Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc vừa ký công văn hướng dẫn về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn. Địa phương này yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán hạn chế di chuyển khi không cần thiết để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
Đối với những trường hợp do nhu cầu phải đến hoặc về địa phương, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú. Người trong diện này phải làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh, nếu âm tính mới được trở về gia đình.
Việc tỉnh Ninh Bình ra văn bản có nội dung nêu trên đang khiến người dân băn khoăn và bức xúc. Nhiều ý kiến đều cho rằng việc này đã gây khó cho người dân khi muốn về quê dịp Tết, kể cả trường hợp về từ vùng xanh (cấp độ 1) và cấp độ 2 (vùng vàng).
Người dân cho rằng yêu cầu này của tỉnh Ninh Bình không phù hợp với Nghị quyết số 128 của Chính phủ đã ban hành về việc Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội về tình hình dịch Covd-19 trên địa bàn tính đến 18h ngày 12/1, thành phố ghi nhận thêm 2.948 ca nhiễm nCoV.
Toàn bộ 30/30 quận, huyện thuộc Hà Nội đều có thêm ca nhiễm mới. Trong đó, một số địa phương ghi nhận nhiều F0 trong ngày là Ba Đình (116), Hoài Đức (111), Bắc Từ Liêm (98), Long Biên (94), Hoàn Kiếm (93), Đống Đa (83),...
Trong đợt dịch lần thứ 4 từ ngày 29/4/2021, thành phố đã ghi nhận tổng cộng 79.615 ca mắc Covid-19.
Thống kê của Bộ Y tế tối 12/1 cũng cho thấy Hà Nội vừa có thêm 13 trường hợp tử vong do Covid-19.
Ở lần cập nhật mới nhất ngày 12/1, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), ghi nhận Hà Nội có 1.989 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.
Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 2.091 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 505 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 17,4% so với trung bình một tuần trước). Trong đó, 443 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 18 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 10 người thở máy không xâm lấn và 34 ca thở máy xâm lấn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tại Hội nghị triển khai các hoạt động trọng tâm của ngành y tế năm 2022 do Sở Y tế TP.HCM tổ chức chiều 12/1, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trình bày chuyên đề việc triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Trong báo cáo này, TS Anh Dũng đưa ra các thống kê về di chứng ở người hậu Covid-19 và các giải pháp của ngành y tế TP.HCM.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhân dân Gia Định về vấn đề sức khỏe sau Covid-19 trong giai đoạn từ 1/12/2021 đến ngày 10/1, 510 người đến khám hô hấp, 182 người đến khám thần kinh và 134 người khám tim mạch. Các vấn đề còn lại liên quan nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh tại Việt Nam, số lượng ca mắc Covid-19 vẫn tiếp tục tăng với gần 2% dân số bị lây nhiễm. Riêng tại TP.HCM, hơn nửa triệu người bị nhiễm. Trong số đó, hơn 300.000 người đã xuất viện.
"Con số 300.000 người khỏi Covid-19 bao gồm bệnh nhân nằm viện có triệu chứng từ nhẹ, trung bình, nặng đến nguy kịch. Vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 là vấn đề nóng và rất đáng quan tâm", TS Dũng nói.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 11/01/2022 đến 18h ngày 12/01/2022 Hà Nội ghi nhận 2.948 ca bệnh, trong đó Ba Đình vượt lên đứng đầu với số ca lên tới 116 trường hợp.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Ba Đình (116); Hoài Đức (111); Bắc Từ Liêm (98); Long Biên (94); Hoàn Kiếm (93); Đống Đa (83) …
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 79.615 ca.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội trước đó cho biết, tính đến ngày 11/1, toàn thành phố có 50.946 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (133), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3079), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1330), cơ sở thu dung quận, huyện (5533), theo dõi cách ly tại nhà (40.653).
Trong ngày 11/1, số bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung là 1 người. Số ca tử vong trong ngày là 11 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay là 281 người.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sau 4 ngày công bố cấp độ dịch nguy cơ rất cao (tương ứng cấp độ 4 - vùng đỏ), trưa 12/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Phòng đã cập nhật cấp độ dịch tại thành phố là cấp độ 3 (vùng cam - nguy cơ cao) sau khi số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Hải Phòng "giảm nhiệt".
Hiện TP Hải Phòng vẫn còn 6/15 quận, huyện là vùng đỏ gồm: quận Hồng Bàng, Dương Kinh, Lê Chân, Đồ Sơn và huyện An Dương, Kiến Thuỵ.
Huyện đảo Bạch Long Vỹ vẫn thuộc cấp độ 1 - bình thường mới trong khi các quận, huyện còn lại của thành phố (quận Ngô Quyền, Hải An, Kiến An; huyện Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, Cát Hải) thuộc cấp độ 3 - nguy cơ cao.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Từ 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 với quy mô 500 giường bệnh chính thức đi vào hoạt động. Đây là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2, tầng 3.
Theo điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương, bệnh viện có hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Thời gian gần đây, cơ sở y tế này điều trị khoảng 160-200 bệnh nhân, mỗi ngày tiếp nhận 20-30 F0.
"Khu vực R13 và R14 là nơi điều trị bệnh nhân tầng 3, nặng và nguy kịch. Mỗi khu có thể điều trị tối đa 20 bệnh nhân. Hai tuần nay, các khu này luôn kín giường và quá tải.
Giường bệnh vẫn còn nhưng nhân lực để tiếp nhận, điều trị theo công suất tối đa của bệnh viện chưa đủ. Với số nhân lực hiện nay và số bệnh nhân đang điều trị, chúng tôi còn thiếu khoảng 10 bác sĩ, điều dưỡng. Vì thiếu người, nhân viên y tế phải trực liên tục 12 tiếng mỗi ngày. Sắp tới, nếu số bệnh nhân tiếp tục tăng cao, chúng tôi sẽ cần chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Sở Y tế", điều dưỡng Phương nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trăm dâu đổ đầu tằm
2h sáng, điện thoại bàn của Trạm Y tế phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội đổ chuông réo rắt. Chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, nhân viên Trạm Y tế phường, nhấc máy. Cuộc gọi đến từ một gia đình F0 nhưng không khai báo y tế, tự điều trị tại nhà. Khi người bệnh có triệu chứng chuyển nặng (khó thở, SpO2 giảm), người thân mới hoảng hốt gọi đến trạm y tế phường.
Trạm Y tế phường Chương Dương được cấp 10 bình oxy. Chiều cùng ngày, phường tổ chức tiêm vắc xin tại một trường học cạnh trạm y tế nên các nhân viên đã chuyển số bình oxy này sang trường học để phục vụ cho việc cấp cứu bệnh nhân sau tiêm. Theo lịch, ngày mai họ tiếp tục tiêm vắc xin nên số bình oxy vẫn được để tại đó.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Những ngày qua, Tiền Phong nhận được thông tin phản ánh của một số người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương liên quan đến vấn đề tiêm vắc xin. Theo người dân, lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số cơ sở y tế và điểm tiêm vắc xin tư nhân đề nghị phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 có thu phí, trái với tinh thần chủ trương của tỉnh.
Đáng nói, xuất hiện tình trạng cán bộ khu phố, phường trong quá trình thống kê, lập danh sách người dân chưa tiêm vắc xin đủ liều, lấy lý do "hỗ trợ" để thu tiền bất chính.
"Tôi chưa tiêm vắc xin mũi 2, khi cán bộ khu phố đến ghi danh sách có nói là vắc xin đang khan hiếm, để được ưu tiên tiêm sớm thì hỗ trợ 500 nghìn đồng/người. Muốn tiêm đủ liều sớm và nghĩ số tiền không lớn nên tôi đóng 1 triệu đồng cho hai người trong nhà đi tiêm", một người dân sống trên địa bàn khu phố Bình Đường, phường An Bình, TP Dĩ An, Bình Dương cho biết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vừa chính thức thành lập Khoa COVID-19. Đây là Khoa COVID-19 đầu tiên của TP.HCM, được xây dựng trên cơ sở là đơn vị điều trị COVID-19 trước đó.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Với chiến lược tiêm vaccine đồng loạt và rộng khắp, có thể nói, cuộc chiến chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã có nhiều tín hiệu khả quan.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh đi qua, Việt Nam lại phải đối mặt với một vấn đề khác là sức khỏe hậu COVID-19. Hiện nay, khi số ca mắc giảm lại là lúc số trường hợp mắc các triệu chứng hậu COVID-19 tăng lên.
Hậu COVID-19 và những vấn đề về sức khỏe
Có đến 80% người khỏi bệnh sẽ có triệu chứng hậu COVID-19. Nếu không kịp thời phát hiện, điều trị, chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động trong cuộc sống.
Chị Nguyễn Thị Triều, Quận 8, TP Hồ Chí Minh mắc COVID-19 cách đây hơn 1 tháng. Chị không có nhiều triệu chứng, chỉ sốt nhẹ và mệt. Thế nhưng, khi khỏi bệnh, chị lại thấy mệt mỏi và khó thở . Ban đầu, chị không để tâm vì còn lo tập trung chữa viêm tuỷ. Đến khi chữa xong, bác sĩ yêu cầu chị đến khám và điều trị giảm khó thở và mệt mỏi.
Các khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu luôn khá đông bệnh nhân đến tập. Đáng chú ý, các triệu chứng hậu COVID-19 không chỉ có người lớn tuổi mà ngay cả người trẻ cũng gặp phải.
Thưa bác sĩ, đâu là những căn bệnh nguy hiểm đối với nhóm trẻ từ 0 - 2 tuổi?
- Trẻ nhỏ sau khi ra đời, miễn dịch được truyền từ mẹ chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Trong khi đó, môi trường xung quanh lại tồn tại nhiều tác nhân gây bệnh. Các căn bệnh nguy hiểm ở độ tuổi này phải kể đến như lao, viêm gan siêu vi B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Hib; các căn bệnh chưa có vaccine như tay chân miệng, hay các bệnh như bệnh sởi, thủy đậu chỉ có thể tiêm vaccine khi trẻ lớn hơn.
Vì trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và dễ có biến chứng , nên việc phòng ngừa những căn bệnh này vô cùng quan trọng.
Xin bác sĩ cho biết thêm thông tin về vaccine 6 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà - bại liệt - viêm gan B - bệnh do vi khuẩn Hib?
- Vaccine chính là một "món quà" ý nghĩa của khoa học giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các bệnh truyền nhiễm. Khi mới chào đời, phần lớn trẻ sẽ được tiêm mũi phòng bệnh lao BCG, viêm gan B và sau đó là đến các mũi vaccine 6 trong 1. Tiêm vaccine 6 trong 1 đủ liều và đúng lịch đóng vai trò rất quan trọng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hiện có khoảng 200 - 300 bệnh nhân từ nặng đến nguy kịch. Trong đó, khoảng 40 ca F0 đang phải thở máy, nhiều F0 chưa tiêm vaccine hoặc mới chỉ tiêm mũi 1.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế cho biết kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận hơn 1,93 triệu ca mắc Covid-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là hơn 1,92 triệu ca, trong đó có gần 1,6 triệu bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 34 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại 7 tỉnh, thành phố gồm: TP Hà Nội (1), Đà Nẵng (3), Quảng Nam (14), TP HCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
3 ca nhiễm biến thể Omicron mới nhất được ghi nhận tại Đà Nẵng. Các trường hợp này đã có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 ra viện ngày 10-1, đang được theo dõi sức khỏe tại nhà.
Trước đó, trên hai chuyến bay nhập cảnh vào Đà Nẵng từ Malaysia trong ngày 23 và 24-12-2021 (mỗi chuyến bay chở trên 180 người), đã có 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Do nghi ngờ có thể mắc biến thể Omicron, lãnh đạo thành phố đã quyết định chuyển 4 người này từ Bệnh viện Dã chiến số 1 (Ký túc xá phía Tây, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đến Bệnh viện Hòa Vang để điều trị riêng biệt, đồng thời tổ chức theo dõi, xét nghiệm những người phục vụ tại sân bay trong thời điểm có những người từ Malaysia nhập cảnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Hà Nội ghi nhận 76.958 ca mắc. Trong đó, 109 ca nhập cảnh, 76.636 ca trên địa bàn thành phố, 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9/2021.
Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay (11/10 - 18h00 ngày 11/01/2022) là 72.651 ca mắc (trung bình 772 ca/ngày); trong đó 72.598 ca trên địa bàn thành phố và 53 ca nhập cảnh.
Cộng dồn đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 77.198 ca mắc. Trong đó ghi nhận 76.776 ca trên địa bàn TP Hà Nội, 209 ca nhập cảnh và 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9/2021. Hiện toàn thành phố còn 13/1280 điểm đang phong tỏa.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM, test COVID-19 nhiều không thể "hỏng" mũi như nhiều người vẫn sợ. Quá trình đưa que test trong mũi sẽ không tác động lớn tới cấu trúc của mũi. Thực tế nhiều F1 và nhân viên y tế test liên tục, có ngày 3 lần nhưng mũi họ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên cũng có trường hợp lấy mẫu không đúng, hoặc quá mạnh tay sẽ gây tổn thương đến mũi. Vì vậy, người dân khi test COVID-19 cần chú ý mua sản phẩm kit test đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, quá trình test, khi đưa que vào khoang mũi, người dân nên thực hiện từ từ, nhẹ nhàng, lúc nào chạm đúng điểm cần lấy mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì rút ra ngay, tránh làm quá mạnh sẽ gây đau, thậm chí chảy máu.
"Việc chọn đúng bộ test COVID-19 đảm bảo chất lượng rất quan trọng. Chọn bộ không chất lượng, que to sẽ ảnh hưởng tới mũi. Ngoài ra, khi test người dân nên làm đúng theo hướng dẫn, thực hiện nhẹ nhàng, tránh vội vàng hay mạnh tay", BS Khanh nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Bộ Y tế, trong tổng số 206,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19 đã tiếp nhận, cơ quan chuyên môn của Bộ đã phân bổ 116 đợt với tổng số 185 triệu liều. Khoảng 21,5 triệu liều mới tiếp nhận đang được tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng.
Đến hết ngày 11/1, Việt Nam đã tiêm trên 162,2 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 148.300.821, trong đó có 70.379.377 mũi một; 65.321.754 mũi 2; 1.310.178 mũi 3 (vaccine Abdala); 3.187.586 liều bổ sung và 8.101.926 liều nhắc lại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 100%. Tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,8%. Tỷ lệ tiêm liều nhắc lại là 11,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 12/1, thông tin từ Sở Y tế Long An cho biết, địa phương đã phát hiện trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên.
Cụ thể, ca nhiễm biến thể Omicron này là bệnh nhân có mã số BN1750327, quốc tịch Trung Quốc, là chuyên gia làm việc tại một doanh nghiệp ở huyện Đức Hòa, Long An .
Ngày 25/12/2021, người này nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay QR970, số ghế 31A.
Sau khi nhập cảnh người này được đưa đi cách ly tập trung tại Khách sạn Happy 2, huyện Bến Lức, Long An. Ngày 27/12/2021, người này được lấy mẫu xét nghiệm PCR lần 1 và có kết quả xét nghiệm âm tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La đã ghi nhận thêm 108 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 . Trong đó, huyện Phù Yên 23 ca; huyện Mai Sơn 10 ca; huyện Mộc Châu 17 ca; huyện Bắc Yên 4 ca; huyện Mường La 18 ca; huyện Thuận Châu 15 ca; huyện Yên Châu 3 ca; huyện Sông Mã 9 ca và thành phố 9 ca.
Các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện, là F1 có liên quan đến các ca dương tính trước đó, tuy đã thực hiện cách ly tại nhà, nhưng trước đó tiếp xúc với nhiều người, nên nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng cao. Nhiều trường hợp trở về từ vùng dịch đã được cách ly ngay khi trở về địa phương, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho những người đi cùng phương tiện di chuyển.
Luỹ kế từ ngày 5/10/2021 đến sáng 12/01/2022, toàn tỉnh Sơn La ghi nhận 2.058 ca mắc COVID-19, là người dân trở về từ các tỉnh đang có dịch, lây nhiễm thứ phát và tại cộng đồng. Hiện có 689 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế và 253 trường hợp điều trị tại nhà.
Theo thông báo điều chỉnh lại cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn của Sở Y tế Sơn La, đến nay toàn tỉnh còn 3 địa phương ở cấp độ 4 là xã Phiêng Cằm và Nà Bó, huyện Mai Sơn; xã Chiềng Ân, huyện Mường La. 5 địa phương ở cấp độ 3 là xã Mường Bang, huyện Phù Yên; xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu; phường Quyết Tâm, phường Chiềng Sinh và xã Hua La, thành phố Sơn La. 22 địa phương cấp độ 2 và 174 địa phương cấp độ 1.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 11-1, Bộ Y tế phát đi thông tin về thuốc Molnupiravir và các cảnh báo, thận trọng khi dùng thuốc.
Thông báo được phát đi sau thông tin Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) "loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị COVID-19 do lo ngại tác dụng phụ".
Ngày 8-1 Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đối đã có cuộc họp liên quan đến tác dụng phụ và các khuyến cáo quan trọng đối với việc sử dụng thuốc Molnupiravir.
Phiên họp kết luận thuốc Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Thuốc Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Tương tư, Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Đối với nam giới, Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, thờ tự, tiến hành các nghi lễ do các chức sắc tôn giáo tại cơ sở đó thực hiện. Đặc biệt, đối với các địa phương được tổ chức nghi lễ tâm linh, tại phần lễ không quá 10 người có mặt và phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong tỉnh hạn chế di chuyển khi không thực sự cần thiết. Trường hợp do nhu cầu phải đi/về địa phương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm dịch COVID-19 đối với bản thân, người thân và cộng đồng (khuyến khích người dân và người lao động chủ động tự xét nghiệm SARS-CoV-2 sau ăn Tết trở lại làm việc).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo đó, tỉnh Yên Bái yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện rà soát tới tất cả các hộ gia đình trên địa bàn để nắm được số lượng người thân từ ngoại tỉnh về nghỉ Tết.
Các trạm y tế tuyến xã đảm bảo trực 24/24h để tiếp nhận thông tin khai báo y tế của người dân, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát (02 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 3) đối với toàn bộ người dân ngoại tỉnh về địa phương trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Ngoài ra tỉnh này cũng yêu cầu các huyện, thị xã chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cách ly, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà và triển khai trạm y tế lưu động để hỗ trợ người cách ly điều trị tại nhà.
Chủ động bố trí các khu cách ly tập trung để thu dung, điều trị F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Các trường hợp F0 có bệnh nền và người già, trẻ nhỏ chưa được tiêm thì đưa vào điều trị tại trung tâm y tế, bảo đảm người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội tính đến 18h ngày 11/1, thành phố đang điều trị cho 50.946 người mắc Covid-19.
Các bệnh nhân được phân bổ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (133), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), các bệnh viện thuộc Hà Nội (3.079), cơ sở thu dung của thành phố (1.330), cơ sở thu dung cấp quận/huyện (5.533). Ngoài ra, 40.653 F0 đang được theo dõi và cách ly tại nhà.
Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 10/1, cho thấy Hà Nội có 1.896 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 28 về việc thần tốc tiêm vaccine và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng Covid-19.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là vào dịp Tết Nhâm Dần, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh thành tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng các chỉ đạo và các biện pháp ứng phó với biến chủng mới Omicron.
Thủ tướng lưu ý tuyệt đối không lơ là chủ quan, mất cảnh giác trong phòng chống dịch bệnh; tăng cường việc điều trị tại nhà theo hướng dẫn kỹ lưỡng, chặt chẽ của Bộ Y tế đối với người nhiễm Covid-19 nhẹ và không có triệu chứng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hiệp, Khoa Huyết học, Bệnh viện Quân y 103, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết, khi biết bản thân mắc Covid-19, hầu như ai cũng có tâm lý lo lắng, tự lên mạng mua các thuốc kháng virus của Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… về uống. Đây đều là các thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng, hàng xách tay nên dù bệnh nhân có chỉ định dùng hoạt chất đó nhưng không rõ nguồn gốc nên bác sĩ cũng không thể tư vấn dùng.
Theo BS Hiệp, điều này mang lại hiệu quả không tốt, thậm chí quá liều có thể dẫn đến ngộ độc với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt…
"Cá biệt có trường hợp mới chỉ là F1 đã mua thuốc kháng virus xách tay để dùng. Thuốc kháng virus phải dùng đúng chỉ định mới có tác dụng, không thể dùng như thuốc bổ được", BS Hiệp nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đến 15h ngày 11/1, cả nước đã tiêm trên 162,2 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 100% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,6% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Với tỷ lệ bao phủ liều cơ bản vaccine phòng Covid-19, cả nước có 36/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ trên 90%. Các tỉnh hiện có tỷ lệ dưới 80% là Hưng Yên (78,4%), Nghệ An (76,8%), Hà Giang (73,7%), Cao Bằng (78,5%) và Sơn La (74,2%).
Về tiến độ tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi, theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, số mũi vaccine đã được tiêm là 13.930.813 liều, trong đó có 7.953.138 mũi 1 và 5.977.675 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 89,2% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 67,0% dân số 12 -17 tuổi.
32 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trong công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát, không để bỏ sót người chưa tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine. Sau khi rà soát, các tỉnh, thành phố cần khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên và bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.
Các tỉnh, thành phố đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19, khẩn trương hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên trong tháng 1/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 11/1, Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng xác nhận, thành phố này đã ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron trên 2 chuyến bay từ Malaysia nhập cảnh vào Đà Nẵng trong ngày 23 - 24/12.
Theo đó, mỗi chuyến bay này chở trên 180 người. Ngay khi xuống sân bay, các hành khách này đã được lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện có 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Do nghi ngờ có thể mắc biến chủng Omicron, ngành y tế Đà Nẵng đã quyết định chuyển 4 người này từ Bệnh viện Dã chiến số 1 (Ký túc xá phía Tây, quận Liên Chiểu) lên Bệnh viện Hòa Vang để điều trị riêng biệt. Đồng thời, tổ chức theo dõi, xét nghiệm những người phục vụ tại sân bay trong thời điểm có những người này nhập cảnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ18h ngày 10/1 đến 18h ngày11/1, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.884 ca mắc COVID-19, phân bố tại 391 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Hà Nội tiếp tục đứng đầu cả nước về số ca mắc COVID-19 trong ngày.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố 99 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong ngày 11/01. Trong đó có 24 trường hợp liên quan đến những chùm ca bệnh tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, 22 bệnh nhân ghi nhận thông qua sàng lọc y tế, 53 trường hợp còn lại có tiếp xúc và là F1 của các bệnh nhân đã được ghi nhận trước đó.
Thông tin được dẫn nguồn từ: