Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 12/3, trên địa bàn ghi nhận 2.327 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thông qua sàng lọc y tế. Trong đó có 2.294 F0 được phát hiện qua sàng lọc y tế tại địa phương, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
Cộng dồn đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 39.171 trường hợp đã được Bộ Y tế cấp mã bệnh. Trong đó 31.248 người đã khỏi bệnh, ra viện; 48 ca tử vong (đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền và đa số chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 do sức khỏe không bảo đảm).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội tối 12/3 thông báo ghi nhận thêm gần 30.700 ca COVID-19 mới, giảm hơn 1.100 ca so với hôm qua. Thành phố cũng vừa bổ sung 195.000 F0 lên hệ thống cập nhật của Bộ Y tế.
Trong 30.693 ca COVID-19 mới vừa ghi nhận ngày 12/3 có 10.779 ca cộng đồng.
Bệnh nhân phân bố tại 521 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (1.836); Thanh Trì (1.732); Hà Đông (1.719); Long Biên (1.713); Sóc Sơn (1.710).
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 11/3, thành phố có hơn 588.500 ca dương tính đang điều trị, theo dõi (giảm hơn 33.000 ca so với ngày 10/3).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với VietNamNet, ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, với bệnh nhân Covid-19, sau 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên mới có thể coi bạn đã "an toàn".
Bác sĩ Phúc phân tích, thứ nhất, việc test nhanh âm tính chưa thể khẳng định bạn đã hết virus. Nếu độ nhạy test không cao hoặc lấy mẫu không đúng quy trình, kỹ thuật (có thể lấy mẫu chưa trúng vị trí) thì test sẽ không thể hiển thị kết quả chính xác.
Thứ hai, ngay cả khi test nhạy, bạn đã lấy mẫu đúng cách và kết quả là âm tính thì việc hết virus cũng không đồng nghĩa với bệnh sẽ không tiến triển nặng lên.
Theo bác sĩ, một bệnh nhân Covid-19 nặng sẽ phải trải qua 3 "pha" của bệnh, gồm pha nhiễm cấp, pha phổi và pha miễn dịch. Pha nhiễm cấp được tính trong khoảng thời gian từ 0-5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ở giai đoạn này, virus SARS-CoV-2 bắt đầu tấn công cơ thể và dần nhân lên mạnh mẽ, có thể xuất hiện ở hầu hết các dịch xét nghiệm nên phần trăm phát hiện dương tính rất cao.
5 ngày tiếp theo (pha phổi, là ngày thứ 5-10 kể từ khi khởi phát triệu chứng), tải lượng virus giảm xuống đáng kể, kết quả xét nghiệm có thể sẽ âm tính. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn virus có thể tấn công vào phổi. Giai đoạn còn lại (pha miễn dịch) liên quan đến các bệnh nhân viêm phổi ARDS, có sốc,... điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.
"Như vậy, nếu qua 10 ngày mà bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, SpO2 ổn định tức là virus không tấn công vào phổi, lúc này mới có thể an tâm được", bác sĩ Phúc nói.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo hướng dẫn của Sở Y tế TPHCM, khi có xét nghiệm dương tính, người dân cần chụp hình khay xét nghiệm. Lưu ý phải ghi tên và ngày tháng thực hiện xét nghiệm trên khay trước khi chụp hình. Chụp hình chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh.
Người dân cần truy cập vào địa chỉ: https://khaibaof0.tphcm.gov.vn và chọn "khai báo F0", "nhập số điện thoại xác thực" sau đó nhấn vào nút "nhận mã OTP". Hệ thống sẽ tự động gởi mã OTP về số điện thoại vừa nhập dưới dạng SMS. Nhập mã OTP và nhấn nút "tiếp tục". Hệ thống sẽ chuyển sang màn hình "thông tin bệnh nhân F0".
Nhập đầy đủ thông tin cá nhân đính kèm hình ảnh chứng minh nhân dân thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh, tiền sử bệnh nền, tình trạng tiêm vắc xin phòng COVID-19, triệu chứng hiện tại, kết quả xét nghiệm (đính kèm hình ảnh kết quả xét nghiệm dương tính). Sau khi hoàn thành, nhấn nút "lưu" để gửi thông tin người khai báo đến trạm y tế nơi lưu trú.
Hệ thống sẽ gửi tin nhắn xác nhận đã nhận thông tin khai báo về số điện thoại người dân vừa khai báo và sẽ liên hệ để xác minh thông tin. Người khai báo phải khai báo đầy đủ tất cả các thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin khai báo.
Khi nhận được tin nhắn thông báo có người khai báo F0, nhân viên trạm y tế của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, kiểm tra và xử lý theo quy trình.
Khi đủ thời gian cách ly F0 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Nếu kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính, F0 cần chụp hình khay xét nghiệm nhanh kháng nguyên có kết quả âm tính vừa thực hiện được. Cần ghi tên và ngày tháng xét nghiệm lên khay trước khi chụp hình.
Truy cập vào địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn và chọn "khai báo hoàn thành cách ly" và thực hiện theo hướng dẫn. Trường hợp F0 đã có thông tin trên nền tảng số quản lý COVID-19 (do F0 tự khai báo hoặc các cơ sở y tế nhập thông tin trên phần mềm) hệ thống sẽ chuyển sang màn hình "kết quả xét nghiệm sau khi cách ly", nhập ngày xét nghiệm, kết quả xét nghiệm (đính kèm hình ảnh kết quả xét nghiệm âm tính).
Sau khi hoàn tất, nhấn nút "lưu" để gửi thông tin kết quả xét nghiệm âm tính trong thời gian cách ly đến trạm y tế nơi lưu trú. Hệ thống sẽ gởi tin nhắn về số điện thoại người dân vừa khai báo và sẽ gửi giấy xác nhận hoàn thành cách ly qua địa chỉ email của người khai báo. Trường hợp không có email, người dân sẽ phải đến Trạm Y tế để nhận xác nhận hoàn thành thời gian cách ly.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Trước câu hỏi một người nhiễm biến thể Omicron có thể tái nhiễm Omicron hay không, theo BS Phạm Hùng Vân, về mặt miễn dịch, nếu đã nhiễm một biến thể nào đó, người ta khó có nguy cơ nhiễm lại chính nó. Ví dụ như, người đã nhiễm biến thể Delta sẽ không nhiễm lại Delta nhưng có thể nhiễm biến thể Omicron.
Với cơ chế trên, người mắc Omicron có thể sẽ tái nhiễm Omicron, nhưng ở dòng phụ khác. Ví dụ, người đã mắc Omicron BA.2 vẫn có nguy cơ nhiễm BA.1, BA.3. Để xác định chính xác bị nhiễm biến thể nào, có thể thực hiện bằng xét nghiệm PCR.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết cơ quan này đã cấp giấy nhập khẩu kháng thể đơn dòng Evusheld (của Hãng dược AstraZeneca) sử dụng tại Việt Nam. Đây được coi là "siêu vaccine" cho người có nguy cơ.
Được biết, kháng thể đơn dòng (vaccine thụ động) là các kháng thể (protein) được tạo ra trong phòng thí nghiệm, bắt nguồn từ một dòng tế bào lympho B của hệ miễn dịch và có ái lực cao với một yếu tố quyết định kháng nguyên (epitope) từ tác nhân gây bệnh. Kháng thể đơn dòng nhằm mục đích tạo ra hệ thống miễn dịch chống lại các mầm bệnh có hại, chẳng hạn như virus SARS-CoV-2.
Evusheld (có tên định danh trong nghiên cứu là AZD7442) là hỗn hợp kháng thể đơn dòng được tạo thành từ 2 kháng thể đơn dòng tác dụng kéo dài là tixagevimab (AZD8895) và cilgavimab (AZD1061).
BSCKI Phạm Mạnh Hoàn - Nguyên trưởng khoa Huyết học - Độc xạ, Bệnh viện 175 cho biết theo thông tin từ hãng dược AstraZeneca, so với kháng thể truyền thống, Evusheld đã được tối ưu hóa bằng công nghệ độc quyền của AstraZeneca, giúp kéo dài thời gian bán hủy hơn gấp 3 lần và có khả năng bảo vệ lên tới 12 tháng chỉ sau 1 lần tiêm bắp. Đồng thời, sự chỉnh sửa này cũng giúp thuốc tập trung với nồng độ cao ở niêm mạc vùng mũi hầu và giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như hiện tượng tăng cường phụ thuộc kháng thể đối với bệnh (antibody-dependent enhancement of disease).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thống kê hằng ngày của Bộ Y tế cho thấy số mắc mới trong 1 tháng gần đây liên tục tăng cao: Ngày 11-3 trên 169.100 ca COVID-19; 10-3 trên 160.670 ca COVID-19; 9-3 trên 164.570 ca COVID-19; 8-3 là trên 162.430 ca COVID-19. Trong khi đó, số tử vong luôn giữ được mức dưới 100 ca/ngày (trung bình trong tuần là 83 ca/ngày).
Riêng ngày 11-3 số mắc gần cán mốc 170.000 ca/ngày, cao nhất từ trước đến nay, nhưng số tử vong giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng qua và xuống gần mức tháng 10-2021, thời điểm mới kết thúc giãn cách xã hội kéo dài và số mắc mới giảm sâu.
Bộ Y tế cũng cho biết tỉ lệ tử vong/tổng số mắc đã giảm dần và hiện giảm xuống còn 0,8%, trong khi cao điểm nhất tỉ lệ này lên đến trên 2,2%. Tại TP.HCM, địa phương có số mắc và tử vong cao nhất nước cho đến nay, tỉ lệ tử vong/số mắc đã giảm xuống mức 3,8%, trong khi giai đoạn cao điểm tỉ lệ này là trên 4%.
Bộ Y tế cho biết đang tiếp tục theo dõi số tử vong và tỉ lệ tử vong hằng ngày, từ đó có những hướng dẫn mới trong phòng chống dịch, trong đó tiến đến xem xét COVID-19 là bệnh lưu hành khi số tử vong tiếp tục giảm sâu.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội giải trình tự gene virus 109 mẫu bệnh phẩm, ghi nhận 80% nhiễm biến thể Omicron; trong đó biến thể phụ BA.2 - hay còn gọi là biến thể Omicon 'tàng hình' - chiếm ưu thế.
Theo PGS Ngô Quý Châu – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, dòng phụ của biến thể Omicron được gọi là 'tàng hình' nhưng không phải là 'tàng hình' với test nhanh Covid-19. Hiện tại test nhanh vẫn có giá trị đối với việc xét nghiệm Covid-19 dù là biến thể Omicron hay Delta.
Theo một nghiên cứu của Umass Chan (sử dụng dữ liệu từ hơn 5.000 bệnh nhân tiến hành cả xét nghiệm kháng nguyên tại nhà và PCR), 82% số người nhiễm Delta và 92% số người nhiễm Omicron có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng nguyên tại nhà khi test PCR cũng cho kết quả dương tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bây giờ đã có BA.3. Nếu đi sâu vào phân tích gene, mai này có thể có thêm BA.4, 5, 6 nhưng bệnh lý y chang nhau thì không cần bàn.
Một biến chủng virus có nhiều nhánh, nhiều dòng khác nhau không phải chuyện lạ, không phải chỉ có ở SARS-CoV-2. Lúc trước, "biến chủng Ấn Độ" cũng có mấy nhánh nhưng rồi Delta cũng lấn át. BA.2 lây nhanh thì sẽ nhanh chóng lấn át BA.1.
Về chuyện tái nhiễm, mắc BA.1 Omicron rồi có thể mắc lại BA.2? Câu trả lời là có thể nhưng cực hiếm và cũng ở người có cơ địa đặc biệt. Theo một nghiên cứu của Đan Mạch thì tỉ lệ chỉ là một vài phần triệu, hiếm như thế thì không phải bàn.
Nhiễm Delta rồi có thể tái nhiễm Omicron, tỉ lệ chừng 5%-10% nhưng cũng nhẹ. Tái nhiễm nhẹ là vì lần mắc bệnh trước cũng đã cung cấp cho cơ thể một lượng kháng thể nhất định rồi, mà bản chất Omicron là nhẹ.
Còn nhiễm Omicron thì không sợ tái nhiễm Delta nữa, mà Delta có thể đã biến mất trong một số cộng đồng. Bởi lẽ, con virus nào lây nhanh hơn thì con đó sẽ lấn át.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, số bệnh nhân mắc COVID-19 tăng lên nhanh chóng. Phần lớn các bệnh nhân COVID-19 được theo dõi điều trị khỏi bệnh, nhưng sau đó xuất hiện triệu chứng kéo dài vài tuần tới vài tháng, một số trường hợp để lại di chứng nặng nề.
Hụt hơi, khó thở
Anh Nguyễn Hải A. (36 tuổi, Hà Nội) nhiễm COVID-19 từ 12/1 và được xác định khỏi vào ngày 21/1. Trong giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp, anh chỉ có biểu hiện nhẹ là chảy dịch mũi và đau mỏi người.
Đến thời điểm sau nhiễm COVID-19 gần 1 tháng, anh bị hụt hơi khi nói câu dài và cảm thấy khó thở khi đi lại nhanh. Anh đã đến khám tại phòng khám chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Qua thăm khám, chụp phim và đánh giá chức năng hô hấp, anh được chẩn đoán tổn thương phổi kẽ, khả năng liên quan đến COVID-19 có rối loạn thông khí hạn chế.
Ngoài việc được kê thuốc điều trị, anh đã được bác sĩ hướng dẫn tập thở và tập vận động để phục hồi chức năng hô hấp và thể lực.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Số trẻ mắc COVID-19 tại TP.HCM liên tục tăng 3 tuần qua, đặc biệt ở học sinh tiểu học - nhóm chưa tiêm vaccine. Hiện ngành y tế và các ngành chức năng liên quan đang hoàn tất công tác chuẩn bị để tiêm chủng cho trẻ em độ tuổi này ngay sau khi được cung ứng vaccine như chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, dựa trên sự đồng thuận của các bậc phụ huynh.
Tiêm cho trẻ để bảo vệ cả người lớn
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, thời gian qua, kể từ thời điểm trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm chủng thì tỉ lệ mắc COVID-19 và nhập viện ở nhóm tuổi này đã giảm. Hiện bệnh viện ghi nhận trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 11 có tỉ lệ mắc và nhập viện cao hơn lứa tuổi 12-17.
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh Thùy, Phó Trưởng khoa Sức khỏe trẻ em - Phòng khám chất lượng cao, Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ từ 5 đến 11 tuổi cũng giống như trẻ lớn, khi mắc COVID-19 cũng có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi và đa phần không đến mức nhập viện. Tuy nhiên, trẻ bệnh có thể về lây cho gia đình vì khi chăm sóc trẻ, rất khó thực hiện đảm bảo 5K.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ có phản ứng phản vệ với vaccine hoặc bất kỳ thành phần nào trong vaccine được chỉ định không tiêm vaccine. Còn các trường hợp khác như trẻ có bệnh nền mãn tính, bẩm sinh sẽ được chuyển tiêm tại các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi hoặc ở các bệnh viện chuyên khoa Nhi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Là công ty sử dụng nhiều lao động nhất tại TP.HCM với khoảng 56.000 công nhân, Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam đang thiếu hàng ngàn lao động để đảm bảo lực lượng phục hồi sản xuất. Tuy nhiên, số ca F0 phát sinh trong nhà máy thời gian gần đây khiến công ty càng hụt lao động để xoay xở sản xuất.
Ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn công ty này, chia sẻ hiện đơn hàng của công ty rất ổn định nên công ty cần tuyển 3.000 công nhân để đảm bảo lực lượng lao động tại các chuyền sản xuất, tuy nhiên giai đoạn hiện tại rất khó để tuyển đủ đội ngũ.
Theo đó, để đảm bảo đơn hàng kịp giao cho đối tác trong tình thế thiếu lao động, công ty đã thực hiện giải pháp trước mắt là kéo dài thời gian tăng ca thêm 1 tiếng. "Trước mắt, anh chị em công nhân F0 vẫn chưa đi làm để chờ hướng dẫn mới" - ông Nghiệp cho biết.
Về tình hình phục hồi sản xuất và đội ngũ lao động tại các khu chế xuất (KCX) - KCN và khu công nghệ cao, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp KCN TP.HCM Nguyễn Văn Bé đánh giá: Qua hai tháng sản xuất đầu năm, TP.HCM và các tỉnh, thành cả nước có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2021. Đáng chú ý, phần lớn nhà máy/doanh nghiệp đều có đơn hàng từ sáu tháng đến một năm. Đặc biệt, 1.500 nhà máy tại các KCX-KCN tại TP.HCM, trong đó có 500 doanh nghiệp FDI đều có đơn hàng nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Bộ Y tế, về tình hình điều trị, trong ngày 11/3 có 74.857 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.983.222 ca. Cả nước hiện còn gần 4.000 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 3.105 ca.; Thở oxy dòng cao HFNC: 440 ca; Thở máy không xâm lấn: 125 ca; Thở máy xâm lấn: 317 ca; ECMO: 3 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 83 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.228 ca, chiếm tỷ lệ 0,8% so với tổng số ca nhiễm.
Hiện Hà Nội là địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước. Trong ngày 11/3, số ca phát hiện mới tại Thủ đô lên tới 31.889. Tuy nhiên theo Sở y tế Hà Nội, số ca chuyển nặng phải nhập viện điều trị chỉ chiếm 1-1,5%. Hà Nội hiện có 852 F0 nặng, nguy kịch. Số bệnh nhân Covid-19 tử vong ghi nhận tại Hà Nội từ khi dịch bùng phát đến nay là 1.244 ca.
Hà Nội ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng chiếm tỷ lệ tới 80% (qua giải trình tự gene ngẫu nhiên 93/109 mẫu), trong đó, chiếm ưu thế là biến thể phụ BA.2 (86/93 mẫu). Các thống kê đến thời điểm hiện tại cho thấy, người mắc biến thể Omicron thường diễn biến nhẹ hơn so với bệnh nhân mắc các biến thể cũ như Delta. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc, Omicron chỉ có thể xâm nhập đến vùng họng mà không tấn công vào phổi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ nhiều ngày nay, Hà Nội là địa phương ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao nhất cả nước. Các ca mắc tăng mạnh từng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại. Cá biệt, ngày 8/3, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước với hơn 32.000 ca mắc; Ngày 11/3, con số này là 31.899 ca.
Số liệu từ Bộ Y tế cho biết, từ 16h ngày 10/3 đến 16h ngày 11/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 169.114 ca mắc mới, gồm 24 ca nhập cảnh và 169.090 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.429 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 112.937 ca trong cộng đồng); Từ 17h30 ngày 10/3 đến 17h30 ngày 11/3 ghi nhận 71 ca tử vong
Theo lý giải của các chuyên gia y tế, một trong những nguyên nhân khiến số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hà Nội tăng cao là do dịch bệnh kéo dài và số ca F0 ở nhiều địa phương tăng cao sau khi Việt Nam từ bỏ chiến lược "Zero Covid". Đáng nói, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều người có tâm lý "trước sau ai cũng bị" và vô tư đi lại để "được nhiễm" cho miễn dịch cộng đồng. Chính thái độ buông xuôi và thiếu ý thức này đã khiến cho tình hình dịch tễ ở Việt Nam có chuyển biến xấu, gây ra tình thế nguy hiểm không đáng có đối với những người chống chỉ định tiêm vaccine, chưa được tiêm hay mắc các bệnh nền, người già.
Ngoài ra, có một bộ phận người dân lơ là các biện pháp phòng dịch, trong đó có nguyên tắc 5K, họ cảm thấy yên tâm tuyệt đối vì cho rằng, mình đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 nên sẽ khó có thể bị nhiễm bệnh hoặc bị nhiễm rất nhẹ, giống như cảm cúm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây