Cập

Diễn biến dịch ngày 14/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?; Dấu hiệu hậu Covid-19 cảnh báo vấn đề về phổi

Trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Delta, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.

  diễn biến
  • 13:04:00 14-03-2022

    Bộ Y tế: Không có chuyện F0 được phép ra khỏi nhà

    Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 gồm cả hướng dẫn cho trẻ nhỏ và người lớn. Trong đó, tại mục 5.4 có quy định các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm mà người mắc Covid-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà phải thực hiện.

    Cụ thể, người mắc Covid-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

    Nhiều người cho rằng quy định này đồng nghĩa với việc F0 được phép ra khỏi nhà. Tuy nhiên, tối 14/3, Bộ Y tế có thông tin khẳng định nơi cách ly ở đây là trong căn nhà, không có chuyện F0 được ra khỏi nhà, ra ngoài đường.

    Theo đó, tại mục 4.3 về các việc cần chuẩn bị có quy định nơi cách ly là "tạo không gian cách ly riêng, nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ".

    Hướng dẫn quản lý tại nhà lần này quy định chi tiết tiêu chí lâm sàng với F0 được cách ly tại nhà, cách thức khai báo y tế, hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống sinh hoạt, dấu hiệu bất thường ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ 5-16 tuổi và người lớn (trên 16 tuổi)…

    Về việc khai báo y tế, người mắc Covid-19 hoặc người chăm sóc hoặc nhân viên y tế, cơ sở y tế đánh giá ca bệnh thuộc đối tượng được quản lý tại nhà.

    F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà… theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc Covid-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà. Trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc quản lý tại nhà theo mẫu quy định.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://amp.dantri.com.vn/suc-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:02:00 14-03-2022

    F0 tại TPHCM đã được "ra đường" chưa?

    Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và phục hồi kinh tế TPHCM vào chiều 14/3, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) cho biết, Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới về việc quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19. Theo đó, trong một số trường hợp, F0 được ra khỏi nơi cách ly, với điều kiện phải tuân thủ một số điều kiện.

    "Đây là quyết định mới vừa được ban hành tức thì. Đội ngũ chuyên viên của đơn vị đang phân tích, tham mưu, các phương án sẽ được điều chỉnh lại. Chắc chắn TPHCM sẽ điều chỉnh lại một số quy định cho phù hợp", ông Nguyễn Hồng Tâm khẳng định.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://lotus.vn/w/instant-vie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:06:00 14-03-2022

    Sau 24h, số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội giảm xuống còn 27.833 trường hợp, trong đó 9.491 ca cộng đồng

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 13/3 đến 18h ngày 14/3 ghi nhận 27.833 ca bệnh trong đó 9.491 ca cộng đồng, 18.342 ca đã cách ly.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Sóc Sơn (1.739); Đông Anh (1.701); Hoài Đức (1.636); Hoàng Mai (1.595); Long Biên (1.552).

    Tới hết ngày 13/3, Hà Nội có 536.826 ca đang điều trị, theo dõi (giảm hơn 18.000 ca so với ngày 12/3).

    Trong đó có hơn 532.18 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm 99%); hơn 430 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện, thị xã.

    Có 3.972 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2-3 của thành phố và 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

    Như vậy số ca phải nhập viện ở Hà Nội chỉ chiếm 0,8% tổng số ca dương tính đang điều trị, theo dõi trên toàn thành phố.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://suckhoedoisong.vn/ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:40:00 14-03-2022

    Người phụ nữ tử vong do phổi tổn thương hậu Covid-19

    ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nữ 62 tuổi trong tình trạng suy hô hấp.

    Qua khai thác, bà từng mắc Covid-19 và điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội. Sau khỏi bệnh, bà được về nhà tự theo dõi sức khỏe. Một tháng sau, bệnh nhân vẫn khó thở, đến Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị được chẩn đoán suy hô hấp.

    Chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) ở mức 80%, bà được chỉ định thở oxy nhưng tình trạng không cải thiện. Qua chụp CT ngực xác định bệnh nhân có tổn thương phổi, xơ hóa trắng xóa phổi.

    Không đáp ứng điều trị, bệnh nhân được chuyển xuống khu Hồi sức tích cực, đặt ECMO nhưng sau 3 ngày tử vong.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/nguoi-phu-nu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:20:00 14-03-2022

    F0 tử vong sau 1 tháng khỏi bệnh, bác sĩ chỉ dấu hiệu nên khám hậu Covid-19

    BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết, nhiều trường hợp F0 khỏi bệnh, sau khi ra viện có những tổn thương nhất định. Các bệnh nhân đến khám di chứng Covid-19 đa số người bệnh trên 60 tuổi, có bệnh nền, triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, thể lực giảm nhiều, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, một số người bị rối loạn tiêu hóa...

    Theo bác sĩ Hường, Covid-19 gây tổn thương đa cơ quan, di chứng có thể diễn biến nặng khi không được khám và điều trị kịp thời. Bệnh viện Thanh Nhàn từng tiếp nhận những trường hợp hậu Covid-19 có những triệu chứng nặng.

    "Rất nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 đã phải chạy ECMO và tử vong", BS Thu Hường nói.

    Gần đây, bệnh viện này tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 62 tuổi mắc Covid-19 đã điều trị tại một bệnh viện khác. Người này đã được xác định âm tính và được về nhà. 1 tháng sau, bệnh nhân vẫn khó thở và tới Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị. Bệnh nhân test nhanh và được thực hiện PCR cho kết quả âm tính.

    "Bệnh nhân bị tổn thương phổi, khi nhập viện chỉ số SpO2 80%, suy hô hấp, tiến hành thở oxy qua mặt nạ (mask) nhưng tình trạng không cải thiện". Người này đã được chuyển xuống khu hồi sức để điều trị, chạy ECMO nhưng sau 3 ngày bệnh nhân đã tử vong.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:07:00 14-03-2022

    NÓNG: Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất về F0 điều trị tại nhà

    Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14-3, tiêu chí lâm sàng của người mắc Covid-19 điều trị tại nhà được bổ sung "là người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".

    Ngoài ra, hướng dẫn kèm quyết định 604 bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà . Trong đó, F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 điều trị tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: Thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc Covid-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà. Trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc Covid-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định.

    Các vật dụng cần thiết với F0 điều trị tại nhà:

    - Nhiệt kế;

    - Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);

    - Khẩu trang y tế;

    - Phương tiện vệ sinh tay;

    - Vật dụng cá nhân cần thiết;

    - Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://nld.com.vn/suc-khoe/no...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:47:00 14-03-2022

    Hơn 3,16 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi; Trung bình số F0 mới tuần qua là 162.819 ca/ngày

    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.112.648 ca mắc COVID-19 , đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 61.879 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.105.041 ca, trong đó có 3.160.754 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (808.384), TP. Hồ Chí Minh (568.772), Bình Dương (339.051), Bắc Ninh (224.142), Nghệ An (216.172).

    Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.163.571 ca

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 162.819 ca/ngày.

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.107 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.243 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 427 ca; Thở máy không xâm lấn: 117 ca; Thở máy xâm lấn: 316 ca - ECMO: 4 ca

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 82 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.385 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/xa-hoi/hon-316-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:47:00 14-03-2022

    Tăng tốc bao phủ mũi 3 vắc xin ứng phó biến thể phụ Omicron ‘tàng hình’

    Theo Bộ Y tế , số ca mắc Covid-19 trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến chủng phụ của Omicron là BA.2. Đây là biến chủng "tàng hình", có thể né xét nghiệm.

    Theo Bộ Y tế SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và số trường hợp nhiễm virus này cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố.

    Đáng lưu ý, SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ, ví dụ biến thể Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến thể này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://thanhnien.vn/tang-toc-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:47:00 14-03-2022

    Cảnh báo mua thuốc kháng virus Molnupiravir bán tràn lan trên mạng

    Dù gia đình chưa có người mắc COVID-19, nhưng anh H.T.M., 30 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội vẫn tìm mua cho được thuốc kháng virus Molnupiravir để dự trữ trong nhà. Không có đơn thuốc, cũng chẳng giấy chứng nhận là F0, anh M. không đủ điều kiện mua thuốc ngoài hiệu. Anh đành lên mạng đăng tin trong các nhóm, diễn đàn để hỏi mua.

    Chỉ 5-7 phút sau, hơn chục người lạ nhắn tin cho anh M. giới thiệu về thuốc Molnupiravir với đủ loại mức giá khác nhau. Người rao bán với giá vài trăm ngàn đồng 1 hộp, cũng có người hét giá tới hơn 1 triệu đồng. Nhưng nhìn chung, hầu hết họ đều khẳng định thuốc chính hãng, đảm bảo chất lượng. Anh M. muốn mua bao nhiêu cũng được, thậm chí nếu nhu cầu bán buôn, mua sỉ lẻ số lượng lớn, họ sẽ để cho anh với giá "hữu nghị", thấp hơn nhiều so với giá của nhà sản xuất đưa ra.

    Sau khi tham khảo vài người, anh M. quyết định mua 5 hộp thuốc Molnupiravir của chủ tài khoản C.T.T. với giá 800.000 đồng/hộp để dự phòng khi gia đình F0 thì mang ra dùng. Chẳng biết chất lượng các loại thuốc được rao bán thế nào nhưng so với giá của nhà sản xuất niêm yết, mỗi hộp thuốc anh M. trả cao hơn gần gấp 3 lần. "Biết là đắt, nhưng thời buổi dịch dã thế này, có vẫn hơn, tôi mua tạm 5 hộp về để phòng khi cần dùng ngay", anh M. nói.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtc.vn/canh-bao-mua-th...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:26:00 14-03-2022

    Giáo viên và học sinh mắc COVID-19 tăng cao, nhiều nơi lại chuyển sang học trực tuyến

    Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trao đổi với các sở GD&ĐT về vấn đề phòng chống dịch COVID-19 và đưa học sinh quay trở lại học trực tiếp. Ông Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương kiên trì mục tiêu đưa học sinh quay trở lại trường sớm nhất có thể.

    Để làm được việc này, người đứng đầu ngành GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT cần theo sát diễn biến dịch để có biện pháp kịp thời. "Ở những nơi dịch bùng phát mạnh học sinh chuyển sang học trực tuyến, nhưng dịch giảm tới đâu lại huy động học sinh trở lại trường tới đó", Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh.

    Ông Sơn cũng đề nghị ngành giáo dục các địa phương phối hợp với ngành y tế để thực hiện trên tinh thần bình tĩnh, thực tiễn, thích ứng an toàn.

    Thực tế hiện nay, số ca mắc COVID-19 trong trường học liên tục tăng , hàng loạt địa phương trên cả nước đã phải điều chỉnh lịch đến trường của học sinh các cấp học phù hợp với cấp độ dịch trên địa bàn để phòng, chống dịch COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://suckhoedoisong.vn/giao...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:46:00 14-03-2022

    Bình an qua đợt Delta ở TP.HCM nhưng trở thành F0 vì Omicron

    Đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc nguồn bệnh trong môi trường nguy cơ cao, Minh Tâm (27 tuổi, TP.HCM) vẫn xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 suốt thời gian TP.HCM giãn cách xã hội.

    Tuy nhiên, chị bất ngờ trở thành F0 khi biến chủng Omicron chiếm ưu thế ở TP.HCM.

    Bình an suốt đợt dịch có chủng Delta

    Từ tháng 6/2021, khi TP.HCM bùng phát dịch Covid-19 do biến chủng Delta, Minh Tâm cùng phóng viên ảnh tình nguyện xung phong vào các điểm nóng để ghi nhận câu chuyện chống dịch của đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu.

    Suốt thời gian này, những vùng phong tỏa khi có ca nhiễm, khu điều trị Covid-19 ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175, các bệnh viện dã chiến và trung tâm hồi sức Covid-19... nơi có nồng độ virus cao, Minh Tâm đều có mặt.

    "Nhiều lần sau khi từ các bệnh viện về nhà, tôi bị đau họng và mệt, cứ ngỡ đã bị lây nhiễm, vậy mà suốt nhiều tháng, tôi vẫn âm tính với SARS-CoV-2", Tâm cho biết.

    Chị kể lại tình huống tác nghiệp tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 ở TP Thủ Đức. Một bệnh nhân chuyển nặng được bác sĩ đặt nội khí quản, nồng độ virus dường như đậm đặc trong phòng bệnh nhỏ hẹp do người bệnh ho nhiều.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://zingnews.vn/binh-an-qu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:23:00 14-03-2022

    3 địa phương ghi nhận số ca mắc mới F0 'tăng kỷ lục' so với ngày trước đó

    Diễn biến dịch ngày 14/3: Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?; Dấu hiệu hậu Covid-19 cảnh báo vấn đề về phổi - Ảnh 1.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://tienphong.vn/3-dia-phu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:22:00 14-03-2022

    Đà Nẵng: Rác thải của F0 được thu gom, xử lý riêng

    Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, gia đình có F0 điều trị tại nhà phải trang bị thùng rác riêng cho người bệnh. Một số trạm y tế trên địa bàn đã trang bị túi đựng rác màu vàng để cấp phát cho người dân khi phát hiện ca F0 tại địa phương. Việc thu gom, xử lý rác thải của F0 tại các địa phương được thực hiện hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.

    Đại diện Công ty CP Môi trường Đô thị TP Đà Nẵng cho biết theo quy trình, rác của F0 tại nhà được tập kết và chuyển đi xử lý riêng. Đó là đối với những gia đình thực hiện thủ tục khai báo đầy đủ, cơ quan địa phương đến treo biển hoặc căng dây báo có F0. Tuy nhiên, hiện nay, một số trường hợp F0 không khai báo dẫn đến khó khăn trong việc thu gom rác thải.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://nld.com.vn/thoi-su/da-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:21:00 14-03-2022

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Test nhanh Covid-19 thế nào để hiệu quả, ít tốn kém?

    Với Omicron và với cả Delta trước đó, vạch trên que test nhanh đậm hay nhạt không phản ánh được bệnh đang nặng hay nhẹ hoặc sẽ nặng hay nhẹ, vì tải lượng virus không ảnh hưởng đến độ nặng nhẹ của bệnh như các biến thể trước.

    Test lên 2 vạch, dù vạch T đậm hay nhạt, thì cũng dương tính rồi. Lúc này hãy lo cách ly, theo dõi triệu chứng, có triệu chứng gì thì chữa triệu chứng đó. Vì Omicron bản chất là nhẹ, người chích ngừa vắc-xin Covid-19 đủ rồi thì càng nhẹ, người trẻ khỏe càng nhẹ hơn.

    Nhiều người chẳng bị "hành" gì, đi qua Covid-19 như một cơn cảm nhẹ mà vạch vẫn đậm, thậm chí "2 vạch" nhiều ngày hơn người ta, vì việc chừng nào hết virus là do cơ địa. Quan trọng là triệu chứng thôi. 7 ngày sau cần kiểm tra thêm một lần để kết thúc cách ly thì hãy test.

    Còn nếu nói là sợ lây cho người khác thì muốn an toàn tuyệt đối, sau khi đủ ngày cách ly, cần mang khẩu trang cẩn thận thêm 7 ngày. Virus cần thời gian để đào thải khỏi cơ thể, mới 3-4 ngày thấy mình 1 vạch trở lại, cho là an toàn rồi thì không đúng.

    Test nhanh kém nhạy hơn PCR, chỉ khi nào PCR âm tính hoặc CT>33 mới là không lây nữa, nhưng làm PCR thì tốn kém.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://nld.com.vn/suc-khoe/ba...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:38:00 14-03-2022

    Hậu Covid-19, mắt có bị ảnh hưởng?

    Theo Th.S-BS Phạm Vũ Huy Tùng, chuyên khoa Mắt - khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, SARS-CoV-2 (vi rút gây bệnh Covid-19) xâm nhập vào cơ thể đã bắt đầu tàn phá các cơ quan chứ không phải đến hậu Covid mới có tác động, và các mạch máu võng mạc ở mắt có thể bị ảnh hưởng.

    Võng mạc là phần lót bên trong nhãn cầu ở mắt, là lớp thần kinh tiếp nhận hình ảnh và giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật và được nuôi bởi mạch máu, nên nếu gặp phải các bệnh lý về mạch máu, thiếu máu dẫn đến tắc mạch sẽ không nuôi được thần kinh võng mạc. Từ đây, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thị giác gây giảm thị lực, nhìn hình méo, thậm chí mù lòa.

    Những đối tượng có bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và những bệnh về huyết học sẽ dễ mắc phải bệnh về mạch máu võng mạc. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh vẫn có thể bị ảnh hưởng.

    Theo BS Tùng, nếu mắt có dấu hiệu đột ngột nhìn mờ đi hoặc nhìn thấy một chùm đen như ruồi bay trước mắt hay giống những tia sét xẹt qua lại…, cần đi khám sớm vì những dấu hiệu này xuất hiện có thể đã ảnh hưởng đến võng mạc rồi.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/hau-covid...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:06:00 13-03-2022

    Dấu hiệu hậu Covid-19 cảnh báo vấn đề về phổi

    Khó thở chính là một trong những dấu hiệu đáng quan ngại nhất của Covid-19 do ảnh hưởng mọi hoạt động hàng ngày, kể cả lúc nghỉ ngơi. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến cùng với các triệu chứng như ho và sốt. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể không nhận đủ oxy. Lượng oxy thấp sẽ ảnh hưởng não, tim và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

    Một số người mô tả họ gặp khó khăn trong việc thở mạnh, cảm thấy tức ngực khi hít vào hoặc thở ra, muốn hít mạnh hơn do cảm thấy thiếu không khí. Cảm giác khó thở này có thể tiếp diễn trong một khoảng thời gian sau khi khỏi bệnh.

    Là bệnh truyền nhiễm của hệ hô hấp, SARS-CoV-2 gây bội nhiễm trong phổi sau khi xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng hoạt động của cơ quan này theo nhiều cách. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó dẫn đến khó thở, sau đó là viêm phổi. Các trường hợp khó thở được báo cáo thậm chí vài tháng sau lần nhiễm trùng ban đầu, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương phổi.

    Các hoạt động bình thường có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, ví dụ mặc quần áo, tắm rửa, làm công việc nhà, đi lên xuống cầu thang, đi bộ...

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://zingnews.vn/dau-hieu-h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:04:00 13-03-2022

    Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?

    Thời gian gần đây, các trường hợp tái nhiễm COVID-19 đang được ghi nhận nhiều hơn, thậm chí nhiều ca tái nhiễm sau chưa đầy 1 tháng kể từ khi dương tính lần đầu.

    Theo các chuyên gia y tế, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2. Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

    Hoặc trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Detal, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.

    Các bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 sau khoảng 1 tháng khỏi bệnh, triệu chứng nhẹ hơn lần đầu và được tư vấn tự cách ly điều trị tại nhà, không cần nhập viện.

    TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, COVID-19 liên tục biến đổi, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh. Do đó, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

    Cũng theo các chuyên gia, những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu, nhóm người trên 65 tuổi, nhóm người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền… sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://vtv.vn/xa-hoi/nhung-ai...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ