh nhân có kết quả âm tính).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 15/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thành phố đã lấy 10.529 mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng tại các địa điểm liên quan đến bệnh nhân. Trong đó, 10.176 người có kết quả âm tính nCoV, 353 đang cập nhật kết quả.
HCDC cho biết, thành phố đã tiến hành phong toả rộng, lấy xét nghiệm giám sát cộng đồng bằng mẫu gộp hộ gia đình xung quanh nơi bệnh nhân cư trú.
Kết quả 2.127 F1, trong đó, 2.121 âm tính, 3 dương tính (nằm trong chuỗi 35 trường hợp lây nhiễm liên quan đến sân bay), 3 đang chờ kết quả. Mở rộng truy vết các tiếp xúc khác, tổng số các tiếp xúc này (F2) là 3.477 trường hợp, trong đó, 3.391 đã âm tính, 86 đang chờ kết quả.
Theo HCDC, để đảm bảo cho hành khách đến và đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhân viên sân bay có tiếp xúc với hành khách phải được xét nghiệm trước 1 ngày vào ca làm việc. Nhân viên chỉ vào làm việc khi có kết quả âm tính.
Từ ngày 11/2, nhân viên công ty VIAGS cũng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm giống như nhóm nhân viên phục vụ có tiếp xúc hành khách của sân bay. Các mẫu xét nghiệm này hiện chưa phát hiện trường hợp dương tính.
Thành phố cũng đã thực hiện lấy tổng cộng 6.551 mẫu xét nghiệm từ các nhà trọ, nơi lưu trú công nhân, bến xe, chợ trên địa bàn 24 quận, huyện. Kết quả xét nghiệm, 6.414 mẫu có kết quả âm tính, 137 đang chờ.
Về xét nghiệm giám sát tại các bệnh viện, tổng cộng đã lấy 8.531 mẫu xét nghiệm nhân viên y tế, người phục vụ, bệnh nhân mạn tính điều trị nội trú tại các bệnh viện quận, huyện, thành phố (từ ngày 15/9/2020 đến nay). Tất cả đều có kết quả âm tính.
Hiện thành phố có 2.300 đang cách ly tại các điểm cách ly tập trung, 2.192 người được cách ly tại nhà/nơi lưu trú.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản hỏa tốc về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, trong đó các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tiếp tục tạm dừng đón du khách.
Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, liên quan bệnh nhân D.T.Đ (BN 2187) ở Kim Thao, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, cơ quan chức năng truy vết được 15 người F1, 31 người F2 và 40 F3 của bệnh nhân này.
Để chủ động và kịp thời ngăn chặn nguồn lây lan dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo chủ tịch UBND các cấp nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, rà soát và lập danh sách những người đi về từ vùng có dịch, đẩy nhanh việc lấy mẫu xét nghiệm người có nguy cơ cao.
Đồng thời, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tạm dừng đón du khách cho đến khi có thông báo mới.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng ngày 15/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo thêm 2 quán cơm tại quận Tân Bình có liên quan đến COVID-19. Người dân từng đến địa điểm này cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn khai báo.
Cụ thể, 2 quán cơm đó là quán cơm gà Ngon, địa chỉ 10D Núi Thành, P.13, Q. Tân Bình từ ngày 20/1 đến ngày 2/2; và quán cơm Phương Linh, địa chỉ 10A Ấp Bắc, P.13, Q. Tân Bình từ ngày 20/1 đến ngày 2/2.
"Những người từng đến hai quán cơm trên tại P.13, Q. Tân Bình khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất, để được hướng dẫn khai báo y tế vì liên quan đến COVID-19" - HCDC thông báo.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Bộ Y tế cho hay người đàn ông quốc tịch Nhật Bản được phát hiện tử vong trong phòng khách sạn. Nguyên nhân tử vong đang được điều tra làm rõ.
Sáng mùng 4 Tết Tân Sửu (15/2), Bộ Y tế công bố ca bệnh 2229, là người nước ngoài vừa tử vong tại Hà Nội. Trường hợp này đã được Sở Y tế Hà Nội thông báo chiều 14/2.
Theo Bộ Y tế, BN 2229 là nam chuyên gia của Công ty TNHH Mitsui, 54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản. Bệnh nhân nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam ngày 17/1 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM từ 17 đến 31/1, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 (vào các ngày 17 và 31/1). Ngày 1/2, bệnh nhân bay ra Hà Nội và trú tại một khách sạn ở quận Tây Hồ.
Trong khoảng thời gian từ ngày 1-13/2, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty. Khoảng 19h ngày 13/2, bệnh nhân được phát hiện tử vong trong phòng khách sạn. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngày 14/2, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Nguyên nhân tử vong đang được điều tra làm rõ.
Trong sáng nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Từ 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận các ca bệnh Covid-19 tại 13 tỉnh, thành. Hải Dương là địa phương có nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 nhất.