Cập

Diễn biến dịch ngày 11/3: Biến thể Omicron chiếm hơn 80%, số ca mắc tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng; Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ "miễn nhiễm"

Lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thủ tục hành chính quản lý F0 tại nhà. Tích cực, hỗ trợ thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận nghỉ việc được hưởng bảo hiểm cho người dân.

  diễn biến
  • 13:51:00 11-03-2022

    Chủ tịch Hà Nội khẳng định "đang kiểm soát chủ động dịch bệnh"

    Theo chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thủ đô đang thích ứng linh hoạt khi từ thành phố đến cơ sở kiểm soát một cách chủ động dịch COVID-19.

    Ông Chu Ngọc Anh đánh giá trong 2 tháng đầu năm 2022, Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn khi ca F0 tăng cao và sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

    "Trong hoàn cảnh như vậy, thành phố đã tập trung chăm sóc, quản lý được đối tượng nguy cơ cao", ông Chu Ngọc Anh nói.

    Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://tuoitre.vn/chu-tich-ha...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:49:00 11-03-2022

    Ngày 11/3, Hà Nội thêm 31.899 ca mắc Covid-19, 11.791 ca cộng đồng, quận Hoàng Mai dẫn đầu

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 10/3  đến 18h ngày 11/3 Hà Nội ghi nhận 31.899 ca mắc Covid-19 mới trong đó có 11.791 ca cộng đồng.

    Các ca bệnh mới ghi nhận trong ngày phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (2.112); Hà Đông (1.984); Sóc Sơn (1.972); Long Biên (1.896); Thanh Trì (1.820).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 556.596 ca.

    Trong khi đó, theo Bản tin của Bộ Y tế, cũng trong ngày hôm nay Hà Nội ghi nhận 11 ca tử vong do Covid-19.

    Bài viết được dẫn từ nguồn: 

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:23:00 11-03-2022

    F0 khỏi bệnh có khả năng miễn dịch 6 tháng: Thực hư thế nào?

    Những ngày gần đây số ca mắc Covid-19 trong cả nước liên tục tăng mạnh. Ngày 10/3, trên hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận hơn 160.000 ca mắc mới, trong đó riêng tại Hà Nội có hơn 30.000 ca.

    Đã không ít người tỏ ra thắc mắc về việc đã khỏi Covid-19 và cho rằng có khả năng miễn dịch trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng. Thế nhưng thực tế, có trường hợp người tái dương tính sau khoảng thời gian 20 ngày. Vậy thực hư vấn đề này ra sao?

    Liên quan đến trường hợp có người tái nhiễm Covid-19 sau khoảng thời gian rất ngắn, trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Đại học Y Hà Nội cho biết, có trường hợp tái nhiễm Covid-19 nhưng không quá nhiều.

    Theo ông Hải, trước đây, nhiều người nhiễm chủng Delta, giờ phổ biến chủng mới Omicron, hai chủng khác nhau có miễn dịch "một chút tuy nhiên không phải hoàn toàn".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://danviet.vn/f0-khoi-ben...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:22:00 11-03-2022

    Chuyên gia giải thích vì sao BA.2 đang chiếm ưu thế tại Hà Nội và TP.HCM được gọi là "Omicron tàng hình"

    Theo báo cáo, chủng biến thể phụ BA.2 hay còn gọi là "Omicron tàng hình" đang chiếm ưu thế tại Hà Nội và TP.HCM. Các địa phương dự báo số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng cao do khả năng lây nhiễm cao của biến chủng này.

    Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.2 đang lây lan trên 82 quốc gia, khi mắc BA.1 (biến thể gốc) vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng.

    Ngoài ra, BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

    Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đến nay chưa có bằng chứng về việc người mắc BA.2 gây bệnh nặng hơn so với BA.1 hay các biến chủng khác.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://kenh14.vn/chuyen-gia-g...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:23:00 11-03-2022

    Bộ Y tế: Tránh lạm dụng, lãng phí khi xét nghiệm Covid-19

    Trong đó công văn mới này, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm việc xét nghiệm theo các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh, tránh lạm dụng, lãng phí.

    Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền của địa phương quy định mức giá trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế áp dụng với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc các Bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022

    Đối với việc thu và thanh toán chi phí xét nghiệm từng đối tượng thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Các cơ sở y tế lưu ý thực hiện phương pháp xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp thực hiện xét nghiệm gộp mẫu phải áp dụng mức giá gộp mẫu, không được áp mức giá xét nghiệm theo mẫu đơn hoặc mức giá của mẫu gộp thấp hơn (ví dụ gộp mẫu 10 nhưng áp mức giá gộp mẫu 5) để thu và thanh toán với người bệnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://cafebiz.vn/bo-y-te-tra...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:43:00 11-03-2022

    Hà Nội quy định phòng chống dịch Covid-19 trong trường học như thế nào?

    Diễn biến dịch ngày 11/3: Biến thể Omicron chiếm hơn 80%, số ca mắc tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng; Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ miễn nhiễm - Ảnh 1.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-q...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:14:00 11-03-2022

    Omicron siêu lây nhiễm, hàng trăm nghìn ca mắc mỗi ngày vẫn khó đạt miễn dịch cộng đồng?

    Chưa thể coi như bệnh thông thường

    Theo báo cáo của Bộ Y tế trung bình trong 7 ngày qua số ca nhiễm Covid-19 trên cả nước là 147 nghìn ca mắc, số ca tử vong trung bình trong 7 ngày qua là 87 ca. Nhiều ý kiến cho rằng có thể coi Covid-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường như cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

    PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM đến nay số ca mắc quá cao và cần 3-4 tuần để đạt đỉnh. Tuy nhiên, PGS Dũng dự đoán vẫn có làn sóng mới và khi đó số ca mắc sẽ tăng cao hơn rất nhiều nhưng may mắn biến chủng Omicron chỉ tấn công hệ hô hấp trên (mũi họng) ít tấn công xuống cơ quan hô hấp dưới là phổi, phế quản nên người bệnh đa số nhẹ vì vậy mà số ca tăng rất cao nhưng số tử vong cũng không tăng nhiều.

    Nhưng PGS Dũng cho rằng nếu làn sóng mới với số ca mắc cao hơn hiện tại thì sẽ ảnh hưởng tới nhóm người chưa tiêm vắc xin Covid-19. Thực tế, vẫn ghi nhận các ca bệnh nặng chưa tiêm vắc xin. Vì vậy, nhóm đối tượng đến giờ chưa tiêm vắc xin thì cần cố gắng thực hiện 5K để bảo về sức khoẻ cho mình.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://infonet.vietnamnet.vn/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:12:00 11-03-2022

    Omicron là chủng lưu hành chính ở Hà Nội

    Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần qua trung bình Hà Nội ghi nhận 27.283 mắc COVID-19 ca/ngày. Số ca mắc tăng so với kỳ báo cáo trước. Trong đó, ngày cao nhất ghi nhận 32.650 ca COVID-19.

    Sở Y tế Hà Nội dự báo thời gian tới, số ca mắc COVID-16 trên địa bàn sẽ tiếp tục tăng do khả năng lây nhiễm cao của biến chủng Omicron.

    Thời gian qua, số ca mắc trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh. Tuy nhiên, các hoạt động phòng, chống dịch như kiểm soát tỉ lệ tử vong, chuyển nặng; số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống vẫn được đảm bảo, phù hợp với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://plo.vn/suc-khoe/omicro...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:13:00 11-03-2022

    F0 test nhanh âm tính sao vẫn khó thở?

    Tôi có triệu chứng sau 5 ngày thì test nhanh âm tính, đến ngày 7-10 rất khó thở và mệt. Xin hỏi bác sĩ tại sao đã âm tính vẫn chuyển biến như trên? (Hoàng Nam, 39 tuổi, TP HCM)

    Trả lời:

    Đa số bệnh nhân hết giai đoạn khởi phát thì xét nghiệm có thể âm tính, song có một số trường hợp tái dương tính kéo dài. Hoặc cũng có F0 dù xét nghiệm nhanh đã âm tính nhưng không hồi phục mà sang giai đoạn toàn phát hoặc có biến chứng.

    Thực tế hiện nay, số F0 nhẹ và không triệu chứng chiếm đại đa số. Sau khi âm tính trở lại, các triệu chứng như sốt, ho, đau họng... đã thoái lui, các F0 xuất hiện tâm lý chủ quan âm tính là khỏi bệnh hoặc bệnh sẽ không diễn biến nặng lên. Từ đó, họ bỏ hết việc theo dõi sức khỏe, chỉ số SpO2 (nồng độ oxy máu mao mạch) - chỉ số quan trọng nhằm phát hiện suy hô hấp, tổn thương phổi, thiếu oxy thầm lặng.

    Việc người bệnh chuyển âm tính hay vẫn dương tính không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng - nhẹ của bệnh. Độ nặng - nhẹ của bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân với virus. Nếu cơ thể đáp ứng miễn dịch phù hợp, giúp loại bỏ virus thì các triệu chứng nhẹ thoái lui, F0 sẽ khỏi bệnh sau 5-7 ngày.

    Nếu đáp ứng miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ có phản ứng quá mức gây bão cytokines và từ đó gây tổn thương các phủ tạng. Khi đó, bệnh nhân có thể diễn biến nặng lên. Nếu bão cytokines và các rối loạn hậu quả của nó không được kiểm soát, các phủ tạng bị tổn thương không được hồi sức hiệu quả có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    https://vnexpress.net/f0-test-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:58:00 11-03-2022

    F0 nặng và tử vong tại bệnh viện điều trị Covid-19 Hà Nội giảm mạnh

    Diễn biến dịch ngày 11/3: Biến thể Omicron chiếm hơn 80%, số ca mắc tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng; Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ miễn nhiễm - Ảnh 1.

    Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội, với quy mô 500 giường là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2 và 3.

    Diễn biến dịch ngày 11/3: Biến thể Omicron chiếm hơn 80%, số ca mắc tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng; Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ miễn nhiễm - Ảnh 2.

    Chiều 10/3, ông Trần Thanh Tùng, Trưởng phòng Điều dưỡng và Công tác xã hội - Truyền thông, cho biết cơ sở y tế này đang điều trị khoảng 150 bệnh nhân.

    Diễn biến dịch ngày 11/3: Biến thể Omicron chiếm hơn 80%, số ca mắc tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng; Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ miễn nhiễm - Ảnh 3.

    Khu vực R13 và R14 là nơi điều trị bệnh nhân tầng 3, nặng và nguy kịch. Mỗi khu có thể điều trị tối đa 20-25 bệnh nhân. Khu vực tầng 3 sẽ chia thành 2 đội. Đội một sẽ ở trong phòng bệnh trực tiếp tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân. Đội còn lại sẽ ở ngoài điều phối, xử lý thông tin.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://zingnews.vn/f0-nang-va...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:12:00 11-03-2022

    Chuyên gia: “Cho phép F0, F1 đi làm trong điều kiện đặc biệt là chủ trương phù hợp”

    Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM với các địa phương ngày 9/3, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, đối với các trường hợp F0 có vấn đề về sức khỏe thì cần phải chăm sóc. Việc đảm bảo sức khỏe là mục tiêu trên hết và trước hết. Tuy nhiên, nếu F1 không có vấn đề về sức khỏe thì sẽ đi làm.

    Cho phép F0, F1 đi làm trong điều kiện đặc biệt là chủ trương phù hợp

    Theo ông Mãi, với F0 không có triệu chứng, không có vấn đề về sức khỏe và tự nguyện thì duy trì làm việc phù hợp. Nhiều cơ quan hiện có có 30 - 50 F0 mà cách ly 7 - 14 ngày thì rất bị động trong công việc. Vì thế cần tính toán để đảm bảo hoạt động các cơ quan, doanh nghiệp.

    Còn trước đó, Bộ Y tế đề xuất xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trường hợp F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến...

    Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, cho phép các F0, F1 đi làm trong những điều kiện đặc biệt là chủ trương phù hợp. Tôi biết những cơ sở sản xuất đã chủ động xây dựng các mô hình làm việc cho F0, F1 đi kèm với hệ thống theo dõi, chăm sóc sức khỏe kịp thời và chính sách hỗ trợ cho người lao động khoa học. Đây là điều bắt buộc các công ty, cơ sở sản xuất phải lên kế hoạch vì dịch bệnh sẽ không hoàn toàn biến mất trong một thời gian dài, việc duy trì hoạt động liên tục thế nào rất cần có kế hoạch.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:08:00 11-03-2022

    Lý do phiên bản tàng hình của Omicron lây lan nhanh hơn chủng gốc

    Chủng BA.2 của biến thể Omicron còn được gọi là phiên bản tàng hình do không thể phát hiện qua xét nghiệm PCR giống chủng gốc BA.1.

    Hiện tại, BA.2 đang tiếp bước BA.1, trở thành chủng virus SARS-CoV-2 thống trị ở nhiều quốc gia, bao gồm Đan Mạch, Philippines và Nam Phi... Điều này cho thấy BA.2 có lợi thế chọn lọc so với chủng gốc của Omicron.

    Một khảo sát có sự tham gia của 8.500 gia đình Đan Mạch nhiễm Omicron ghi nhận, dù chưa tiêm hay tiêm 1-3 mũi vắc xin, mọi người đều dễ bị nhiễm BA.2 hơn BA.1.

    Những người chưa tiêm vắc xin bị nhiễm BA.2 có khả năng lây cao hơn nhóm nhiễm BA.1. Nhưng ở các đối tượng đã tiêm vắc xin, không thấy có sự khác biệt này.

    Thi nghiệm cho thấy, BA.2 tái tạo cao hơn trong các tế bào biểu mô mũi của con người và khả năng dung hợp với các tế bào cũng cao hơn.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:21:00 10-03-2022

    Tiếp xúc F0 nhưng không mắc Covid-19 không có nghĩa là sẽ "miễn nhiễm"

    Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc một người có xác nhận mắc bệnh hay mang virus hay không. Việc chúng ta có biểu hiện bệnh hay xét nghiệm dương tính là kết quả của cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus tại ngay các vị trí virus có thể xâm nhập trên đường hô hấp.

    "Virus có thể coi là quân xâm lược, các tế bào có thụ thể ACE2 có thể coi là các đồn trú, các cứ điểm quân sự và những người lính bảo vệ thường trực tại các vị trí này (kháng thể, tế bào T và các tế bào miễn dịch khác) sẽ chiến đấu chống trả lại quân địch ngay khi có nguy cơ bị xâm lược. Vì thế nên kết quả của các đợt tấn công này sẽ phụ thuộc vào lượng virus có mặt, số cứ điểm bị tấn công và các thành phần của hệ miễn dịch có sẵn để chống lại virus. Chỉ khi virus thắng được ở vòng ngoài thì cơ thể mới kích hoạt các phản ứng chống trả, bao gồm các phản ứng thể hiện thành triệu chứng như sốt, viêm… và huy động các thành phần của hệ miễn dịch từ những nơi khác tới điểm bị nhiễm virus, sản sinh thêm các thành phần như kháng thể mới từ các tế bào nhớ. Nếu virus tiếp tục thắng các trận tiếp theo, chúng sẽ nhân lên tới ngưỡng mà xét nghiệm có thể phát hiện ra được"- Tiến sĩ Bùi Lê Minh phân tích.

    Thế nên, theo Tiến sĩ Bùi Lê Minh những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. Còn tại sao virus chưa vượt qua được lớp bảo vệ này thì có thể có nhiều nguyên nhân như: lượng virus xâm nhập mỗi lần chưa đủ lớn, cơ thể đang còn nhiều kháng thể, tế bào T bảo vệ trên các niêm mạc có thể tiếp xúc với virus, thụ thể của họ có khác biệt so với phần đông mọi người nên virus xâm nhập kém hiệu quả, hoặc chỉ đơn giản là họ đã bị nhiễm nhưng chưa từng biểu hiện ra triệu chứng nên đã không phát hiện được giai đoạn virus nhân lên trong cơ thể.

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:20:00 10-03-2022

    Biến thể Omicron chiếm 80%, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng

    Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tuần qua trung bình ghi nhận 27.283 ca/ngày, tăng so với kỳ báo cáo trước; ngày cao nhất ghi nhận 32.650 ca. Tính đến ngày 9/3, Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ 80% (93/109 mẫu) mẫu bệnh phẩm của các ca dương tính được giải trình tự gene ngẫu nhiên từ 4/12/2021 đến 1/3/2022, trong đó, chiếm ưu thế là biến thể phụ BA.2 (86/93 mẫu). Như vậy, bước đầu đã có những bằng chứng kết luận, chủng Omicron đã là chủng lưu hành chính tại Hà Nội. Trong thời gian tiếp theo, số mắc sẽ tiếp tục tăng do khả năng lây nhiễm cao của biến thể này.

    Thời gian qua, số ca mắc tăng nhanh, tuy nhiên các mục tiêu cốt lõi của hoạt động phòng, chống dịch (kiểm soát tỉ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống) vẫn được đảm bảo, phù hợp với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Công tác phòng chống dịch được triển khai quyết liệt, hiệu quả.

    Theo đánh giá mức độ dịch trên địa bàn thành phố, đến nay Hà Nội có 66/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 1; 187/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 2; 326/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 3; không có xã, phường, thị trấn nào cấp độ 4. Về công tác tiêm chủng, toàn thành phố đã tiêm được 16.124.773 mũi tiêm. Từ ngày 27-4 đến nay, các bệnh viện, cơ sở thu dung, các địa phương đã tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 495.130 bệnh nhân; hiện đang điều trị 242.971 người…

    Thông tin được dẫn nguồn từ:

    https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ