Hôm nay (15/11), Bình Thuận có thêm 6.748 người tiêm vaccine phòng Covid-19, nâng tổng số người được tiêm đến thời điểm này 1.023.930 người.
Số người được tiêm mũi 1 là 785.919, chiếm 89,7%, số người tiêm mũi 2 là 238.011 chiếm 27,1%.
Hiện, Sở Y tế Bình Thuận đang triển khai kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 18 năm 2021, với số lượng 62.010 liều.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tại TP. Cần Thơ, trong hôm nay ghi nhận 390 người mắc Covid-19 (143 trường hợp ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế và cộng đồng; 165 ca được phát hiện trong thời gian cách ly tại nhà; số còn lại trong khu phong tỏa và cách ly), nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 12.900. Ngoài ra, hôm nay, TP. Cần Thơ có 2 trường hợp tử vong.
Trong 24h qua, tỉnh Vĩnh Long phát hiện 289 ca F0. Trong đó, hơn 90 ca được ghi nhận qua sàng lọc cộng đồng và cơ sở y tế. Số ca F0 tại tỉnh này hơn 4.800.
An Giang ghi nhận thêm 482 ca F0. Số ca F0 tại tỉnh An Giang đã hơn 18.000. An Giang đang áp dụng dịch ở cấp độ 3, tuy nhiên tỉnh có đến 4 thành phố, huyện dịch ở cấp độ 4. An Giang là một trong tỉnh, thành có ca F0 nhiều nhất miền Tây trong 7 ngày qua.
Đồng Tháp, phát hiện thêm 383 ca mắc mới, trong đó có 62 ca trong cộng đồng. Tỉnh này đã có hơn 13.800 ca F0. Số bệnh nhân Covid-19 hiện đang điều trị 3.473 ca.
Tại tỉnh Sóc Trăng, có thêm 376 ca dương tính; nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 9.800. Tỉnh Sóc Trăng vẫn đang nằm ở vùng vàng.
Tỉnh Tiền Giang có thêm 500 ca F0, tổng số ca dương tính tại địa phương là hơn 21.200. Trong hôm nay tỉnh có 6 bệnh nhân tử vong.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 15/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính từ 18h ngày 14/11 đến 18h ngày 15/11, thành phố phát hiện 47 ca ở cộng đồng, 178 ca ở khu cách ly và 64 ca ở khu phong tỏa.
Đây được xem là ngày phát hiện số lượng ca mắc Covid-19 cao nhất kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19 tại Hà Nội. Trước đó, ngày có số ca ghi nhận cao nhất ở Hà Nội là ngày 9/11 với 222 ca mắc Covid-19, trong đó, 105 ca ở cộng đồng.
Phân bố 289 ca mắc tại 19/30 quận, huyện gồm: Gia Lâm (24), Hai Bà Trưng (17), Hoàng Mai (16), Thanh Xuân (12), Quốc Oai (10), Mê Linh (10), Chương Mỹ (8), Long Biên (8), Cầu Giấy (7), Thanh Oai (6), Bắc Từ Liêm (6), Đống Đa (5), Thường Tín (4), Phú Xuyên (3, Hoài Đức (3), Tây Hồ (3), Thanh Trì (2), Phúc Thọ (1), Sóc Sơn (1),
Phân bố 289 ca theo các chùm ca bệnh, ổ dịch gồm:
Chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai.
Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm.
Chùm liên quan Kho hàng Shopee KCN Đài Tư.
Chùm liên quan OD Thủ Lệ, Ngọc Khánh.
Sàng lọc ho sốt.
Chùm liên quan các tỉnh có dịch.
Chùm liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát).
Chùm liên quan ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang, Quốc Oai.
Chùm liên quan ổ dịch Chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm.
Chùm liên quan ổ dịch Phú La-Hà Đông.
Chùm liên quan ổ dịch đường Trần Duy Hưng.
Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng.
Chùm liên quan ổ dịch Yên Xá, Tân Triều.
Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị.
Chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu – Ô Chợ dừa.
Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô.
Phân bố 47 ca cộng đồng theo theo chùm: Ho sốt thứ phát (16), Sàng lọc ho sốt (9), ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (10), ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (5), Liên quan các tỉnh có dịch (2), Liên quan các tỉnh có dịch thứ phát (2), ổ dịch kho hàng Shopee KCN Đài Tư (2), ổ dịch Ninh Hiệp, Gia Lâm (1).
Phân bố 47 ca cộng đồng theo theo quận, huyện gồm: Quốc Oai (10), Long Biên (7), Thanh Oai (6), Hà Đông (4), Hoàng Mai (3), Nam Từ Liêm (3), Hai Bà Trưng (2), Thanh Trì (2), Thường Tín (2), Tây Hồ (1), Chương Mỹ (1), Gia Lâm (1), Thanh Xuân (1), Phúc Thọ (1), Mê Linh (1), Hoài Đức (1), Sóc Sơn (1).
Chiều 15/11, trả lời PV VTC News, ông Nguyễn Xuân Chinh, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa ban hành thông báo khẩn về việc tạm thời không tiếp dân, tạm phong toả trụ sở Đảng ủy - UBND phường do xác định một cán bộ văn phòng dương tính với SARS-CoV-2.
Người này là anh T.Q.T (SN 1996, trú tại phường Định Công, Hoàng Mai), làm việc tại Văn phòng UBND phường Hoàng Liệt. Anh T. đã tiêm 2 mũi vaccine.
Sau khi làm xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Hồng Ngọc cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, anh T. được đưa đi cách ly tập trung, đang chờ kết quả khẳng định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đến nay, cơ quan chức năng xác định 11 trường hợp liên quan đến ca mắc này.
Để kiểm soát dịch bệnh, UBND phường Hoàng Liệt thông báo tạm thời dừng hoạt động tại trụ sở Đảng ủy - UBND phường Hoàng Liệt để phòng, chống dịch COVID-19 kể từ 8h00 ngày 15/11 cho đến khi có thông báo mới và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình qua xét nghiệm khẳng định RT-PCR đã phát hiện chùm lây nhiễm Covid-19 tại huyện Tuyên Hóa gồm 9 F0, trong đó có 6 F0 trong 1 gia đình chưa rõ nguồn lây.
Đó là trường hợp N.V.H (33 tuổi, nam), giáo viên thể dục Trường tiểu học Kim Lũ, trú tại TK1, TT.Đồng Lê, H.Tuyên Hóa. Anh H. đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng Covid-19; những người trong gia đình gồm bố, mẹ, vợ, con gái và em gái đều dương tính với SARS-CoV-2 hiện chưa rõ nguồn lây.
Đáng chú ý, các trường hợp F0 được xác định đợt này có lịch trình đi lại phức tạp, tiếp xúc nhiều người, nhiều địa điểm trên địa bàn huyện Tuyên Hóa. Theo nhận định của cơ quan chức năng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Cổng Thông tin Covid-19 TP HCM được Sở Thông tin và Truyền thông thành phố công bố sáng 15-11, trong đợt dịch thứ 4 (tính từ ngày 27-4 đến ngày 14-11), TP HCM đã ghi nhận 436.466 ca dương tính; 262.835 ca khỏi bệnh và hơn 12,5 triệu liều vắc-xin đã được tiêm.
Phân tích số ca nhiễm theo giới cho thấy nữ chiếm 52%, nam chiếm 48%. Phân tích số ca nhiễm theo độ tuổi thì tuổi từ 18-65 là dễ mắc bệnh nhất, chiếm 86,77%; trên 65 tuổi chiếm 8,03% và dưới 18 tuổi chiếm 5,2%.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Đến ngày 15/11, tỉnh TT-Huế ghi nhận 1.651 ca F0, hiện điều trị 531 ca. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, có dấu hiệu lan rộng ra nhiều phường, xã, thị trấn. Trong đó, đáng chú ý là vào ngày 14/11, toàn tỉnh có 94 ca mắc COVID-19 mới, với 68 ca cộng đồng. Đây cũng là số ca nhiễm cộng đồng cao nhất từ trước đến nay tại TT-Huế.
Khuyến cáo dành cho người đi chợ vào thời điểm chợ Cồn (Gia Hội) còn hoạt động
Số ca mắc chủ yếu tại các phường, xã thuộc TP Huế. Trước tình hình này, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Huế yêu cầu các địa phương, đơn vị đẩy nhanh truy vết, lấy mẫu, tiếp tục dồn toàn lực để phòng chống dịch, sớm cắt đứt nguồn lây; mặt khác, những khu chợ nằm trong vùng dịch bệnh phức tạp phải tạm thời đóng cửa.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống sáng 15/11 liên quan thông tin một số F1 tại phường Trung Văn được cách ly tại nhà , ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Phòng Y tế quận Nam Từ Liêm – cho biết đây không phải là các trường hợp thí điểm cách ly tại nhà của Sở Y tế Hà Nội mà quận làm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và TP Hà Nội. Theo đó, quận cho phép tất cả những trường hợp F1 thuộc 4 nhóm: người già, bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em mà gia đình có đủ điều kiện... được cách ly tại nhà.
"Đủ điều kiện" theo như ông Tuấn nói, là gia đình có phòng riêng, nhà vệ sinh riêng, có người chăm sóc, thu gom rác thải đúng quy định...
Trước đó, kế hoạch Thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do UBND TP Hà Nội ban hành ngày 29/10 cũng nêu rõ, Hà Nội áp dụng cách ly tại nhà đối với các trường hợp người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ có thai và người dưới 18 tuổi (trẻ em); có người chăm sóc. Các F1 còn lại thực hiện cách ly tập trung theo quy định.
Ông Tuấn cũng cho biết thêm, hiện quận có phường Phú Đô là "vùng đỏ" - nguy cơ rất cao - duy nhất ở Hà Nội. Trong phường cũng có những F1 thuộc 4 nhóm đối tượng trên đây đủ điều kiện được cách ly tại nhà.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Khi số ca nhiễm có dấu hiệu tăng trở lại, câu hỏi lớn nhất của người dân TP.HCM hiện nay là thành phố có siết chặt các biện pháp mở cửa để hạn chế lây nhiễm?
Gần 5 tuần kể từ khi Nghị quyết 128 được ban hành, sáng 13/11, UBND TP.HCM mới lấy ý kiến góp ý của các địa phương về dự thảo triển khai thực hiện Nghị quyết 128. Chủ tịch Phan Văn Mãi từng chia sẻ sau 15/11, TP.HCM có thể có một vài điều chỉnh trên tinh thần gần hơn với Nghị quyết 128. Cụ thể, tùy theo hoạt động, với cấp độ 1 có thể hoạt động 100%; cấp độ 2 hoạt động 75%; cấp độ 3 là 50%; và cấp độ 4 còn 25% hoặc phải tạm ngưng.
Căn cứ theo Chỉ thị 18 cùng một số văn bản khác, TP.HCM hiện chưa mở cửa với một số nhóm hoạt động sau: GrabBike (xe ôm công nghệ); các hoạt động thuộc nhóm nguy cơ cao (karaoke, quán bar, vũ trường...); trường học. Hoạt động ăn uống tại chỗ bị giới hạn tới 21h, còn uống rượu bia thì mới chỉ thí điểm tại quận 7, TP Thủ Đức.
Từ góc độ dịch tễ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng đánh giá tiến độ mở cửa của TP.HCM hiện còn "chậm và cẩn thận". Chuyên gia này cho rằng thành phố nên tự tin hơn trong nới lỏng các hoạt động bởi độ phủ vaccine và tỷ lệ F0 khỏi bệnh đều cao nhất cả nước. Vaccine không thể ngăn chặn lây nhiễm, nhưng là lớp bảo vệ quan trọng để giảm ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong. Thực tế cho thấy dù số ca nhiễm tại TP.HCM cao và có xu hướng tăng, số ca tử vong, ca nặng không biến động nhiều kể từ khi mở cửa.
Ông cũng nhận định sau khi tiêm chủng, tỷ lệ bảo vệ của TP.HCM đang cao nhưng hiệu lực bảo vệ của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, thành phố nên tận dụng sớm giai đoạn này để mở cửa tối đa, phù hợp với tình hình dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tại Bắc Giang, học sinh ở huyện Việt Yên đi học trở lại từ ngày 15/11 trong khi trường học tại huyện Yên Thế vẫn đang tổ chức dạy học trực tuyến.
Do diễn biến dịch phức tạp, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) không cho học sinh trở lại trường học trực tiếp từ 15/11 như kế hoạch đưa ra trước đó mà tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến.
Tương tự, Đà Nẵng cũng chưa thực hiện kế hoạch cho toàn bộ học sinh đến trường từ 15/11. Thành phố chỉ cho phép một số trường dạy học trực tiếp.
Tại Đồng Nai, học sinh tiếp tục học trực tuyến. Tỉnh sẽ thí điểm cho học sinh một số cấp tại một số trường đi học trở lại.
Hà Giang tiếp tục cho học sinh tạm dừng đến trường, trước mắt đến hết ngày 28/11. Trong thời gian này, các trường chủ động dạy học trực tuyến, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Tại Hà Tĩnh, học sinh ở thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà đến trường trở lại từ 15/11. Tuy nhiên, một số trường trên địa bàn tỉnh tiếp tục dạy trực tuyến do liên quan ca mắc Covid-19.
Trong khi đó, học sinh ở thành phố Chí Linh và huyện Thanh Hà thuộc Hải Dương chuyển sang học trực tuyến từ ngày 11/11 đến khi có thông báo mới.
Tại Hải Phòng, do xuất hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, nhiều trườ
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với chúng tôi sáng 15/11, lãnh đạo UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội xác nhận, tại công trường một công ty xây dựng, tính đến 6h sáng nay đã ghi nhận 18 ca PCR dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài ra, 4 trường hợp khác cũng test nhanh dương tính.
"Đây là chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây, chúng tôi đã thông báo khẩn, kêu gọi các chủ nhà trọ và nhân dân nếu phát hiện nhóm công nhân thì báo ngay với chính quyền địa phương để lấy mẫu, cách ly phòng, chống dịch", vị lãnh đạo nói.
Ngoài ra, theo lãnh đạo ngành y tế quận Hà Đông, tối 14/11, sau khi ghi nhận chùm ca bệnh, lực lượng chức năng đã phong tỏa công trường xây dựng và tiến hành điều tra, truy vết.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai, sáng ngày 15/11, huyện Quốc Oai ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19 có địa chỉ tại Yên Nội, xã Đồng Quang. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 liên quan đến ổ dịch này đã lên đến 29 ca.
Các ca mắc Covid-19 mới ghi nhận là: anh B.V.Q, sinh năm 1985; anh T.V.H, sinh năm 1994; T.Đ.K sinh năm 2003; ông T.Đ.Ch, sinh năm 1949 và anh V.V.L, sinh năm 1968. Trong đó, có 3 trường hợp T.Đ.K; T.Đ.Ch và V.V.L là F1.
Ổ dịch này khởi phát ngày 13/11, từ 6 nhân viên tại một quán cà phê có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Các ca đều thuộc trường hợp ghi nhận ngoài cộng đồng, chưa rõ nguồn lây.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 14/11, toàn tỉnh Thái Bình ghi nhận thêm 134 ca nhiễm mới, trong đó huyện Vũ Thư 79 ca, TP Thái Bình 42 ca, huyện Kiến Xương 4 ca, huyện Đông Hưng 3 ca, 6 ca còn lại ở các địa bàn khác thuộc diện người về từ vùng có dịch.
Như vậy, tính từ ngày 10/11 đến ngày 14/11, tỉnh Thái Bình đã ghi nhận 267 ca nhiễm tại cộng đồng và trong khu cách ly.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo văn bản chỉ đạo của UBND TPHCM về việc mở lại các hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ, đến hết ngày 15/11, việc thí điểm phục vụ đồ uống có cồn tại quận 7 và TP Thủ Đức sẽ hoàn tất. Sau quãng thời gian này, lãnh đạo quận 7 và TP Thủ Đức cần đánh giá, rút kinh nghiệm để thành phố tiếp tục triển khai, nhân rộng ở các địa bàn khác.
Trong các cuộc trao đổi với báo chí, lãnh đạo TPHCM cho biết, còn nhiều ý kiến bày tỏ chưa nên bán bia, rượu tại quán ăn tại chỗ, những băn khoăn này là chính đáng. Đối với các hoạt động, dịch vụ khác, thành phố cần chọn các giải pháp trên cơ sở được gì và mất gì nếu mở lại.
"Thông qua việc xét nghiệm, giám sát hàng ngày, thành phố sẽ phân vùng nguy cơ và điều chỉnh các hoạt động theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128. Dự kiến đến ngày 15/11, thành phố sẽ công bố chính thức về các điều chỉnh trong thời gian sau đó" - ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, chia sẻ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Cụ thể, tối 14/11, Sở Y tế thành phố Hà Nội cho biết, trong ngày Hà Nội ghi nhận 119 ca mắc COVID-19, trong đó có 42 ca trong cộng đồng, 71 ca trong khu khu cách ly, 6 ca trong khu phong tỏa.
Ngày 13/11, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 146 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 27 ca tại cộng đồng; ngày 12/11, ghi nhận 165 ca dương tính (27 ca tại cộng đồng); ngày 11/11, ghi nhận 146 ca dương tính (19 ca tại cộng đồng); ngày 10/11, ghi nhận 140 ca dương tính (28 ca tại cộng đồng); ngày 9/11, ghi nhận 222 ca dương tính (105 ca tại cộng đồng ) - đây là số ca mắc cao nhất trong một ngày mà lần đầu tiên Hà Nội ghi nhận kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại nước ta; ngày 8/11, ghi nhận 106 ca dương tính (56 ca tại cộng đồng).
Như vậy, trong tuần qua (từ ngày 8-14/11), thành phố Hà Nội ghi nhận tổng cộng 1055 ca mắc mới, trong đó có 304 ca mắc trong cộng đồng. Tuần liền trước (từ ngày 1-7/11), thành phố Hà Nội ghi nhận tổng cộng 597 ca mắc COVID-19, trong đó có 270 ca trong cộng đồng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 27/4 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận tổng cộng 6.043 ca mắc COVID-19 trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.271 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.772 ca.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 14/11, trên một số trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh khu cách ly tập trung của các cháu học sinh người dân tộc ở trong các lán trại, chỉ có một tấm bạt che mưa nắng căng làm mái, vách lều và trên nền đất trải một manh chiếu... khiến nhiều người xót xa.
Tối cùng ngày, ông Hà Văn Chính - Bí thư xã Ngọc Long (huyện Yên Minh, Hà Giang) cho biết trên Báo Dân trí, hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội đúng là ở tại địa phương này. Tuy nhiên, theo ông Chính, địa bàn xã Ngọc Long vừa ghi nhận một ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng, người này có con đang học tại trường THCS Ngọc Long. Do đó, địa phương đã tổ chức test Covid-19 cho học sinh toàn trường.
Hình ảnh được chia sẻ là điểm để các cháu chờ test nhanh Covid-19 chứ không phải điểm cách ly tập trung của học sinh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều tối 14/11, CDC tỉnh Hà Nam đã công bố 21 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong ngày.
Trong số 21 trường hợp mắc COVID-19 trên, có 3 trường hợp ở thôn Vĩnh Tứ, xã An Lão, huyện Bình Lục. Còn lại 18 trường hợp đều liên quan đến ổ dịch tại Công ty Cổ phần Happytex Việt Nam, có địa chỉ tại thôn Mậu Chử, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm.
Hồ sơ dịch tễ cho biết, trưa ngày 13/11, sau khi một công nhân của Công ty Cổ phần Happytex Việt Nam có dấu hiệu ho, rát họng và đi khám tại phòng khám Bình An (thành phố Phủ Lý) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, Công ty Cổ phần Happytex Việt Nam đã tổ chức test nhanh cho hơn 200 công nhân viên, người lao động của công ty và phát hiện 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Đến 1 giờ sáng nay, 14/11, kết quả xét nghiệm PCR của CDC tỉnh Hà Nam xác định 18 người trên dương tính với SARS-CoV-2 (gồm 10 người trú ở thành phố Phủ Lý, 6 người ở huyện Thanh Liêm, 1 người ở huyện Kim Bảng và 1 người ở huyện Bình Lục).
Ngay trong sáng nay, cơ quan chức năng đã phong toả và phun khử trùng toàn bộ nhà máy của Công ty Cổ phần Happytex Việt Nam
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Thông tin về việc sử dụng các nguồn vắc xin Covid-19, lãnh đạo Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ Y tế) cho hay, để sử dụng vắc xin do các doanh nghiệp nhập khẩu có hiệu quả, không để lãng phí, dư thừa vắc xin…, các doanh nghiệp khi đề nghị cấp phép nhập khẩu cần nói rõ mục đích mua, nhập khẩu để tài trợ miễn phí cho Bộ Y tế hoặc tài trợ trực tiếp cho các địa phương. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin để bán cho các doanh nghiệp khác thì các doanh nghiệp khác mua cũng phải sử dụng để tài trợ cho Bộ Y tế hoặc tài trợ trực tiếp cho các địa phương.
Bộ Y tế đang trình Chính phủ kế hoạch mua, sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022, trong đó vẫn thực hiện tiêm miễn phí đến hết năm 2022. Trường hợp có thay đổi về chủ trương tiêm miễn phí, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng xem xét, điều chỉnh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: