Cập

Diễn biến dịch ngày 13/3: Hà Nội thêm 29.269 ca mắc COVID-19 mới; số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 vượt 800.000 ca

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 12/3 đến 18h ngày 13/3, thành phố ghi nhận 29.269 ca mắc COVID-19, trong đó có 10.051 ca tại cộng đồng và 19.218 ca đã cách ly.

  diễn biến
  • 15:29:00 13-03-2022

    Quốc tế đánh giá cao sự thích ứng với COVID-19 của Việt Nam

    Báo Bloomberg hay tờ The star - tờ báo hàng đầu của Malaysia đã có loạt bài viết phản ánh "Việt Nam đang chuyển sang coi COVID-19 là bệnh đặc hữu". Tờ báo này cho rằng, hơn 90% người trưởng thành đã được tiêm 2 liều vaccine, đã chứng kiến giảm đáng kể số ca tử vong.

    ''Mặc dù Việt Nam có số ca mắc mới cao nhưng lại không nhiều ca tử vong. Một phần là vì Omicron ít gây bệnh nặng và tử vong. Nhưng quan trọng là do mức độ bao phủ vaccine hiện nay đã lớn hơn rất nhiều so với thời điểm làn sóng thứ tư bùng phát vào tháng 4, tháng 5 năm ngoái. Chúng ta chỉ thấy ít người cần được chăm sóc tại bệnh viện hơn, hoặc có một kết cục tồi tệ như tử vong do virus này. Điều này có nghĩa là Việt Nam có thể vượt qua dịch bệnh với ít tổn hại hơn và nhanh hơn'', bác sĩ Eric Dziuban, Giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/xa-hoi/quoc-te-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:27:00 13-03-2022

    Tiếp nhận vaccine và chỉ đạo thực hiện tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

    Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Hai năm 2022.

    Nghị quyết nêu rõ, tình hình kinh tế-xã hội tháng Hai và hai tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, có nhiều điểm sáng.

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội tháng Hai và hai tháng đầu năm vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Dự báo thời gian tới, tình hình chính trị thế giới tiếp tục biến động phức tạp.

    Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân cả nước phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội để sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao ngay trong quý 1 năm 2022, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 đã đề ra.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://www.vietnamplus.vn/tie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:22:00 13-03-2022

    Trẻ em mắc COVID-19 nên và không nên dùng những loại thuốc nào?

    Theo "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19", Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc điều trị cho trẻ. Bộ Y tế hướng dẫn, cha mẹ có thể cho trẻ dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết. Cụ thể:

    Khi sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ có thể cho trẻ dùng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4- 6 giờ nếu cần nhắc lại, tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

    Nếu trẻ bị ho có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc).

    Nếu trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, cha mẹ xịt rửa mũi, nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

    Nếu trẻ xuất hiện tiêu chảy, có thể sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa.

    Đặc biệt, với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://baotintuc.vn/covid19/t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:21:00 13-03-2022

    Dấu hiệu nhận biết người nhiễm biến thể Omiron và Delta

    Theo báo cáo của TP.Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện mắc Covid-19 chủng Omicron. Tại TP.HCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gene.

    Các chuyên gia dịch tễ cho rằng với việc lưu hành cùng lúc 2 biến thể của SAS-CoV-2 thì một người có thể tái mắc Covid-19 trong một thời gian ngắn.

    Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp tái nhiễm bệnh trong 1 đến 3 tháng khỏi bệnh. Tuy nhiên, biến thể Omicron được cho là có những dấu hiệu nhẹ hơn Delta.

    Dưới đây là một số điểm khác biệt khi nhiễm SARS-CoV-2 biến thể Omicron và biến thể Delta.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://danviet.vn/dau-hieu-nh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 12:20:00 13-03-2022

    Những ai dễ tái nhiễm và có thể bị nặng hơn nếu nhiễm COVID-19 trở lại?

    Thời gian gần đây, các trường hợp tái nhiễm COVID-19 đang được ghi nhận nhiều hơn, thậm chí nhiều ca tái nhiễm sau chưa đầy 1 tháng kể từ khi dương tính lần đầu.

    Theo các chuyên gia y tế, sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2. Mặc dù vậy, lượng kháng thể sinh ra của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, bệnh nền... Nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh khi tiếp xúc F0 mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

    Hoặc trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người mắc hai biến chủng khác nhau, ví dụ như người đã mắc Detal, sau đó có thể nhiễm biến chủng mới như Omicron.

    Các bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 sau khoảng 1 tháng khỏi bệnh, triệu chứng nhẹ hơn lần đầu và được tư vấn tự cách ly điều trị tại nhà, không cần nhập viện.

    TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, COVID-19 liên tục biến đổi, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh. Do đó, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/xa-hoi/nhung-ai...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:17:00 13-03-2022

    Hà Nội: Thêm 29.269 ca mắc COVID-19 mới; số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 vượt 800.000 ca

    Bệnh nhân phân bố tại 514 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (1.684); Long Biên (1.610); Bắc Từ Liêm (1.489); Tây Hồ (1.431); Quốc Oai (1.379).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 811.558 ca.

    Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 , hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn...

    Khai báo y tế hằng ngày trên ứng dụng PC-COVID, nhất là những người có biểu hiện ho, sốt để góp phần giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện, phân loại những ca F0 trong cộng đồng, nhằm chặn đứng, khóa chặt nguồn lây nhiễm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/suc-khoe/ha-noi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:55:00 13-03-2022

    Ngày 13/3, cả nước giảm 1.751 ca COVID-19 so với ngày trước đó, thêm 95.538 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

    TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ

    (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 95.538 ca

    - Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.163.571 ca

    2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.107 ca, trong đó:

    - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.243 ca

    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 427 ca

    - Thở máy không xâm lấn: 117 ca

    - Thở máy xâm lấn: 316 ca

    - ECMO: 4 ca

    3. Số bệnh nhân tử vong:

    - Từ 17h30 ngày 12/3 đến 17h30 ngày 13/3 ghi nhận 95 ca tử vong tại:

    + Tại TP. Hồ Chí Minh (2) trong đó 1 ca từ Long An chuyển đến.

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (12), Quảng Nam (11), Bình Định (5 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (5), Quảng Ninh (5), Bắc Giang (4), Đắk Lắk (4 ca trong 2 ngày), Nam Định (4 ca trong 2 ngày), Phú Thọ (4), Cà Mau (3), Hải Dương (3), Kiên Giang (3), Vĩnh Long (3), An Giang (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bến Tre (2), Cần Thơ (2), Đồng Nai (2), Hà Nam (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Bình Dương (1), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Đồng Tháp (1), Hải Phòng (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), Tuyên Quang (1).

    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 82 ca.

    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.385 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

    - Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/ngay-13-3-ca...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:41:00 13-03-2022

    Cà Mau: 78,57% mẫu bệnh phẩm chọn ngẫu nhiên là biến chủng Omicron BA.2

    Theo kết quả giải trình tự gen virus SARS-CoV-2 từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trong 14/40 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại tỉnh Cà Mau được chọn ngẫu nhiên thì có 11 mẫu thuộc biến chủng Omicron BA.2, chiếm 78,57%, còn 3 mẫu thuộc biến chủng Delta.

    Omicron BA.2 hay còn gọi là biến thể "tàng hình", là một biến thể phụ của biến chủng Omicron gốc. Đặc điểm của biến thể này là lây lan rất nhanh, cao hơn khoảng 30% so với biến thể gốc và gấp 1,5 lần so với biến thể BA.1 (cũng là một biến thể phụ của biến chủng Omicron).

    Theo Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau cho biết, biến chủng Omicron BA.2 là nguyên nhân chính dẫn đến số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh tăng cao trong những ngày gần đây.

    Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số 91.889 trường hợp mắc COVID-19, trong số đó, có 67.952 ca bệnh đã được điều trị khỏi. Tổng số ca tử vong do COVID-19 là 331.

    Cà Mau hiện còn tổng số 23.712 trường hợp đang điều trị; trong đó, có 1.154 trường hợp điều trị tại cơ sở y tế, 61 trường hợp điều trị tại khu cách ly tập trung và 22.497 trường hợp điều trị tại nhà. Phân theo tầng điều trị, tầng 3 có 24 trường hợp; tầng 2 có 163 trường hợp và tầng 1 có 23.525 trường hợp.

    Đến nay, Cà Mau đã tổ chức tiêm 2.453.196 mũi vaccine.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vtv.vn/suc-khoe/ca-mau...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:23:00 13-03-2022

    Thời điểm trong ngày bệnh nhân Covid-19 tại nhà không nên uống vitamin tổng hợp

    Multivitamin còn có tên gọi khác là "vitamin tổng hợp", là sản phẩm giúp bổ sung ít nhất ba loại vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể. Không có tiêu chuẩn chung về dạng bào chế của multivitamin, những dạng thường gặp nhất là: viên nang, dạng bột, kẹo dẻo hoặc dung dịch.

    Công dụng chính của vitamin tổng hợp chính là bổ sung và bù đắp những khoảng trống trong chế độ dinh dưỡng một cách tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bằng cách đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày, bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe và phòng tránh được bệnh tật.

    Theo "Sổ tay sử dụng thuốc an toàn" tại nhà của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, bạn nên sử dụng Multivitamin và khoáng chất vào buổi sáng hoặc trưa sau khi ăn, uống với nhiều nước. Bạn không nên uống Multivitamin và viên vitamin C để tránh quá liều vitamin C và không nên uống vào buổi tối.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:33:00 13-03-2022

    Gần 3.000 ca/ngày, Quảng Bình tăng cường theo dõi, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19

    Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới tại Quảng Bình luôn ở mức cao. Trước tình hình đó, Sở Y tế Quảng Bình đã có Công văn yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch . Đồng thời tích cực rà soát không bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng, nhất là người già, người yếu thế, người có bệnh nền nặng … để tiến hành tiêm ngay loại vaccine đang có và đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Bên cạnh đó, nắm bắt các trường hợp nghi ngờ, nhằm phát hiện sớm ca F0. Tăng cường việc quản lý, theo dõi F0 không có triệu chứng hoặc mức độ nhẹ tại nhà/tại nơi lưu trú nhằm giảm quá tải cho tuyến trên. Đánh giá đúng tình trạng bệnh nền các ca F0 để chỉ định sử dụng thuốc điều trị nhất là dùng thuốc kháng vi rút kịp thời, an toàn hiệu quả, giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://suckhoedoisong.vn/gan-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:56:00 13-03-2022

    Số ca mắc Covid-19 trong giáo viên và học sinh ở ĐBSCL tăng cao đột biến

    Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 tại Vĩnh Long có chiều hướng tăng. Chỉ tính trong 2 ngày gần đây, trung bình mỗi ngày tỉnh ghi nhận hơn 1.000 ca mắc. Riêng ngày 12/3 tỉnh ghi nhận hơn 1.330 ca mắc, trong đó không ít các trường hợp F0 là giáo viên và học sinh.

    Theo Sở GD- ĐT sau hơn 1 tháng học sinh trở lại trường học trực tiếp, Vĩnh Long ghi nhận hơn 2.500 học sinh và trên 500 giáo viên dương tính với virus SARS-CoV-2. Các trường hợp phát hiện nhiễm được xử lý đúng quy trình, truy vết kịp thời theo hướng dẫn của ngành y tế. Các trường học đã chủ động linh hoạt các hình thức dạy học vừa đảm bảo bổ sung kiến thức cốt lõi theo chương trình môn học.

    Do F0 tăng nhanh, các cơ sở giáo dục ở địa phương cũng gặp nhiều khó khăn về kit xét nghiệm. Nhiều giáo viên là F0 nghỉ ở nhà, các trường cũng đang gặp nhiều khó khăn để tìm giáo viên dạy thay thế. Nhiều trường học tại tỉnh Vĩnh Long hiện đang chuẩn bị phương án dạy trực tuyến khi dịch bệnh tăng cao hơn.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:08:00 13-03-2022

    Đã khỏi Covid-19 vẫn phải phòng bệnh

    Nếu chỉ riêng tiêm vắc xin Covid-19 thì không thể ngăn được lây nhiễm, vắc xin giúp làm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong. Người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm và là nguồn bệnh tiếp tục lây lan cho người khác, chỉ có điều phần lớn người nhiễm thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

    Một chuyên gia dịch tễ ở Hà Nội lưu ý: "Covid-19 hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dự phòng cá nhân là vô cùng quan trọng. Nguyên tắc 5K được Bộ Y tế đề ra là biện pháp dự phòng cá nhân rất cần được mỗi người tự giác thực hiện". Chuyên gia này cũng chia sẻ, có nhiều nghiên cứu cho rằng đeo khẩu trang có thể phòng được 50% nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây theo đường hô hấp, và khi rửa tay với xà phòng có thể phòng được tới 40% các bệnh lây qua đường tiêu hóa và hô hấp. Như vậy, không chỉ phòng lây nhiễm Covid-19, thực hiện 5K còn giúp mỗi cá nhân giảm các nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm khác.

    PGS-TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, lưu ý để dự phòng di chứng hậu Covid-19, việc đầu tiên quan trọng là tiêm vắc xin để phòng nhiễm bệnh. Thứ hai, khi không may nhiễm bệnh trở thành F0, người bệnh cần tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý và phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Thứ ba, khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải để điều trị kịp thời, hiệu quả.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/da-khoi-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 02:06:00 13-03-2022

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Kháng thể đơn dòng, không phải F0 nào cũng cần

    Kháng thể có thể được cơ thể tự tạo ra sau khi đã mắc bệnh hay sau khi đã tiêm vắc-xin; còn kháng thể đơn dòng là một cách đưa kháng thể sẵn có vào cơ thể ở người chưa có hay có quá ít kháng thể từ những con đường nói trên.

    Nó cũng tương tự huyết thanh kháng dại, kháng uốn ván, kháng bạch hầu, thủy đậu, hay phòng ngừa viêm gan siêu vi B lây từ mẹ sang con (tiêm cho bé 1 mũi ngay sau sinh). Nay có bệnh mới là Covid-19 thì người ta có kháng thể đơn dòng cho Covid-19.

    Trước đây người ta tìm cách truyền huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh để cứu các bệnh nhân Covid-19 nặng, cũng là một hình thức gần giống với dùng kháng thể đơn dòng.

    Kháng thể đơn dòng tất nhiên phải dùng trong bệnh viện, truyền tĩnh mạch. Sau này sẽ có thêm loại tiêm bắp để thuận tiện hơn, nhưng không phải ai cũng cần dùng.

    Người được chỉ định dùng là những người vì lý do bệnh lý nào đó mà không thể tiêm vắc-xin; người tiêm vắc-xin rồi nhưng không đạt được hiệu quả như mong đợi mà không chích bù kịp lúc; người tiêm chưa đủ mũi mà còn đang cân nhắc mũi tiếp theo gây tác dụng phụ nguy hiểm...

    Nói chung là những người chưa được bảo vệ đầy đủ bởi vắc-xin. Có kháng thể đơn dòng tức là có thêm một phương tiện để cứu những bệnh nhân đặc biệt này.

    Kháng thể đơn dòng tất nhiên sản xuất không dễ như vắc-xin, số lượng trên thị trường sẽ hạn chế hơn và chắc chắn sẽ đắt. Vì vậy, sẽ được ưu tiên cho những người thực sự cần.

    Và cũng vì vậy, người đang khỏe mạnh, không có gặp bệnh lý gì khiến không thể tiêm vắc-xin được thì nên đi tiêm cho đủ, có điều kiện cũng không nên "giành" của những người thực sự cần làm gì.

    Người đã tiêm đủ mũi vắc-xin, sức khỏe bình thường cũng không cần lo lắng sợ kháng thể đơn dòng khó kiếm hay mắc quá làm gì, nhất là khi đang đối diện với chủng Omicron, một chủng gây bệnh nhẹ. Ngay cả thuốc kháng virus cũng chỉ cần thiết cho người cao tuổi, có bệnh nền.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://nld.com.vn/suc-khoe/ba...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:14:00 12-03-2022

    Một triệu chứng Omicron có thể kéo dài ngay cả sau khi khỏi bệnh

    Theo dữ liệu mới từ nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 của Anh - ZOE, đau thắt lưng là một trong 8 triệu chứng mới của biến thể Omicron.

     Triệu chứng này đã được báo cáo sớm sau khi biến thể được phát hiện ở Nam Phi. Tờ Washington Post đưa tin rằng các bác sĩ đã gặp nhiều bệnh nhân bị đau cơ biểu hiện như đau thắt lưng ở bệnh nhân Omicron.

    Điều đáng lưu tâm là triệu chứng này vẫn kéo dài ngay cả sau khi người bệnh đã khỏi bệnh, theo Times Of India.

    Các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo, mặc dù các triệu chứng Omicron có thể nhẹ nhưng không thể loại trừ khả năng Covid kéo dài .

    WHO cảnh báo rằng những người nhiễm Omicron và đã khỏi bệnh vẫn có nguy cơ phát triển tình trạng Covid kéo dài.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://thanhnien.vn/co-mot-tr...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:13:00 12-03-2022

    Dấu hiệu bất thường ở phụ nữ mang thai mắc Covid-19

    Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Đại học Y dược TP.HCM

    (Sổ tay chăm sóc sức khỏe thai phụ trong dịch Covid-19)

    Phụ nữ mang thai khi mắc Covid-19 cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và duy trì sở thích, chăm sóc cho bản thân về mặt cảm xúc cũng như thể chất. F0 là phụ nữ mang thai cần ăn đủ bữa, vừa đủ dinh dưỡng; uống đủ nước, từ 2,5 lít nước/ngày, uống nước ấm và từ từ.

    Người bệnh nên xem các bộ phim yêu thích, đặc biệt phim hài, nghe nhạc nhẹ nhàng, hoặc xem hình các em bé dễ thương, chơi đùa vui vẻ; cố gắng thư giãn, ngủ đủ giấc. Đặc biệt, thai phụ nên đo SpO2 hai lần mỗi ngày, nếu cảm thấy khó thở, SpO2 ≤95%, cần báo ngay cho nhân viên y tế.

    Các dấu hiệu cần cảnh báo và lưu ý gồm: Khó thở, thở nhanh, nhịp thở >25 lần/phút, da mặt và niêm mạc môi xanh tái, bị hoang mang, lú lẫn.

    Những điều cần lưu ý cho F0 là thai phụ:

    - Không tăng cường quá mức dinh dưỡng, không ăn quá nhiều tinh bột, đường. Có thể thêm 1-2 lát gừng, sả vào nước uống, tránh uống quá nhiều nước gừng, sả trong một ngày.

    - Nếu bị căng thẳng, khó ngủ: Có thể sử dụng thảo dược như tâm sen để dễ ngủ hoặc uống các loại thuốc chống nôn trong thai kỳ nếu bị nghén.

    - Nếu bị sốt: Cần uống nhiều nước, lau người bằng nước ấm. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt an toàn trong thai kỳ: Paracetamol 500 mg hoặc Ibuprofen nếu không có tiền sử loét dạ dày, xuất huyết.

    - Nếu bị ho: Có thể uống thảo dược như mật ong, tỏi hoặc lê hấp đường phèn... Khi ngủ, thai phụ nên nằm đầu cao hơn khoảng 30-45 độ để dễ thở.

    - Nếu thai phụ cảm thấy bất an, nên chia sẻ tâm sự với người xung quanh hoặc kết nối với bác sĩ để có thể hỗ trợ kịp thời cho thai phụ.

    - Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng, nước rửa tay có cồn hoặc dung dịch rửa tay.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://zingnews.vn/dau-hieu-b...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ