Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 12/2 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 208 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 .
Trong số đó có 177 F0 phát hiện qua sàng lọc y tế; 29 F0 ghi nhận tại khu vực phong tỏa, cách ly tại nhà và 2 F0 ghi nhận tại khu cách ly.
Luỹ kế từ khi xuất hiện ca bệnh BN687.470 ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý vào chiều 19/9 đến tối 9/2, Hà Nam ghi nhận 7.828 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo CDC Hà Nội, từ 18h ngày 11/2 đến 18h ngày 12/2, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.981 ca bệnh (trong đó có 808 ca cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly).
Số ca mắc mới được phân bố tại 502 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.981), Nam Định (1.842), Hải Dương (1.681), Nghệ An (1.550), Hải Phòng (1.394), Thái Nguyên (978), Ninh Bình (951), Đà Nẵng (940), Vĩnh Phúc (931), Hòa Bình (884), Phú Thọ (811), Thanh Hóa (797), Bắc Ninh (745), Quảng Ninh (659), Phú Yên (569), Quảng Bình (567), Lạng Sơn (558), Quảng Nam (553), Gia Lai (525), Bắc Giang (520), Thái Bình (498), Quảng Trị (465), Sơn La (459), Bình Định (455), Hưng Yên (448), Lào Cai (431), Tuyên Quang (394), Lâm Đồng (350), Đắk Nông (318), TP. Hồ Chí Minh (300), Thừa Thiên Huế (274), Bình Phước (269), Hà Nam (208), Hà Tĩnh (197), Yên Bái (197), Khánh Hòa (193), Quảng Ngãi (161), Cao Bằng (131), Điện Biên (118), Bà Rịa - Vũng Tàu (117), Hà Giang (108), Lai Châu (95), Bắc Kạn (85), Cà Mau (84), Vĩnh Long (71), Bình Dương (69), Bình Thuận (55), Bến Tre (53), Bạc Liêu (43), Tây Ninh (40), Trà Vinh (36), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Hậu Giang (21), Đồng Nai (20), Long An (19), Đồng Tháp (11), An Giang (11), Ninh Thuận (10), Tiền Giang (3).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-645), Bắc Giang (-390), Đắk Lắk (-311).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nam Định (+555), Gia Lai (+525), Phú Yên (+285).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 22.366 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Ngày 7/2 vừa qua, tỉnh Vĩnh Long cho học sinh khối 9 và khối 12 vào học đầu tiên sau khi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trong quá trình dạy và học, ngành giáo dục địa phương phối hợp với ngành y tế kiểm tra phát hiện 10 F0.
Bà Trương Thanh Nhuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long cho biết, ngay ngày đầu vào học, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm cho các thầy cô và các em học sinh có dấu hiệu nghi ngờ thì phát hiện 7 em học sinh và 3 giáo viên dương tính với virus SARS-CoV-2. Các trường hợp dương tính đều được ngăn chặn kịp thời không để ảnh hưởng đến công tác dạy và học ở địa phương.
Bà Trương Thanh Nhuận cho biết thêm: "Sở Giáo dục phối hợp với Sở Y tế trong tuần đầu kiểm tra sức khỏe các em. Cuối tuần tập huấn cho các thầy cô thêm 1 lần nữa để trên cơ sở xảy ra trên thực tế tại các trường, như các trường hợp vừa qua và định hướng luôn cụ thể để xử lý".
Vào ngày thứ hai 14/2 tới đây, Vĩnh Long sẽ tiếp tục cho các em học sinh thuộc các khối 5, 6, 10, 11 vào học trực tiếp. Rút kinh nghiệm đợt 1 ghi nhận F0, trong đợt 2 này, trước khi vào học các em học sinh sẽ được kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn cho học sinh các biện pháp tự phòng ngừa. Các trường có phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch, tổ an toàn COVID-19, bộ phận thường trực về công tác y tế trường học, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La đã ghi nhận thêm 383 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, TP Sơn La 93 ca; Mộc Châu 94 ca; Phù Yên 43 ca; Quỳnh Nhai 40 ca, Thuận Châu 35 ca; các huyện còn lại từ 2 đến 22 ca.
Qua đánh giá, trong 383 ca mắc mới có 219 trường hợp là F1 và người đi từ vùng dịch về nên nguy cơ lây nhiễm cộng đồng thấp, do đã được cách ly; 174 ca còn lại được phát hiện tại cộng đồng, do trước đó, đã tiếp xúc với nhiều người nên có nguy cơ lây nhiễm cao.
Hiện, cơ quan chức năng và các địa phương đang khẩn trương truy vết những trường hợp tiếp xúc gần để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
Từ 1/1-12/2, toàn tỉnh Sơn La phát hiện 5.236 ca mắc COVID-19; trong đó có 3.142 ca khỏi bệnh, 3 ca tử vong tại huyện Mộc Châu, Sông Mã do tuổi cao và có bệnh lý nền.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Bộ Y tế ngày 12-2 cho biết đến nay Việt Nam ghi nhận 2.457.170 ca mắc Covid-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam đến nay là 38.784 ca, chiếm tỉ lệ 1,6% so với số ca nhiễm.
Theo thống kê, trong số 225 ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron được ghi nhận tại 16 địa phương, hiện TP HCM nhiều nhất với 125 ca (gồm 115 ca nhập cảnh và 10 ca cộng đồng); Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Phần lớn các ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron ở nước ta là ca bệnh nhập cảnh. Đa số đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có ca nặng.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Theo Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ 26/1 - 10/2, trung bình, thành phố ghi nhận 2.835 ca/ngày, giảm nhẹ so với kỳ báo cáo trước (ghi nhận trung bình 2.902 ca/ngày), tuy nhiên, đây có thể là mức giảm "giả tạo".
Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng và tỷ lệ tử vong vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Trong thời gian tiếp theo, khi mở cửa trở lại một số dịch vụ, ngành nghề như: vận tải, du lịch, giao thương quốc tế… dẫn đến nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập, do đó, cần phải theo dõi sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để đảm bảo việc phục hồi, phát triển kinh tế nhưng đảm bảo an ninh y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Anh Nguyễn Tiến Lâm – 41 tuổi, Hà Nội vừa phát hiện mình là F0 anh đã nhanh chóng gọi cho em gái bán hàng xách tay mua cho anh 1 loạt các thuốc trị Covid-19 của Nga. Sau uống thuốc 5 ngày anh Lâm thấy mình chỉ còn ho sốt, test hai lần vẫn dương tính. Đến ngày thứ 6 âm tính nhưng còn đau họng, ho.
Khi thấy thuốc chưa dứt hẳn, anh Lâm đã tự đi ra ngoài mua thêm thuốc, bị dính mưa, về nhà anh tiếp tục sốt lại và người mỏi nhừ như cảm cúm.
Anh Lâm chia sẻ các thuốc anh uống không có toa phụ nên anh cũng không rõ nó là thuốc gì chỉ biết em gái đưa cho 2, 3 loại không có thông tin của thuốc ngoài công dụng nghe nói chữa Covid-19.
Hay như một trường hợp khác anh N.V.V sinh năm 1990 tại Hà Nội mắc Covid-19, anh đã chi 1 đống tiền mua thần dược Arbidol của Nga, uống ngay thuốc đặc trị methylprednisolon khi mới dương tính và kết quả sau 7 ngày sau suy hô hấp phải nhập viện thở HFNC. Các bác sĩ cho rằng Covid-19 không đáng sợ, đáng sợ nhất là hoảng loạng vì Covid mà uống thuốc lung tung.
Theo BS Nguyễn Tiến Phúc – Hải Phòng nếu bạn chỉ nghe người ta quảng cáo truyền miệng về các loại thuốc xách tay chữa Covid-19 đã uống thuốc luôn là rất nguy hiểm. Khi bạn uống thuốc gì tối thiểu bạn cũng phải đọc được hướng dẫn về nó bằng tiếng Việt.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW , tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, bởi nhiều người lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng.
Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng mắc COVID-19 ở các thai phụ, PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.
Các thai phụ F0 đều được theo dõi triệu chứng lâm sàng, tuổi thai, tình trạng thai nhi một cách chủ động để xử trí an toàn, đúng thời điểm nhất.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Số ca bệnh nặng và số tử vong tiếp tục giảm sâu nhưng số ca mắc mới tại TP HCM đang có xu hướng tăng nhẹ sau nghỉ Tết và được Sở Y tế dự báo tiếp tục tăng.
Dịp Tết, TP HCM ghi nhận số ca Covid-19 giảm mạnh, từ vài trăm xuống còn vài chục ca mỗi ngày. Tuy nhiên, từ mùng 5 Tết đến nay, số ca nhiễm tăng nhẹ trở lại, đến ngày 11 lên 260 trường hợp. Khi cao điểm hồi tháng 7 đến tháng 9/2021, thành phố ghi nhận khoảng 6.000-7.000 trường hợp mỗi ngày, có hôm hơn 8.000 ca mắc mới.
Một tháng qua, số ca tử vong tại thành phố giảm dần, ở mức dưới 20 người mỗi ngày. Gần đây, thành phố chỉ ghi nhận 2-3 trường hợp tử vong, có ngày cả 3 ca tử vong đều là bệnh nhân từ nơi khác chuyển đến. Số ca bệnh nặng cũng đang giảm mạnh. Các bệnh viện đang điều trị hơn 600 bệnh nhân, trong đó 88 bệnh nhân nặng đang thở máy, 13 bệnh nhân can thiệp ECMO. Cao điểm cách đây hơn 5 tháng, số F0 điều trị trong viện lên đến hơn 40.000, trong đó khoảng 2.800 ca thở máy, ECMO.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng rao bán thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá đắt đỏ. Trong khi theo quy định, thuốc này chỉ được cấp phát miễn phí cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Để kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, Sở Y tế Nghệ An đã có công văn về việc không được kinh doanh thuốc Molnupiravir.
Theo Sở Y tế Nghệ An, Molnupiravir là thuốc đang thử nghiệm lâm sàng, chưa được cấp phép lưu hành, chỉ được dùng miễn phí cho các bệnh nhân COVID-19 tham gia chương trình nghiên cứu.
Việc mua bán, sử dụng sai mục đích đối với thuốc Molnupiravir là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Nhiều trường học vừa qua đã tổ chức cho học sinh, giáo viên quay trở lại dạy và học trực tiếp.
Tuy nhiên, mới đây, trường Tiểu học Duy Vinh tại Quảng Nam đã ghi nhận 16 trường hợp mắc Covid-19 và buộc phải cho hơn 800 học sinh tạm nghỉ một ngày để tầm soát.
Mặt khác, các quy định liên quan việc xử lý, cách ly khi xuất hiện F0, F1 tại trường học ở mỗi địa phương còn thiếu thống nhất, khiến cả phụ huynh và học sinh băn khoăn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mắc Covid-19 một thời gian dài có thể làm giảm sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp một cách đáng kể.
Sau khi F0 đã khỏi bệnh, việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện độ mạnh và độ dẻo dai của các cơ. Tuy nhiên, tập thể dục cần đảm bảo an toàn và cần được theo dõi cùng với các triệu chứng khác.
Đôi khi bệnh nhân sẽ có cảm giác rất mệt hoặc các triệu chứng khác như kiểu "kiệt sức" hoặc "mệt lả" sau khi gắng sức dù rất ít. Khoa học gọi chứng này là "mệt mỏi sau gắng sức" (viết tắt là PEM). Triệu chứng này thường sẽ xuất hiện sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày, sau khi gắng sức về cả thể chất và tinh thần. Thông thường sẽ cần khoảng từ 24 giờ trở lên để phục hồi cơ thể, từ năng lượng, độ tập trung, giấc ngủ, trí nhớ. Quá trình phục hồi cơ thể này sẽ gây ra tình trạng đau nhức cơ/khớp và các triệu chứng như là cúm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai vừa có công văn hướng dẫn những cán bộ, giáo viên và học sinh đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID- 19 ít nhất 14 ngày và trong vòng 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì không phải xét nghiệm trước khi đi dạy học và học trực tiếp vào ngày 14/ 2 tới.
Theo đó, văn bản cũng hướng dẫn, ngoại trừ các điều kiện nêu trên, trước khi dạy và học trực tiếp, tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 và có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ, tính từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì tiến hành cách ly, điều trị theo quy định. Những trường hợp đã điều trị khỏi bệnh thì phải có xác nhận của cơ sở thu dung điều trị, hoặc Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, phường, thị trấn (với trường hợp cách ly ở nhà).
Trước khi tổ chức cho toàn bộ học sinh, sinh viên học trực tiếp, tỉnh Đồng Nai đã thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp với 250 trường có một số khối học tham gia. Hầu hết các trường triển khai thí điểm dạy học trực tiếp đều đảm bảo dạy liên tục, không có trường hợp nào phải dừng dạy học trực tiếp, do không phát sinh ổ dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, học sinh cần: Thường xuyên vệ sinh miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm cơ thể; tăng cường tập thể dục; ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ đầy đủ dinh dưỡng; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi, đi học về nhà, sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khi tay bẩn...
Phải che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp); vứt bỏ khăn, giấy lau mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Không đưa tay lên mắt, mũi miệng. Học sinh không khạc, nhổ bừa bãi...
Đồng thời, tự theo dõi sức khoẻ bằng cách: Đối với học sinh cấp THCS trở lên, tự đo thân nhiệt; đối với học sinh mầm non, tiểu học phụ huynh hỗ trợ kiểm tra thân nhiệt cho con. Nếu có sốt, ho, khó thở thì báo ngay cho nhà trường (Giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế nhà trường), nghỉ học ở nhà để theo dõi sức khỏe và đeo khẩu trang, đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở.
Học sinh đăng ký tiêm vaccine phòng chống COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngay khi phát hiện con là F0, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện lần lượt 4 bước sau:
Báo ngay cho y tế địa phương
Cần thông báo cho y tế địa phương về thời gian test nhanh hoặc PCR dương tính để xác định con đã mắc COVID-19 ngày thứ mấy (tốt nhất nên chụp lại kết quả test ); nguồn lây của bé, những ai là F1 để tiến hành cách ly và đưa hướng giải quyết.
Đo chỉ số SPO2, đo nhiệt độ đo hõm nách con trong 5 phút. Bên cạnh đó, đo tần số thở của trẻ theo cách: lúc trẻ nằm yên lặng, không quấy khóc, mẹ có thể ôm con vào trong lòng, sau đó vén áo trẻ lên quá phần ngực, quan sát vị trí bụng và ngực con. Bắt đầu đếm trong vòng 1 phút, mỗi lần con hít và thở ra là một nhịp, thực hiện đếm lại khoảng 3 lần. Quan sát các triệu chứng của bé như: ăn uống, bú, đi ngoài, giấc ngủ, có tỉnh táo hay không, chơi ngoan không.
Kết nối với bác sĩ để xin hỗ trợ
Bác sĩ Cường cho biết, diễn tiến bệnh ở trẻ em thường nhanh, triệu chứng COVID-19 có thể bị chồng lấp bởi các bệnh thông thường nên phụ huynh cần theo dõi, quan sát kịp thời và nhờ bác sĩ tư vấn, đánh giá. Bên cạnh đó, các bé dưới 1 tuổi không nói được nên có nhiều triệu chứng khó phát hiện, rất cần sự hỗ trợ chuyên môn của bác sĩ.
Chuẩn bị các thuốc, đồ dùng cho con
Nếu bé điều trị tại nhà, cha mẹ cần mua thuốc hạ sốt dạng bột, siro, viên đạn đút hậu môn tùy tuổi của con; mua thêm Orezol vị hoa quả cho dễ uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung các loại thảo dược như tía tô, hành, gừng tươi, xả,…
Nếu bé có chỉ định vào viện, cần chuẩn bị quần áo, đồ vệ sinh cá nhân đảm bảo trong 10-14 ngày, các nhóm thuốc điều trị triệu chứng, khẩu trang, nước sát khuẩn tay nhanh và bảo hiểm y tế, giấy giới thiệu của CDC địa phương hoặc trạm y tế. Bác sĩ Cường lưu ý, tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng cho trẻ.
Bình tĩnh, tỉnh táo để chiến đấu dài ngày cùng con
Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, sau khi đã thông báo cho y tế địa phương, liên hệ với bác sĩ và chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật dụng cá nhân như hướng dẫn, cha mẹ cần giữ tinh thần lạc quan, bình tĩnh và tỉnh táo để đồng hành cùng bé.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
1. Không đưa trẻ đến trường nếu phụ huynh hoặc trẻ là F0, F1, đang trong thời gian cách ly tại nhà và bé có biểu hiện sốt, ho, khó thở… Phụ huynh phải thường xuyên liên lạc với chủ nhiệm lớp và Hội trưởng Hội phụ huynh để nắm tình hình dịch bệnh ở trường. Nếu ở lớp có học sinh là F0, các phụ huynh hết sức bình tĩnh để cùng nhà trường, bác sĩ giải quyết bởi nếu con đeo khẩu trang đúng nguyên tắc, thực hiện 5K, nguy cơ lây nhiễm rất thấp.
2. Đeo khẩu trang cho phụ huynh và cho trẻ. Phụ huynh nên chuẩn bị khẩu trang dự phòng cho con để thay thế khi cần thiết. Đồng thời dặn con luôn đeo khẩu trang khi học ở trường. Nguyên tắc đeo khẩu trang như sau:
- Che kín mũi, miệng, cằm
- Đeo khẩu trang sát mặt, thanh nhựa hoặc kim loại ôm sát mũi
- Đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác
- Khi tháo khẩu trang nên nhắm mắt, nín thở, tháo để đúng nơi quy định.
3. Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn vào các thời điểm:
- Trước khi đến trường
- Sau khi trở về nhà
- Sau khi tay bẩn, trước khi ăn, sau đi vệ sinh...
- Rửa tay theo hướng dẫn của nhân viên nhà trường
Lưu ý: Nên trang bị cho bé thêm dung dịch sát khuẩn mang theo khi đến trường (đối với bé trên 6 tuổi, bé có thể ý thức được thành phần, công dụng của dung dịch sát khuẩn nhanh).
4. Dặn con súc miệng và xịt mũi bằng nước muối thường xuyên
Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hiện quả dự phòng nhiễm các bệnh đường hô hấp trên. Bố mẹ có thể chuẩn bị pha sẵn các chai nước muối để con mang đến trường. Phụ huynh cũng có thể chuẩn bị các lọ xịt họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 5-6 lần/ngày để làm sạch, làm ẩm niêm mạc mũi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây